Người Thượng ở biên giới Việt Nam – Cambodia nămm 1973. Ảnh: Jacques Teyssier.
Trong kỳ 1, độc giả đã có cái nhìn sơ lược về tổ chức làng, luật tục và cách vận hành của luật tục trong đời sống của người Thượng. Bên cạnh cách tổ chức đời sống và luật tục, thần linh là một thế lực siêu nhiên đối với người Thượng.
Trong phần này, chúng ta sẽ bước vào thế giới tín ngưỡng của người Thượng trong cách họ đối xử với rừng và đất đai. Nếu thoạt nhìn, người ta sẽ dễ cho rằng đó là những điều mê tín dị đoan, khó hiểu. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những điều khó hiểu này là một triết lý để sống bền chặt với thiên nhiên.
Phần cuối của bài này sẽ đưa ra những hiểu biết cơ bản về quyền đất đai của người Thượng – cũng chính là vấn đề lớn nhất ở Tây Nguyên ngày nay.
Bền chặt với thiên nhiên
Người Thượng theo tín ngưỡng đa thần giáo. Họ thờ nhiều thần. Họ tin thần có ở khắp mọi nơi. Khi cầu xin, người Ba-na, Ê-đê hay Gia-rai gọi các thần là Yang, đọc là Giàng.
Người Ba-na tôn thờ nhiều vị đẳng thần như Đấng Nam tạo hoá, Đấng Nữ tạo hoá, Thần sấm sét, Thần lúa, Thần nước, Thần núi… Có những thần thì gắn với tên của các loài thú như Ông Cọp, Voi, Cóc hay như Thần cây, Thần ghè… Lại còn có các hung thần hại người thì cần phải xua đuổi.
Không chỉ tôn thờ các vị thần, người Thượng còn có tục lệ kết nghĩa với các thần. Những người đã kết nghĩa thì phải kiêng cữ nhiều điều. Nếu kết nghĩa với thần lúa thì không được nhổ lúa. Kết nghĩa với thần thú vật nào thì không được ăn thịt thú ấy. Kết nghĩa với thần cây nào thì phải giữ gìn loài cây ấy.
Người Thượng không phải đụng đâu là cũng có thể lập làng. Hễ việc gì kinh động đến núi rừng, đất đai thì họ phải hỏi ý của các thần, khi nào thần đồng ý thì mới được làm. Để biết thần có đồng ý hay không thì họ quan sát các dấu hiệu của tự nhiên như đường chim bay, xác chết của thú rừng hay bằng nhiều cách khác nhau được truyền lại từ đời trước để đoán ý của các thần.
Ví dụ như trong khi đi tìm đất để lập làng. Tối hôm trước đó, người chủ làng Ba-na nằm chiêm bao thấy được điều tốt thì sáng hôm sau mới cùng những người khác đi kiếm đất. Trên đường đi họ nghe tiếng, nhìn đường bay của chim để tìm ra vùng đất phù hợp, ví dụ như nghe tiếng chim bên trái hay bên phải là điếm tốt; hay đường chim bay từ sau ra trước người đứng là tốt, ngược lại là xấu. Đến lúc tìm được khu đất thì họ xin ý kiến của các thần. Họ dùng cây rào xung quanh khu đất. Người chủ làng bỏ năm hạt gạo ra giữa khu đất rồi khấn vái xin các thần báo cho điềm tốt hay xấu. Cả nhóm bỏ ra một nơi khác để ngồi chờ trong vài tiếng đồng hồ. Nếu sau khi quay lại, năm hạt gạo vẫn còn nguyên hay mất đi một, hai hột thì là điềm tốt. Còn nếu mất đi ba, bốn hột hay mất hết thì là điềm rất xấu vì làng mà lập ở đấy thì sẽ bị giặc giã, dịch bệnh, cháy nhà… Kế tiếp họ xin keo pơgang, nếu keo cũng tốt thì họ về báo tin để lập làng.
Phát rừng để làm rẫy cũng thế. Nếu trong lúc phát rừng mà tiếng chim hoặc mang (một loài hươu) kêu thì rất xấu vì chắc thần không cho muốn làm chỗ đó.[1]
Đối với thú rừng thì họ cũng rất tôn trọng, khi một người thợ săn Gia-rai bắn một thú rừng, anh ta phải tạ lỗi: “Xin chư vị tha lỗi vì con phải có cái ăn”.
Trong các loài dã thú thì hổ là động vật linh thiêng. Kể cả những thợ săn Jrai chuyên nghiệp cũng bị cấm tấn công hổ vì họ đã xin sự chở che của Thần rừng cũng chính là Thần hổ nên tấn công hổ là điều cấm kỵ.
Nếu người thợ săn buộc phải giết hổ trong lúc đi săn thì họ phải ngay lập tức làm lễ tang cho hổ để thanh minh cho vụ việc chỉ là ngộ sát, bằng không chính anh ta sẽ làm mồi cho hổ. Lễ tang phải có bốn nhân chứng, hai đại diện cho người thợ săn, hai đại diện cho hổ. Lễ cúng là một ghè rượu và một con lợn; các con trâu đền mạng làm bằng thân chuối để tượng trưng hoặc chiêng nặn bằng đất sét, rồi đọc lời khấn như sau:
“Hôm qua, hôm kia, người này đã giết mày. Bây giờ nó đền nợ. Sự vụ thế là xong. Hãy ở yên, đừng giận chúng tôi. Chúng tôi đã mang tất cả những gì cần để đền bù, đủ số lượng; đừng tấn công chúng tôi, cả con cháu chúng tôi nữa”.[2]
Luật tục Gia-rai vùng Cheo-reo (Plei-ku) quy định việc xúc phạm thần nhà khi chặt một số loại cây như sau:
“Nó nói với môi còn hoẵng và miệng con bê
Nó đòi đào gốc cây tung
Trốc gốc cây thần
Lật gốc cây gạo (*)
Nó nói xấu anh em…
Vì thế mà lều vựa, nhà cửa
Gùi, sọt đề bị đổ vỡ
Vì thế mà bệnh lậu lan đến tận hiên nhà
Bệnh dịch tràn vào tận buôn.”[3]
—–
(*): Cây tung, cây thần, cây gạo,… là những cây thiêng liêng của người Gia-rai. Đòi đào gốc các cây đó là xúc phạm đến thần linh.
Như vậy, dù sở hữu đất đai nhưng không có nghĩa họ có toàn quyền khai thác rừng hay giết hại muông thú. Tín ngưỡng đa thần của người Thượng đặt ra các giới hạn trong cách cư xử với thiên nhiên. Do vậy mà lối sống của người Thượng là một đời sống rất nguyên tắc để duy trì một trật tự hòa thuận với thiên nhiên. Nhà nghiên cứu người Pháp J. Dournes cho rằng các mối quan hệ này [giữa thần linh, con người và thiên nhiên] như một sợi dây bền chặt. Người nào làm đứt các mối quan hệ hài hòa này, cuộc sống sẽ bị đe doạ.
Không hề lãng phí cũng chẳng tàn phá
Người Ba-na cũng tin vào số mạng, họ gọi đó là “ai” hay “Pun ai”; “ai to” có nghĩa là người đó có mạng lớn, của cải sẽ tự tìm đến; “ai nhỏ” là kẻ yếu, khó mà được giàu sang. Cho nên người Ba-na không bao giờ cất nhà quá to, phát một đám rẫy quá rộng, trước đến nay ông cha làm như thế nào thì tuân theo như thế ấy.
Người Thượng không đụng đến các loại cây công nghiệp cho đến khi người Pháp thành lập các đồn điền ở Tây Nguyên.
Làm rẫy là nghề chính của người Thượng. Bao nhiêu đời người Thượng vẫn đốt rừng làm rẫy. Họ chọn một khu đất rồi xin thần linh để phát rẫy. Không chỉ làm rẫy, họ còn biết trồng lúa và trồng cây hoa màu.
Không có máy móc, chỉ có nông cụ đơn sơ nên cách làm rẫy của họ cũng rất đơn giản. Khi trồng lúa họ cũng không xới đất lên như người Việt hay làm. Họ dùng một cái que chọc lỗ, bỏ hạt lúa vào rồi chờ ngày thu hoạch. Người Thượng thông thường bắt đầu phát rẫy vào tháng Hai hay tháng Ba đến tháng Chín thì mới gặt lúa, tức mỗi năm chỉ làm một vụ lúa.
Canh tác ở đám rẫy một thời gian nhất định thì phải bỏ để chuyển sang nơi khác vì đất ở đó đã bạc màu. Ví dụ như đất ở sườn Trường Sơn do đất dốc và xấu, mỗi rẫy chỉ làm được một đến hai năm. Ở những nơi đất tốt hơn thì có thể trồng liên tiếp từ ba đến sáu năm.
Nhưng không vì thế mà ta cho rằng người Thượng du canh du cư giống như dân du mục là một sai lầm. Cách thức này gọi là luân khoảnh để trả rẫy về với rừng trong vài ba năm thì họ mượn lại từ rừng.
Bằng chứng rõ ràng nhất là người Thượng không du canh du cư vì mỗi lần dời đi rất tốn kém và phức tạp. Họ phải bỏ hết nhà cũ kể cả nhà rông đã tốn rất nhiều công sức để làm. Hoạ hoằn lắm như gặp dịch bệnh, lũ lụt hay cướp bóc thì người Thượng mới tìm đất lập làng mới.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc, mỗi làng của người Thượng thường có năm loại rừng thì mới thành làng.
Thứ nhất là mảnh rừng làm nơi cư trú. Ở đó, họ dựng nhà rông, ăn ở, cử hành các nghi lễ, xử án, v.v.
Thứ hai là rừng để làm rẫy, được phân chia cho các gia đình. Chủ làng người Mạ khi chia đất sẽ thông báo cho cả làng tập trung đến, tổ chức lễ cúng thần linh rồi chia đất. Những phần đất thuộc một khu rừng thường được chia từ trên xuống dưới để đảm bảo đất nhà ai cũng như nhau, không có người được đất tốt, người khác thì được đất xấu.[4]
Thứ ba là rừng sinh hoạt là mảnh rừng mà con người đến để tìm gỗ, lấy mật, hái trái rừng.
Thứ tư là khu vực nghĩa trang, nơi những người chết trở về với rừng.
Thứ năm là rừng thiêng tức là nơi ở của các thần linh, rừng đầu nguồn, giữ nước, sự sống của làng.
Sự phân chia này hết sức quan trọng, thể hiện văn hoá bản địa về đất đai của người Thượng mà đến thời Việt Nam Cộng hòa Đệ nhị đã thừa nhận sự phân chia này và củng cố bằng các chính sách của chính quyền.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng người Thượng không có thói quen tích trữ, những gì họ làm ra đều đủ dùng cho nhu cầu của mình nên rất khó có chuyện tàn phá rừng.
Nền văn minh của người Thượng là một nền văn minh thảo mộc mà J. Dournes nói rõ: “Không hề lãng phí cũng chẳng tàn phá, đúng vừa đủ để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác”.[5]
Quyền sở hữu đất đai
Trò chuyện với chúng tôi, giáo sư Phan Đăng Nhật nhận xét rằng xã hội của người Thượng chưa có giai cấp nên chưa sinh ra sự bóc lột, họ không mua bán mà chỉ trao đổi với nhau. Họ coi trọng những người giàu có. Người giàu được xem là những người làm rẫy giỏi.
Theo giáo sư Nhật, người Thượng đã xem trọng tư hữu nhưng không có sự tích tụ tài sản hay hình thành nhóm thoát ly khỏi lao động. Người Thượng không xem rừng là gia sản riêng của gia đình, rừng là của Yang, tức là của thần linh. Làng vay mượn rừng của thần linh để lập làng, làm rẫy, và làm nơi sinh hoạt.
Mỗi làng có đất của riêng mình với sự chứng giám của thần linh. Họ khẳng định quyền sở hữu vùng đất ấy để tránh sự xâm chiếm của các làng khác. Họ dùng cây cối, con suối, tảng đá để đánh dấu đất đai của làng, người Ba-na gọi là Toring, người Pa-kô gọi là Curang, người Xê-đăng gọi là Cheam-Bang…
Mỗi buôn đều có người trông nom về đất đai, người Ê-đê gọi là Polăn, người Srê, Mạ gọi là Tom-Bri, người Chu-ru gọi là Po-Ea… Những người này nắm quyền về đất đai, những ai muốn có rẫy, mượn hay chuyển nhượng đều phải có sự cho phép của những người này.
Đây cũng là những nguời phân chia đất đai cho các gia đình theo chu kỳ luân canh. Khi đất đã chia cho các gia đình thì hộ đó có quyền sử dụng, không ai được xâm phạm. Ngay cả trong thời gian hưu canh, đất rừng vẫn thuộc hộ được phân chia.
Luật tục của người Ê-đê quy định quyền sở hữu đất đai của họ rất rõ ràng:
“Đất này là của bà xưa ông cũ để lại, điều đó người ta đã truyền miệng lại cho nhau (đời này đến đời khác). Nếu có tù trưởng nhà giàu nào đó muốn chiếm đoạt là không thể được.”[6]
Nếu người chủ đất (người chủ làng) mất thì đất đai được kế thừa như sau:
“Mất cậu, để lại cho cháu.
Mất bà, để lại cho cháu.
Mất người này, để lại cho người kia.
Không ai dám chiếm lấy.
Không ai dám giành lấy mà chia cắt, chiếm lấy bằng được.”[7]
Và người Ê-đê rất kiên quyết với những người chiếm đất của họ:
“Đất đai hắn chiếm, sông suối hắn đoạt; đất đai của tù trưởng nhà giàu, hắn giành lấy.
Rừng cây, hắn xí; đất đai hắn choán; rừng tê giác, rừng voi, hắn cũng lấn chiếm.
Hắn là kẻ to gan lớn mật, dám vượt cả núi cao.
Như vậy có việc phải xét xử giữa người ta với hắn.”
Luật tục của người Gia-rai vùng Cheo Reo (Pleiku) quy định tội chiếm đoạt rẫy của người khác:
“Nó đứng đó, tỏ vẻ doạ dẫm
Nó muốn chiếm đoạt từ rẫy
đến rừng của người khác
Bởi nó ghen ghét người ta
Những người có thóc đầy vựa, ngô đầy giàn
Nó không bị ghẻ
Nhưng lại lấy quả mơneng xát vào (*)
Nó không bị mụn nhọt
Nhưng lại lấy một mũi nhọn chích vào
Nó không phạm tội
Những lại sinh ra tội lỗi(**)
Nó lên cò súng
Nó đổ nhựa cây
Nó vẽ lên sợi dây chuyền(***)
Bởi thế, phải đưa nó ra xét xử”[8]
—-
(*) một loại quả rừng dùng để chữa ghẻ.
(**) Nó không phải là tội phạm nhưng vì chiếm rẫy nên trở thành tội phạm.
(***) Nó làm dấu của nó lên rẫy người khác để chiếm đoạt).
Nhờ tôn trọng quyền sở hữu về đất đai, mỗi làng trong hàng nghìn ngôi làng ở Tây Nguyên bảo vệ được mảnh rừng, mảnh đất mà họ vay mượn từ thiên nhiên cho cuộc sống của mình.
Luật tục Raglai đặt ra những điều sau để bảo vệ môi trường và nguồn nước:
“Cấm làm nhà, làm dơ bẩn nơi nguồn nước, mạch nước ngầm.
Chỉ được dùng nước (suối, sông, hồ) ở một phía.
Uống nước hai bờ là giành giật với ông bà
Cấm đàn bà trẻ con tắm nước suối, nước sông.
Cấm săn bắt quá mức.
Cấm săn bắt và mang thịt thú rừng.
Cấm phát thông ranh rẫy.
Nghiêm cấm làm lửa cháy rừng.
Cấm đụng chạm đến cây to, cây nhiều tuổi.
Không được làm nhà nơi thùng, trãng, bãi, ao.
Không được làm rẫy nơi có người chết không được chôn cất đàng hoàng
Cấm tự ý du cư đến nơi rừng sống, đất mới.”[9]
Trước khi người Pháp đến, triều đình vẫn tôn trọng chế độ đất đai theo phong tục riêng của các bộ lạc, hằng năm thu một số thuế nhất định, vài năm một lần các tù trưởng đến kinh đô để cống nạp sản vật.[10]
Đất đai và rừng là cuộc sống của người Thượng. Quyền sở hữu về đất đai, rừng cây của họ đã có từ rất lâu. Toàn bộ đời sống của một người Thượng không thể không có rừng.
Mất đất, người Thượng không còn là họ nữa: không còn không gian sống, luật tục bị vi phạm, tín ngưỡng không toàn vẹn, dân làng mất đoàn kết hay như nhà nghiên cứu Tây Nguyên J. Dournes đã nói là “trở thành điên loạn”.
Mời độc giả đón đọc bài viết tiếp theo về những biến đổi trong đời sống của người Thượng khi người Pháp đô hộ xứ Đông Dương.
Trích dẫn:
[1]Người Ba-na ở Kon Tum, Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, Nxb Trẻ, trang 139. [2]Rừng, Đàn bà và Điên loạn, Jacques Dournes, Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu, NXB Tri Thức, trang 155. [3]Luật tục Jrai, Chủ biên PGS.TS Phan Đăng Nhật, Sở Văn hoá – Thông tin Gia Lai, xuất bản năm 1999, trang 215. [4]Văn hoá người Mạ, Nguyễn Văn Tới và các tác giả, NXB Văn hoá Dân tộc, trang 71 và 72. [5]Rừng, Đàn bà và Điên loạn, sách đã dẫn, lời giới thiệu. [6]Luật tục Ê-đê, Ngô Đức Thịnh và các tác giả, NXB Văn hoá Dân tộc, trang 414. [7]Luật tục Ê-đê, sách đã dẫn, trang 410. [8]Luật tục Jrai, sách đã dẫn, trang 112. [9]Luật tục – Một giá trị văn hoá phi vật thể đặc sắc, GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Di sản văn hoá số 26. [10]Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (nguồn gốc và phong tục), Nguyễn Trắc Dĩ, Bộ Phát triển Sắc tộc xuất bản, năm 1972 tại Sài Gòn, trang 129.
May 10, 2019
Người Thượng ở Tây Nguyên – Kỳ 2: Những người giữ rừng số 1
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người Thượng ở biên giới Việt Nam – Cambodia nămm 1973. Ảnh: Jacques Teyssier.
Trong kỳ 1, độc giả đã có cái nhìn sơ lược về tổ chức làng, luật tục và cách vận hành của luật tục trong đời sống của người Thượng. Bên cạnh cách tổ chức đời sống và luật tục, thần linh là một thế lực siêu nhiên đối với người Thượng.
Trong phần này, chúng ta sẽ bước vào thế giới tín ngưỡng của người Thượng trong cách họ đối xử với rừng và đất đai. Nếu thoạt nhìn, người ta sẽ dễ cho rằng đó là những điều mê tín dị đoan, khó hiểu. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những điều khó hiểu này là một triết lý để sống bền chặt với thiên nhiên.
Phần cuối của bài này sẽ đưa ra những hiểu biết cơ bản về quyền đất đai của người Thượng – cũng chính là vấn đề lớn nhất ở Tây Nguyên ngày nay.
Bền chặt với thiên nhiên
Người Thượng theo tín ngưỡng đa thần giáo. Họ thờ nhiều thần. Họ tin thần có ở khắp mọi nơi. Khi cầu xin, người Ba-na, Ê-đê hay Gia-rai gọi các thần là Yang, đọc là Giàng.
Người Ba-na tôn thờ nhiều vị đẳng thần như Đấng Nam tạo hoá, Đấng Nữ tạo hoá, Thần sấm sét, Thần lúa, Thần nước, Thần núi… Có những thần thì gắn với tên của các loài thú như Ông Cọp, Voi, Cóc hay như Thần cây, Thần ghè… Lại còn có các hung thần hại người thì cần phải xua đuổi.
Không chỉ tôn thờ các vị thần, người Thượng còn có tục lệ kết nghĩa với các thần. Những người đã kết nghĩa thì phải kiêng cữ nhiều điều. Nếu kết nghĩa với thần lúa thì không được nhổ lúa. Kết nghĩa với thần thú vật nào thì không được ăn thịt thú ấy. Kết nghĩa với thần cây nào thì phải giữ gìn loài cây ấy.
Người Thượng không phải đụng đâu là cũng có thể lập làng. Hễ việc gì kinh động đến núi rừng, đất đai thì họ phải hỏi ý của các thần, khi nào thần đồng ý thì mới được làm. Để biết thần có đồng ý hay không thì họ quan sát các dấu hiệu của tự nhiên như đường chim bay, xác chết của thú rừng hay bằng nhiều cách khác nhau được truyền lại từ đời trước để đoán ý của các thần.
Ví dụ như trong khi đi tìm đất để lập làng. Tối hôm trước đó, người chủ làng Ba-na nằm chiêm bao thấy được điều tốt thì sáng hôm sau mới cùng những người khác đi kiếm đất. Trên đường đi họ nghe tiếng, nhìn đường bay của chim để tìm ra vùng đất phù hợp, ví dụ như nghe tiếng chim bên trái hay bên phải là điếm tốt; hay đường chim bay từ sau ra trước người đứng là tốt, ngược lại là xấu. Đến lúc tìm được khu đất thì họ xin ý kiến của các thần. Họ dùng cây rào xung quanh khu đất. Người chủ làng bỏ năm hạt gạo ra giữa khu đất rồi khấn vái xin các thần báo cho điềm tốt hay xấu. Cả nhóm bỏ ra một nơi khác để ngồi chờ trong vài tiếng đồng hồ. Nếu sau khi quay lại, năm hạt gạo vẫn còn nguyên hay mất đi một, hai hột thì là điềm tốt. Còn nếu mất đi ba, bốn hột hay mất hết thì là điềm rất xấu vì làng mà lập ở đấy thì sẽ bị giặc giã, dịch bệnh, cháy nhà… Kế tiếp họ xin keo pơgang, nếu keo cũng tốt thì họ về báo tin để lập làng.
Phát rừng để làm rẫy cũng thế. Nếu trong lúc phát rừng mà tiếng chim hoặc mang (một loài hươu) kêu thì rất xấu vì chắc thần không cho muốn làm chỗ đó.[1]
Đối với thú rừng thì họ cũng rất tôn trọng, khi một người thợ săn Gia-rai bắn một thú rừng, anh ta phải tạ lỗi: “Xin chư vị tha lỗi vì con phải có cái ăn”.
Trong các loài dã thú thì hổ là động vật linh thiêng. Kể cả những thợ săn Jrai chuyên nghiệp cũng bị cấm tấn công hổ vì họ đã xin sự chở che của Thần rừng cũng chính là Thần hổ nên tấn công hổ là điều cấm kỵ.
Nếu người thợ săn buộc phải giết hổ trong lúc đi săn thì họ phải ngay lập tức làm lễ tang cho hổ để thanh minh cho vụ việc chỉ là ngộ sát, bằng không chính anh ta sẽ làm mồi cho hổ. Lễ tang phải có bốn nhân chứng, hai đại diện cho người thợ săn, hai đại diện cho hổ. Lễ cúng là một ghè rượu và một con lợn; các con trâu đền mạng làm bằng thân chuối để tượng trưng hoặc chiêng nặn bằng đất sét, rồi đọc lời khấn như sau:
“Hôm qua, hôm kia, người này đã giết mày. Bây giờ nó đền nợ. Sự vụ thế là xong. Hãy ở yên, đừng giận chúng tôi. Chúng tôi đã mang tất cả những gì cần để đền bù, đủ số lượng; đừng tấn công chúng tôi, cả con cháu chúng tôi nữa”.[2]
Luật tục Gia-rai vùng Cheo-reo (Plei-ku) quy định việc xúc phạm thần nhà khi chặt một số loại cây như sau:
“Nó nói với môi còn hoẵng và miệng con bê
Nó đòi đào gốc cây tung
Trốc gốc cây thần
Lật gốc cây gạo (*)
Nó nói xấu anh em…
Vì thế mà lều vựa, nhà cửa
Gùi, sọt đề bị đổ vỡ
Vì thế mà bệnh lậu lan đến tận hiên nhà
Bệnh dịch tràn vào tận buôn.”[3]
—–
(*): Cây tung, cây thần, cây gạo,… là những cây thiêng liêng của người Gia-rai. Đòi đào gốc các cây đó là xúc phạm đến thần linh.
Như vậy, dù sở hữu đất đai nhưng không có nghĩa họ có toàn quyền khai thác rừng hay giết hại muông thú. Tín ngưỡng đa thần của người Thượng đặt ra các giới hạn trong cách cư xử với thiên nhiên. Do vậy mà lối sống của người Thượng là một đời sống rất nguyên tắc để duy trì một trật tự hòa thuận với thiên nhiên. Nhà nghiên cứu người Pháp J. Dournes cho rằng các mối quan hệ này [giữa thần linh, con người và thiên nhiên] như một sợi dây bền chặt. Người nào làm đứt các mối quan hệ hài hòa này, cuộc sống sẽ bị đe doạ.
Không hề lãng phí cũng chẳng tàn phá
Người Ba-na cũng tin vào số mạng, họ gọi đó là “ai” hay “Pun ai”; “ai to” có nghĩa là người đó có mạng lớn, của cải sẽ tự tìm đến; “ai nhỏ” là kẻ yếu, khó mà được giàu sang. Cho nên người Ba-na không bao giờ cất nhà quá to, phát một đám rẫy quá rộng, trước đến nay ông cha làm như thế nào thì tuân theo như thế ấy.
Người Thượng không đụng đến các loại cây công nghiệp cho đến khi người Pháp thành lập các đồn điền ở Tây Nguyên.
Làm rẫy là nghề chính của người Thượng. Bao nhiêu đời người Thượng vẫn đốt rừng làm rẫy. Họ chọn một khu đất rồi xin thần linh để phát rẫy. Không chỉ làm rẫy, họ còn biết trồng lúa và trồng cây hoa màu.
Không có máy móc, chỉ có nông cụ đơn sơ nên cách làm rẫy của họ cũng rất đơn giản. Khi trồng lúa họ cũng không xới đất lên như người Việt hay làm. Họ dùng một cái que chọc lỗ, bỏ hạt lúa vào rồi chờ ngày thu hoạch. Người Thượng thông thường bắt đầu phát rẫy vào tháng Hai hay tháng Ba đến tháng Chín thì mới gặt lúa, tức mỗi năm chỉ làm một vụ lúa.
Canh tác ở đám rẫy một thời gian nhất định thì phải bỏ để chuyển sang nơi khác vì đất ở đó đã bạc màu. Ví dụ như đất ở sườn Trường Sơn do đất dốc và xấu, mỗi rẫy chỉ làm được một đến hai năm. Ở những nơi đất tốt hơn thì có thể trồng liên tiếp từ ba đến sáu năm.
Nhưng không vì thế mà ta cho rằng người Thượng du canh du cư giống như dân du mục là một sai lầm. Cách thức này gọi là luân khoảnh để trả rẫy về với rừng trong vài ba năm thì họ mượn lại từ rừng.
Bằng chứng rõ ràng nhất là người Thượng không du canh du cư vì mỗi lần dời đi rất tốn kém và phức tạp. Họ phải bỏ hết nhà cũ kể cả nhà rông đã tốn rất nhiều công sức để làm. Hoạ hoằn lắm như gặp dịch bệnh, lũ lụt hay cướp bóc thì người Thượng mới tìm đất lập làng mới.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc, mỗi làng của người Thượng thường có năm loại rừng thì mới thành làng.
Thứ nhất là mảnh rừng làm nơi cư trú. Ở đó, họ dựng nhà rông, ăn ở, cử hành các nghi lễ, xử án, v.v.
Thứ hai là rừng để làm rẫy, được phân chia cho các gia đình. Chủ làng người Mạ khi chia đất sẽ thông báo cho cả làng tập trung đến, tổ chức lễ cúng thần linh rồi chia đất. Những phần đất thuộc một khu rừng thường được chia từ trên xuống dưới để đảm bảo đất nhà ai cũng như nhau, không có người được đất tốt, người khác thì được đất xấu.[4]
Thứ ba là rừng sinh hoạt là mảnh rừng mà con người đến để tìm gỗ, lấy mật, hái trái rừng.
Thứ tư là khu vực nghĩa trang, nơi những người chết trở về với rừng.
Thứ năm là rừng thiêng tức là nơi ở của các thần linh, rừng đầu nguồn, giữ nước, sự sống của làng.
Sự phân chia này hết sức quan trọng, thể hiện văn hoá bản địa về đất đai của người Thượng mà đến thời Việt Nam Cộng hòa Đệ nhị đã thừa nhận sự phân chia này và củng cố bằng các chính sách của chính quyền.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng người Thượng không có thói quen tích trữ, những gì họ làm ra đều đủ dùng cho nhu cầu của mình nên rất khó có chuyện tàn phá rừng.
Nền văn minh của người Thượng là một nền văn minh thảo mộc mà J. Dournes nói rõ: “Không hề lãng phí cũng chẳng tàn phá, đúng vừa đủ để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác”.[5]
Quyền sở hữu đất đai
Trò chuyện với chúng tôi, giáo sư Phan Đăng Nhật nhận xét rằng xã hội của người Thượng chưa có giai cấp nên chưa sinh ra sự bóc lột, họ không mua bán mà chỉ trao đổi với nhau. Họ coi trọng những người giàu có. Người giàu được xem là những người làm rẫy giỏi.
Theo giáo sư Nhật, người Thượng đã xem trọng tư hữu nhưng không có sự tích tụ tài sản hay hình thành nhóm thoát ly khỏi lao động. Người Thượng không xem rừng là gia sản riêng của gia đình, rừng là của Yang, tức là của thần linh. Làng vay mượn rừng của thần linh để lập làng, làm rẫy, và làm nơi sinh hoạt.
Mỗi làng có đất của riêng mình với sự chứng giám của thần linh. Họ khẳng định quyền sở hữu vùng đất ấy để tránh sự xâm chiếm của các làng khác. Họ dùng cây cối, con suối, tảng đá để đánh dấu đất đai của làng, người Ba-na gọi là Toring, người Pa-kô gọi là Curang, người Xê-đăng gọi là Cheam-Bang…
Mỗi buôn đều có người trông nom về đất đai, người Ê-đê gọi là Polăn, người Srê, Mạ gọi là Tom-Bri, người Chu-ru gọi là Po-Ea… Những người này nắm quyền về đất đai, những ai muốn có rẫy, mượn hay chuyển nhượng đều phải có sự cho phép của những người này.
Đây cũng là những nguời phân chia đất đai cho các gia đình theo chu kỳ luân canh. Khi đất đã chia cho các gia đình thì hộ đó có quyền sử dụng, không ai được xâm phạm. Ngay cả trong thời gian hưu canh, đất rừng vẫn thuộc hộ được phân chia.
Luật tục của người Ê-đê quy định quyền sở hữu đất đai của họ rất rõ ràng:
“Đất này là của bà xưa ông cũ để lại, điều đó người ta đã truyền miệng lại cho nhau (đời này đến đời khác). Nếu có tù trưởng nhà giàu nào đó muốn chiếm đoạt là không thể được.”[6]
Nếu người chủ đất (người chủ làng) mất thì đất đai được kế thừa như sau:
“Mất cậu, để lại cho cháu.
Mất bà, để lại cho cháu.
Mất người này, để lại cho người kia.
Không ai dám chiếm lấy.
Không ai dám giành lấy mà chia cắt, chiếm lấy bằng được.”[7]
Và người Ê-đê rất kiên quyết với những người chiếm đất của họ:
“Đất đai hắn chiếm, sông suối hắn đoạt; đất đai của tù trưởng nhà giàu, hắn giành lấy.
Rừng cây, hắn xí; đất đai hắn choán; rừng tê giác, rừng voi, hắn cũng lấn chiếm.
Hắn là kẻ to gan lớn mật, dám vượt cả núi cao.
Như vậy có việc phải xét xử giữa người ta với hắn.”
Luật tục của người Gia-rai vùng Cheo Reo (Pleiku) quy định tội chiếm đoạt rẫy của người khác:
“Nó đứng đó, tỏ vẻ doạ dẫm
Nó muốn chiếm đoạt từ rẫy
đến rừng của người khác
Bởi nó ghen ghét người ta
Những người có thóc đầy vựa, ngô đầy giàn
Nó không bị ghẻ
Nhưng lại lấy quả mơneng xát vào (*)
Nó không bị mụn nhọt
Nhưng lại lấy một mũi nhọn chích vào
Nó không phạm tội
Những lại sinh ra tội lỗi(**)
Nó lên cò súng
Nó đổ nhựa cây
Nó vẽ lên sợi dây chuyền(***)
Bởi thế, phải đưa nó ra xét xử”[8]
—-
(*) một loại quả rừng dùng để chữa ghẻ.
(**) Nó không phải là tội phạm nhưng vì chiếm rẫy nên trở thành tội phạm.
(***) Nó làm dấu của nó lên rẫy người khác để chiếm đoạt).
Nhờ tôn trọng quyền sở hữu về đất đai, mỗi làng trong hàng nghìn ngôi làng ở Tây Nguyên bảo vệ được mảnh rừng, mảnh đất mà họ vay mượn từ thiên nhiên cho cuộc sống của mình.
Luật tục Raglai đặt ra những điều sau để bảo vệ môi trường và nguồn nước:
“Cấm làm nhà, làm dơ bẩn nơi nguồn nước, mạch nước ngầm.
Chỉ được dùng nước (suối, sông, hồ) ở một phía.
Uống nước hai bờ là giành giật với ông bà
Cấm đàn bà trẻ con tắm nước suối, nước sông.
Cấm săn bắt quá mức.
Cấm săn bắt và mang thịt thú rừng.
Cấm phát thông ranh rẫy.
Nghiêm cấm làm lửa cháy rừng.
Cấm đụng chạm đến cây to, cây nhiều tuổi.
Không được làm nhà nơi thùng, trãng, bãi, ao.
Không được làm rẫy nơi có người chết không được chôn cất đàng hoàng
Cấm tự ý du cư đến nơi rừng sống, đất mới.”[9]
Trước khi người Pháp đến, triều đình vẫn tôn trọng chế độ đất đai theo phong tục riêng của các bộ lạc, hằng năm thu một số thuế nhất định, vài năm một lần các tù trưởng đến kinh đô để cống nạp sản vật.[10]
Đất đai và rừng là cuộc sống của người Thượng. Quyền sở hữu về đất đai, rừng cây của họ đã có từ rất lâu. Toàn bộ đời sống của một người Thượng không thể không có rừng.
Mất đất, người Thượng không còn là họ nữa: không còn không gian sống, luật tục bị vi phạm, tín ngưỡng không toàn vẹn, dân làng mất đoàn kết hay như nhà nghiên cứu Tây Nguyên J. Dournes đã nói là “trở thành điên loạn”.
Mời độc giả đón đọc bài viết tiếp theo về những biến đổi trong đời sống của người Thượng khi người Pháp đô hộ xứ Đông Dương.
Trích dẫn:
[1]Người Ba-na ở Kon Tum, Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, Nxb Trẻ, trang 139.
[2]Rừng, Đàn bà và Điên loạn, Jacques Dournes, Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu, NXB Tri Thức, trang 155.
[3]Luật tục Jrai, Chủ biên PGS.TS Phan Đăng Nhật, Sở Văn hoá – Thông tin Gia Lai, xuất bản năm 1999, trang 215.
[4]Văn hoá người Mạ, Nguyễn Văn Tới và các tác giả, NXB Văn hoá Dân tộc, trang 71 và 72.
[5]Rừng, Đàn bà và Điên loạn, sách đã dẫn, lời giới thiệu.
[6]Luật tục Ê-đê, Ngô Đức Thịnh và các tác giả, NXB Văn hoá Dân tộc, trang 414.
[7]Luật tục Ê-đê, sách đã dẫn, trang 410.
[8]Luật tục Jrai, sách đã dẫn, trang 112.
[9]Luật tục – Một giá trị văn hoá phi vật thể đặc sắc, GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Di sản văn hoá số 26.
[10]Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (nguồn gốc và phong tục), Nguyễn Trắc Dĩ, Bộ Phát triển Sắc tộc xuất bản, năm 1972 tại Sài Gòn, trang 129.