Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/7/2019
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, thể hiện sự tàn bạo của chế độ bằng cách sử dụng mật vụ và côn đồ tấn công một nhóm người hoạt động và thân nhân của tù nhân lương tâm khi họ đến Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An, nơi một nhóm tù nhân chính trị đang tuyệt thực phản đối việc họ bị đối xử vô nhân đạo.
Vào chiều ngày 12/7, một nhóm khoảng 25 nhà hoạt động và thân nhân của các tù nhân lương tâm đã đến nhà tù để thăm họ và hỗ trợ các tù nhân tuyệt thực, họ bị đánh đập tàn nhẫn và bị cướp phá tài sản bởi một nhóm bao gồm vài chục mật vụ và côn đồ. Cùng với việc gây thương tích nặng cho nhiều nhà hoạt động, những tên côn đồ cũng lấy điện thoại di động, máy ảnh và tài liệu cá nhân của một số người trong số họ và phá hủy chúng.
Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chenh và vợ là nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thủy Hạnh, Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Châu- vợ của người bảo vệ nhân quyền mới bị kết án Nguyễn Ngọc Anh, và một số người khác vẫn còn đau đớn nhiều ngày sau vụ tấn công.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an đã chính thức tuyên bố từ chối luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải quyền làm luật sư bào chữa cho cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị bắt cóc ở Bangkok vào cuối tháng 1 và bị buộc tội lạm dụng quyền lực. Động thái này rõ ràng cho thấy rằng việc buộc ông và vợ tội trốn thuế hồi đầu tháng này hoàn toàn là vụ án chính trị nhằm ngăn chặn ông hỗ trợ pháp lý cho một số vụ án nhạy cảm.
Người bảo vệ nhân quyền Trần Huỳnh Duy Thức cho biết ông tiếp tục đấu tranh chống lại việc đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân, đặc biệt là các tù nhân lương tâm trong các nhà tù trên toàn quốc. Ông cũng tiến hành tuyệt thực trong ba ngày đầu tháng 7 sau khi chính quyền ở trại tù số 6 ở Nghệ An từ chối cho ông được ra ngoài, nhưng đã chấm dứt nhịn ăn sau khi nhà tù gỡ bỏ lệnh cấm.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 08/7 =====
TNLT Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục đấu tranh chống đối xử vô nhân đạo với tù nhân
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 của Bộ công an cộng sản Việt Nam ở tỉnh Nghệ An, tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại việc việc đối xử vô nhân đạo với tù nhân và các hành vi tuỳ tiện tước đoạt quyền lợi của người tù.
Trong lần gặp gia đình ngày 06/7, ông Thức cho biết ông đã tuyệt thực vào các ngày 01-03/7 để phản đối giám thị trại giam không cho ông ra khỏi buồng giam trong giờ sinh hoạt, dẫn đến tình trạng ông gần như bị biệt giam cô lập trong buồng giam trong cái nóng thiêu đốt của miềnTrung.
Ông cũng cho biết trong ngày 03/7, giám thị trại giam đã phải ngưng việc đàn áp này, và ông lập tức ngừng tuyệt thực.
Trong hơn nửa năm trước đó, trại giam đã chặn việc trao đổi thư từ giữa ông và gia đình một cách vô lý. Ông và gia đình đã tố cáo việc vi phạm quyền lợi này của ông.
Giađình ông kêu gọi cộng đồng trong nước và quốc tế lên tiếng ủng hộ gia đình các tù nhân lương tâm đang phải chịu đàn áp trong các nhà tù khắp Việt Nam.
Gia đình cho biết ông kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và rời xa Trung cộng nếu muốn bảo vệ quyền lợi của dân tộc.
Cùng với Trại giam số 5 ở Yên Định, Thanh Hoá và An Điềm, Quảng Nam, Trại giam số 6 là nơi giam giữ hà khắc nhất Việt Nam. Nơi đây, các tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức, Đào Quang Thực và Trần Phi Dũng cùng một số người khác đang tuyệt thực sang ngày thứ 29 để phản đối việc giám thị cho người tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam khi nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C.
Hai tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Văn Điển cũng đang tuyệt thực ở Trại giam số 5.
===== 09/7 =====
Đại tá công an chỉ bị tù treo sau khi đánh anh trai đến chết
Cựu đại tá công an cộng sản Nguyễn Anh Tuấnchỉ bị án tù treo sau khi cùng con trai Nguyễn Đức Bình đánh đập vợ chồng người anh trai Nguyễn Mạnh Hồng dẫn đến người này tử vong sau đó một tháng.
Trong phiên toà phúc thẩm ngày 05/7, toà án cộng sản tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử viên cựu đại tá công an với cáo buộc “Cố ý gây thương tích.”Kẻ thủ ác chỉ bị án tù treo 30 tháng còn con trai hắn chỉ bị 24 tháng tù treo. Ngoài ra, Tuấn phải bồi thường 150 triệu đồng ($63.830) cho gia đình anh trai.
Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn trong việc xây dựng và sử dụng nhà từ đường, Tuấn, 60 tuổicùng contrai 25 tuổidùng búa đinh đánh vợ chồng ông Hồng, 62 tuổi, trong chiều ngày 9/3/2018. Ông Hồng được đưa đi cấp cứu nhưng chết vào ngày 12/4 vì vết thương quá nặng.
Tại toà, Tuấn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội vàxin giảm nhẹ hình phạt nhưng toà bác bỏ.
Nhiềungười bình luận bản án dành cho tên cựu sỹ quan công an cao cấp và con trai quá nhẹ, thậm chí Bình còn không thèm có mặt tại phiên toà phúc thẩm. Đó là chưa kể người bị hại là anh trai của bị cáo.
Nếu là dân thường thì chắc chắn hai cha con sẽ kết tội theo tội danh “giết người” và sẽ bị tù nhiều năm.
Chế độ cộng sản thường áp dụng luật pháp nghiêm khắc đối với dân thường và giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, nhưng lại đưa những bản án nhẹ hều đối với kẻ phạm tội là quan chức nhà nước, đặc biệt là công an.
Gần đây, một số tướng lãnh và sỹ quan cao cấp của lực lượng công an cộng sản cũng nhận những mức án tượng trưng cho những sai phạm nghiêm trọng mà họ phạm phải.
==== 10/7 =====
Thủ tướng Nam Hàn xin lỗi vụ cô dâu Việt bị chồng hành hung
Theo hãng thông tân Yonhap, Thủ tướng Nam Hàn Lee Nak-yon đã xin lỗi và hứa sẽ bảo vệ quyền lợi và an ninh của người Việt đang sinh sống và làm việc tại quốc gia này.
Ông thủ tướng đã đưa ra lời xin lỗi về vụ bạo hành của công dân nước này đối với người vợ quốc tịch Việt Nam trong buổi gặp với Bộ trưởng công an cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại thủ đô Soul vào ngày 08/7.
Báo chí Nam Hàn đã đăng tải nhiều bài viết về vụ bạo hành xảy ra ngày 04/7 tại một gia đình ở Yeongam, tỉnh Nam Jeolla với chồng là dân bản địa còn cô vợ đến từ Việt Nam. Người đàn ông 36 tuổi đã đánh vợ trong khoảng 3 giờ đồng hồ: trong video, anh ta liên tục mắng nhiếc, đấm đá và thậm chí dùng chai rượu đánh vợ, mặc cho đứa con trai 2 tuổi đứng khóc bên cạnh. Nạn nhân sau đó ngồi xuống ôm đầu nhưng vẫn bị hung thủ đấm nhiều phát vào mặt và sườn.
Một người quen của nạn nhân báo cảnh sát và ngày 06/7, cảnh sát bắt giữ người chồng vì lo ngại ông này bỏ trốn. Thủ phạm bị đưa đến tòa để nghe quyết định bắt tạm giam. Tại phiên tòa, người này thừa nhận đánh vợ thêm 2 lần khác vào hồi tháng 4 và ngày 25/6.
Ngoài tội hành hung, người chồng còn bị buộc tội ngược đãi trẻ em khi đánh vợ ngay trước mặt đứa con 2 tuổi. Người vợ đang được chữa trị tại bệnh viện.
Cô được Bộ trưởng Bình đẳng giới NamHàn Jin Sun-mee đến thăm và hỗ trợ. Bà bộ trưởng nói chính phủ sẽ nâng cao nỗ lực đảm bảo cô được phục hồi.
Bà này cũng cam kết sẽ thành lập một “đội hỗ trợ khẩn cấp” để hỗ trợ cho nạn nhân và các thành viên gia đình cô. Điều này sẽ giúp cô được nhận một số hỗ trợ như tư vấn pháp lý và phiên dịch.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là với phụ nữ nước ngoài chuyển tới Hàn Quốc sau khi kết hôn với người bản địa nổi lên như một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở xứ kim chi nhiều năm trở lại đây.Các cô dâu ngoại quốc chủ yếu đến từ Việt Nam, Campuchia, vànhiềunước khácở Đông Nam Á.
===== 11/7 =====
Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải bị từ chối bào chữa cho cựu TNLT Trương Duy Nhất
Bộ Công an từ chối hồ sơ đăng ký bào chữa cho bị can Trương Duy Nhấtcủa luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải trong vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”xảy ra tại văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng.
Cơ qua cảnh sát điều tra của bộ này cho rằng luật sư Hải không đủ điều kiện đăng ký bào chữa cho cựutù nhân lương tâmNhất, người bị bắt cóc ở Bangkok vào cuối tháng 1 sau khi đăng ký xin quy chế tỵ nạn chính trị với văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về người tỵ nạn ở Thái Lan.
Phíacông an chỉ ra nguyên nhân cụ thể là ông Hải đã bị khởi tố bị can về tội trốn thuế tại quyết định khởi tố bị can số 84/PC03 ngày 21-6-2019 của công an tỉnh Khánh Hòa.
Như vậy, có thể mục đích của việc khởi tố bị can, khởi tố vụ án và áp dụng việc hạn chế đi lại cũng như cấm xuất cảnh đối với ông Hải và vợ ông là nhằm ngăn cản ông tham gia bào chữa cho ông Nhất, người đang bị cáo buộc gây thất thoát tài sản nhà nước trong vụ án có liên quan đến cựu thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm.”
Ngày 02/7, công an Khánh Hoà đã khám nhà ông Hải và văn phòng Luật ở Hà Nội nơi ông làm trưởng đại điện và vợ ông làm giám đốc công ty, tịch thu nhiều tài liệu và tiền mặt không liên quan đến vụ ông và vợ bị cáo buộc mua một ngôi nhà ở Khánh Hoà năm 2016 với mức giá thấp hơn giá thị trường, qua đó giúp người mua giảm số tiền thuế khoảng 276 triệu.
Đây là một vụ án chính trị, hình sự hoá một giao dịch dân sự, theo nhiều nhà hoạt động và luật gia.
Sau khi bị cấm xuất cảnh, ông Hải tuyên bố tạm dừng các hoạt động tư vấn pháp lý. Trước đó, ông ký hợp đồng tư vấn pháp lý cho nhiều nhà hoạt động như Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ, và một số vụ dân oan bị cướp đất như Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Đồng Tâm…
===== 12/7 =====
Nhóm hoạt động đến Trại giam số 6 ủng hộ TNLT, bị Công an Nghệ An đánh đập, cướp tài sản
Nhà cầm quyền Nghệ An đã đàn áp, đánh đập và cướp tài sản của một nhóm người hoạt động từ Hà Nội vào Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương) để ủng hộ nhiều tù nhân lương tâm đang tuyệt thực tại đây.
Nhữngngười bị đánh đập với nhiều thương tích trên mặt, đầu, và thân thể là nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh và vợ ông, nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, bà Nguyễn Nguyên Bình- con gái cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trương Dũng, cựu tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm và nhiều người khác.
Những kẻ tấn công là công an tỉnh Nghệ An, huyện Thanh Chương và dân phòng cùng côn đồ. Một số nhà hoạt động còn cho biết nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An còn sử dụng một số tù thường phạm, những người bị kết tội buôn bán ma tuý và giết người, để hành hung khoảng 15 người, đa số đến từ Hà Nội và tỉnh Nghệ An.
Mật vụ và côn đồ còn cướp thiết bị của nhiều người, ông Chênh bị cướp toàn bộ đồ nghề chụp ảnh và điện thoại. Một số người còn bị cướp giấy tờ cá nhân.
Cuộc tấn công xảy ra khi đoàn người mới đến cổng Trại giam số 6. Sau khi đánh đập họ, nhà cầm quyền Nghệ An buộc họ phải rời khỏi khu vực và lên xe quay trở lại Hà Nội.
Công an cũng đánh đập và cướp điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Thanh- vợ tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, bà Dương Thị Tân, cô Châu- vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh, và cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng, và bắt họ phải ra sân bay Vinh để quay về thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, vẫn chưa có tin tức thêm về cuộc tuyệt thực của nhiều tù nhân lương tâm trong trại giam này, trong đó có các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Trần Phi Dũng và Nguyễn Văn Túc. Cả 4 người này đang thụ án tù từ 11 đến 15 năm tù vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.” Họ đã tuyệt thực từ 10/6 để phản đối việc trại giam tháo dỡ tất cả quạt điện trong phòng giam của họ trong điều kiện mùa hè nóng trên 40 độ C ở miền Trung.
Trại giam số 6 là địa ngục đối với tù nhân lương tâm trong khi Nghệ An là nơi mà nhiều người hoạt động từng bị bắt cóc và đánh đập, cướp tài sản. Nạn nhân bao gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ Nguyễn Trung Trực.
===== 13/7 =====
Hai sỹ quan công an chỉ bị án tù 8 năm về tội đánh người đến chết
Toà án Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ kết tội “cố ý gây thương tích” đối với hai bị cáo là cựu sỹ quan công an Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anhvà kết án mỗi người 8 năm về việc đã đánh ông Nguyễn Chí Hiếuđến chết.
Trong phiên toà sơ thẩm ngày 10/7/2019, toà án cũng buộc hai cựu sỹ quan công an bồi thường gia đình nạn nhân 350 triệu đồng.
Theo hồ sơ vụ án,tối hôm 9/8/2018, Tuấn Anh cùng bảy công an quận Ô Môn đi tuần tra ở quận. Đến khuya cùng ngày, nhóm công an phát hiện anh Hiếu “có biểu hiện say rượu, chạy xe gắn máy lạng lách” nên yêu cầu dừng xe lại kiểm tra.
Nhóm công an bắt ép anh Hiếu đưa về trụ sở Công an phường Phước Thới làm việc. Tại đây, anh Hiếu cho rằng mình không vi phạm nên không ký biên bản.Liền sau đó, Bùi Đức Nghĩavà Tuấn Anhlao vào đánh anh, rồi đưa anh ra ngoài đường để tiếp tục đánh.
Bất tỉnh, anh Hiếu sau đó thiếp đi bên vệ đường. Thức dậy vào sáng hôm sau, anh gọi điện kể cho bạn nghe và nhờ chở đi bệnh viện. Tuy nhiên, sau ba ngày chữa trị, anh Hiếu qua đời.
Kết quả giám định pháp y xác định “nạn nhân tử vong do bị tác động của vật cứng vào vùng bụng với một lực mạnh” và “Nguyên nhân tử vong của nạn nhân là suy đa cơ quan do vỡ tá tràng D3. Cụ thể, tá tràng D3 nằm ngang, sâu trong bụng nếu có một lực tác động đủ mạnh vào bụng hoặc hông đều gây vỡ tá tràng>”
Tạiphiên toà,hai công an này vẫn đổ lỗi cho nhau về trách nhiệm đánh người vi phạm giao thông dẫn đến chết. Hai bị cáo chỉ thừa nhận đã “thực hiện sai quy trình nghiệp vụ” và cho rằng nạn nhân chết không phải do họ.
Gia đình nạn nhân cho rằng bản án đối với hai cựu công an quá nhẹ nên sẽ kháng cáo.
———————
Thêm một nghi can bị chết trong đồn công an ở Hậu Giang
Lại thêm một người dân thường bị chết trong đồn công an, và nạn nhân này tên là Lê Thanh Hiền có quê quán tại ấp Tân Đức A, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
Anh Hiền, cộng tác viên của một tờ báo, bị chết trong trụ sở công an huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.
Theo đại ta Phan Thanh Minh, trưởng công an huyện Vị Thuỷ, thì anh Hiền, sinh năm 1986, bị bắt ngày 10/7 vì là nghi phạm của một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ tháng 2 năm nay. Anh bị công an Vị Thủy phát đi thông báotruy nã ngày 17/6/2019.
Đại tá Minh cũng nói rằng anh Hiền tự tử trong đồn công an và ngay sau khi phát hiện, công an
đã cấp tốc đưa anh đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế của huyện nhưng anhchết sau đó. Ôngnày cũng nói công an và viện kiểm sát của địa phương đang điều tra vụ việc.
Phíacông an Vị Thuỷ cho hay hiệnxác anh Hiền đã được chuyển cho gia đình ở Bến Tre để mai táng.Trước đó, anh sống với vợ là chị Đ.T.M.N. ở huyện Vị Thủy.
Báo chí lề đảng không thấy nói kết quả khám nghiệm tử thi, nên không rõ anh Hiền có bị tra tấn không.
Hàng trăm người chết hay bị thương tích nghiêm trọng trong đồn công an trong thời gian điều tra hay trong nhà tù trong vài năm gần đây. Phía công an nói bệnh tật và tự tử là nguyên nhân chính của những cái chết này trong khi gia đình của nhiều người nghi ngờ rằng họ bị tra tấn đến chết.
Tra tấn mang tính hệ thống ở Việt Nam, theo báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW), kể cả khi Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế chống Tra tấn năm 2014.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
July 14, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 28 từ ngày 08 đến 14/7/2019: Nhiều nhà hoạt động, thân nhân tù nhân lương tâm bị đánh đập dã man ở Trại giam số 6
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/7/2019
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, thể hiện sự tàn bạo của chế độ bằng cách sử dụng mật vụ và côn đồ tấn công một nhóm người hoạt động và thân nhân của tù nhân lương tâm khi họ đến Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An, nơi một nhóm tù nhân chính trị đang tuyệt thực phản đối việc họ bị đối xử vô nhân đạo.
Vào chiều ngày 12/7, một nhóm khoảng 25 nhà hoạt động và thân nhân của các tù nhân lương tâm đã đến nhà tù để thăm họ và hỗ trợ các tù nhân tuyệt thực, họ bị đánh đập tàn nhẫn và bị cướp phá tài sản bởi một nhóm bao gồm vài chục mật vụ và côn đồ. Cùng với việc gây thương tích nặng cho nhiều nhà hoạt động, những tên côn đồ cũng lấy điện thoại di động, máy ảnh và tài liệu cá nhân của một số người trong số họ và phá hủy chúng.
Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chenh và vợ là nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thủy Hạnh, Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Châu- vợ của người bảo vệ nhân quyền mới bị kết án Nguyễn Ngọc Anh, và một số người khác vẫn còn đau đớn nhiều ngày sau vụ tấn công.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an đã chính thức tuyên bố từ chối luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải quyền làm luật sư bào chữa cho cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị bắt cóc ở Bangkok vào cuối tháng 1 và bị buộc tội lạm dụng quyền lực. Động thái này rõ ràng cho thấy rằng việc buộc ông và vợ tội trốn thuế hồi đầu tháng này hoàn toàn là vụ án chính trị nhằm ngăn chặn ông hỗ trợ pháp lý cho một số vụ án nhạy cảm.
Người bảo vệ nhân quyền Trần Huỳnh Duy Thức cho biết ông tiếp tục đấu tranh chống lại việc đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân, đặc biệt là các tù nhân lương tâm trong các nhà tù trên toàn quốc. Ông cũng tiến hành tuyệt thực trong ba ngày đầu tháng 7 sau khi chính quyền ở trại tù số 6 ở Nghệ An từ chối cho ông được ra ngoài, nhưng đã chấm dứt nhịn ăn sau khi nhà tù gỡ bỏ lệnh cấm.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 08/7 =====
TNLT Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục đấu tranh chống đối xử vô nhân đạo với tù nhân
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 của Bộ công an cộng sản Việt Nam ở tỉnh Nghệ An, tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại việc việc đối xử vô nhân đạo với tù nhân và các hành vi tuỳ tiện tước đoạt quyền lợi của người tù.
Trong lần gặp gia đình ngày 06/7, ông Thức cho biết ông đã tuyệt thực vào các ngày 01-03/7 để phản đối giám thị trại giam không cho ông ra khỏi buồng giam trong giờ sinh hoạt, dẫn đến tình trạng ông gần như bị biệt giam cô lập trong buồng giam trong cái nóng thiêu đốt của miềnTrung.
Ông cũng cho biết trong ngày 03/7, giám thị trại giam đã phải ngưng việc đàn áp này, và ông lập tức ngừng tuyệt thực.
Trong hơn nửa năm trước đó, trại giam đã chặn việc trao đổi thư từ giữa ông và gia đình một cách vô lý. Ông và gia đình đã tố cáo việc vi phạm quyền lợi này của ông.
Giađình ông kêu gọi cộng đồng trong nước và quốc tế lên tiếng ủng hộ gia đình các tù nhân lương tâm đang phải chịu đàn áp trong các nhà tù khắp Việt Nam.
Gia đình cho biết ông kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và rời xa Trung cộng nếu muốn bảo vệ quyền lợi của dân tộc.
Cùng với Trại giam số 5 ở Yên Định, Thanh Hoá và An Điềm, Quảng Nam, Trại giam số 6 là nơi giam giữ hà khắc nhất Việt Nam. Nơi đây, các tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức, Đào Quang Thực và Trần Phi Dũng cùng một số người khác đang tuyệt thực sang ngày thứ 29 để phản đối việc giám thị cho người tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam khi nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C.
Hai tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Văn Điển cũng đang tuyệt thực ở Trại giam số 5.
===== 09/7 =====
Đại tá công an chỉ bị tù treo sau khi đánh anh trai đến chết
Cựu đại tá công an cộng sản Nguyễn Anh Tuấnchỉ bị án tù treo sau khi cùng con trai Nguyễn Đức Bình đánh đập vợ chồng người anh trai Nguyễn Mạnh Hồng dẫn đến người này tử vong sau đó một tháng.
Trong phiên toà phúc thẩm ngày 05/7, toà án cộng sản tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử viên cựu đại tá công an với cáo buộc “Cố ý gây thương tích.”Kẻ thủ ác chỉ bị án tù treo 30 tháng còn con trai hắn chỉ bị 24 tháng tù treo. Ngoài ra, Tuấn phải bồi thường 150 triệu đồng ($63.830) cho gia đình anh trai.
Theo hồ sơ vụ án, do mâu thuẫn trong việc xây dựng và sử dụng nhà từ đường, Tuấn, 60 tuổicùng contrai 25 tuổidùng búa đinh đánh vợ chồng ông Hồng, 62 tuổi, trong chiều ngày 9/3/2018. Ông Hồng được đưa đi cấp cứu nhưng chết vào ngày 12/4 vì vết thương quá nặng.
Tại toà, Tuấn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội vàxin giảm nhẹ hình phạt nhưng toà bác bỏ.
Nhiềungười bình luận bản án dành cho tên cựu sỹ quan công an cao cấp và con trai quá nhẹ, thậm chí Bình còn không thèm có mặt tại phiên toà phúc thẩm. Đó là chưa kể người bị hại là anh trai của bị cáo.
Nếu là dân thường thì chắc chắn hai cha con sẽ kết tội theo tội danh “giết người” và sẽ bị tù nhiều năm.
Chế độ cộng sản thường áp dụng luật pháp nghiêm khắc đối với dân thường và giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, nhưng lại đưa những bản án nhẹ hều đối với kẻ phạm tội là quan chức nhà nước, đặc biệt là công an.
Gần đây, một số tướng lãnh và sỹ quan cao cấp của lực lượng công an cộng sản cũng nhận những mức án tượng trưng cho những sai phạm nghiêm trọng mà họ phạm phải.
==== 10/7 =====
Thủ tướng Nam Hàn xin lỗi vụ cô dâu Việt bị chồng hành hung
Theo hãng thông tân Yonhap, Thủ tướng Nam Hàn Lee Nak-yon đã xin lỗi và hứa sẽ bảo vệ quyền lợi và an ninh của người Việt đang sinh sống và làm việc tại quốc gia này.
Ông thủ tướng đã đưa ra lời xin lỗi về vụ bạo hành của công dân nước này đối với người vợ quốc tịch Việt Nam trong buổi gặp với Bộ trưởng công an cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại thủ đô Soul vào ngày 08/7.
Báo chí Nam Hàn đã đăng tải nhiều bài viết về vụ bạo hành xảy ra ngày 04/7 tại một gia đình ở Yeongam, tỉnh Nam Jeolla với chồng là dân bản địa còn cô vợ đến từ Việt Nam. Người đàn ông 36 tuổi đã đánh vợ trong khoảng 3 giờ đồng hồ: trong video, anh ta liên tục mắng nhiếc, đấm đá và thậm chí dùng chai rượu đánh vợ, mặc cho đứa con trai 2 tuổi đứng khóc bên cạnh. Nạn nhân sau đó ngồi xuống ôm đầu nhưng vẫn bị hung thủ đấm nhiều phát vào mặt và sườn.
Một người quen của nạn nhân báo cảnh sát và ngày 06/7, cảnh sát bắt giữ người chồng vì lo ngại ông này bỏ trốn. Thủ phạm bị đưa đến tòa để nghe quyết định bắt tạm giam. Tại phiên tòa, người này thừa nhận đánh vợ thêm 2 lần khác vào hồi tháng 4 và ngày 25/6.
Ngoài tội hành hung, người chồng còn bị buộc tội ngược đãi trẻ em khi đánh vợ ngay trước mặt đứa con 2 tuổi. Người vợ đang được chữa trị tại bệnh viện.
Cô được Bộ trưởng Bình đẳng giới NamHàn Jin Sun-mee đến thăm và hỗ trợ. Bà bộ trưởng nói chính phủ sẽ nâng cao nỗ lực đảm bảo cô được phục hồi.
Bà này cũng cam kết sẽ thành lập một “đội hỗ trợ khẩn cấp” để hỗ trợ cho nạn nhân và các thành viên gia đình cô. Điều này sẽ giúp cô được nhận một số hỗ trợ như tư vấn pháp lý và phiên dịch.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là với phụ nữ nước ngoài chuyển tới Hàn Quốc sau khi kết hôn với người bản địa nổi lên như một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở xứ kim chi nhiều năm trở lại đây.Các cô dâu ngoại quốc chủ yếu đến từ Việt Nam, Campuchia, vànhiềunước khácở Đông Nam Á.
===== 11/7 =====
Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải bị từ chối bào chữa cho cựu TNLT Trương Duy Nhất
Bộ Công an từ chối hồ sơ đăng ký bào chữa cho bị can Trương Duy Nhấtcủa luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải trong vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”xảy ra tại văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng.
Cơ qua cảnh sát điều tra của bộ này cho rằng luật sư Hải không đủ điều kiện đăng ký bào chữa cho cựutù nhân lương tâmNhất, người bị bắt cóc ở Bangkok vào cuối tháng 1 sau khi đăng ký xin quy chế tỵ nạn chính trị với văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về người tỵ nạn ở Thái Lan.
Phíacông an chỉ ra nguyên nhân cụ thể là ông Hải đã bị khởi tố bị can về tội trốn thuế tại quyết định khởi tố bị can số 84/PC03 ngày 21-6-2019 của công an tỉnh Khánh Hòa.
Như vậy, có thể mục đích của việc khởi tố bị can, khởi tố vụ án và áp dụng việc hạn chế đi lại cũng như cấm xuất cảnh đối với ông Hải và vợ ông là nhằm ngăn cản ông tham gia bào chữa cho ông Nhất, người đang bị cáo buộc gây thất thoát tài sản nhà nước trong vụ án có liên quan đến cựu thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm.”
Ngày 02/7, công an Khánh Hoà đã khám nhà ông Hải và văn phòng Luật ở Hà Nội nơi ông làm trưởng đại điện và vợ ông làm giám đốc công ty, tịch thu nhiều tài liệu và tiền mặt không liên quan đến vụ ông và vợ bị cáo buộc mua một ngôi nhà ở Khánh Hoà năm 2016 với mức giá thấp hơn giá thị trường, qua đó giúp người mua giảm số tiền thuế khoảng 276 triệu.
Đây là một vụ án chính trị, hình sự hoá một giao dịch dân sự, theo nhiều nhà hoạt động và luật gia.
Sau khi bị cấm xuất cảnh, ông Hải tuyên bố tạm dừng các hoạt động tư vấn pháp lý. Trước đó, ông ký hợp đồng tư vấn pháp lý cho nhiều nhà hoạt động như Nguyễn Văn Đài, Cù Huy Hà Vũ, và một số vụ dân oan bị cướp đất như Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Đồng Tâm…
===== 12/7 =====
Nhóm hoạt động đến Trại giam số 6 ủng hộ TNLT, bị Công an Nghệ An đánh đập, cướp tài sản
Nhà cầm quyền Nghệ An đã đàn áp, đánh đập và cướp tài sản của một nhóm người hoạt động từ Hà Nội vào Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương) để ủng hộ nhiều tù nhân lương tâm đang tuyệt thực tại đây.
Nhữngngười bị đánh đập với nhiều thương tích trên mặt, đầu, và thân thể là nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh và vợ ông, nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, bà Nguyễn Nguyên Bình- con gái cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trương Dũng, cựu tù nhân lương tâm Trịnh Bá Khiêm và nhiều người khác.
Những kẻ tấn công là công an tỉnh Nghệ An, huyện Thanh Chương và dân phòng cùng côn đồ. Một số nhà hoạt động còn cho biết nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An còn sử dụng một số tù thường phạm, những người bị kết tội buôn bán ma tuý và giết người, để hành hung khoảng 15 người, đa số đến từ Hà Nội và tỉnh Nghệ An.
Mật vụ và côn đồ còn cướp thiết bị của nhiều người, ông Chênh bị cướp toàn bộ đồ nghề chụp ảnh và điện thoại. Một số người còn bị cướp giấy tờ cá nhân.
Cuộc tấn công xảy ra khi đoàn người mới đến cổng Trại giam số 6. Sau khi đánh đập họ, nhà cầm quyền Nghệ An buộc họ phải rời khỏi khu vực và lên xe quay trở lại Hà Nội.
Công an cũng đánh đập và cướp điện thoại của bà Nguyễn Thị Kim Thanh- vợ tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, bà Dương Thị Tân, cô Châu- vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh, và cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng, và bắt họ phải ra sân bay Vinh để quay về thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, vẫn chưa có tin tức thêm về cuộc tuyệt thực của nhiều tù nhân lương tâm trong trại giam này, trong đó có các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Trần Phi Dũng và Nguyễn Văn Túc. Cả 4 người này đang thụ án tù từ 11 đến 15 năm tù vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.” Họ đã tuyệt thực từ 10/6 để phản đối việc trại giam tháo dỡ tất cả quạt điện trong phòng giam của họ trong điều kiện mùa hè nóng trên 40 độ C ở miền Trung.
Trại giam số 6 là địa ngục đối với tù nhân lương tâm trong khi Nghệ An là nơi mà nhiều người hoạt động từng bị bắt cóc và đánh đập, cướp tài sản. Nạn nhân bao gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ Nguyễn Trung Trực.
===== 13/7 =====
Hai sỹ quan công an chỉ bị án tù 8 năm về tội đánh người đến chết
Toà án Nhân dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ kết tội “cố ý gây thương tích” đối với hai bị cáo là cựu sỹ quan công an Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anhvà kết án mỗi người 8 năm về việc đã đánh ông Nguyễn Chí Hiếuđến chết.
Trong phiên toà sơ thẩm ngày 10/7/2019, toà án cũng buộc hai cựu sỹ quan công an bồi thường gia đình nạn nhân 350 triệu đồng.
Theo hồ sơ vụ án,tối hôm 9/8/2018, Tuấn Anh cùng bảy công an quận Ô Môn đi tuần tra ở quận. Đến khuya cùng ngày, nhóm công an phát hiện anh Hiếu “có biểu hiện say rượu, chạy xe gắn máy lạng lách” nên yêu cầu dừng xe lại kiểm tra.
Nhóm công an bắt ép anh Hiếu đưa về trụ sở Công an phường Phước Thới làm việc. Tại đây, anh Hiếu cho rằng mình không vi phạm nên không ký biên bản.Liền sau đó, Bùi Đức Nghĩavà Tuấn Anhlao vào đánh anh, rồi đưa anh ra ngoài đường để tiếp tục đánh.
Bất tỉnh, anh Hiếu sau đó thiếp đi bên vệ đường. Thức dậy vào sáng hôm sau, anh gọi điện kể cho bạn nghe và nhờ chở đi bệnh viện. Tuy nhiên, sau ba ngày chữa trị, anh Hiếu qua đời.
Kết quả giám định pháp y xác định “nạn nhân tử vong do bị tác động của vật cứng vào vùng bụng với một lực mạnh” và “Nguyên nhân tử vong của nạn nhân là suy đa cơ quan do vỡ tá tràng D3. Cụ thể, tá tràng D3 nằm ngang, sâu trong bụng nếu có một lực tác động đủ mạnh vào bụng hoặc hông đều gây vỡ tá tràng>”
Tạiphiên toà,hai công an này vẫn đổ lỗi cho nhau về trách nhiệm đánh người vi phạm giao thông dẫn đến chết. Hai bị cáo chỉ thừa nhận đã “thực hiện sai quy trình nghiệp vụ” và cho rằng nạn nhân chết không phải do họ.
Gia đình nạn nhân cho rằng bản án đối với hai cựu công an quá nhẹ nên sẽ kháng cáo.
———————
Thêm một nghi can bị chết trong đồn công an ở Hậu Giang
Lại thêm một người dân thường bị chết trong đồn công an, và nạn nhân này tên là Lê Thanh Hiền có quê quán tại ấp Tân Đức A, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
Anh Hiền, cộng tác viên của một tờ báo, bị chết trong trụ sở công an huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang.
Theo đại ta Phan Thanh Minh, trưởng công an huyện Vị Thuỷ, thì anh Hiền, sinh năm 1986, bị bắt ngày 10/7 vì là nghi phạm của một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ tháng 2 năm nay. Anh bị công an Vị Thủy phát đi thông báotruy nã ngày 17/6/2019.
Đại tá Minh cũng nói rằng anh Hiền tự tử trong đồn công an và ngay sau khi phát hiện, công an
đã cấp tốc đưa anh đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế của huyện nhưng anhchết sau đó. Ôngnày cũng nói công an và viện kiểm sát của địa phương đang điều tra vụ việc.
Phíacông an Vị Thuỷ cho hay hiệnxác anh Hiền đã được chuyển cho gia đình ở Bến Tre để mai táng.Trước đó, anh sống với vợ là chị Đ.T.M.N. ở huyện Vị Thủy.
Báo chí lề đảng không thấy nói kết quả khám nghiệm tử thi, nên không rõ anh Hiền có bị tra tấn không.
Hàng trăm người chết hay bị thương tích nghiêm trọng trong đồn công an trong thời gian điều tra hay trong nhà tù trong vài năm gần đây. Phía công an nói bệnh tật và tự tử là nguyên nhân chính của những cái chết này trong khi gia đình của nhiều người nghi ngờ rằng họ bị tra tấn đến chết.
Tra tấn mang tính hệ thống ở Việt Nam, theo báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW), kể cả khi Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế chống Tra tấn năm 2014.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây