Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 13/10/2019
Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bất ngờ ra thông báo sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh ra xét xử về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vào ngày 17/10. Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ thực hiện việc xét xử tại trụ sở của cơ quan này ở thành phố Vinh.
Một tuần trước phiên sơ thẩm, luật sư của ông Tĩnh mới được gặp mặt thân chủ và tiếp cận hồ sơ vụ án, nhưng họ không được chụp lại tài liệu để phục vụ việc bào chữa. Ông Tĩnh và các luật sư của mình đề nghị hoãn phiên toà để có nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị bản bào chữa nhưng đề nghị của họ không được chấp nhận.
Công an tỉnh Khánh Hoà đã kết thúc điều tra vụ án “trốn thuế” của vợ chồng luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải trong một vụ mua bán bất động sản, và đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát Nhân dân với đề nghị truy tố hai người cùng hai người bán trong thương vụ thực hiện năm 2014. Cả bốn người có thể sẽ bị phạt hành chính và phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm nếu bị kết tội.
Ngày 11/10, Công an thị xã Ba Đồn, tình Quảng Bình đã bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Văn Thanh, thành viên Hội Anh em Dân chủ, về cáo buộc “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo Điều 142 của Bộ luật Hình sự. Một ngày trước đó, anh Thanh, sinh năm 1990, đi gặp khách hàng và bị mất tích. Đây có thể là một vụ án nguỵ tạo của nhà cầm quyền Quảng Bình nhằm buộc anh Thanh phải im lặng trước nhiều vấn đề nghiêm trọng của đất nước và địa phương, như trong một số vụ án liên quan đến một số nhà hoạt động ôn hoà.
Hai tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh và Huỳnh Trương Ca đang bị đàn áp trong trại giam. Trong khi ông Ánh bị đánh đập dã man với nhiều thương tích bởi một tù hình sự, người rất có khả năng được nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre sử dụng để buộc ông không kháng án bản án 6 năm tù giam vì những hoạt động ôn hoà thì ông Ca đang bị nhiều bệnh tật nhưng không được chữa trị một cách thích hợp, và để phản đối, ông đã cùng một số tù nhân lương tâm tuyệt thực tại Trại giam Xuân Lộc từ ngày 04/10.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng, người mới bị bắt ngày 23/9 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Theo HRW, ông Vượng chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà để chỉ trích chính phủ cộng sản và phản ánh tình hình của đất nước.
Thân nhân của 5 thành viên nhóm Hiến Pháp định kiện Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh về việc đã bắt giam họ một cách độc đoán, giam giữ họ trong hơn 13 tháng và không cho họ gặp luật sư. Họ bị bắt giữ vào đầu tháng 9 năm ngoái và bị biệt giam trong gần 1 năm để điều tra về cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, một tội danh nghiêm trọng với mức án từ 7 năm đến 15 năm. Họ nói với gia đình rằng họ bị an ninh gây sức ép để nhận tội và từ chối luật sư.
Và một số tin quan trọng khác
===== 07/10 =====
Ý kiến chuyên gia: Việt Nam không thể duy trì chính sách Ba không trong quốc phòng
Phát biểu trong một cuộc hội thảo về Biển Đông, Phó giáo sư tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói Hà Nội không nên duy trì chính sách quốc phòng “Ba không” vì chính sách này không giúp cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia trong trường hợp bị xâm lăng.
Theo BBC, trong cuộc hội thảo về Bãi Tứ Chính và luật pháp quốc tế tổ chức ở Hà Nội ngày 06/10, ông Giao, người từng là phó ban biên giới của Việt Nam, nói Việt Nam phải liên minh với phương Tây và Hoa Kỳ để tự vệ trước một Trung Cộng hung hăng ở Biển Đông.
Ông nói rằng sự kiện Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tứ Chính là “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng của Việt Nam. Trung Cộng thể hiện hành động nhất quán và liên tục từ tháng 7 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ông Giao nói muốn tránh bị Trung Cộng đè nén hoặc xâm lược thì Việt Nam phài liên minh với Hoa Kỳ, khối EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Ông Giao còn cho rằng đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế về xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông và ông tin chắc phần thắng nghiêng về phía Việt Nam.
Cuộc hội thảo được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, với sự tham gia của nhiều chuyên gia như Vũ Ngọc Hoàng, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Đinh Hoàng Thắng, Trần Thanh Vân, Lê Mã Lương…
Trong nhiều cuộc gặp mặt với quan chức Trung Cộng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường nói đến chính sách quốc phòng ba không: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Nhiều nhà bất đồng chính kiến cho rằng chính sách này sẽ tạo thuận lợi cho Trung Cộng xâm lấn Việt Nam.
——————–
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng kiện Trung Cộng
Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược của Bộ Công an thì ban lãnh đạo hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế về những xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông.
Phát biểu trong toạ đàm mang tên “Vùng biển Bãi Tứ Chính và Luật pháp quốc tế” ở Hà Nội ngày 06/10, tướng Cương cho biết một số cơ quan chức năng Việt Nam vẫn đang chuẩn bị tư liệu cho vụ kiện.
BBC dẫn lời ông, rằng Trung Cộng gây sức ép lên ban lãnh đạo ở Hà Nội và yêu cầu không thực hiện 5 điều: khôngủng hộ phán quyết tòa trọng tài vụ Philippines kiện Trung Cộng, không được đề xuất bàn thảo liên quan đến Biển Đông ở ASEAN, không sử dụng phán quyết này trong đàm phán Trung-Việt hay quan hệ đa phương quốc tế, và không được kiện Trung Cộng.
Cũng trong toạ đàm trên, nhiều trí thức và cựu viên chức cao cấp đã kêu gọi chế độ cộng sản ở Hà Nội kiện Bắc Kinh ra toà án quốc tế về các vụ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các hành động hung hãn của Trung Cộng ở khu vực Bãi Tứ Chính gần đây.
Giáo sư Chu Hảo nói việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tứ Chính là một thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và việc kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế lúc này là đúng thời điểm. Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng, cựu phó trưởng ban tuyên giáo trung ương của đảng cho rằng kiện Trung Cộng là một giải pháp hoà bình và ngăn chặn chiến tranh, cần thiết để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên trong thế giới văn minh.
Trong khi đó, thiếu tướng Lê Mã Lương, cựu giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân đội, nói Việt Nam phải giữ được Bãi Tư Chính và nếu mất đảo này thì Trung Cộng sẽ xâm chiếm tất cả các đảo còn lại ở Biển Đông.
===== 8/10 =====
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng
Ngày 08/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) ra thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng, người bị công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ ngày 23/9 với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết và chia sẻ trên Facebook.
HRW nói những việc làm của anh Vượng là ôn hoà và thuộc quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook,” ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
Đọc chi tiết tại đây: HRW: Thêm vụ bắt bớ mới vì đăng tải trên Facebook
——————–
Công an Khánh Hoà đề nghị truy tố vợ chồng luật sự Trần Vũ Hải
Theo Người Lao Động, công an tỉnh Khánh Hòa đã gửi kết luận điều tra đến Viện kiểm sát tỉnh và đề nghị truy tố luậtsư nhân quyền Trần Vũ Hải và vợ ông, bà Ngô Phương Lan cùng hai người khác là bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và ông Ngô Văn Lắm với cáo buộc trốn thuế theo Khoản 1, Điều 161 của Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra, năm 2014, hai vợ chồng ông Hải đã mua mảnh đất của bà Hạnh và ông Lắm, với thoả thuận trị giá hơn 16 tỷ đồng 4. Tuy nhiên, theo hợp đồng công chứng thì giá chỉ là 1,8 tỷ đồng, và như vậy bà Hạnh nộp thuế ít hơn 276 triệu đồng, đồng nghĩa với việc nhà nước thất thu từng đó thuế.
Công an Khánh Hoà khởi tố vụ án vào đầu tháng 7 và áp dụng lệnh cấm xuất cảnh với cả 4 người. Bốn người đối mặt với mức xử phạt hành chính từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
Ông Hải, 57 tuổi, là trưởng văn phòng luật sư Trần Vũ Hải còn vợ ông là giám đốc công ty luật cùng tên. Ông tố cáo công an Khánh Hoà đã thu giữ trái phép một lượng lớn tiền và hồ sơ nhiều vụ án khác trong khi tiến hành khám xét văn phòng của ông ngày 02/7.
Vài ngày sau khi ông Hải bị khởi tố, Bộ Công an thông báo từ chối cho phép ông Hải làm luật sư bào chữa cho nhà báo-blogger Trương Duy Nhất, người hiện đang bị giam giữ để điều tra vụ án liên quan đến cáo buộc vi phạm về nhà đất, công sản tại Đà Nẵng.
Hàng chục luật sư đã cùng ký tên vào một kiến nghị thư đề nghị huỷ bỏ vụ án. Giới bất đồng chính kiến cho rằng đây là một vụ án mang màu sắc chính trị vì ông Hải tham gia bào chữa cho người hoạt động, cơ sở tôn giáo và dân oan bị nhà cầm quyền một số địa phương cướp đất. Nhà cầm quyền Việt Nam thường dùng tội danh “trốn thuế” để đàn áp người hoạt động.
——————–
Nghệ An dự kiến xử nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 17/10
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã quyết định tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử nhà hoạt động giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” vào ngày 17/10.
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ xét xử giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và ông sẽ phải đối mặt với mức án từ 5 đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội. Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và hai đồng nghiệp khác sẽ bào chữa cho ông tại phiên toà.
Ông Tĩnh bị công an Nghệ An bắt vào ngày 29/5 và sau đó bị khởi tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Ông bị biệt giam nhiều tháng và mới được gặp luật sư trong thời gian gần đây.
Ông Tĩnh, sinh năm 1976 tại xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu và cư trú tại xã Nghi Phú, thành phốVinh. Ông là giảng viên của trường Cao đẳng Văn hoá-Nghệ thuật Nghệ An.
Ông bị cho là “đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống nhà nước…” trên Facebook cá nhân mang tên Nguyễn Năng Tĩnh.
Nhiều người hoạt động ở Nghệ An cho biết ông Tĩnh là một người hoạt động dân chủ và nhân quyền tích cực, và cuối năm 2017 ông đã dạy cho các em trong trường học hát nhạc phẩm Trả Lại Cho Dân của nhạc sĩ Việt Khang.
Từ đầu năm đến nay, 7 nhà hoạt động và Facebooker đã bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, và có 6 người bị kết án từ 5 đến 8 năm tù giam về tội danh trên.
===== 09/10 =====
Việt Nam thúc giục Facebook, Google hợp tác để ngăn chặn làn sóng chỉ trích
Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam đang gây sức ép buộc Facebook và Google phải gỡ bỏ các thông tin trái bị cho là “sai sự thật, trái quan điểm và chủ trương của đảng và nhà nước,” và triển khai định danh tài khoản người dùng ở Hà Nội và Sài Gòn.
Theo truyền thông nhà nước cộng sản, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập đến những giải pháp trên trong việc tăng cường giám sát hoạt động trực tuyến của người dân trong một báo cáo gửi quốc hội.
Trong tháng 8, bộ này cho biết đang yêu cầu Facebook triển khai định danh tài khoản người sử dụng tại Việt Nam và chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho phía Việt Nam để ngăn chặn các tài khoản “mạo danh, xuyên tạc, và nói xấu.”
Bộ này đã đề nghị Facebook và Google thiết lập đầu mối và cơ chế hợp tác riêng cho Việt Nam để trao đổi các vấn đề còn tồn tại bao gồm: vi phạm nội dung (bao gồm cả quảng cáo), phát triển kinh tế và khai thuế, mở văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam theo luật An ninh mạng.
Phía Việt Nam công bố rằng đến thời điểm hiện tại, Google đã ngăn chặn hơn 8.000 video clip, gỡ 19 kênh có nội dung “độc hại” trên mạng xã hội còn Facebook đã gỡ bỏ 249 tài khoản giả mạo và hơn 251 link bài viết có nội dung “chống phá đảng và nhà nước.”
Chế độ cộng sản độc tài toàn trị ở Việt Nam không chấp nhận chỉ trích của giới bất đồng chính kiến, thường dùng một số điều khoản về an ninh quốc gia để bỏ tù người hoạt động ôn hoà vì những bài viết của họ trên Facebook. Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 14 người bị bắt giữ vì hoạt đăng bài phản biện trên mạng xã hội, và 9 người bị kết án tù từ 2 năm đến 8 năm tù giam, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
——————–
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh bị đánh đập trong khi kháng án
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh đã bị đánh đập một cách nghiêm trọng trong khi đang bị giam giữ trong thời gian kháng án tại trại tạm giam của Sở công an cộng sản tỉnh Bến Tre.
Theo thông tin của vợ anh tên Châu thì anh bị một tù hình sự tên Đỗ Cao Cường đánh đập gây thương tích nặng nề ở chân, tay, cổ và đầu. Trong buổi gặp giữa hai vợ chồng ngày 11/10, anh Ánh đã phải lết một chân.
Anh Ánh kể cho vợ mình biết rằng anh bị giam chung phòng với tên Cường và một người khác. Từ đầu tháng 9, tên Cường khiêu khích, chửi mắng và đe doạ giết anh. Anh Ánh đã báo cho giám thị trại giam và đề nghị đổi phòng nhưng không được đáp ứng.
Đến giữa tháng 9, sau khi đi gặp giám thị về, tên Cường trở lên hung hãn hơn, và tấn công anh Ánh. Một hôm do bị tên Cường lén đạp từ phía sau, anh bị ngã xuống và gáy của anh đập vào bệ xi măng. Cho dù anh bị bất tỉnh, tên Cường vẫn tiếp tục đè chân và tay anh. Người tù kia can ngăn nên tên Cường mới dừng lại và anh Ánh thoát khỏi cơn cuồng loạn của tên Cường.
Anh Ánh cho rằng tên Cường đã được nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre khuyến khích đánh anh với lời hứa được giảm án. Phía công an sử dụng tên Cường đánh đập anh nhằm trấn áp anh khi anh kiên quyết đòi kháng án bản án đã tuyên bởi toà án cộng sản tỉnh Bến Tre vào cuối tháng Tư năm nay.
Anh Ánh, một chủ đầm tôm ở tỉnh Bến Tre là một nhà hoạt động, thường có nhiều bài viết và live streams trên Facebook mang tên anh về những vấn đề nghiêm trọng của đất nước như Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, ô nhiễm môi trường và vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản độc tài Hà Nội.
Anh bị bắt ngày 30/8/2018 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Nửa năm sau, anh bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế trong một phiên toà bất công. Anh được nhiều tổ chức nhân quyền xếp vào danh sách tù nhân lương tâm.
——————–
Công an Quảng Bình bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Văn Thanh
Ngày 11/10, Công an thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đã thông báo việc bắt giữ khẩn cấp nhà hoạt động Nguyễn Văn Thanh với cáo buộc “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo Điều 142 của Bộ luật Hình sự.
Trước đó, trưa ngày 10/10, anh Thanh, sinh năm 1990, cho người nhà biết anh đi ra ngoài để gặp khách hàng, và sau đó anh mất tích.
Anh là một người hoạt động nhân quyền và lên tiếng chống lại những tiêu cực ở địa phương như việc lạm thu của nhiều trường học, và nhiều vấn đề của đất nước, như ô nhiễm môi trường và chủ quyền bị xâm phạm bởi Trung Quốc.
Việc bắt giữ này có thể là hành động của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình nhằm bịt miệng anh. Để nhằm câm lặng nhiều tiếng nói dũng cảm, công an Việt Nam thường đưa ra nhiều bẫy để bắt giữ người hoạt động và sử dụng những cáo buộc nguỵ tạo để tống giam họ.
===== 12/10 =====
Nghị quyết Hội nghị TW11 của ĐCSVN lờ đi việc Trung Cộng xâm lấn ở Biển Đông
Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc hội nghị trung ương 11 vào ngày 12/10 nhưng không nhắc đến việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền của đất nước ở Biển Đông.
Cả diễn văn bế mạc của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và nghị quyết của hội nghị lờ đi việc Trung Cộng đưa tàu nghiên cứu Hải Dương Địa chất 8 cùng hàng chục tàu hải cảnh bán vũ trang vào vùng biển của Việt Nam ở khu vực Bãi Tứ Chính. Nghị quyết nói “kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định” nhưng không nói thêm chi tiết.
Điều này mâu thuẫn với diễn văn khai mạc của chính ông Trọng, khi ông kêu gọi gần 200 uỷ viên trung ương nghiên cứu tình hình Biển Đông và đưa ra các giải pháp để bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Chế độ cộng sản Việt Nam đã kiên định trong việc thể hiện thái độ yếu hèn trước sự xâm lăng của Trung Cộng. Cả giàn lãnh đạo cao cấp không dám chỉ tên Trung Cộng và các hành động hung hãn của Bắc Kinh. Thậm chí, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng không dám “chỉ mặt đặt tên” khi nói về chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm trong một bài phát biểu về tranh chấp ở vùng biển giàu tài nguyên và quan trọng trong giao thương quốc tế trong cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ở New York vừa qua.
Việc ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam câm lặng trước sự xâm lăng của Trung Cộng sẽ làm cho Bắc Kinh lấn tới trong thời gian tới, và thế giới không thể lên tiếng ủng hộ Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Cộng lại tiếp tục gửi tàu nghiên cứu và tàu hải cảnh tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam, chỉ còn cách bờ biển miền Trung khoảng 100 km, đe doạ một số dự án khai thác dầu giữa Việt Nam và Ấn Độ, và tàu thuyền của Việt Nam. Bắc Kinh đã đưa giàn khoan khổng lồ Thạch Du 982 vào Biển Đông và dường như sẽ đặt nó ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tương lai gần.
Những người lên tiếng về Biển Đông vẫn đang bị đàn áp hoặc bị lực lượng dư luận viên tấn công trên mạng xã hội.
—————————
Thân nhân của 5 thành viên nhóm Hiến Pháp kiện Công an thành phố Hồ Chí Minh
Thân nhân của 5 thành viên nhóm Hiến Pháp có kế hoạch khởi kiện công an thành phố Hồ Chí Minh về việc đã bắt giữ họ một cách độc đoán, biệt giam họ trong nhiều tháng và không cho họ gặp luật sư.
Khoảng 10 thành viên của nhóm này bị bắt giữ trong thời gian từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2018, và bốn người trong số họ, ông Ngô Văn Dũng, ông Hồ Đình Cương, cô Đoàn Thị Hồng và cô Hoàng Thị Thu Vang bị cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, với mức án từ 7 đến 15 năm tù giam nếu bị kết tội. Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cũng bị cáo buộc tương tự.
Ông Trần Thanh Phương và ông Đỗ Thế Hoá bị giam giữ từ đó đến nay nhưng phía công an không công bố cáo buộc.
Ngoài ra, hai thành viên khác của nhóm là ông Lê Minh Thể, bị bắt ngày 10/10/2018 và đã bị kết án 2 năm tù giam vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 và ông Huỳnh Trương Ca bị kết án 5.5 năm tù giam về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117.
Các thành viên nhóm Hiến Pháp phổ biến quyền con người, và tham gia tích cực vào cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 ở thành phố Hồ Chí Minh.
===============
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
October 14, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 41 từ 07/10 đến 13/10/2019: Nghệ An sẽ xét xử nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 17/10
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 13/10/2019
Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bất ngờ ra thông báo sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh ra xét xử về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vào ngày 17/10. Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ thực hiện việc xét xử tại trụ sở của cơ quan này ở thành phố Vinh.
Một tuần trước phiên sơ thẩm, luật sư của ông Tĩnh mới được gặp mặt thân chủ và tiếp cận hồ sơ vụ án, nhưng họ không được chụp lại tài liệu để phục vụ việc bào chữa. Ông Tĩnh và các luật sư của mình đề nghị hoãn phiên toà để có nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị bản bào chữa nhưng đề nghị của họ không được chấp nhận.
Công an tỉnh Khánh Hoà đã kết thúc điều tra vụ án “trốn thuế” của vợ chồng luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải trong một vụ mua bán bất động sản, và đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát Nhân dân với đề nghị truy tố hai người cùng hai người bán trong thương vụ thực hiện năm 2014. Cả bốn người có thể sẽ bị phạt hành chính và phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm nếu bị kết tội.
Ngày 11/10, Công an thị xã Ba Đồn, tình Quảng Bình đã bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Văn Thanh, thành viên Hội Anh em Dân chủ, về cáo buộc “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo Điều 142 của Bộ luật Hình sự. Một ngày trước đó, anh Thanh, sinh năm 1990, đi gặp khách hàng và bị mất tích. Đây có thể là một vụ án nguỵ tạo của nhà cầm quyền Quảng Bình nhằm buộc anh Thanh phải im lặng trước nhiều vấn đề nghiêm trọng của đất nước và địa phương, như trong một số vụ án liên quan đến một số nhà hoạt động ôn hoà.
Hai tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh và Huỳnh Trương Ca đang bị đàn áp trong trại giam. Trong khi ông Ánh bị đánh đập dã man với nhiều thương tích bởi một tù hình sự, người rất có khả năng được nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre sử dụng để buộc ông không kháng án bản án 6 năm tù giam vì những hoạt động ôn hoà thì ông Ca đang bị nhiều bệnh tật nhưng không được chữa trị một cách thích hợp, và để phản đối, ông đã cùng một số tù nhân lương tâm tuyệt thực tại Trại giam Xuân Lộc từ ngày 04/10.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng, người mới bị bắt ngày 23/9 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Theo HRW, ông Vượng chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà để chỉ trích chính phủ cộng sản và phản ánh tình hình của đất nước.
Thân nhân của 5 thành viên nhóm Hiến Pháp định kiện Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh về việc đã bắt giam họ một cách độc đoán, giam giữ họ trong hơn 13 tháng và không cho họ gặp luật sư. Họ bị bắt giữ vào đầu tháng 9 năm ngoái và bị biệt giam trong gần 1 năm để điều tra về cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, một tội danh nghiêm trọng với mức án từ 7 năm đến 15 năm. Họ nói với gia đình rằng họ bị an ninh gây sức ép để nhận tội và từ chối luật sư.
Và một số tin quan trọng khác
===== 07/10 =====
Ý kiến chuyên gia: Việt Nam không thể duy trì chính sách Ba không trong quốc phòng
Phát biểu trong một cuộc hội thảo về Biển Đông, Phó giáo sư tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói Hà Nội không nên duy trì chính sách quốc phòng “Ba không” vì chính sách này không giúp cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia trong trường hợp bị xâm lăng.
Theo BBC, trong cuộc hội thảo về Bãi Tứ Chính và luật pháp quốc tế tổ chức ở Hà Nội ngày 06/10, ông Giao, người từng là phó ban biên giới của Việt Nam, nói Việt Nam phải liên minh với phương Tây và Hoa Kỳ để tự vệ trước một Trung Cộng hung hăng ở Biển Đông.
Ông nói rằng sự kiện Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tứ Chính là “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng của Việt Nam. Trung Cộng thể hiện hành động nhất quán và liên tục từ tháng 7 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ông Giao nói muốn tránh bị Trung Cộng đè nén hoặc xâm lược thì Việt Nam phài liên minh với Hoa Kỳ, khối EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…
Ông Giao còn cho rằng đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế về xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông và ông tin chắc phần thắng nghiêng về phía Việt Nam.
Cuộc hội thảo được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, với sự tham gia của nhiều chuyên gia như Vũ Ngọc Hoàng, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Đinh Hoàng Thắng, Trần Thanh Vân, Lê Mã Lương…
Trong nhiều cuộc gặp mặt với quan chức Trung Cộng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường nói đến chính sách quốc phòng ba không: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Nhiều nhà bất đồng chính kiến cho rằng chính sách này sẽ tạo thuận lợi cho Trung Cộng xâm lấn Việt Nam.
——————–
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng kiện Trung Cộng
Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược của Bộ Công an thì ban lãnh đạo hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế về những xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông.
Phát biểu trong toạ đàm mang tên “Vùng biển Bãi Tứ Chính và Luật pháp quốc tế” ở Hà Nội ngày 06/10, tướng Cương cho biết một số cơ quan chức năng Việt Nam vẫn đang chuẩn bị tư liệu cho vụ kiện.
BBC dẫn lời ông, rằng Trung Cộng gây sức ép lên ban lãnh đạo ở Hà Nội và yêu cầu không thực hiện 5 điều: khôngủng hộ phán quyết tòa trọng tài vụ Philippines kiện Trung Cộng, không được đề xuất bàn thảo liên quan đến Biển Đông ở ASEAN, không sử dụng phán quyết này trong đàm phán Trung-Việt hay quan hệ đa phương quốc tế, và không được kiện Trung Cộng.
Cũng trong toạ đàm trên, nhiều trí thức và cựu viên chức cao cấp đã kêu gọi chế độ cộng sản ở Hà Nội kiện Bắc Kinh ra toà án quốc tế về các vụ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các hành động hung hãn của Trung Cộng ở khu vực Bãi Tứ Chính gần đây.
Giáo sư Chu Hảo nói việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tứ Chính là một thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và việc kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế lúc này là đúng thời điểm. Tiến sỹ Vũ Ngọc Hoàng, cựu phó trưởng ban tuyên giáo trung ương của đảng cho rằng kiện Trung Cộng là một giải pháp hoà bình và ngăn chặn chiến tranh, cần thiết để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên trong thế giới văn minh.
Trong khi đó, thiếu tướng Lê Mã Lương, cựu giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân đội, nói Việt Nam phải giữ được Bãi Tư Chính và nếu mất đảo này thì Trung Cộng sẽ xâm chiếm tất cả các đảo còn lại ở Biển Đông.
===== 8/10 =====
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng
Ngày 08/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) ra thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng, người bị công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ ngày 23/9 với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết và chia sẻ trên Facebook.
HRW nói những việc làm của anh Vượng là ôn hoà và thuộc quyền tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook,” ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
Đọc chi tiết tại đây: HRW: Thêm vụ bắt bớ mới vì đăng tải trên Facebook
——————–
Công an Khánh Hoà đề nghị truy tố vợ chồng luật sự Trần Vũ Hải
Theo Người Lao Động, công an tỉnh Khánh Hòa đã gửi kết luận điều tra đến Viện kiểm sát tỉnh và đề nghị truy tố luậtsư nhân quyền Trần Vũ Hải và vợ ông, bà Ngô Phương Lan cùng hai người khác là bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và ông Ngô Văn Lắm với cáo buộc trốn thuế theo Khoản 1, Điều 161 của Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra, năm 2014, hai vợ chồng ông Hải đã mua mảnh đất của bà Hạnh và ông Lắm, với thoả thuận trị giá hơn 16 tỷ đồng 4. Tuy nhiên, theo hợp đồng công chứng thì giá chỉ là 1,8 tỷ đồng, và như vậy bà Hạnh nộp thuế ít hơn 276 triệu đồng, đồng nghĩa với việc nhà nước thất thu từng đó thuế.
Công an Khánh Hoà khởi tố vụ án vào đầu tháng 7 và áp dụng lệnh cấm xuất cảnh với cả 4 người. Bốn người đối mặt với mức xử phạt hành chính từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
Ông Hải, 57 tuổi, là trưởng văn phòng luật sư Trần Vũ Hải còn vợ ông là giám đốc công ty luật cùng tên. Ông tố cáo công an Khánh Hoà đã thu giữ trái phép một lượng lớn tiền và hồ sơ nhiều vụ án khác trong khi tiến hành khám xét văn phòng của ông ngày 02/7.
Vài ngày sau khi ông Hải bị khởi tố, Bộ Công an thông báo từ chối cho phép ông Hải làm luật sư bào chữa cho nhà báo-blogger Trương Duy Nhất, người hiện đang bị giam giữ để điều tra vụ án liên quan đến cáo buộc vi phạm về nhà đất, công sản tại Đà Nẵng.
Hàng chục luật sư đã cùng ký tên vào một kiến nghị thư đề nghị huỷ bỏ vụ án. Giới bất đồng chính kiến cho rằng đây là một vụ án mang màu sắc chính trị vì ông Hải tham gia bào chữa cho người hoạt động, cơ sở tôn giáo và dân oan bị nhà cầm quyền một số địa phương cướp đất. Nhà cầm quyền Việt Nam thường dùng tội danh “trốn thuế” để đàn áp người hoạt động.
——————–
Nghệ An dự kiến xử nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 17/10
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã quyết định tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử nhà hoạt động giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” vào ngày 17/10.
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ xét xử giảng viên cao đẳng Nguyễn Năng Tĩnh theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và ông sẽ phải đối mặt với mức án từ 5 đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội. Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và hai đồng nghiệp khác sẽ bào chữa cho ông tại phiên toà.
Ông Tĩnh bị công an Nghệ An bắt vào ngày 29/5 và sau đó bị khởi tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Ông bị biệt giam nhiều tháng và mới được gặp luật sư trong thời gian gần đây.
Ông Tĩnh, sinh năm 1976 tại xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu và cư trú tại xã Nghi Phú, thành phốVinh. Ông là giảng viên của trường Cao đẳng Văn hoá-Nghệ thuật Nghệ An.
Ông bị cho là “đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống nhà nước…” trên Facebook cá nhân mang tên Nguyễn Năng Tĩnh.
Nhiều người hoạt động ở Nghệ An cho biết ông Tĩnh là một người hoạt động dân chủ và nhân quyền tích cực, và cuối năm 2017 ông đã dạy cho các em trong trường học hát nhạc phẩm Trả Lại Cho Dân của nhạc sĩ Việt Khang.
Từ đầu năm đến nay, 7 nhà hoạt động và Facebooker đã bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, và có 6 người bị kết án từ 5 đến 8 năm tù giam về tội danh trên.
===== 09/10 =====
Việt Nam thúc giục Facebook, Google hợp tác để ngăn chặn làn sóng chỉ trích
Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam đang gây sức ép buộc Facebook và Google phải gỡ bỏ các thông tin trái bị cho là “sai sự thật, trái quan điểm và chủ trương của đảng và nhà nước,” và triển khai định danh tài khoản người dùng ở Hà Nội và Sài Gòn.
Theo truyền thông nhà nước cộng sản, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập đến những giải pháp trên trong việc tăng cường giám sát hoạt động trực tuyến của người dân trong một báo cáo gửi quốc hội.
Trong tháng 8, bộ này cho biết đang yêu cầu Facebook triển khai định danh tài khoản người sử dụng tại Việt Nam và chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho phía Việt Nam để ngăn chặn các tài khoản “mạo danh, xuyên tạc, và nói xấu.”
Bộ này đã đề nghị Facebook và Google thiết lập đầu mối và cơ chế hợp tác riêng cho Việt Nam để trao đổi các vấn đề còn tồn tại bao gồm: vi phạm nội dung (bao gồm cả quảng cáo), phát triển kinh tế và khai thuế, mở văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam theo luật An ninh mạng.
Phía Việt Nam công bố rằng đến thời điểm hiện tại, Google đã ngăn chặn hơn 8.000 video clip, gỡ 19 kênh có nội dung “độc hại” trên mạng xã hội còn Facebook đã gỡ bỏ 249 tài khoản giả mạo và hơn 251 link bài viết có nội dung “chống phá đảng và nhà nước.”
Chế độ cộng sản độc tài toàn trị ở Việt Nam không chấp nhận chỉ trích của giới bất đồng chính kiến, thường dùng một số điều khoản về an ninh quốc gia để bỏ tù người hoạt động ôn hoà vì những bài viết của họ trên Facebook. Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 14 người bị bắt giữ vì hoạt đăng bài phản biện trên mạng xã hội, và 9 người bị kết án tù từ 2 năm đến 8 năm tù giam, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
——————–
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh bị đánh đập trong khi kháng án
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh đã bị đánh đập một cách nghiêm trọng trong khi đang bị giam giữ trong thời gian kháng án tại trại tạm giam của Sở công an cộng sản tỉnh Bến Tre.
Theo thông tin của vợ anh tên Châu thì anh bị một tù hình sự tên Đỗ Cao Cường đánh đập gây thương tích nặng nề ở chân, tay, cổ và đầu. Trong buổi gặp giữa hai vợ chồng ngày 11/10, anh Ánh đã phải lết một chân.
Anh Ánh kể cho vợ mình biết rằng anh bị giam chung phòng với tên Cường và một người khác. Từ đầu tháng 9, tên Cường khiêu khích, chửi mắng và đe doạ giết anh. Anh Ánh đã báo cho giám thị trại giam và đề nghị đổi phòng nhưng không được đáp ứng.
Đến giữa tháng 9, sau khi đi gặp giám thị về, tên Cường trở lên hung hãn hơn, và tấn công anh Ánh. Một hôm do bị tên Cường lén đạp từ phía sau, anh bị ngã xuống và gáy của anh đập vào bệ xi măng. Cho dù anh bị bất tỉnh, tên Cường vẫn tiếp tục đè chân và tay anh. Người tù kia can ngăn nên tên Cường mới dừng lại và anh Ánh thoát khỏi cơn cuồng loạn của tên Cường.
Anh Ánh cho rằng tên Cường đã được nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre khuyến khích đánh anh với lời hứa được giảm án. Phía công an sử dụng tên Cường đánh đập anh nhằm trấn áp anh khi anh kiên quyết đòi kháng án bản án đã tuyên bởi toà án cộng sản tỉnh Bến Tre vào cuối tháng Tư năm nay.
Anh Ánh, một chủ đầm tôm ở tỉnh Bến Tre là một nhà hoạt động, thường có nhiều bài viết và live streams trên Facebook mang tên anh về những vấn đề nghiêm trọng của đất nước như Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, ô nhiễm môi trường và vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản độc tài Hà Nội.
Anh bị bắt ngày 30/8/2018 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Nửa năm sau, anh bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế trong một phiên toà bất công. Anh được nhiều tổ chức nhân quyền xếp vào danh sách tù nhân lương tâm.
——————–
Công an Quảng Bình bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Văn Thanh
Ngày 11/10, Công an thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đã thông báo việc bắt giữ khẩn cấp nhà hoạt động Nguyễn Văn Thanh với cáo buộc “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo Điều 142 của Bộ luật Hình sự.
Trước đó, trưa ngày 10/10, anh Thanh, sinh năm 1990, cho người nhà biết anh đi ra ngoài để gặp khách hàng, và sau đó anh mất tích.
Anh là một người hoạt động nhân quyền và lên tiếng chống lại những tiêu cực ở địa phương như việc lạm thu của nhiều trường học, và nhiều vấn đề của đất nước, như ô nhiễm môi trường và chủ quyền bị xâm phạm bởi Trung Quốc.
Việc bắt giữ này có thể là hành động của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình nhằm bịt miệng anh. Để nhằm câm lặng nhiều tiếng nói dũng cảm, công an Việt Nam thường đưa ra nhiều bẫy để bắt giữ người hoạt động và sử dụng những cáo buộc nguỵ tạo để tống giam họ.
===== 12/10 =====
Nghị quyết Hội nghị TW11 của ĐCSVN lờ đi việc Trung Cộng xâm lấn ở Biển Đông
Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc hội nghị trung ương 11 vào ngày 12/10 nhưng không nhắc đến việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền của đất nước ở Biển Đông.
Cả diễn văn bế mạc của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và nghị quyết của hội nghị lờ đi việc Trung Cộng đưa tàu nghiên cứu Hải Dương Địa chất 8 cùng hàng chục tàu hải cảnh bán vũ trang vào vùng biển của Việt Nam ở khu vực Bãi Tứ Chính. Nghị quyết nói “kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định” nhưng không nói thêm chi tiết.
Điều này mâu thuẫn với diễn văn khai mạc của chính ông Trọng, khi ông kêu gọi gần 200 uỷ viên trung ương nghiên cứu tình hình Biển Đông và đưa ra các giải pháp để bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Chế độ cộng sản Việt Nam đã kiên định trong việc thể hiện thái độ yếu hèn trước sự xâm lăng của Trung Cộng. Cả giàn lãnh đạo cao cấp không dám chỉ tên Trung Cộng và các hành động hung hãn của Bắc Kinh. Thậm chí, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng không dám “chỉ mặt đặt tên” khi nói về chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm trong một bài phát biểu về tranh chấp ở vùng biển giàu tài nguyên và quan trọng trong giao thương quốc tế trong cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ở New York vừa qua.
Việc ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam câm lặng trước sự xâm lăng của Trung Cộng sẽ làm cho Bắc Kinh lấn tới trong thời gian tới, và thế giới không thể lên tiếng ủng hộ Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Cộng lại tiếp tục gửi tàu nghiên cứu và tàu hải cảnh tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam, chỉ còn cách bờ biển miền Trung khoảng 100 km, đe doạ một số dự án khai thác dầu giữa Việt Nam và Ấn Độ, và tàu thuyền của Việt Nam. Bắc Kinh đã đưa giàn khoan khổng lồ Thạch Du 982 vào Biển Đông và dường như sẽ đặt nó ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tương lai gần.
Những người lên tiếng về Biển Đông vẫn đang bị đàn áp hoặc bị lực lượng dư luận viên tấn công trên mạng xã hội.
—————————
Thân nhân của 5 thành viên nhóm Hiến Pháp kiện Công an thành phố Hồ Chí Minh
Thân nhân của 5 thành viên nhóm Hiến Pháp có kế hoạch khởi kiện công an thành phố Hồ Chí Minh về việc đã bắt giữ họ một cách độc đoán, biệt giam họ trong nhiều tháng và không cho họ gặp luật sư.
Khoảng 10 thành viên của nhóm này bị bắt giữ trong thời gian từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2018, và bốn người trong số họ, ông Ngô Văn Dũng, ông Hồ Đình Cương, cô Đoàn Thị Hồng và cô Hoàng Thị Thu Vang bị cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, với mức án từ 7 đến 15 năm tù giam nếu bị kết tội. Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cũng bị cáo buộc tương tự.
Ông Trần Thanh Phương và ông Đỗ Thế Hoá bị giam giữ từ đó đến nay nhưng phía công an không công bố cáo buộc.
Ngoài ra, hai thành viên khác của nhóm là ông Lê Minh Thể, bị bắt ngày 10/10/2018 và đã bị kết án 2 năm tù giam vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 và ông Huỳnh Trương Ca bị kết án 5.5 năm tù giam về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117.
Các thành viên nhóm Hiến Pháp phổ biến quyền con người, và tham gia tích cực vào cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 ở thành phố Hồ Chí Minh.
===============
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây