Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 24/11/2019
Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Việc bắt giữ tiến sỹ Dũng nhằm tấn công các nhà báo độc lập, những người dũng cảm sử dụng ngòi bút của mình để viết về những vấn đề gai góc nhất của đất nước mà các phóng viên của báo lề đảng tảng lờ hay không được phép viết. Vụ đàn áp này cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng của nhà cầm quyền cộng sản đối với quyền tự do báo chí. Việt Nam vốn đã bị Phóng viên Không Biên giới xếp vào gần cuối Chỉ số tự do báo chí của tổ chức này trong nhiều năm gần đây, hiện nằm ở vị trí 176 trong tổng số 180 quốc gia được nêu trong báo cáo của RSF năm 2019.
Sau khi ông Dũng bị bắt, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và quốc nội như Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không Biên giới, Hội Nhà báo Độc lập đã ra thông cáo báo chỉ chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông.
Ngày 19/11, công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Facebooker Phan Công Hải với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì nhiều bài viết bị cho là có nội dung chống chế độ và xúc phạm lãnh đạo. Trước đó, vào tháng Tư, nhà cầm quyền tỉnh đã phát đi lệnh truy nã người thanh niên này, một người cổ suý dân chủ và nhân quyền.
Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá sẽ mở phiên toà xét xử nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Phạm Văn Điệp về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì nhiều bài viết và hoạt động ôn hoà trong nhiều năm qua. Ông Điệp, một người từng sống ở Nga từ năm 1992 đến năm 2016, bị bắt ngày 29/6. Trước đó, ông từng bị Lào kết án 21 tháng tù vì định nhập cảnh vào Việt Nam từ Lào.
Tối ngày 20/11, an ninh cửa khẩu Nội Bài đã dừng xuất cảnh đối với linh mục Nguyễn Đình Thục khi ông định đi Tokyo đón Giáo hoàng Phanxico. Lý do cấm xuất cảnh là về an ninh quốc gia theo Nghị định 36 của Chính phủ. Đây là lần thứ hai linh mục Nguyễn Đình Thục bị dừng xuất cảnh trong hai năm qua, người có nhiều hoạt động trợ giúp cho người dân miền Trung kiện Formosa, và lên tiếng về những bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự của người Việt có trụ sở ở California đã công bố danh sách 3 người đoạt giải Nhân quyền 2019 là mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và luật sư Lê Công Định vì những đóng góp xuất sắc của họ cho phong trào dân chủ và nhân quyền của 3 người này. Lễ trao giải được tổ chức ở toà nhà quốc hội Canada trong ngày 7/12.
Và nhiều tin quan trọng khác.
===== 18/11 =====
Trung Cộng lại đưa tàu nghiên cứu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông
Trung Cộng lại đưa tàu Hải dương Địa chất 9 (Hai Yang Di Zhi Jiu Hao) vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chưa đầy 1 tháng sau khi rút tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 khỏi khu vực này.
Theo nguồn tin của nhà báo độc lập Lê Nguyễn Hương Trà, tàu Hải dương Địa chất 9 rời Quảng Châu vào ngày 16/11, và tới sáng 18/11 (giờ Việt Nam), chiếc tàu này chỉ còn cách bờ biển Phú Yên là 130 hải lý (240 km). Vào chiều 18/11, Hải Dương Địa Chất 9 di chuyển theo hướng Tây Nam và đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Hải dương Địa chất 9 rời là tàu nghiên cứu địa chất toàn diện mới nhất của Trung Cộng, có tải trọng 5.178 tấn, với kích thước 87,07m × 17m. Tàu này được hoàn thành năm 2017 và từng có chuyến khảo sát kéo dài 258 ngày.
Xin nhắc lại là Trung Cộng đã đưa Hải dương Địa chất 8 vào khu vực bãi Tứ Chính và vùng biển lân cận, nhiều khi chỉ cách bờ biển của Việt Nam gần 180 km trong thời gian từ đầu tháng 7 đến tháng 10.
Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mặc dù Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye tuyên vô hiệu vào tháng 7 năm 2016, và thực hiện nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng tiến hành quân sự hóa tại Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng trong hoạt động khai thác nguồn tài nguyên dầu khí. Thêm nữa, từ năm 2015 đến nay, Washington liên tục cho chiến hạm đi qua vùng 12 hải lý của một số đảo nhân tạo mà Trung Cộng dựng lên nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải tại khu vực biển có tuyến đường quan trọng đó của thế giới. Ngày 18/11, Trung Cộng kêu gọi Hoa Kỳ ngưng những hành động mà Bắc Kinh coilà mang tính “thị uy sức mạnh” ở vùng biển này.
——————–
Bị trục xuất từ Mỹ, ông Hà Văn Thành bị bắt về cáo buộc buôn người
Sau khi bị Chính phủ Mỹ từ chối cấp quy chế tỵ nạn chính trị và trục xuất về Việt Nam, ông Hà Văn Thành, một người từng tham gia biểu tình phản đối Formosa, đã bị an ninh cộng sản Việt Nam bắt giữ để điều tra về cáo buộc buôn người.
Ngay khi nhập cảnh từ cửa khẩu phi trường Nội Bài cuối tháng 10, ông Thành đã bị công an câu lưu rồi đưa về Nghệ An, nơi ông chính thức bị điều tra về cáo buộc “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” theo Điều 349 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 5 đến 10 năm tù giam.
Trong bản tin thời sự của ANTV gần đây, ông Thành bị cho là đã thú nhận tham gia đường dây đưa người đi lao động từ Việt Nam sang New Zealand và Lào, Thái Lan, và Indonesia là các điểm đến trung gian. Cụ thể, ông Thành đưa 41 người từ Lào sang Thái Lan và chuyển sang cho Indonesia và hưởng 1,000 Mỹ kim/1 người. Tuy nhiên, nhóm người này bị nhà chức trách Indonesia đã bắt giữ toàn bộ và trục xuất về Việt Nam.
Ông Thành khai sau khi nhóm người kia bị bắt thì ông đã trốn sang Hoa Kỳ để xin tỵ nạn chính trị nhưng bị Chính quyền của Tổng thống Donald Trump từ chối, trục xuất ông về Việt Nam ngày 23/10. Trong các buổi hỏi cung dường như không có luật sư nên không rõ ông Thành có bị ép cung hay không.
Nhà cầm quyền Nghệ An đang bị sức ép dư luận rất lớn sau khi 25 trong tổng số 39 người vượt biên lậu chết trong thùng xe container ở Essex đến từ tỉnh này. Công an tỉnh Nghệ An đang muốn tìm vài người chịu trách nhiệm. Và ông Thành là một trong nhiều vật tế thần, đặc biệt ông đã từng tham gia biểu tình phản đối Formosa năm 2016, nên việc bỏ tù ông sẽ là một mũi tên trúng hai đích.
===== 19/11 =====
Facebooker Phan Công Hải bị bắt giam vì “xúc phạm Hồ Chí Minh”
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã bắt giữ thanh niên yêu nước Phan Công Hải với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì nhiều bài viết trên Facebook với nội dung “xúc phạm lãnh tụ cộng sản và bôi xấu chế độ.”
Theo một số nguồn tin, trong đó có trang Facebook Trung Đoàn 47 thì anh bị bắt giữ vào ngày 19/11 trong khi đang làm việc ở Hà Tĩnh. Gia đình anh ở huyện Nghi Lộc chưa nhận được thông tin về bắt giữ anh từ phía công an tỉnh Nghệ An. Trên mạng có phát tán video clip trong đó anh đang bị thẩm vấn bởi an ninh cộng sản.
Trong tháng Tư, công an Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Hải cùng lệnh truy nã anh, người bị cho là chụp lại hành vi xúc phạm hình ảnh Hồ Chí Minh và đăng tải lên Facebook năm 2018. Anh còn bị quy kết đăng tải nhiều bài có nội dung chống phá chế độ trên 2 tài khoản Facebook khác “Người Việt xấu xí” và “David Nguyễn.”
Trên trang Facebook mang tên Phan Công Hải đăng tải nhiều bài viết về Hồng Kông và bày tỏ bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Việt Nam.
Phan Công Hải sẽ bị biệt giam trong ít nhất 4 tháng tới trong thời gian điều tra. Anh phải đối mặt với mức án từ 7 năm đến 12 năm nếu bị kết tội.
Để bảo vệ chế độ cộng sản, nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường trấn áp đối lập từ cuối năm 2015. Hàng trăm người hoạt động đã bị bắt giữ vì những hoạt động ôn hoà nhằm cổ suý nhân quyền và đa nguyên chính trị cũng như bảo vệ môi trường và chống tham nhũng.
Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 30 nhà hoạt động kể từ đầu năm đến nay. Chế độ này cũng đang giam giữ khoảng 240 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
===== 20/11 =====
Linh mục Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không cho linh mục Nguyễn Đình Thục rời Việt Nam để sang Nhật tham gia đón Giáo Hoàng Phanxicô (Jorge Bergoglio) khi ngài đến thăm đất nước được mệnh danh là Mặt Trời Mọc.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết ông bị an ninh cửa khẩu Nội Bài chặn ông khi ông làm thủ tục xuất cảnh vào ngày 20/11, với lý do “an ninh quốc gia” theo Nghị định 136 của chính phủ cộng sản.
Trong biên bản hoãn xuất cảnh, công an phi trường Nội Bài nói ông có thể khiếu nại tới Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an.
Linh mục Nguyễn Đình Thục là một trong nhiều linh mục hay lên tiếng về vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Ông còn hỗ trợ dân Công giáo trong vùng Nghệ An đứng lên đòi Formosa bồi thường về thiệt hại gây ra bởi việc xả thải bất hợp pháp của nhà máy luyện thép Formosa xuống biển miền Trung.
Chế độ cộng sản thường áp dụng biện pháp cấm hoặc hoãn xuất cảnh đối với hàng trăm nhà hoạt động chính trị, nhân quyền và hoạt động xã hội. Năm trước, an ninh cộng sản Việt Nam cũng không cho phép linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong rời Việt Nam để đi học thần học ở Australia.
Rất nhiều người thuộc giới bất đồng chính kiến đã bị tước sổ thông hành hoặc bị từ chối cấp sổ thông hành khi nhà cầm quyền không muốn họ đi ra ngoài để học hỏi hay tố cáo vi phạm nhân quyền của viên chức địa phương.
——————–
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Phạm Văn Điệp
Ngày 20/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Văn Điệp và trả tự do ngay lập tức cho ông.
HRW thúc giục Hà Nội 6 ngày trước khi ông Điệp bị đưa ra xét xử về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” bởi toà án cộng sản tỉnh Thanh Hoá. Ông Điệp, người bị bắt vào cuối tháng 6, có thể phải đối mặt với mức án tù giam lên đến 12 năm nếu bị kết tội.
Theo HRW, ông Điệp là người có tiếng nói phản biện, thường xuyên sử dụng blog và sau này là facebook để đề cập đến các vấn đề vi phạm về nhân quyền. HRW cũng cho rằng Việt Nam không có lý do chính đáng nào để đối xử với ông như một tội phạm vì ông chỉ bày tỏ ý kiến về các vấn đề chính trị xã hội quan trọng và phản đối việc mình bị trả đũa vì dám lên tiếng.
Ông Điệp sinh năm 1965. Ông đi du học ở Nga năm 1992 và cư trú tại nước này đến năm 2016. Ông từng tham gia biểu tình ở Hà Nội năm 2011 để phản đối Trung Cộng gây hấn ở Biển Đông, và năm 2018 để phản đối dự luật Đặc khu.
Ông gặp nhiều rắc rối trong một số lần nhập cảnh vào Việt Nam và xuất cảnh khi đi sang Nga. Năm 2016, ông bị nhà chức trách Lào bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam từ Lào, và sau đó bị kết án 21 tháng tù giam vì tội danh “sử dụng lãnh thổ Lào để chống lại nước láng giềng.” Ông được trả tự do vào tháng 3 năm 2018 và quay trở về Thanh Hoá.
===== 21/11 =====
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Ngày 21/11, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Dũng, 53 tuổi, sẽ bị biệt giam trong ít nhất 4 tháng tới để điều tra về cáo buộc này, và đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Theo báo chí nhà nước cộng sản thì trong thời gian qua, ông Dũng “đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội như biên soạn tài liệu, cộng tác với một số báo đài của các thế lực thù địch nước ngoài và trả lời phỏng vấn cũng như đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước.
Đây là lần thứ hai ông Dũng bị bắt. Lần thứ nhất vào năm 2012, ông bị bắt khi đang là viên chức thuộc ban an ninh nội chính của thành uỷ Sài Gòn. Ông bị khởi tố hai tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng được trả tự do sau đó mấy tháng mà không bị đưa ra toà xét xử.
Ông Dũng là tay viết bình luận chính trị nổi tiếng, có nhiều bài viết ở VOA, BBC và RFA với nhiều bút danh như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn và Phạm Chí Dũng, trong đó ông chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam, cổ suý dân chủ và đa nguyên chính trị.
Năm 2014, ông cùng nhiều cây viết kỳ cựu thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với mục tiêu đấu tranh đòi tự do báo chí và viết đúng sự thực về tình trạng đất nước. Ông được bầu là chủ tịch của tổ chức này từ đó cho tới nay. Website vietnamthoibao.org của tổ chức độc lập này bị đóng ngay sau khi ông bị bắt.
===== 22/11 =====
Ba nhà bất đồng chính kiến được trao giải Nhân quyền 2019
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự của người Việt có trụ sở ở California đã công bố danh sách 3 người đoạt giải Nhân quyền 2019 là mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và luật sư Lê Công Định.
Theo đó, đây là ba người được tuyển chọn từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức, là những người hoặc tổ chức có hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, 48 tuổi, là một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền. Ông bị bắt năm 2017 khi đang là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền.”
Cô Mẫn, 34 tuổi, và ông Định, 51 tuổi, đều là cựu tù nhân lương tâm đã bị giam giữ nhiều năm cũng về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” vì chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản vi phạm nhân quyền, tham nhũng, không có dân chủ và không bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của Trung Cộng ở Biển Đông. Cô Mẫn được tự do trong tháng 7 vừa qua sau 8 năm trong lao tù còn luật sư Định bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông hết hạn tù vào đầu năm 2013.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải Nhân quyền hàng năm cho 3 cá nhân hoặc tổ chức trong nước có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến phong trào nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Trụ sở Thượng viện Canada vào ngày 7/12 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc tế Nhân quyền.
===================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
November 24, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 47 từ ngày 18/11 đến 24/11/2019: Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 24/11/2019
Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Việc bắt giữ tiến sỹ Dũng nhằm tấn công các nhà báo độc lập, những người dũng cảm sử dụng ngòi bút của mình để viết về những vấn đề gai góc nhất của đất nước mà các phóng viên của báo lề đảng tảng lờ hay không được phép viết. Vụ đàn áp này cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng của nhà cầm quyền cộng sản đối với quyền tự do báo chí. Việt Nam vốn đã bị Phóng viên Không Biên giới xếp vào gần cuối Chỉ số tự do báo chí của tổ chức này trong nhiều năm gần đây, hiện nằm ở vị trí 176 trong tổng số 180 quốc gia được nêu trong báo cáo của RSF năm 2019.
Sau khi ông Dũng bị bắt, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và quốc nội như Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không Biên giới, Hội Nhà báo Độc lập đã ra thông cáo báo chỉ chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông.
Ngày 19/11, công an tỉnh Nghệ An bắt giữ Facebooker Phan Công Hải với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì nhiều bài viết bị cho là có nội dung chống chế độ và xúc phạm lãnh đạo. Trước đó, vào tháng Tư, nhà cầm quyền tỉnh đã phát đi lệnh truy nã người thanh niên này, một người cổ suý dân chủ và nhân quyền.
Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá sẽ mở phiên toà xét xử nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Phạm Văn Điệp về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì nhiều bài viết và hoạt động ôn hoà trong nhiều năm qua. Ông Điệp, một người từng sống ở Nga từ năm 1992 đến năm 2016, bị bắt ngày 29/6. Trước đó, ông từng bị Lào kết án 21 tháng tù vì định nhập cảnh vào Việt Nam từ Lào.
Tối ngày 20/11, an ninh cửa khẩu Nội Bài đã dừng xuất cảnh đối với linh mục Nguyễn Đình Thục khi ông định đi Tokyo đón Giáo hoàng Phanxico. Lý do cấm xuất cảnh là về an ninh quốc gia theo Nghị định 36 của Chính phủ. Đây là lần thứ hai linh mục Nguyễn Đình Thục bị dừng xuất cảnh trong hai năm qua, người có nhiều hoạt động trợ giúp cho người dân miền Trung kiện Formosa, và lên tiếng về những bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự của người Việt có trụ sở ở California đã công bố danh sách 3 người đoạt giải Nhân quyền 2019 là mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và luật sư Lê Công Định vì những đóng góp xuất sắc của họ cho phong trào dân chủ và nhân quyền của 3 người này. Lễ trao giải được tổ chức ở toà nhà quốc hội Canada trong ngày 7/12.
Và nhiều tin quan trọng khác.
===== 18/11 =====
Trung Cộng lại đưa tàu nghiên cứu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông
Trung Cộng lại đưa tàu Hải dương Địa chất 9 (Hai Yang Di Zhi Jiu Hao) vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chưa đầy 1 tháng sau khi rút tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 khỏi khu vực này.
Theo nguồn tin của nhà báo độc lập Lê Nguyễn Hương Trà, tàu Hải dương Địa chất 9 rời Quảng Châu vào ngày 16/11, và tới sáng 18/11 (giờ Việt Nam), chiếc tàu này chỉ còn cách bờ biển Phú Yên là 130 hải lý (240 km). Vào chiều 18/11, Hải Dương Địa Chất 9 di chuyển theo hướng Tây Nam và đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Hải dương Địa chất 9 rời là tàu nghiên cứu địa chất toàn diện mới nhất của Trung Cộng, có tải trọng 5.178 tấn, với kích thước 87,07m × 17m. Tàu này được hoàn thành năm 2017 và từng có chuyến khảo sát kéo dài 258 ngày.
Xin nhắc lại là Trung Cộng đã đưa Hải dương Địa chất 8 vào khu vực bãi Tứ Chính và vùng biển lân cận, nhiều khi chỉ cách bờ biển của Việt Nam gần 180 km trong thời gian từ đầu tháng 7 đến tháng 10.
Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mặc dù Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye tuyên vô hiệu vào tháng 7 năm 2016, và thực hiện nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng tiến hành quân sự hóa tại Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng trong hoạt động khai thác nguồn tài nguyên dầu khí. Thêm nữa, từ năm 2015 đến nay, Washington liên tục cho chiến hạm đi qua vùng 12 hải lý của một số đảo nhân tạo mà Trung Cộng dựng lên nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải tại khu vực biển có tuyến đường quan trọng đó của thế giới. Ngày 18/11, Trung Cộng kêu gọi Hoa Kỳ ngưng những hành động mà Bắc Kinh coilà mang tính “thị uy sức mạnh” ở vùng biển này.
——————–
Bị trục xuất từ Mỹ, ông Hà Văn Thành bị bắt về cáo buộc buôn người
Sau khi bị Chính phủ Mỹ từ chối cấp quy chế tỵ nạn chính trị và trục xuất về Việt Nam, ông Hà Văn Thành, một người từng tham gia biểu tình phản đối Formosa, đã bị an ninh cộng sản Việt Nam bắt giữ để điều tra về cáo buộc buôn người.
Ngay khi nhập cảnh từ cửa khẩu phi trường Nội Bài cuối tháng 10, ông Thành đã bị công an câu lưu rồi đưa về Nghệ An, nơi ông chính thức bị điều tra về cáo buộc “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” theo Điều 349 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 5 đến 10 năm tù giam.
Trong bản tin thời sự của ANTV gần đây, ông Thành bị cho là đã thú nhận tham gia đường dây đưa người đi lao động từ Việt Nam sang New Zealand và Lào, Thái Lan, và Indonesia là các điểm đến trung gian. Cụ thể, ông Thành đưa 41 người từ Lào sang Thái Lan và chuyển sang cho Indonesia và hưởng 1,000 Mỹ kim/1 người. Tuy nhiên, nhóm người này bị nhà chức trách Indonesia đã bắt giữ toàn bộ và trục xuất về Việt Nam.
Ông Thành khai sau khi nhóm người kia bị bắt thì ông đã trốn sang Hoa Kỳ để xin tỵ nạn chính trị nhưng bị Chính quyền của Tổng thống Donald Trump từ chối, trục xuất ông về Việt Nam ngày 23/10. Trong các buổi hỏi cung dường như không có luật sư nên không rõ ông Thành có bị ép cung hay không.
Nhà cầm quyền Nghệ An đang bị sức ép dư luận rất lớn sau khi 25 trong tổng số 39 người vượt biên lậu chết trong thùng xe container ở Essex đến từ tỉnh này. Công an tỉnh Nghệ An đang muốn tìm vài người chịu trách nhiệm. Và ông Thành là một trong nhiều vật tế thần, đặc biệt ông đã từng tham gia biểu tình phản đối Formosa năm 2016, nên việc bỏ tù ông sẽ là một mũi tên trúng hai đích.
===== 19/11 =====
Facebooker Phan Công Hải bị bắt giam vì “xúc phạm Hồ Chí Minh”
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã bắt giữ thanh niên yêu nước Phan Công Hải với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì nhiều bài viết trên Facebook với nội dung “xúc phạm lãnh tụ cộng sản và bôi xấu chế độ.”
Theo một số nguồn tin, trong đó có trang Facebook Trung Đoàn 47 thì anh bị bắt giữ vào ngày 19/11 trong khi đang làm việc ở Hà Tĩnh. Gia đình anh ở huyện Nghi Lộc chưa nhận được thông tin về bắt giữ anh từ phía công an tỉnh Nghệ An. Trên mạng có phát tán video clip trong đó anh đang bị thẩm vấn bởi an ninh cộng sản.
Trong tháng Tư, công an Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Hải cùng lệnh truy nã anh, người bị cho là chụp lại hành vi xúc phạm hình ảnh Hồ Chí Minh và đăng tải lên Facebook năm 2018. Anh còn bị quy kết đăng tải nhiều bài có nội dung chống phá chế độ trên 2 tài khoản Facebook khác “Người Việt xấu xí” và “David Nguyễn.”
Trên trang Facebook mang tên Phan Công Hải đăng tải nhiều bài viết về Hồng Kông và bày tỏ bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Việt Nam.
Phan Công Hải sẽ bị biệt giam trong ít nhất 4 tháng tới trong thời gian điều tra. Anh phải đối mặt với mức án từ 7 năm đến 12 năm nếu bị kết tội.
Để bảo vệ chế độ cộng sản, nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường trấn áp đối lập từ cuối năm 2015. Hàng trăm người hoạt động đã bị bắt giữ vì những hoạt động ôn hoà nhằm cổ suý nhân quyền và đa nguyên chính trị cũng như bảo vệ môi trường và chống tham nhũng.
Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 30 nhà hoạt động kể từ đầu năm đến nay. Chế độ này cũng đang giam giữ khoảng 240 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
===== 20/11 =====
Linh mục Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không cho linh mục Nguyễn Đình Thục rời Việt Nam để sang Nhật tham gia đón Giáo Hoàng Phanxicô (Jorge Bergoglio) khi ngài đến thăm đất nước được mệnh danh là Mặt Trời Mọc.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết ông bị an ninh cửa khẩu Nội Bài chặn ông khi ông làm thủ tục xuất cảnh vào ngày 20/11, với lý do “an ninh quốc gia” theo Nghị định 136 của chính phủ cộng sản.
Trong biên bản hoãn xuất cảnh, công an phi trường Nội Bài nói ông có thể khiếu nại tới Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an.
Linh mục Nguyễn Đình Thục là một trong nhiều linh mục hay lên tiếng về vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Ông còn hỗ trợ dân Công giáo trong vùng Nghệ An đứng lên đòi Formosa bồi thường về thiệt hại gây ra bởi việc xả thải bất hợp pháp của nhà máy luyện thép Formosa xuống biển miền Trung.
Chế độ cộng sản thường áp dụng biện pháp cấm hoặc hoãn xuất cảnh đối với hàng trăm nhà hoạt động chính trị, nhân quyền và hoạt động xã hội. Năm trước, an ninh cộng sản Việt Nam cũng không cho phép linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong rời Việt Nam để đi học thần học ở Australia.
Rất nhiều người thuộc giới bất đồng chính kiến đã bị tước sổ thông hành hoặc bị từ chối cấp sổ thông hành khi nhà cầm quyền không muốn họ đi ra ngoài để học hỏi hay tố cáo vi phạm nhân quyền của viên chức địa phương.
——————–
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Phạm Văn Điệp
Ngày 20/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Văn Điệp và trả tự do ngay lập tức cho ông.
HRW thúc giục Hà Nội 6 ngày trước khi ông Điệp bị đưa ra xét xử về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” bởi toà án cộng sản tỉnh Thanh Hoá. Ông Điệp, người bị bắt vào cuối tháng 6, có thể phải đối mặt với mức án tù giam lên đến 12 năm nếu bị kết tội.
Theo HRW, ông Điệp là người có tiếng nói phản biện, thường xuyên sử dụng blog và sau này là facebook để đề cập đến các vấn đề vi phạm về nhân quyền. HRW cũng cho rằng Việt Nam không có lý do chính đáng nào để đối xử với ông như một tội phạm vì ông chỉ bày tỏ ý kiến về các vấn đề chính trị xã hội quan trọng và phản đối việc mình bị trả đũa vì dám lên tiếng.
Ông Điệp sinh năm 1965. Ông đi du học ở Nga năm 1992 và cư trú tại nước này đến năm 2016. Ông từng tham gia biểu tình ở Hà Nội năm 2011 để phản đối Trung Cộng gây hấn ở Biển Đông, và năm 2018 để phản đối dự luật Đặc khu.
Ông gặp nhiều rắc rối trong một số lần nhập cảnh vào Việt Nam và xuất cảnh khi đi sang Nga. Năm 2016, ông bị nhà chức trách Lào bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam từ Lào, và sau đó bị kết án 21 tháng tù giam vì tội danh “sử dụng lãnh thổ Lào để chống lại nước láng giềng.” Ông được trả tự do vào tháng 3 năm 2018 và quay trở về Thanh Hoá.
===== 21/11 =====
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Ngày 21/11, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Dũng, 53 tuổi, sẽ bị biệt giam trong ít nhất 4 tháng tới để điều tra về cáo buộc này, và đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Theo báo chí nhà nước cộng sản thì trong thời gian qua, ông Dũng “đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội như biên soạn tài liệu, cộng tác với một số báo đài của các thế lực thù địch nước ngoài và trả lời phỏng vấn cũng như đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước.
Đây là lần thứ hai ông Dũng bị bắt. Lần thứ nhất vào năm 2012, ông bị bắt khi đang là viên chức thuộc ban an ninh nội chính của thành uỷ Sài Gòn. Ông bị khởi tố hai tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng được trả tự do sau đó mấy tháng mà không bị đưa ra toà xét xử.
Ông Dũng là tay viết bình luận chính trị nổi tiếng, có nhiều bài viết ở VOA, BBC và RFA với nhiều bút danh như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn và Phạm Chí Dũng, trong đó ông chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam, cổ suý dân chủ và đa nguyên chính trị.
Năm 2014, ông cùng nhiều cây viết kỳ cựu thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với mục tiêu đấu tranh đòi tự do báo chí và viết đúng sự thực về tình trạng đất nước. Ông được bầu là chủ tịch của tổ chức này từ đó cho tới nay. Website vietnamthoibao.org của tổ chức độc lập này bị đóng ngay sau khi ông bị bắt.
===== 22/11 =====
Ba nhà bất đồng chính kiến được trao giải Nhân quyền 2019
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự của người Việt có trụ sở ở California đã công bố danh sách 3 người đoạt giải Nhân quyền 2019 là mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và luật sư Lê Công Định.
Theo đó, đây là ba người được tuyển chọn từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức, là những người hoặc tổ chức có hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, 48 tuổi, là một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền. Ông bị bắt năm 2017 khi đang là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền.”
Cô Mẫn, 34 tuổi, và ông Định, 51 tuổi, đều là cựu tù nhân lương tâm đã bị giam giữ nhiều năm cũng về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” vì chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản vi phạm nhân quyền, tham nhũng, không có dân chủ và không bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của Trung Cộng ở Biển Đông. Cô Mẫn được tự do trong tháng 7 vừa qua sau 8 năm trong lao tù còn luật sư Định bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông hết hạn tù vào đầu năm 2013.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải Nhân quyền hàng năm cho 3 cá nhân hoặc tổ chức trong nước có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến phong trào nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Trụ sở Thượng viện Canada vào ngày 7/12 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc tế Nhân quyền.
===================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây