Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 23 từ ngày 03 đến 09/6/2019: Blogger Nguyễn Ngọc Ánh bị kết án 6 năm tù giam vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 09/6/2019

 

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp chống lại giới bất đồng chính kiến bằng việc kết tội hai nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh và Nguyễn Quang Tuy với những bản án nặng nề.

Ngày 06/6, Toà án Nhân dân tỉnh Bến Tre đã kết tội anh Ánh với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Anh bị toà kết án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế chỉ vì những bài viết về dân chủ và nhân quyền trên trang Facebook cá nhân.

Một ngày sau, Toà án Nhân dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một phiên toà bất minh, đã kết tội anh Tuý với cáo buộc nguỵ tạo “chống người thi hành công vụ” với mức án 2 năm tù giam, chỉ vì anh phản đối việc thu phí bất hợp pháp ở Trạm thu phí BOT Bến Thuỷ, vốn được chống lưng bởi Phó Chủ tịch tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa.

Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn và hai nhà hoạt động trẻ tuổi Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự. Bố của anh Bình, ông Huỳnh Đức Thịnh, cựu tù nhân chính trị, cũng bị xét xử trong cùng phiên toà với cáo buộc “không tố giác tội phạm.”

Cả 4 người bị bắt đầu tháng 7 năm ngoái và bị biệt giam khoảng 9 tháng. Họ sẽ phải đối mặt với mức án nặng nề từ 12 đến 20 năm còn ông Thịnh có thể phải chịu mức án từ 6 tháng đến 3 năm.

Công an tỉnh Nghệ An đã ra lệnh truy nã một công dân địa phương tên Phan Công Hải với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì những bài viết cổ suý nhân quyền và đa nguyên chính trị trên Facebook.

Hai tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển đã tạm dừng tuyệt thực từ ngày 28/5. Trước đó hơn 2 tuần, hai ông đã nhịn ăn để ủng hộ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người bị đánh đập và giam riêng ở Trại giam An Điềm.

Và một số tin quan trọng khác.

===== 03/6 =====

Phiên toà xử tài xế chống BOT bẩn Nguyễn Quang Tuy bị hoãn

Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã quyết định hoãn phiên toà xét xử tài xế Nguyễn Quang Tuy, người bị bắt ngày 10/2/2019 chỉ vì một mẫu thuẫn dân sự ở trạm thu phí BOT  Bến Thuỷ.

Theo đó, toà án cộng sản huyện Hưng Nguyên sẽ tổ chức lại phiên toà vào ngày 11/6 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự, một tội danh với mức án từ 6 tháng đến 3 năm tù giam.

Phía toà án không nêu lý do hoãn phiên toà. Nhiều người hoạt động chống BOT bẩn từ nhiều địa phương trong cả nước đã đến Hưng Nguyên để ủng hộ cho anh Tuý.

Ngày 10/2, là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán Kỷ hợi, khi đi qua trạm thu phí, anh không có đủ tiền nên đề nghị phía trạm thu qua thẻ ngân hàng nhưng không được chấp nhận. Anh đề nghị viết giấy nợ như các giao dịch dân sự khác nhưng cũng không được phía trạm đồng ý.

Do không thoả thuận được mà lại cần giải quyết gấp việc riêng nên anh bỏ đi. Phía trạm thu đã gọi điện cho giám đốc sở công an tỉnh Nghệ An và ông này ra lệnh cho cảnh sát giao thông (CSGT) của huyện Hưng Nguyên đuổi theo.

Theo tường thuật của một số bạn bè trong nhóm chống BOT bẩn thì CSGT cho xe chạy cắt mặt chặn xe tài xế lại súyt gây tai nạn. Anh Tuy phản đối kiểu dừng xe không đúng điều lệnh của CSGT.

Sau khi chặn được xe anh Tuý, hai bên có tranh cãi về việc chặn xe, và việc làm biên bản. Anh không đồng ý với lập luận của cảnh sát và vào trong ôtô của mình để ngồi. CSGT cho rằng anh chống người thi hành công vụ và đưa cả người và xe về công an huyện để rồi công bố lệnh bắt và tạm giam.

Đây là một vụ án nguỵ tạo, biến một giao dịch dân sự thành cáo buộc hình sự, và là một trong nhiều hình thức đàn áp của công an cộng sản đối với người hoạt động xã hội. Tài xế Hà Văn Nam bị bắt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” với mức án tù cao nhất là 7 năm trong một vụ việc tương tự, trong khi hàng chục người khác bị bắt giữ và bị đánh đập, đặc biệt cô giáo Đặng Thị Huệ bị đánh vào bụng khi đang mang thai ở tuần thứ 5.

——————–

Tự do báo chí ở Việt Nam bị cản trở nhiều nơi: Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Đại biểu Lê Thanh Vâncủa Quốc hội Việt Nam cho rằng nhiều nơi ngăn cản phóng viên tác nghiệp theo đúng pháp luật, né tránh điều trần trước báo chí.

Phát biểu trước quốc hội sáng ngày 03/6, ông nghị Vân nói rằng việc giám sát báo chí thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức dù Luật báo chí được ban hành 9 nămtrước.

Ôngnói “Vẫn có trường hợp và không ít nơi ngăn cản phóng viên tác nghiệp theo đúng pháp luật, né tránh điều trần trước báo chí. Cá biệt có những nơi còn ngăn cản, hành hung phóng viên. Bên cạnh đó còn có tình trạng lợi dụng báo chí để tuyên truyền lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.”

Ông đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động báo chí ở thường vụ quốc hội hoặc ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng củacơ quan được coi là có quyền lực cao nhất nhưng thực tế chỉ là tổ chức bù nhìn của đảng cộng sản cầm quyền.

Việt Nam có khoảng 900 tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh nhưng tất cả bị quản lý bởi ban văn hoá tư tưởng trung ương của đảng và bộ thông tin truyền thông. Tất cả các tổng biên tập phải tham gia họp hàng tuần dưới sự chỉ đạo của trưởng ban tư tưởng trung ương, và chỉ được viết những gì mà ban này cho phép.

Việc kiểm duyệt báo chí rất hà khắc, và phát biểu của nhiều quan chức cao cấp cũng bị kiểm duyệt, cắt xén. Việc gỡ bài về những vấn đề nhạy cảm trở nên thường xuyên. Nhiều phóng viên, kể cả phóng viên báo lề đảng, cũng bị bỏ tù vì viết sự thật, hoặc bị đánh bởi công an hay nhóm lợi ích.

Theo bảng xếp hạng về chỉ số báo chí tự do toàn cầu của Phóng viên Không Biên giới thì Việt Nam đứng thứ 176 trong tổng số 180 nước.

===== 04/6 =====

Công an Nghệ An phát lệnh truy nã thanh niên yêu nước Phan Công Hải

Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã phát lệnh truy nã một thanh niên yêu nước Phan Công Hải, với cáo buộc “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự.

Cơ quan an ninh điều tra thuộc Sở công an cộng sản tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố bị ban và quyết định truy nã vào ngày 31/5/2019 nhằm bắt giữ người thanh niên sinh năm 1996 tại huyện Nghi Lộc.

Trên mạng Facebook, nhiều nhà hoạt động đăng lại quyết định truy nã và hình một thanh niên giơ khẩu hiệu với dòng chữ “Dân tộc của con ơi, con không muốn nước Việt Nam của mình trở thành Tây Tạng đâu!” với lời bình phẩm “Dưới chế độ này, yêu nước là có tội. Nói ra sự thật là bị quy chụp chống phá nhà nước vì đã làm lộ bí mật quốc gia.”

Trêb trang Facebook cá nhân mang tên Phan Công Hải có rất nhiều bài viết tố cáo chế độ toàn trị ở Việt Nam vi phạm nhân quyền, quản lý kinh tế yếu kém để xảy ra tham nhũng tràn lan và ô nhiễm môi trường trầm trọng, và phản ứng yếu ớt trước sự xâm lăng bằng quyền lực mềm và quyền lực cứng của Trung cộng.

Theo một số nguồn tin, Phan Công Hải đã đào thoát khỏi Việt Nam và hiện đang ở một quốc gia láng giềng.

Để bảo vệ chế độ cộng sản, nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường trấn áp đối lập từ cuối năm 2015. Hàng trăm người hoạt động đã bị bắt giữ vì những hoạt động ôn hoà nhằm cổ suý nhân quyền và đa nguyên chính trị cũng như bảo vệ môi trường và chống tham nhũng.

Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 17 nhà hoạt động kể từ đầu năm đến nay. Chế độ này cũng đang giam giữ khoảng 240 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.

===== 05/6 =====

HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh, người đối diện với án tù nhiều năm vì cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự 2015.

Một ngày trước phiên toà sơ thẩm xử anh Ánh, HRW cho rằng đây là phiên toà dàn dựng để xử một nhà hoạt động môi trường vì các bài đăng trên Facebook, là một phần của chủ trương tiếp tục tấn công vào quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam cũng như đe doạ những người khác có thể dám lên tiếng chỉ trích chính quyền.

Theo HRW, việc mở phiên toà này ngay khi Hội đồng châu Âu đang chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU -Việt Nam cho thấy chính quyền Việt Nam rất tàn nhẫ, và cũng cho thấy vì sao cải thiện nhân quyền cần là một phần trong các thỏa thuận thương mại, thay vì bị gạt sang bên lề nhân danh ngoại giao.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW nói rằng “Tội duy nhất của Nguyễn Ngọc Ánh là nói lên suy nghĩ của mình phản đối áp bức và bất công. Các đối tác thương mại và các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam cần cân nhắc lại mọi thỏa thuận với Việt Nam cho đến khi nhà nước này chấm dứt vi phạm nhân quyền và trừng phạt những người bất đồng chính kiến.”

Xin nhắc lại, kỹ sư thuỷ sản Ánh, người có đầm tôm ở thị trấn Bình Đại, tỉnh Bến Tre, bị bắt ngày 30/8/2018 vì những bài viết và chia sẻ trên Facebook về nhiều vấn đề nổi cộm của Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề như ô nhiễm môi trường trầm trọng, tham nhũng mang tính hệ thống, vi phạm nhân quyền… Anh tham gia biểu tình phản đối Formosa năm 2016 và kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng Năm năm 2016.

Xem toàn văn thông cáo tại đây

——————–

Ba tù nhân lương tâm tạm dừng tuyệt thực ở Trại giam An Điềm

Ba tù nhân lương tâm, hai trong số đó là Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển, đã tạm dừng tuyệt thực tại Trại giam An Điềm, một nhà tù dưới sự quản lý của bộ công an cộng sản nằm ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Trong buổi gặp giữa gia đình và anh Hoàng Đức Bình vào sáng ngày 05/6, anh thông báo rằng ba tù nhân lương tâm đã tạm dừng tuyệt thực từ ngày 28/5, và đã viết đơn gửi ban giám thị trại giam đề nghị được cung cấp thông tin về tình trạng của blogger Nguyễn Văn Hoá và được gặp anh này. Tuy nhiên, phía trại giam chưa có phản hồi.

Gia đình cho biết sức khoẻ của cả ba tù nhân lương tâm đã hồi phục sau hơn 2 tuần tuyệt thực.

Cũng theo gia đình thì ban giám thị trại giam cũng không chuyển nhiều thư của hai ông Bình và Chuyển cho gia đình của họ.

Như đã đưa tin, blogger Nguyễn Văn Hoá bị ban giám thị trại giam gọi lên làm việc về các hoạt động của anh. Sau buổi gặp ngày 11/5, Hoá không chịu ký vào biên bản và hai bên có xảy ra cãi vã. Phía công an đã đánh anh và ngày hôm sau đưa anh đi khỏi buồng giam.

Để bảo vệ bạn tù và phản đối trại giam đánh đập và kỷ luật Hoá mà không công bố hình thức kỷ luật như quy định, ngày 12/5, hai ông Bình và Truyển cùng một số tù nhân lương tâm khác trong cùng trại giam đã tuyệt thực.

Ông Bình đang thụ án tù 14 năm, ông Truyển- 11 năm và anh Hoá- 7 năm, đều vì những tội danh mơ hồ thuộc phần an ninh quốc gia của bộ luật hình sự, chỉ vì những hoạt động ôn hoà cổ suý nhân quyền và dân chủ đa nguyên, tự do báo chí và hỗ trợ những người yếu thế.

===== 06/6 =====

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh bị kết án 6 năm tù giam, 5 năm quản chế

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh bị Toà án Nhân dân tỉnh Bến Tre kết án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế, một bản án bỏ túi cho tội danh nguỵ tạo “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Phiên sơ thẩm bắt đầu lúc 7.30 ngày thứ Năm và kết thúc vào lúc 13 giờ cùng ngày. Vợ anh cùng một số bạn bè được vào phòng xử án còn anh Ánh thì tự bào chữa vì đã từ chối trợ giúp pháp lý từ luật sư.

Anh Ánh, sinh năm 1980, từng tốt nghiệp đại học thuỷ sản và có đầm tôm ở thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại. Anh bị bắt vào ngày 30/8/2018 vì những bài viết cổ suý dân chủ và nhân quyền và chỉ trích đường lối của đảng cộng sản cầm quyền trên mạng Facebook.

Sau khi anh bị bắt, công an Bến Tre liên tục gây khó dễ cho vợ và con anh. Chúng thường xuyên theo dõi nhà và khách đến thăm, và ép ngân hàng buộc vợ phải trả nợ sớm hơn thời hạn ghi trong hợp đồng vay trước đó.

Một ngày trước phiên sơ thẩm, hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện, nói rằng anh chỉ thực hiện những quyền cơ bản được quy ước trong Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị.

Việc bắt giữ và kết tội anh Ánh là một phần của chiến dịch đàn áp của chính phủ nhằm vào giới hoạt động ở Việt Nam. Hơn 100 nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ và xã hội đã bị tống giam từ cuối 2015, hàng trăm người khác bị bắt cóc, đánh đập, đe doạ chỉ vì dám cất tiếng nói phản biện và thực hiện quyền biểu tình ôn hoà.

——————–

Việt Nam trong nhóm cuối bảng xếp hạng tự do của Freedom House

Việt Nam bị xếp ở nhóm cuối bảng xếp hạng tự do của Freedom House (FH) trong năm 2018, chỉ được thang điểm 20 trên thang điểm 100.

Việt Nam chỉ xếp trên 34 quốc gia, trong đó có Trung cộng (11) và Lào (14). Campuchia xếp trên Việt Nam với 26 điểm. Các quốc gia đạt điểm tuyệt đối là Phần Lan, Nauy và Thuỵ Sỹ.

Theo bảng xếp hạng của FH, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủvà tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington DC của HoaKỳ thì Việt Nambị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự.

Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự.

Hà Nội bị đánh giá rất tồi tệ về tiến trình bầu cử.FHlưu ý rằng toàn bộ các vị trí hàng đầu trong bộ máy hành pháp ở Việt Nam, từ chủ tịch nước cho đến thủ tướng chính phủ đều được quyết định từ trước trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản mặc dù trên danh nghĩa quốc hội là cơ quan bầu ra các chức danh này.Bầu cử quốc hội cũng bị kiểm soát bởi đảng.

FH cho rằng Việt Nam hoàn toàn không có đảng đối lập ngoài đảng cộng sản trong khi các nhân vật độc lập thì bị cấm đoán hoạt động chính trị hoặc thậm chí bị sách nhiễu hay bỏ tù.

TheoFH, quyền lực quyết định chính sách ở Việt Nam không phải ở các cơ chế do dân bầu mà nằm hoàn toàn trong tay đảng cộng sản vốn không được dân bầu ra và không có trách nhiệm giải trình với người dân.

Về tự do dân sự, Việt Nam có điểm thấp về báo chí tự do và độc lập, tự do tôn giáo, tín ngưỡng,tự do học thuật và tự do biểu đạt về các vấn đề chính trị nhạy cảm.

Về tự do cá nhân, tổ chức này cho rằng người dân Việt Nam giờ đây có nhiều tự do nói chuyện chính trị hơn trước nhưng chính quyền vẫn tiếp tục sách nhiễu và bỏ tù những ai công khai chỉ trích chính quyền.

Về quyền lập hội, Việt Nam bị đánh giá tệ khi chỉ được 1/12 điểm về tự do hội họp; tự do thành lập các tổ chức phi chính phủvàtự do thành lập công đoàn.

