Trong ảnh, một người quân nhân phe chống chính phủ, đã liên minh với Quân đội Kachin Độc lập (Kachin Independence Army – một nhóm ly khai khác trong lòng Myanmar) trong phiên gác của mình ở vùng Bắc Kachin, tháng 8 năm 2012. Ảnh: SOE THAN WIN/AFP/Getty Images
“Nước chảy dưới cầu” (water under the bridge) là một thành ngữ thông dụng trong tiếng Anh, dùng để chỉ những sự việc xảy ra đã lâu, không còn quan trọng, không còn đáng quan tâm.
Trong suy nghĩ của nhiều người, các cuộc chiến sắc tộc là một thứ nước chảy dưới cầu như vậy.
***
Giáo sư Lars-Erik Cederman là một trong những cây bút sắc sảo nhất của khoa học thế giới về sắc tộc, xung đột vũ trang và quan hệ quốc tế. Với hàng trăm bài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội chiến và các xung đột vũ trang quốc tế, bất bình đẳng sắc tộc, quản trị khủng hoảng sắc tộc, bầu cử và dân chủ hóa, .v.v. có thể nói ý kiến của Giáo sư Cederman chắc chắn cần được tham khảo một cách nghiêm túc. Ông hiện tại đang công tác tại trường Đại học ETH Zurich, Thụy Sĩ.
Giữa cơn hỗn độn của các tranh cãi chính trị cực đoan, các xung đột leo thang, và sự trở lại của chủ nghĩa sắc tộc, chủ nghĩa dân túy, Cederman đã bước khỏi vùng học thuật quen thuộc của mình với bài báo Blood for Soil, được đăng tải trên Foreign Affair số tháng 3-4 năm nay.
Phần dưới đây là bài lược dịch từ bài gốc tiếng Anh. Bài lược dịch không nhất thiết tuân theo đúng cấu trúc của bài gốc, có thể lược bỏ một số phần và diễn đạt lại ý của một số phần khác sao cho dễ hiểu trong tiếng Việt.
***
Kể từ sau Thế Chiến II, khi tư duy về nhân quyền, các giá trị tự do được chấp nhận phổ biến, cùng với sự ra đời những định chế quốc tế bảo vệ các giá trị đó như Liên Hiệp Quốc, xung đột sắc tộc đã giảm đi rất đáng kể.
Nhớ lại cách đây hơn 200 năm (tức chỉ trong vòng ba thế hệ – ND), ngay sau thời kỳ Cách mạng Pháp, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy kéo theo hàng loạt các cuộc xung đột mà tâm điểm và lý do thường đều vì vấn đề sắc tộc (ethnic). Được tìm thấy ở Đức, ở Ý, ở phần lớn khu vực Đông Âu, chúng là nguyên nhân làm đứt vỡ trật tự chính trị những năm đầu thế kỷ 20, kéo theo sự sụp đổ của các đế quốc đa sắc tộc như Habsburg, Ottoman và Nga. Hai cuộc đại chiến thế giới, ít nhiều cũng có nguồn gốc từ chúng.
Những ngày đó đã rời xa. Hay dường như chỉ có vẻ vậy?
Cho tới thập niên gần đây, người Anh (hoặc một nửa trong số họ) yêu cầu rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) vì cho rằng tổ chức này áp đặt quyền tự quyết của đất nước mình, đe dọa “nhấn chìm” cộng đồng bản xứ với làn sóng người nhập cư từ châu Phi, Trung Đông và các nước kém phát triển hơn ở châu Âu.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, người Mỹ (hoặc gần một nửa trong số họ) bầu cho một Donald Trump với các khẩu hiệu đánh vào nỗi sợ hãi rằng nước Mỹ đang bị những người nhập cư Mexico và Hồi giáo “xâm lược”.
Và rõ ràng, người Anh và người Mỹ không cô đơn trong nỗi sợ đó. Từ Tây sang Đông, Bắc xuống Nam, tùy mức độ, đâu đâu cũng có những làn sóng “chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc” (ethnic nationalism). Áo, Hungary, Ý, Na Uy, Ba Lan, Brazil, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… những nước vừa đạt được chút thành tựu của nền dân chủ tiến bộ lại bắt đầu dần gạt đi các giá trị tự do. Khi các sắc tộc đa số có tiếng nói mạnh mẽ hơn, những nhóm người nhập cư và người nước ngoài, thậm chí cả các sắc tộc thiểu số tồn tại lâu năm trong nước dần bị chèn ép nhiều hơn.
Làn sóng chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc này thường bị chỉ trích vì những hành vi cổ xúy và kích động thù hằn. Nhưng thứ đáng sợ nhất về nó là viễn cảnh quay ngược dòng chảy dưới chân cầu: tạo ra những cuộc nội chiến hay xung đột vũ trang quốc tế vì lý do sắc tộc, thứ tai họa tưởng chừng đã rời xa nhân loại.
Sự trở lại
Kể từ thời hậu Chiến tranh Lạnh, dù có một số chỉ dấu cảnh báo, cộng thêm sự xuất hiện của những cuộc nội chiến sắc tộc ở Nam Tư cũ và Rwanda, người ta vẫn lạc quan rằng xung đột sắc tộc đã là bức tranh của ngày hôm qua.
Các nghiên cứu, số liệu thống kê đều ủng hộ cho góc nhìn đó. Một trong những nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho thời kỳ hòa bình sắc tộc này là việc các chính phủ ngày càng biết thỏa hiệp, hòa hợp dân tộc, đưa ra các chính sách tăng cường sự tham gia của những sắc dân thiểu số vào quá trình lãnh đạo điều hành đất nước.
Ngoại trừ khu vực Trung Đông (ví dụ Bahrain, Iraq, Israel, Ả Rập Saudi và Syria) nơi những nhóm thiểu số vẫn đang phải vật lộn để cất tiếng nói đòi quyền lợi, ở các khu vực khác trên thế giới, chủ trương chia sẻ quyền lực giữa các sắc dân càng lúc càng được xem trọng và thực thi qua những chính sách thực tế. Một số nhóm sắc tộc được trao quyền tự chủ, như người Aceh ở Indonesia hay người bản địa Aymara và Quechua ở Bolivia. Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng góp phần ngăn chặn sự leo thang xung đột sắc tộc, kéo những nhóm sắc tộc khác nhau ngồi vào bàn đàm phán thay vì nói chuyện bằng bom đạn trên chiến trường.
Nhưng bất chấp các số liệu tích cực đó, sẽ là quá sớm để kết luận xung đột sắc tộc là câu chuyện của quá khứ. Đầu thế kỷ 21, các phong trào dân túy trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu. Người Pháp và Hà Lan bỏ phiếu dẹp đi nỗ lực xây dựng Hiến pháp chung của EU. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến niềm tin vào toàn cầu hóa lung lay dữ dội. Các cuộc “nổi dậy mùa xuân” ở các nước Ả Rập thay vì đem lại ánh sáng dân chủ lại dẫn tới nhiều thảm họa khó lường.
Khi các giá trị dân chủ tự do suy yếu, những tư tưởng dân tộc lại được đề cao. Bài học lịch sử nói cho chúng ta biết rằng chủ nghĩa sắc tộc dâng cao thường dẫn đến những xung đột đẫm máu. Vậy nên không thừa khi lo lắng cho một hệ quả tương tự với làn sóng mới này.
Những nẻo đường bạo lực
Có nhiều ngả rẽ đưa con tàu chủ nghĩa sắc tộc đến với nhà ga mang tên xung đột. Một trong số những ngả đường lớn nhất đó là phân chia quyền lực.
Khi các nhóm sắc tộc không được trao quyền lực, họ sẽ tìm cách giành lấy nó bằng phương thức vũ lực.
Một hiện tượng phổ biến ở nhiều nước là khi một nhóm người nắm lấy quyền lực, họ thường tìm cách củng cố quyền cho nhóm sắc tộc của mình, trong khi hạn chế, thậm chí loại trừ những sắc tộc khác.
Những sắc tộc không được chia sẻ quyền lực một cách công bằng thường chiếm thiểu số, như trường hợp người Tutsi trong cuộc nội chiến ở Rwanda vào năm 1990, hay người Sunni hiện tại vẫn đang phải chiến đấu giành quyền lợi cho mình ở Iraq.
Thậm chí ngay cả trường hợp chiếm đa số, họ vẫn có khả năng bị tước quyền lợi chính trị của mình, như trường hợp của Syria, nơi Tổng thống Bashar al-Assad, thuộc sắc tộc Alawite thiểu số của dòng Shiite, chỉ chiếm 12% dân số nhưng lại điều hành thể chế độc tài trong một đất nước có 74% người theo dòng Hồi giáo Sunni đối nghịch. Đó là một trong những căn nguyên cho cuộc chiến thương tàn gần một thập niên qua tại Syria, cướp đi sinh mạng của ít nhất 400.000 người và tạo ra làn sóng di dân trốn chạy làm chao đảo châu Âu.
Bất bình đẳng trong chia sẻ quyền lực không phải là nguyên nhân duy nhất có thể thổi bùng xung đột sắc tộc trong một quốc gia.
Bất công về kinh tế, xã hội hay văn hóa đều có thể dẫn đến xung đột. Một điều hiển nhiên. Cá nhân nào cũng sẽ phản ứng lại với những bất công nhắm vào chính mình. Đối với một nhóm người có chung sắc tộc, khi bị đối xử bất công, họ lại càng dễ dàng liên kết lại để nổi dậy chống áp bức.
Với những nhóm thiểu số chưa bị áp bức nhưng không được đáp ứng đòi hỏi tự chủ, việc các chính quyền thường phớt lờ yêu cầu của họ, hoặc thậm chí ra tay trấn áp, cũng càng lúc càng đẩy các nhóm sắc tộc này vào con đường cực đoan, khiến họ cất tiếng nói bằng vũ lực. Người Công giáo tại Bắc Ireland, người Basque ở Tây Ban Nha, người Kurd tại Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, hay vài sắc tộc thiểu số tại Myanmar là những ví dụ sinh động.
Một con đường khác kéo chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc đến xung đột là việc kêu gọi sự thống nhất lãnh thổ của các sắc tộc đang sống chia tách ở những quốc gia khác nhau. Nó dễ dẫn đến việc các nhóm sắc tộc đó nổi dậy ở nước sở tại để “trở về dưới một mái nhà”. Đó là trường hợp của người Serbia. Sau khi Liên bang Nam Tư lần lượt tan rã, các nhóm sắc tộc Serbia sống rải rác ở Croatia, Bosnia và Herzegovina bị mắc kẹt, được kêu gọi đứng dậy chiến đấu để hợp lại quốc gia cho người Serbia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chiếm lấy Crimea và tấn công miền Đông Ukraine với lý lẽ thống nhất cho Liên bang Xô Viết ngày xưa. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thường xuyên gợi lại ký ức huy hoàng của đế chế Ottoman ngày trước để tạo cớ cho việc bành trướng ảnh hưởng của mình ra các nước xung quanh.
Chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc còn có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang quốc tế khi nhà lãnh đạo một quốc gia tin rằng những người cùng sắc tộc với mình ở quốc gia kia đang bị đối xử tệ bạc. Chiến tranh, vẫn đang treo lơ lửng trên đầu người dân của Armenia và Azerbaijan, của Ấn Độ và Pakistan, của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa sắc tộc có thái độ thù địch rõ ràng dành cho các thể chế quốc tế, vốn thường bảo vệ quyền lợi của những sắc tộc thiểu số và khuyến khích sự chia sẻ quyền lực của một nhà nước đa sắc tộc. Với họ, nhượng bộ hay chia sẻ quyền lực là dấu hiệu của kẻ yếu, kẻ chiếu dưới. Họ xem các giá trị nhân quyền, pháp quyền và hoạt động gìn giữ hòa bình là mối đe dọa trực tiếp đến mình, họ tìm mọi cách để hạ thấp vai trò, làm giảm uy tín, gạt bỏ sự ảnh hưởng của những tổ chức và trật tự bảo vệ các giá trị trên.
Đó là điều Nga đã làm khi chiếm lấy Crimea, hay khi Israel chiếm đóng Bờ Tây. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng muốn chấm dứt các biện pháp cấm vận Nga và chuyển Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem càng tăng thêm sức mạnh cho những tiếng nói sắc tộc tại đây, làm xói mòn trật tự thế giới hậu chiến, vốn là một thành trì quan trọng giúp kiểm soát các cuộc xung đột sắc tộc.
Khi các thành trì giữ gìn trật tự thế giới ổn định bị suy yếu, nguy cơ xung đột sắc tộc xuất hiện nhiều hơn. Người ta dự đoán các xung đột sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất ở Ethiopia, Iran, Pakistan và Cộng hòa Congo, những nơi có lịch sử xung đột và các sắc dân thiểu số không được chia sẻ quyền lực một cách công bằng. Nhưng nguy cơ xung đột còn có thể xuất hiện ở cả những nước phát triển, như trường hợp người Catalan đòi độc lập ở Tây Ban Nha, hay vấn đề biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland trong trường hợp Brexit. Những khu vực từ lâu chưa giải quyết được các xung khắc như Israel, Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong vùng nguy hiểm.
Con đường hòa bình
Đối mặt với vô số vấn đề rắc rối phức tạp từ các nguy cơ xung đột sắc tộc, không ngạc nhiên khi có những ý kiến cho rằng con đường đơn giản nhất dẫn đến hòa bình là … cứ để chiến tranh xảy ra.
Nói cách khác, những người cổ xúy cho phương thức này cho rằng cứ để các bên đánh nhau, để rồi kẻ thắng sẽ quyết định tất cả, từ quyền lợi đến đường biên giới, và hòa bình sẽ trở lại. Cái giá của nó, những thương vong, hủy hoại từ chiến tranh, đều “chấp nhận được”. Những người có suy nghĩ này chắc chắn chưa bao giờ nếm trải mùi vị hủy diệt của chiến tranh, và họ có lẽ cũng chưa bao giờ hỏi xem người Syria có thấy những mất mát đó có “chấp nhận được” hay không.
Những người khác đề xuất phương thức hòa bình hơn: chia lại đường biên giới quốc gia cho mỗi sắc tộc, ai ở đất người nấy, thế là không còn xung đột. Lựa chọn có vẻ hợp lý này gần như không thể thực hiện trên thực tế, khi các nhóm sắc tộc đã sống lẫn lộn với nhau gần như ở khắp nơi trên thế giới. Ngay cả trong trường hợp thực hiện, nó cũng khó có thể dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Nếu người Catalan giành được độc lập, tách khỏi Tây Ban Nha, họ sẽ lại phải giải quyết xung đột với những người mang sắc tộc khác sinh sống hợp pháp ở Catalan.
Tất nhiên trong trường hợp những nhóm sắc tộc thù ghét nhau đến xương tủy, không có bất kỳ cách nào chung sống, việc tách ra có lẽ là giải pháp khả thi nhất. Đó là lý do giải pháp hai nhà nước (two-state solution) cho xung đột giữa Israel và Palestine vẫn đang nhận được sự ủng hộ nhiều nhất từ cộng đồng quốc tế.
Tuy vậy, khác với hôn nhân vợ chồng, không có tiêu chuẩn nào xác định xung đột sắc tộc đến mức độ nào mới được tính là “hết hi vọng” để phải tách nhau ra vĩnh viễn. Sự mơ hồ này rất có thể bị lợi dụng để kích hoạt bất ổn ở khắp nơi trên thế giới.
Những đề xuất cực đoan trên khó có thể trở thành hiện thực, nhưng chủ nghĩa dân tộc thì không biến đi đâu cả. Các tổ chức quốc tế có lớn mạnh đến đâu cũng không thể thay thế vai trò các quốc gia dân tộc (nation-state), ít nhất là trong tương lai gần. Hầu hết mọi người vẫn sẽ chọn mang trên mình một tính cách quốc gia thay vì xác định bản thân bằng những giá trị quốc tế xa vời. Ví dụ như trong cùng Liên minh Châu Âu, người Đức vẫn sẽ xem mình có “tính Đức” thay vì nhận bản thân mình có chung đặc tính châu Âu với người Hy Lạp.
Kiềm chế chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc vì vậy không nên (và cũng không thể) bị chối bỏ, mà nên được kiểm soát.
Và để kiềm chế được chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc, người ta không những phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa gốc rễ nhất, mà còn phải kiểm soát cả hai mặt: cung và cầu.
Cung là những chính sách của chính phủ đưa ra về các vấn đề dân tộc, còn cầu là ước muốn của người dân cho việc tạo ra những chính sách đó.
Ở mặt cung, giới lãnh đạo cần phải dũng cảm đưa ra những chính sách chống lại các hành vi phân biệt chủng tộc, kích động thù hằn. Những cộng đồng đa sắc tộc cũng phải đoàn kết chống lại các nỗ lực kích động từ bên ngoài, như cách Nga đã làm để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Trên bình diện quốc tế, các chính phủ phải quyết liệt bảo vệ những giá trị tự do. Trong trường hợp EU, điều đó có nghĩa là tăng cường sức ép đối với những quốc gia cổ xúy cho những giá trị phi tự do, thậm chí nếu cần, tạo ra một cộng đồng mới thật sự tự do vững mạnh. Những cộng đồng có sức mạnh sẽ góp phần lan tỏa giá trị ra xung quanh, như các chính sách chia sẻ quyền lực công bằng. Những điều tích cực không thể lan tỏa một cách tự nhiên.
Song ngược lại, trong lịch sử, những chính sách tiêu cực đã từng không ít lần lây lan qua nhiều nước, như cách các chính phủ phát xít lần lượt lên ngôi trước Thế Chiến thứ II. Các dấu hiệu tương tự có thể được tìm thấy đang diễn ra ở Đông Âu và những phần khác trên thế giới, trong đó có khu vực hạ-Sahara ở châu Phi.
Ở mặt cầu, sự ủng hộ của người dân thường được tập trung cho những chính trị gia dân túy, những người biết cách đánh vào những nhược điểm của quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa tư bản tự do, trong đó nổi bật là sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội, đổ lỗi cho dân nhập cư và những sắc tộc thiểu số. Vì vậy, các chính sách đưa ra phải vừa đảm bảo sự hòa nhập tích cực của người nhập cư vào cộng đồng bản địa, vừa đảm bảo quyền lợi kinh tế của người dân trong nước, với các chính sách hỗ trợ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm ổn định cho họ.
Trên hết, câu trả lời dành cho chủ nghĩa sắc tộc phải rộng lớn hơn những lợi ích kinh tế thuần túy. Nó phải nhắm đến việc bảo vệ những giá trị nhân văn cơ bản, đề cao sự hòa hợp giữa các sắc tộc, nhấn mạnh lợi ích của việc hợp tác giữa các quốc gia.
Ở châu Âu, các chính trị gia có thể bắt đầu bằng việc thôi dùng EU làm bình phong cho mọi vấn đề của mình. Những tổ chức như EU đương nhiên có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cải thiện nếu muốn trở nên hiệu quả và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các thành viên. Nhưng xem EU là nguồn cơn cho các khó khăn trong nước, như bất bình đẳng kinh tế xã hội hay sự kém phát triển chắc chắn không giúp gì được cho bản thân các nước. Họ cần phải chấm dứt việc tự lừa mình dối người rằng việc cắt giảm hoàn toàn dân nhập cư sẽ là chìa khóa vạn năng cho mọi vấn đề.
Ký ức về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỷ 20 như những dòng nước dưới chân cầu, đã chảy qua rất xa. Nhưng sẽ là bi kịch nếu tin rằng những thảm họa trên đã bị bỏ xa, không còn khả năng tái hiện.
Nước vẫn liên tục chảy qua cầu, còn máu vẫn luôn hòa lẫn trong từng giọt nước đó, và thấm lại trong đất.
May 10, 2019
Máu chúng tôi – Đất chúng tôi
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong ảnh, một người quân nhân phe chống chính phủ, đã liên minh với Quân đội Kachin Độc lập (Kachin Independence Army – một nhóm ly khai khác trong lòng Myanmar) trong phiên gác của mình ở vùng Bắc Kachin, tháng 8 năm 2012. Ảnh: SOE THAN WIN/AFP/Getty Images
“Nước chảy dưới cầu” (water under the bridge) là một thành ngữ thông dụng trong tiếng Anh, dùng để chỉ những sự việc xảy ra đã lâu, không còn quan trọng, không còn đáng quan tâm.
Trong suy nghĩ của nhiều người, các cuộc chiến sắc tộc là một thứ nước chảy dưới cầu như vậy.
***
Giáo sư Lars-Erik Cederman là một trong những cây bút sắc sảo nhất của khoa học thế giới về sắc tộc, xung đột vũ trang và quan hệ quốc tế. Với hàng trăm bài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội chiến và các xung đột vũ trang quốc tế, bất bình đẳng sắc tộc, quản trị khủng hoảng sắc tộc, bầu cử và dân chủ hóa, .v.v. có thể nói ý kiến của Giáo sư Cederman chắc chắn cần được tham khảo một cách nghiêm túc. Ông hiện tại đang công tác tại trường Đại học ETH Zurich, Thụy Sĩ.
Giữa cơn hỗn độn của các tranh cãi chính trị cực đoan, các xung đột leo thang, và sự trở lại của chủ nghĩa sắc tộc, chủ nghĩa dân túy, Cederman đã bước khỏi vùng học thuật quen thuộc của mình với bài báo Blood for Soil, được đăng tải trên Foreign Affair số tháng 3-4 năm nay.
Phần dưới đây là bài lược dịch từ bài gốc tiếng Anh. Bài lược dịch không nhất thiết tuân theo đúng cấu trúc của bài gốc, có thể lược bỏ một số phần và diễn đạt lại ý của một số phần khác sao cho dễ hiểu trong tiếng Việt.
***
Kể từ sau Thế Chiến II, khi tư duy về nhân quyền, các giá trị tự do được chấp nhận phổ biến, cùng với sự ra đời những định chế quốc tế bảo vệ các giá trị đó như Liên Hiệp Quốc, xung đột sắc tộc đã giảm đi rất đáng kể.
Nhớ lại cách đây hơn 200 năm (tức chỉ trong vòng ba thế hệ – ND), ngay sau thời kỳ Cách mạng Pháp, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy kéo theo hàng loạt các cuộc xung đột mà tâm điểm và lý do thường đều vì vấn đề sắc tộc (ethnic). Được tìm thấy ở Đức, ở Ý, ở phần lớn khu vực Đông Âu, chúng là nguyên nhân làm đứt vỡ trật tự chính trị những năm đầu thế kỷ 20, kéo theo sự sụp đổ của các đế quốc đa sắc tộc như Habsburg, Ottoman và Nga. Hai cuộc đại chiến thế giới, ít nhiều cũng có nguồn gốc từ chúng.
Những ngày đó đã rời xa. Hay dường như chỉ có vẻ vậy?
Cho tới thập niên gần đây, người Anh (hoặc một nửa trong số họ) yêu cầu rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) vì cho rằng tổ chức này áp đặt quyền tự quyết của đất nước mình, đe dọa “nhấn chìm” cộng đồng bản xứ với làn sóng người nhập cư từ châu Phi, Trung Đông và các nước kém phát triển hơn ở châu Âu.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, người Mỹ (hoặc gần một nửa trong số họ) bầu cho một Donald Trump với các khẩu hiệu đánh vào nỗi sợ hãi rằng nước Mỹ đang bị những người nhập cư Mexico và Hồi giáo “xâm lược”.
Và rõ ràng, người Anh và người Mỹ không cô đơn trong nỗi sợ đó. Từ Tây sang Đông, Bắc xuống Nam, tùy mức độ, đâu đâu cũng có những làn sóng “chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc” (ethnic nationalism). Áo, Hungary, Ý, Na Uy, Ba Lan, Brazil, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… những nước vừa đạt được chút thành tựu của nền dân chủ tiến bộ lại bắt đầu dần gạt đi các giá trị tự do. Khi các sắc tộc đa số có tiếng nói mạnh mẽ hơn, những nhóm người nhập cư và người nước ngoài, thậm chí cả các sắc tộc thiểu số tồn tại lâu năm trong nước dần bị chèn ép nhiều hơn.
Làn sóng chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc này thường bị chỉ trích vì những hành vi cổ xúy và kích động thù hằn. Nhưng thứ đáng sợ nhất về nó là viễn cảnh quay ngược dòng chảy dưới chân cầu: tạo ra những cuộc nội chiến hay xung đột vũ trang quốc tế vì lý do sắc tộc, thứ tai họa tưởng chừng đã rời xa nhân loại.
Sự trở lại
Kể từ thời hậu Chiến tranh Lạnh, dù có một số chỉ dấu cảnh báo, cộng thêm sự xuất hiện của những cuộc nội chiến sắc tộc ở Nam Tư cũ và Rwanda, người ta vẫn lạc quan rằng xung đột sắc tộc đã là bức tranh của ngày hôm qua.
Các nghiên cứu, số liệu thống kê đều ủng hộ cho góc nhìn đó. Một trong những nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho thời kỳ hòa bình sắc tộc này là việc các chính phủ ngày càng biết thỏa hiệp, hòa hợp dân tộc, đưa ra các chính sách tăng cường sự tham gia của những sắc dân thiểu số vào quá trình lãnh đạo điều hành đất nước.
Ngoại trừ khu vực Trung Đông (ví dụ Bahrain, Iraq, Israel, Ả Rập Saudi và Syria) nơi những nhóm thiểu số vẫn đang phải vật lộn để cất tiếng nói đòi quyền lợi, ở các khu vực khác trên thế giới, chủ trương chia sẻ quyền lực giữa các sắc dân càng lúc càng được xem trọng và thực thi qua những chính sách thực tế. Một số nhóm sắc tộc được trao quyền tự chủ, như người Aceh ở Indonesia hay người bản địa Aymara và Quechua ở Bolivia. Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng góp phần ngăn chặn sự leo thang xung đột sắc tộc, kéo những nhóm sắc tộc khác nhau ngồi vào bàn đàm phán thay vì nói chuyện bằng bom đạn trên chiến trường.
Nhưng bất chấp các số liệu tích cực đó, sẽ là quá sớm để kết luận xung đột sắc tộc là câu chuyện của quá khứ. Đầu thế kỷ 21, các phong trào dân túy trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu. Người Pháp và Hà Lan bỏ phiếu dẹp đi nỗ lực xây dựng Hiến pháp chung của EU. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến niềm tin vào toàn cầu hóa lung lay dữ dội. Các cuộc “nổi dậy mùa xuân” ở các nước Ả Rập thay vì đem lại ánh sáng dân chủ lại dẫn tới nhiều thảm họa khó lường.
Khi các giá trị dân chủ tự do suy yếu, những tư tưởng dân tộc lại được đề cao. Bài học lịch sử nói cho chúng ta biết rằng chủ nghĩa sắc tộc dâng cao thường dẫn đến những xung đột đẫm máu. Vậy nên không thừa khi lo lắng cho một hệ quả tương tự với làn sóng mới này.
Những nẻo đường bạo lực
Có nhiều ngả rẽ đưa con tàu chủ nghĩa sắc tộc đến với nhà ga mang tên xung đột. Một trong số những ngả đường lớn nhất đó là phân chia quyền lực.
Khi các nhóm sắc tộc không được trao quyền lực, họ sẽ tìm cách giành lấy nó bằng phương thức vũ lực.
Một hiện tượng phổ biến ở nhiều nước là khi một nhóm người nắm lấy quyền lực, họ thường tìm cách củng cố quyền cho nhóm sắc tộc của mình, trong khi hạn chế, thậm chí loại trừ những sắc tộc khác.
Những sắc tộc không được chia sẻ quyền lực một cách công bằng thường chiếm thiểu số, như trường hợp người Tutsi trong cuộc nội chiến ở Rwanda vào năm 1990, hay người Sunni hiện tại vẫn đang phải chiến đấu giành quyền lợi cho mình ở Iraq.
Thậm chí ngay cả trường hợp chiếm đa số, họ vẫn có khả năng bị tước quyền lợi chính trị của mình, như trường hợp của Syria, nơi Tổng thống Bashar al-Assad, thuộc sắc tộc Alawite thiểu số của dòng Shiite, chỉ chiếm 12% dân số nhưng lại điều hành thể chế độc tài trong một đất nước có 74% người theo dòng Hồi giáo Sunni đối nghịch. Đó là một trong những căn nguyên cho cuộc chiến thương tàn gần một thập niên qua tại Syria, cướp đi sinh mạng của ít nhất 400.000 người và tạo ra làn sóng di dân trốn chạy làm chao đảo châu Âu.
Bất bình đẳng trong chia sẻ quyền lực không phải là nguyên nhân duy nhất có thể thổi bùng xung đột sắc tộc trong một quốc gia.
Bất công về kinh tế, xã hội hay văn hóa đều có thể dẫn đến xung đột. Một điều hiển nhiên. Cá nhân nào cũng sẽ phản ứng lại với những bất công nhắm vào chính mình. Đối với một nhóm người có chung sắc tộc, khi bị đối xử bất công, họ lại càng dễ dàng liên kết lại để nổi dậy chống áp bức.
Với những nhóm thiểu số chưa bị áp bức nhưng không được đáp ứng đòi hỏi tự chủ, việc các chính quyền thường phớt lờ yêu cầu của họ, hoặc thậm chí ra tay trấn áp, cũng càng lúc càng đẩy các nhóm sắc tộc này vào con đường cực đoan, khiến họ cất tiếng nói bằng vũ lực. Người Công giáo tại Bắc Ireland, người Basque ở Tây Ban Nha, người Kurd tại Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, hay vài sắc tộc thiểu số tại Myanmar là những ví dụ sinh động.
Một con đường khác kéo chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc đến xung đột là việc kêu gọi sự thống nhất lãnh thổ của các sắc tộc đang sống chia tách ở những quốc gia khác nhau. Nó dễ dẫn đến việc các nhóm sắc tộc đó nổi dậy ở nước sở tại để “trở về dưới một mái nhà”. Đó là trường hợp của người Serbia. Sau khi Liên bang Nam Tư lần lượt tan rã, các nhóm sắc tộc Serbia sống rải rác ở Croatia, Bosnia và Herzegovina bị mắc kẹt, được kêu gọi đứng dậy chiến đấu để hợp lại quốc gia cho người Serbia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chiếm lấy Crimea và tấn công miền Đông Ukraine với lý lẽ thống nhất cho Liên bang Xô Viết ngày xưa. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thường xuyên gợi lại ký ức huy hoàng của đế chế Ottoman ngày trước để tạo cớ cho việc bành trướng ảnh hưởng của mình ra các nước xung quanh.
Chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc còn có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang quốc tế khi nhà lãnh đạo một quốc gia tin rằng những người cùng sắc tộc với mình ở quốc gia kia đang bị đối xử tệ bạc. Chiến tranh, vẫn đang treo lơ lửng trên đầu người dân của Armenia và Azerbaijan, của Ấn Độ và Pakistan, của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa sắc tộc có thái độ thù địch rõ ràng dành cho các thể chế quốc tế, vốn thường bảo vệ quyền lợi của những sắc tộc thiểu số và khuyến khích sự chia sẻ quyền lực của một nhà nước đa sắc tộc. Với họ, nhượng bộ hay chia sẻ quyền lực là dấu hiệu của kẻ yếu, kẻ chiếu dưới. Họ xem các giá trị nhân quyền, pháp quyền và hoạt động gìn giữ hòa bình là mối đe dọa trực tiếp đến mình, họ tìm mọi cách để hạ thấp vai trò, làm giảm uy tín, gạt bỏ sự ảnh hưởng của những tổ chức và trật tự bảo vệ các giá trị trên.
Đó là điều Nga đã làm khi chiếm lấy Crimea, hay khi Israel chiếm đóng Bờ Tây. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng muốn chấm dứt các biện pháp cấm vận Nga và chuyển Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem càng tăng thêm sức mạnh cho những tiếng nói sắc tộc tại đây, làm xói mòn trật tự thế giới hậu chiến, vốn là một thành trì quan trọng giúp kiểm soát các cuộc xung đột sắc tộc.
Khi các thành trì giữ gìn trật tự thế giới ổn định bị suy yếu, nguy cơ xung đột sắc tộc xuất hiện nhiều hơn. Người ta dự đoán các xung đột sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất ở Ethiopia, Iran, Pakistan và Cộng hòa Congo, những nơi có lịch sử xung đột và các sắc dân thiểu số không được chia sẻ quyền lực một cách công bằng. Nhưng nguy cơ xung đột còn có thể xuất hiện ở cả những nước phát triển, như trường hợp người Catalan đòi độc lập ở Tây Ban Nha, hay vấn đề biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland trong trường hợp Brexit. Những khu vực từ lâu chưa giải quyết được các xung khắc như Israel, Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong vùng nguy hiểm.
Con đường hòa bình
Đối mặt với vô số vấn đề rắc rối phức tạp từ các nguy cơ xung đột sắc tộc, không ngạc nhiên khi có những ý kiến cho rằng con đường đơn giản nhất dẫn đến hòa bình là … cứ để chiến tranh xảy ra.
Nói cách khác, những người cổ xúy cho phương thức này cho rằng cứ để các bên đánh nhau, để rồi kẻ thắng sẽ quyết định tất cả, từ quyền lợi đến đường biên giới, và hòa bình sẽ trở lại. Cái giá của nó, những thương vong, hủy hoại từ chiến tranh, đều “chấp nhận được”. Những người có suy nghĩ này chắc chắn chưa bao giờ nếm trải mùi vị hủy diệt của chiến tranh, và họ có lẽ cũng chưa bao giờ hỏi xem người Syria có thấy những mất mát đó có “chấp nhận được” hay không.
Những người khác đề xuất phương thức hòa bình hơn: chia lại đường biên giới quốc gia cho mỗi sắc tộc, ai ở đất người nấy, thế là không còn xung đột. Lựa chọn có vẻ hợp lý này gần như không thể thực hiện trên thực tế, khi các nhóm sắc tộc đã sống lẫn lộn với nhau gần như ở khắp nơi trên thế giới. Ngay cả trong trường hợp thực hiện, nó cũng khó có thể dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Nếu người Catalan giành được độc lập, tách khỏi Tây Ban Nha, họ sẽ lại phải giải quyết xung đột với những người mang sắc tộc khác sinh sống hợp pháp ở Catalan.
Tất nhiên trong trường hợp những nhóm sắc tộc thù ghét nhau đến xương tủy, không có bất kỳ cách nào chung sống, việc tách ra có lẽ là giải pháp khả thi nhất. Đó là lý do giải pháp hai nhà nước (two-state solution) cho xung đột giữa Israel và Palestine vẫn đang nhận được sự ủng hộ nhiều nhất từ cộng đồng quốc tế.
Tuy vậy, khác với hôn nhân vợ chồng, không có tiêu chuẩn nào xác định xung đột sắc tộc đến mức độ nào mới được tính là “hết hi vọng” để phải tách nhau ra vĩnh viễn. Sự mơ hồ này rất có thể bị lợi dụng để kích hoạt bất ổn ở khắp nơi trên thế giới.
Những đề xuất cực đoan trên khó có thể trở thành hiện thực, nhưng chủ nghĩa dân tộc thì không biến đi đâu cả. Các tổ chức quốc tế có lớn mạnh đến đâu cũng không thể thay thế vai trò các quốc gia dân tộc (nation-state), ít nhất là trong tương lai gần. Hầu hết mọi người vẫn sẽ chọn mang trên mình một tính cách quốc gia thay vì xác định bản thân bằng những giá trị quốc tế xa vời. Ví dụ như trong cùng Liên minh Châu Âu, người Đức vẫn sẽ xem mình có “tính Đức” thay vì nhận bản thân mình có chung đặc tính châu Âu với người Hy Lạp.
Kiềm chế chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc vì vậy không nên (và cũng không thể) bị chối bỏ, mà nên được kiểm soát.
Và để kiềm chế được chủ nghĩa dân tộc dựa trên sắc tộc, người ta không những phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa gốc rễ nhất, mà còn phải kiểm soát cả hai mặt: cung và cầu.
Cung là những chính sách của chính phủ đưa ra về các vấn đề dân tộc, còn cầu là ước muốn của người dân cho việc tạo ra những chính sách đó.
Ở mặt cung, giới lãnh đạo cần phải dũng cảm đưa ra những chính sách chống lại các hành vi phân biệt chủng tộc, kích động thù hằn. Những cộng đồng đa sắc tộc cũng phải đoàn kết chống lại các nỗ lực kích động từ bên ngoài, như cách Nga đã làm để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Trên bình diện quốc tế, các chính phủ phải quyết liệt bảo vệ những giá trị tự do. Trong trường hợp EU, điều đó có nghĩa là tăng cường sức ép đối với những quốc gia cổ xúy cho những giá trị phi tự do, thậm chí nếu cần, tạo ra một cộng đồng mới thật sự tự do vững mạnh. Những cộng đồng có sức mạnh sẽ góp phần lan tỏa giá trị ra xung quanh, như các chính sách chia sẻ quyền lực công bằng. Những điều tích cực không thể lan tỏa một cách tự nhiên.
Song ngược lại, trong lịch sử, những chính sách tiêu cực đã từng không ít lần lây lan qua nhiều nước, như cách các chính phủ phát xít lần lượt lên ngôi trước Thế Chiến thứ II. Các dấu hiệu tương tự có thể được tìm thấy đang diễn ra ở Đông Âu và những phần khác trên thế giới, trong đó có khu vực hạ-Sahara ở châu Phi.
Ở mặt cầu, sự ủng hộ của người dân thường được tập trung cho những chính trị gia dân túy, những người biết cách đánh vào những nhược điểm của quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa tư bản tự do, trong đó nổi bật là sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội, đổ lỗi cho dân nhập cư và những sắc tộc thiểu số. Vì vậy, các chính sách đưa ra phải vừa đảm bảo sự hòa nhập tích cực của người nhập cư vào cộng đồng bản địa, vừa đảm bảo quyền lợi kinh tế của người dân trong nước, với các chính sách hỗ trợ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm ổn định cho họ.
Trên hết, câu trả lời dành cho chủ nghĩa sắc tộc phải rộng lớn hơn những lợi ích kinh tế thuần túy. Nó phải nhắm đến việc bảo vệ những giá trị nhân văn cơ bản, đề cao sự hòa hợp giữa các sắc tộc, nhấn mạnh lợi ích của việc hợp tác giữa các quốc gia.
Ở châu Âu, các chính trị gia có thể bắt đầu bằng việc thôi dùng EU làm bình phong cho mọi vấn đề của mình. Những tổ chức như EU đương nhiên có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, cải thiện nếu muốn trở nên hiệu quả và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các thành viên. Nhưng xem EU là nguồn cơn cho các khó khăn trong nước, như bất bình đẳng kinh tế xã hội hay sự kém phát triển chắc chắn không giúp gì được cho bản thân các nước. Họ cần phải chấm dứt việc tự lừa mình dối người rằng việc cắt giảm hoàn toàn dân nhập cư sẽ là chìa khóa vạn năng cho mọi vấn đề.
Ký ức về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỷ 20 như những dòng nước dưới chân cầu, đã chảy qua rất xa. Nhưng sẽ là bi kịch nếu tin rằng những thảm họa trên đã bị bỏ xa, không còn khả năng tái hiện.
Nước vẫn liên tục chảy qua cầu, còn máu vẫn luôn hòa lẫn trong từng giọt nước đó, và thấm lại trong đất.
—
Từ khóa
sắc tộc: ethnicity (n), ethnic group (np)
sắc tộc thiểu số: ethnic minority (np)
sắc tộc đa số: ethnic majority (np)
xung đột: conflict (n)
xung đột vũ trang: armed conflict (np)
xung đột sắc tộc: ethnic conflict (np)
bất bình đẳng: inequality (n)
bất bình đẳng kinh tế: economic inequality (np)
ly khai: to secede (v)
sự ly khai: secession (n)