Không có kinh phí
Tại phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Sơ kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013, diễn ra vào sáng ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Lê Thị Nga đề cập đến vấn đề quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tố tụng Hình sự mặc dù đã được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, như quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can để làm căn cứ chứng minh chống bức cung, nhục hình, chống oan sai; thế nhưng trên thực tế quy định này vẫn chưa được thực thi.
Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết theo báo cáo của Bộ Công an giải thích thì Bộ này không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có trang bị máy cũng như không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình…
Chỉ là cái cớ và ngụy biện?
Lướt qua trang fanpage của một số báo mạng chính thống tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận không ít ý kiến của độc giả thắc mắc rằng mỗi phòng hỏi cung vốn dĩ đã có sẵn và lắp đặt thêm một máy camera thì chẳng lẽ tốn kém lắm hay sao? Hay có người còn viện dẫn những vụ án đánh bạc nghìn tỷ, các vụ hối lộ hàng triệu đô la Mỹ (USD), hoặc những vụ án tham nhũng buộc thu hồi tài sản do tham nhũng gây ra trả lại cho Nhà nước, Chính phủ không trích từ nguồn này để đầu tư cho Bộ Công an?
Cô Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, một nạn nhân bị Công an Hà Nội đánh chết hồi năm 2011 do chạy xe không đội mũ bảo hiểm, lên tiếng với RFA rằng lý do mà Bộ Công an đưa ra là không chính đáng:
“Em nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm.”
Tôi nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm
-Cô Trịnh Kim Tiến
Bởi vì thân phụ đã bị thiệt mạng oan ức trong lúc làm việc với công an, cho nên cô Trịnh Kim Tiến còn khẳng định Bộ Công an nói không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình chỉ là cái cớ mà họ đưa ra nhằm trốn tránh, không công khai minh bạch trong quá trình điều tra án.
Trong khi đó, trên trang fanpage Thông tin Chính phủ, vào hôm 12 tháng 9, đăng tải thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một ngày trước đó ký ban hành Quyết định số 1172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trang fanpage Thông tin Chính phủ còn ghi rõ từ ngày 1/1/2020 sẽ thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Luật sư Phạm Công Út, một luật sư từng tham gia đóng góp ý kiến đề nghị đưa quy định cần lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trong phòng hỏi cung vào luật, cho RFA biết theo nhận định của ông trước thông tin vừa nêu, thì lộ trình gắn máy ghi âm, ghi hình ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam sẽ không được đồng bộ. Ông khẳng định rằng quyết định đó chỉ là ước mơ và trên thực tế thì khó thực hiện, vì kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua cho đến năm 2020, suốt 5 năm mà tại các phòng hỏi cung bị can ở thành phố lớn vẫn chưa được lắp đặt máy ghi âm, ghi hình.
Mặc dù vậy, Luật sư Phạm Công Út cho rằng báo cáo của Bộ Công an đưa ra “do không có tiền xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình” không phải là không hợp lý trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Luật sư Phạm Công Út giải thích:
“Ví dụ như có những vụ đại án với hàng vài chục bị can, bị cáo hoặc trên 100 bị can, bị cáo thì hồ sơ của những vụ án đó rất đồ sộ, khổng lồ. Rất nhiều lần lấy lời khai đối với từng người. Rất nhiều cuộc đối chất giữa người này với người khác, giữa bị can này với bị can khác…. Nếu nói bằng văn bản thì những bộ hồ sơ đó có thể lên đến hàng trăm nghìn bút lục. Đó là riêng về hồ sơ bằng giấy; 1 vụ án có thể chở đầy cả 1 xe tải.
Và nếu lấy lời khai tất cả bị can, bị cáo trong một vụ án như vậy đều bằng ghi âm, ghi hình thì dung lượng lưu trữ đối với vụ án đó rất là khủng khiếp và việc lưu trữ đó đắt đỏ hơn gấp nhiều lần so với vấn đề lắp đặt máy. Lắp đặt máy có thể chỉ một lần, nhưng có thể sử dụng trong nhiều vụ án. Nhưng lấy lời khai vụ án để lưu trữ thì một vụ án có thể nhiều lần lấy lời khai…Như thế, người ta phải tính toán đến vấn đề lưu trữ các thông tin đã thực hiện theo quy trình tố tụng, là ghi âm, ghi hình, ghi tiếng. Do đó, tôi cho rằng chỉ là mơ ước mà bước vào hiện thực thì còn khỏang thời gian khá dài để hoàn chỉnh được vấn đề này.”
Các nạn nhân trong vụ án oan sai 40 năm sau khi nhận quyết định đình chỉ tại VKS Tây Ninh hôm 04/04/19. Courtesy of Thanhnien
Luật sư Phạm Công Út còn đặc biệt lưu ý một “kẻ hở” pháp luật mà cho dù phòng hỏi cung của Cơ quan điều tra được lắp máy camera thì vẫn không tránh khỏi các tình trạng bức cung, dùng nhục hình và bị oan sai:“Một điểm không nằm trong luật, tức là khi người bị bắt giữ thì ngay lập tức đưa về công an phường để lấy lời khai. Và công an phường không phải là Cơ quan điều tra nên không có máy ghi âm, ghi hình nên tại nơi đó họ mặc sức có thể dùng bức cung, nhục hình để buộc một người nàovào phải ký vào bản nhận tội. Sau khi đã nhận tội rồi thì mới chuyển qua Cơ quan điều tra có hệ thống ghi âm, ghi hình. Và hệ thống ghi âm, ghi hình này là hợp thức hóa phần nhận tội trước đây ở tại công an phường.”
Không bao giờ hết oan sai
Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi trong quá trình tố tụng khi bắt giữ người dân theo cam kết mà Hà Nội đã ký vào các Công ước Quốc tế, như “Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là “Công ước chống tra tấn”), tuy nhiên Bộ Công an viện dẫn vì không có tiền nên chưa thực thi thì đó chỉ là “phép ngụy biện đánh tráo vấn đề”.
Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ rằng ông không có niềm tin Việt Nam sẽ thực thi quy định lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình một cách hữu hiệu:
Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được
-Luật sư Võ An Đôn
“Theo tôi, thậm chí dù có tiền, dù có phòng hỏi cung ghi hình, ghi âm gì đó thì tôi vẫn cam đoan rằng án oan không bao giờ dứt. Một thực tế mà tôi đã trải qua tại trại tạm giam Chí Hòa, thì Luật Tạm giữ Tạm giam đã có hiệu lực từ ngày 01/07/16. Vào tháng 9 năm 2016, tức là luật này có hiệu lực đã 2 tháng rồi, nhưng giới công an ở tại Trại giam Chí Hòa muốn đánh người lúc nào cũng được. Thậm chí, họ có gắn camera ghi hình ở ngoài hành lang và chính mắt tôi chứng kiến là giới công an ở Trại giam Chí Hòa lôi người tù, lôi những người tạm giam vào góc khuất để đánh. Còn chính bản thân tôi đã bị đối xử không còn quyền con người và họ đã cùm tôi suốt hai tuần lễ. Nói tóm lại là họ vi phạm Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, mặc dù luật này đã có hiệu lực.”
Blogger Nguyễn Ngọc Già và một số nhà hoạt động dân chủ ở trong nước mạnh mẽ tuyên bố rằng Chính quyền Việt Nam không thực thi pháp luật ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tố tụng đối với người dân, nhất là những người cất lên tiếng nói chính kiến hay phản đối, chống lại bất công trong xã hội. Họ nêu lên tình trạng Công an Việt Nam tùy tiện bắt giam người dân, mà trong thời gian gần đây đã có hàng loạt trường hợp như Hà Văn Nam, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng…và chắc chắn những người bị bắt giữ này sẽ tiếp tục gánh chịu những bản án oan sai.
Một số các vị luật sư ở Việt Nam thì khẳng định với RFA rằng Việt Nam có thể thực hiện đúng Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân và không để xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình, chống oan sai chỉ khi nào có tam quyền phân lập, như lời khẳng định của Luật sư Võ An Đôn:
“Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được.”
September 14, 2019
Trang bị camera cho phòng hỏi cung có giảm được oan sai?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Không có kinh phí
Tại phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Sơ kết 5 năm thi hành Hiến pháp 2013, diễn ra vào sáng ngày 11 tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Lê Thị Nga đề cập đến vấn đề quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tố tụng Hình sự mặc dù đã được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, như quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can để làm căn cứ chứng minh chống bức cung, nhục hình, chống oan sai; thế nhưng trên thực tế quy định này vẫn chưa được thực thi.
Bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết theo báo cáo của Bộ Công an giải thích thì Bộ này không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có trang bị máy cũng như không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình…
Chỉ là cái cớ và ngụy biện?
Lướt qua trang fanpage của một số báo mạng chính thống tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận không ít ý kiến của độc giả thắc mắc rằng mỗi phòng hỏi cung vốn dĩ đã có sẵn và lắp đặt thêm một máy camera thì chẳng lẽ tốn kém lắm hay sao? Hay có người còn viện dẫn những vụ án đánh bạc nghìn tỷ, các vụ hối lộ hàng triệu đô la Mỹ (USD), hoặc những vụ án tham nhũng buộc thu hồi tài sản do tham nhũng gây ra trả lại cho Nhà nước, Chính phủ không trích từ nguồn này để đầu tư cho Bộ Công an?
Cô Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, một nạn nhân bị Công an Hà Nội đánh chết hồi năm 2011 do chạy xe không đội mũ bảo hiểm, lên tiếng với RFA rằng lý do mà Bộ Công an đưa ra là không chính đáng:
“Em nghĩ ngân sách của ngành Công an là rất nhiều. Vì ngành Công an là ngành được hưởng lợi từ ngân sách số tiền rất lớn, cho nên không thể có chuyện mà họ không đủ ngân sách để lắp đặt phòng hỏi cung với hệ thống camera ghi âm, ghi hình được. Tại vì những khoản tiền lắp đặt như vậy tại mỗi đồn công an ở phường rất ít (chi phí) và số tiền không đáng so với những gì mà ngành công an được nhận hàng năm.”
Bởi vì thân phụ đã bị thiệt mạng oan ức trong lúc làm việc với công an, cho nên cô Trịnh Kim Tiến còn khẳng định Bộ Công an nói không có tiền để xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình chỉ là cái cớ mà họ đưa ra nhằm trốn tránh, không công khai minh bạch trong quá trình điều tra án.
Trong khi đó, trên trang fanpage Thông tin Chính phủ, vào hôm 12 tháng 9, đăng tải thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một ngày trước đó ký ban hành Quyết định số 1172/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trang fanpage Thông tin Chính phủ còn ghi rõ từ ngày 1/1/2020 sẽ thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Luật sư Phạm Công Út, một luật sư từng tham gia đóng góp ý kiến đề nghị đưa quy định cần lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình trong phòng hỏi cung vào luật, cho RFA biết theo nhận định của ông trước thông tin vừa nêu, thì lộ trình gắn máy ghi âm, ghi hình ở 63 tỉnh, thành tại Việt Nam sẽ không được đồng bộ. Ông khẳng định rằng quyết định đó chỉ là ước mơ và trên thực tế thì khó thực hiện, vì kể từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua cho đến năm 2020, suốt 5 năm mà tại các phòng hỏi cung bị can ở thành phố lớn vẫn chưa được lắp đặt máy ghi âm, ghi hình.
Mặc dù vậy, Luật sư Phạm Công Út cho rằng báo cáo của Bộ Công an đưa ra “do không có tiền xây dựng phòng hỏi cung có lắp đặt máy ghi âm, ghi hình” không phải là không hợp lý trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Luật sư Phạm Công Út giải thích:
“Ví dụ như có những vụ đại án với hàng vài chục bị can, bị cáo hoặc trên 100 bị can, bị cáo thì hồ sơ của những vụ án đó rất đồ sộ, khổng lồ. Rất nhiều lần lấy lời khai đối với từng người. Rất nhiều cuộc đối chất giữa người này với người khác, giữa bị can này với bị can khác…. Nếu nói bằng văn bản thì những bộ hồ sơ đó có thể lên đến hàng trăm nghìn bút lục. Đó là riêng về hồ sơ bằng giấy; 1 vụ án có thể chở đầy cả 1 xe tải.
Và nếu lấy lời khai tất cả bị can, bị cáo trong một vụ án như vậy đều bằng ghi âm, ghi hình thì dung lượng lưu trữ đối với vụ án đó rất là khủng khiếp và việc lưu trữ đó đắt đỏ hơn gấp nhiều lần so với vấn đề lắp đặt máy. Lắp đặt máy có thể chỉ một lần, nhưng có thể sử dụng trong nhiều vụ án. Nhưng lấy lời khai vụ án để lưu trữ thì một vụ án có thể nhiều lần lấy lời khai…Như thế, người ta phải tính toán đến vấn đề lưu trữ các thông tin đã thực hiện theo quy trình tố tụng, là ghi âm, ghi hình, ghi tiếng. Do đó, tôi cho rằng chỉ là mơ ước mà bước vào hiện thực thì còn khỏang thời gian khá dài để hoàn chỉnh được vấn đề này.”
Luật sư Phạm Công Út còn đặc biệt lưu ý một “kẻ hở” pháp luật mà cho dù phòng hỏi cung của Cơ quan điều tra được lắp máy camera thì vẫn không tránh khỏi các tình trạng bức cung, dùng nhục hình và bị oan sai:“Một điểm không nằm trong luật, tức là khi người bị bắt giữ thì ngay lập tức đưa về công an phường để lấy lời khai. Và công an phường không phải là Cơ quan điều tra nên không có máy ghi âm, ghi hình nên tại nơi đó họ mặc sức có thể dùng bức cung, nhục hình để buộc một người nàovào phải ký vào bản nhận tội. Sau khi đã nhận tội rồi thì mới chuyển qua Cơ quan điều tra có hệ thống ghi âm, ghi hình. Và hệ thống ghi âm, ghi hình này là hợp thức hóa phần nhận tội trước đây ở tại công an phường.”
Không bao giờ hết oan sai
Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng Việt Nam bắt buộc phải có những thay đổi trong quá trình tố tụng khi bắt giữ người dân theo cam kết mà Hà Nội đã ký vào các Công ước Quốc tế, như “Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là “Công ước chống tra tấn”), tuy nhiên Bộ Công an viện dẫn vì không có tiền nên chưa thực thi thì đó chỉ là “phép ngụy biện đánh tráo vấn đề”.
Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ rằng ông không có niềm tin Việt Nam sẽ thực thi quy định lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình một cách hữu hiệu:
“Theo tôi, thậm chí dù có tiền, dù có phòng hỏi cung ghi hình, ghi âm gì đó thì tôi vẫn cam đoan rằng án oan không bao giờ dứt. Một thực tế mà tôi đã trải qua tại trại tạm giam Chí Hòa, thì Luật Tạm giữ Tạm giam đã có hiệu lực từ ngày 01/07/16. Vào tháng 9 năm 2016, tức là luật này có hiệu lực đã 2 tháng rồi, nhưng giới công an ở tại Trại giam Chí Hòa muốn đánh người lúc nào cũng được. Thậm chí, họ có gắn camera ghi hình ở ngoài hành lang và chính mắt tôi chứng kiến là giới công an ở Trại giam Chí Hòa lôi người tù, lôi những người tạm giam vào góc khuất để đánh. Còn chính bản thân tôi đã bị đối xử không còn quyền con người và họ đã cùm tôi suốt hai tuần lễ. Nói tóm lại là họ vi phạm Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, mặc dù luật này đã có hiệu lực.”
Blogger Nguyễn Ngọc Già và một số nhà hoạt động dân chủ ở trong nước mạnh mẽ tuyên bố rằng Chính quyền Việt Nam không thực thi pháp luật ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tố tụng đối với người dân, nhất là những người cất lên tiếng nói chính kiến hay phản đối, chống lại bất công trong xã hội. Họ nêu lên tình trạng Công an Việt Nam tùy tiện bắt giam người dân, mà trong thời gian gần đây đã có hàng loạt trường hợp như Hà Văn Nam, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng…và chắc chắn những người bị bắt giữ này sẽ tiếp tục gánh chịu những bản án oan sai.
Một số các vị luật sư ở Việt Nam thì khẳng định với RFA rằng Việt Nam có thể thực hiện đúng Hiến pháp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân và không để xảy ra tình trạng bức cung, nhục hình, chống oan sai chỉ khi nào có tam quyền phân lập, như lời khẳng định của Luật sư Võ An Đôn:
“Trừ trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng độc lập và có tam quyền phân lập thì khi xét xử mới được công minh và có công lý theo đúng luật pháp. Cho nên có sửa đổi thế nào cũng như vậy. Tôi nghĩ không bao giờ thay đổi được.”