————–

Hoa Kỳ trục xuất người Việt Nam biểu tình phản đối Formosa

Tòa án Di trú Mỹ đã từ chối cấp quy chế tị nạn choông Hà Văn Thành, một người đã đào thoát khỏi Việt Nam sang Hoa Kỳ sau khi tham gia biểu tình chống Formasa.

Theo tin tức từ đài Á Châu Tự do, ông Thành, 37 tuổi đến từ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Ông bắt đầu đào thoát khỏi Việt Nam từ ngày 12/5/2018 vì lo sợ nhà cầm quyền cộng sản bắt giữ vì hoạt động bảo vệ mội trường.

Ông từng qua Lào để sang Thái Lan, đến Cuba rồi sang Panama và Mexico trước khi đến của khẩu Hoa Kỳ để xin tỵ nạn chính trị vào ngày 24/7/2018.

Ông Thành cho biết sau khi tham gia nhiều cuộc biểu tình ôn hòa ở Nghệ An để yêu cầu được bồi thường chính đáng cho những thiệt hại do nhà máy thépFormosa gây ra, ôngbị nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp, sách nhiễu: truyền thông lề đảng gọi ông là “thành phần phản động,” bị công an cộng sản theo dõi và hạn chế đi lại. Ông còn bị triệu tập lên đồn công an để tra khảo.

Sau khi ông ra khỏi Việt Nam, công an vẫn đến nhà để hạch sách và tra khảo gia đình ông để lấy tin về ông, buộc vợ ông phải lánh về nhà bố mẹ đẻ. Con của họ cũng bị phân biệt đối xử ở trường và vợ ông đã phải chuyển trường cho con mấy lần.

Tuycó nhiều chứng cứ quan trọng, nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ vẫn cho rằng ông Thành không đủ điều kiện được tị nạn vì họ không tin vào các việc làm của ông. Toàđã có quyết định trục xuất hôm 10/5 và ông sẽ bị trục xuất trong vòng 30 ngày kể từ đó.

Xin nhắc lại, nhiều nhà hoạt động khác phản đối Formosa đã bị bắt và cầm tù với mức án nặng nề: ông Lê Đình Lượng- 20 năm, ông Nguyễn Trung Trực- 12 năm, Nguyễn Viết Dũng- 6 năm và blogger Nguyễn Văn Hoá- 7 năm.

Do sự đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam, hàng chục nhà hoạt động đã buộc phải đào thoát sang nước khác và họ gặp nhiều vấn đề khi ít có nước nào chấp nhận họ.

===== 07/6 =====

EU kêu gọi Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh

Liên minh Châu Âu (EU) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Ánh, người vừa bị kết án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự.

Trongtuyên bố đưa ra ngày 07/6, chỉ một ngày sau phiên toà, EU nói rằng “Tự do biểu đạt một cách ôn hòa được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia trong đó bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Vì vậy, việc kết án [ông Ánh] là sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế.

Bảnthông cáo cũng nói quyền tự do ý kiến và biểu đạt,kểcả trực tuyến, là những quyền của con người, và rất quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công bằng xã hội, thịnh vượng cũng như phát triển toàn diện và bền vững.

EUnói tổ chức nàymong đợi Việt Nam ngay lập tức trảtự do choông Ánh cũng như tất cả các blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ vì việc biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa. EUsẽ tiếp tục theo dõi đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như với các đối tác liên quan khác để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Trướcvà sau phiên toà, nhiềutổ chức nhân quyền cũng chỉ trích Hà Nội trong việc kết tội ông Ánh. Ông Phil Robertsontừ Theo dõi Nhân quyền(HRW) cho biết  phiên tòa xửông Ánh là một phần của “cuộc đàn áp những tiếng nói quan trọng” nhằm “răn đe những người khác dám chỉ trích chính phủ.”

Ân xá Quốc tế cho rằng nhà chức trách ở Hà Nội hiện đang mở rộng đàn áp trực tuyến mà họ đã và đang áp đặt lên các quyền công dân và chính trị ở nước này trong hàng chục năm qua, sử dụng Facebook như một công cụ để tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng.Tổ chức này kêu gọi nhà chức trách Việt Nam nên xoá bỏ các cáo buộc với động cơ chính trị và trả tự do cho ông Ánh ngay lập tức và vô điều kiện.

——————-

Tài xế chống BOT bẩn Nguyễn Quang Tuy bị kết án 2 năm tù giam

Toà án Nhân dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã kết tội tài xế chống BOT bẩn Nguyễn Quang Tuy với cáo buộc nguỵ tạo “chống người thi hành công vụ” theo điều 330 của bộ luật hình sự, và tuyên án 2 năm tù giam.

Anh Tuy bị bắt ngày 9/2/2019 chỉ vì một xích mích dân sự ở trạm thu phí BOT Bến Thuỷ. Sau đó, anh bị đưa về đồn công an ở huyện Hưng Nguyên và tại đây anh bị coi là chống lệnh công an sau khi cố thủ trong xe vì sợ bị công an và côn đồ đánh đập ngay trong đồn.

Nhiều anh chị em chống BOT bẩn ở nhiều địa phương trong cả nước đã đến trụ sở toà án huyện với mục đích tham dự phiên toà với tư cách người làm chứng trong vụ án và ủng hộ anh Tuy, nhưng phía công an và toà án không cho họ vào phòng xử án.

Theo nhiều nhà hoạt động thì đây là một phiên toà mà án đã được định đoạt từ trước, và anh Tuy bị gài bẫy, bị đánh đập, bị ép vào tù tội bởi anh đã đụng chạm đến nhóm lợi ích đứng phía sau trạm thu phí BOT Bến Thuỷ, đứng đầu là phó chủ tịch tỉnh Lê Ngọc Hoa.

Nhiều xe cộ không đi qua tuyến đường tránh thành phố Vinh dài 25,8 km nhưng vẫn phải trả tiền phí khi đi qua trạm thu phí BOT Bến Thuỷ. Trạm thu phí này còn “gánh” thêm nhiệm vụ hoàn vốn cho các dự án đường Nam Bến Thủy, là tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, dự án nút giao quốc lộ 46 và dự án cầu Yên Xuân.

===== 08/6 =====

Công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn và hai người bạn sẽ bị xét xử với cáo buộc “lật đổ chính quyền”

Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm ngày 24/6 để xét xử công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phuong Nguyễn và hai người bạn Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật hình sự.

Ông Huỳnh Đức Thịnh, cựu tù chính trị và là bố của Bình, cũng bị đưa ra toà này để xử với cáo buộc “không tố giác tội phạm” theo Điều 390 của luật trên.

Phiên toà sẽ được tổ chức công khai và dự kiến sẽ kéo dài trong hai ngày. Luật sư Nguyễn Văn Miếng sẽ là người bào chữa cho anh Bình còn ông Đoàn Trọng Nghĩa sẽ là luật sư tư vấn cho ông Michael và Phi. Dự báo, cả 4 sẽ bị mức án nặng nề.

Ba nhà hoạt động bị mật vụ bắt cóc ngày 07/7/2018 sau chuyến đi dã ngoại ở miền Trung còn ông Thịnh bị bắt sau đó một ngày. Một tuần sau, công an thành phố HCM mới công bố lệnh bắt và cáo buộc đối với cả 4 bị cáo.

Cả 4 đều bị biệt giam trong nhiều tháng. Ông Thịnh được tại ngoại dịp tết Nguyên Đán vừa qua nhưng cửa hàng cây giống của ông ở Lâm Đồng bị tịch thu và ông phải đến Trại tạm giam Phan Đăng Lưu ở Sài Gòn để trình diện hàng tuần.

Ông Trần Văn Long, bố của Phi, cũng là người mà mật vụ cộng sản Việt Nam muốn bắt. Hiện ông đang trốn chạy tại một nước láng giềng. Ông nói công an đã đe doạ gia đình sẽ đánh đập Phi và không cho tiếp tế nếu gia đình liên lạc với quốc tế để tố cáo về việc bắt giữ anh.

Bình là một sinh viên trẻ, thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức được sáng lập bởi Trần Hoàng Phúc, người đang thi hành án tù 6 năm về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Bình có nhiều bài viết cổ suý dân chủ và nhân quyền, và bảo vệ chủ quyền đất nước trước sự nhòm ngó của Trung cộng.

Ông Long, Bình và Phi có tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn và Đồng Nai ngày 10-11/6 trong khi ông Michael về thăm Việt Nam vào cuối tháng 6.

==================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây