Một người đàn ông đã chết bất ngờ sau khi đến Công an thành phố Chí Linh, Hải Dương, để tự thú về việc trộm cắp tài sản. Truyền thông trong nước trích nguồn tin từ gia đình nạn nhân và loan tin này hôm 15/6.
Theo thông tin từ gia đình nạn nhân Nguyễn Xuân Thắng (40 tuổi), ông Thắng đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của một gia đình ở TP Chí Linh và cũng là người quen của gia đình ông Thắng với số tiền khoảng 50 triệu đồng.
Đến sáng ngày 13 tháng 6, ông Thắng cùng người nhà đến trụ sở Công an TP Chí Linh để tự thú. Tuy nhiên, đến khoảng 8 giờ tối cùng ngày, cơ quan công an thông báo với gia đình rằng ông Thắng đã tử vong trong quá trình hỏi cung. Hình thức tự tử được công an cho gia đình biết là dùng dây điện bình đun nước gí vào ổ cắm điện tại phòng hỏi cung, sau đó gí vào tay và ngực. Gia đình ông Thắng cho báo chí biết họ không đồng ý với lời giải thích của Công an thành phố.
Gia đình ông Thắng cho báo chí biết, gia đình chỉ thấy thi thể của ông Thắng trong nhà xác Trung tâm Y tế TP Chí Linh.
Tuổi Trẻ trích lời Đại tá Vũ Thanh Chương – Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương – cho biết công an tỉnh đã nắm được thông tin và sẽ giao cơ quan điều tra của tỉnh xác minh.
Tình trạng nghi phạm chết trong đồn công an được dư luận chú ý nhiều trong những năm gần đây.
Thống kê của RFA dựa trên những thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, có ít nhất 11 người dân chết trong đồn công an trong năm 2018. Công an thường giải thích các trường hợp chết trong đồn công an là do nạn nhân tự tử.
Trong phiên điều trần trước UN về việc thực hiện Công ước chống tra tấn vào tháng 11/2018, đại diện Bộ Công An cho biết: “Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam. Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%. Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro; hoặc có 1 trường hợp là tự tử”
Trong buổi điều trần trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị hồi tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Công an cho biết một trong các nguyên nhân dẫn đến tự tử là do “phạm nhân day dứt, dằn vặt về các hành vi phạm tội của mình, dẫn đến bị quan mà tự tử”.
June 15, 2019
Một người chết ở đồn công an sau khi đến tự thú
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một người đàn ông đã chết bất ngờ sau khi đến Công an thành phố Chí Linh, Hải Dương, để tự thú về việc trộm cắp tài sản. Truyền thông trong nước trích nguồn tin từ gia đình nạn nhân và loan tin này hôm 15/6.
Theo thông tin từ gia đình nạn nhân Nguyễn Xuân Thắng (40 tuổi), ông Thắng đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của một gia đình ở TP Chí Linh và cũng là người quen của gia đình ông Thắng với số tiền khoảng 50 triệu đồng.
Đến sáng ngày 13 tháng 6, ông Thắng cùng người nhà đến trụ sở Công an TP Chí Linh để tự thú. Tuy nhiên, đến khoảng 8 giờ tối cùng ngày, cơ quan công an thông báo với gia đình rằng ông Thắng đã tử vong trong quá trình hỏi cung. Hình thức tự tử được công an cho gia đình biết là dùng dây điện bình đun nước gí vào ổ cắm điện tại phòng hỏi cung, sau đó gí vào tay và ngực. Gia đình ông Thắng cho báo chí biết họ không đồng ý với lời giải thích của Công an thành phố.
Gia đình ông Thắng cho báo chí biết, gia đình chỉ thấy thi thể của ông Thắng trong nhà xác Trung tâm Y tế TP Chí Linh.
Tuổi Trẻ trích lời Đại tá Vũ Thanh Chương – Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương – cho biết công an tỉnh đã nắm được thông tin và sẽ giao cơ quan điều tra của tỉnh xác minh.
Tình trạng nghi phạm chết trong đồn công an được dư luận chú ý nhiều trong những năm gần đây.
Thống kê của RFA dựa trên những thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, có ít nhất 11 người dân chết trong đồn công an trong năm 2018. Công an thường giải thích các trường hợp chết trong đồn công an là do nạn nhân tự tử.
Trong phiên điều trần trước UN về việc thực hiện Công ước chống tra tấn vào tháng 11/2018, đại diện Bộ Công An cho biết: “Chúng tôi xin khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam. Các trường hợp chết đều do bệnh hiểm nghèo bị mắc trước khi vào trại. Số này chiếm 98,6%. Chỉ có 1,4% là chết do tai nạn rủi ro; hoặc có 1 trường hợp là tự tử”
Trong buổi điều trần trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị hồi tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Công an cho biết một trong các nguyên nhân dẫn đến tự tử là do “phạm nhân day dứt, dằn vặt về các hành vi phạm tội của mình, dẫn đến bị quan mà tự tử”.