Theo cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 do phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Võ Văn Phổ ký, thì các bị can Dương Văn Ngoan, Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Phan Văn Lành, Nguyễn Thị Hòa, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An và Nguyễn Xí đã bị buộc tội “Gây rối trật tự công cộng”, theo các điểm b, c, đ khoản 2, Điều 318 của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đây là những người dân đã tham gia cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh mạng, dự luật đặc khu và phản đối các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân đang đầu độc môi trường tỉnh Bình Thuận. Biểu tình này kéo dài từ ngày chủ nhật 10-6-2018 đến hôm sau đó, kèm theo bạo lực từ đám đông
Cáo trạng không cho đây là cuộc biểu tình, mà chỉ là “có rất nhiều người dân tham gia tụ tập đông người trên tuyến Quốc lộ 1A, thuộc thôn Bình Long, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận làm mất an ninh trật tự, gây cản trở giao thông” (trích trang 7, phần “Kết luận”).
“Ngoan (tức bị can Dương Văn Ngoan) nhìn thấy có rất đông người tụ tập trên Quốc lộ 1A gây ách tắc giao thông và nhiều người đang dùng gạch, đá ném vào lực lượng cảnh sát cơ động, nên lực lượng cảnh sát cơ động đưa lá chắn lên chống đỡ và có tiếng la: “Cơ động đánh chết dân rồi”, Ngoan cũng la theo: “Cơ động đánh chết dân rồi”, đồng thời Ngoan nhặt đá (4×6) cm chạy theo ném liên tục vào lực lượng cảnh sát cơ động. Sau khi ném xong, Ngoan thấy một thanh niên đeo khẩu trang bịt mặt trên tay có cầm một chai xăng (loại chai bia Sài Gòn) đã châm lửa cháy trên miệng chai, Ngoan dùng tay trái giật lất chai xăng của người thanh này ném vào lực lượng cảnh sát cơ động…”. Trích bút lục số 206-214.
Bút lục 262-270 cho biết: “Lúc này có một nhóm thanh niên (khoảng 4 người không rõ lai lịch), trong đó người đi đầu bê 01 thùng gỗ và họ rủ nhau đi vào trong trụ sở Đội Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ nên Lành (tức bị can Phan Văn Lành) cũng đi theo và một người thanh niên bê thùng gỗ đưa cho Lành một trái nổ đồng thời hướng dẫn cho Lành cách rút chốt trái nổ, và nói Lành sau khi rút chốt thì ném trái nổ vào trong xe ô tô đậu trên sân.
|
Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11-6-2018 |
(…) Sau đó, Lành cùng nhóm thanh niên đi lên trên lầu của dãy nhà lầu đối diện cổng chính để tìm trái nổ, qua lục soát Lành cùng đám thanh niên lấy được 03 thùng gỗ đựng trái nổ rồi khiêng xuống và đặt ở vị trí gần vọng gác”.
Chi tiết cáo trạng cho biết cả 9 bị can đều hưởng ứng cuộc biểu tình từ hiệu ứng tâm lý đám đông. Những hành vi bạo lực mà cả 9 bị can đã gây ra cũng đến từ sự kích động của đám đông cuồng nhiệt. Cáo trạng không quy kết nguyên nhân phạm tội đến từ ‘sự kích động của các đối tượng phản động’ như kênh truyền hình An ninh TV trong thời gian đó từng cáo buộc.
Tình tiết pháp lý cần thiết đặt ra trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” tại cáo trạng số 23/CT-VKS-P2, là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định cụ thể như thế nào là “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”?.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về sử dụng “Hung khí” khi gây rối sẽ bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Tuy nhiên, hiện nay Luật số 14/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không có quy định như thế nào là hung khí.
Sở dĩ nhấn mạnh về hai tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, và “hung khí” là gì, vì diễn biến cuộc biểu tình bạo lực diễn ra hồi trung tuần tháng 6-2018 tại Bình Thuận rõ ràng là có một kịch bản và sự chuẩn bị, phối hợp khá nhịp nhàng.
Dồn nén tích tụ…
Cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 có nêu rằng (tóm tắt) một số bị can đã nhận một vật gây nổ được nhóm thanh niên vận chuyển đến với số lượng tính bằng thùng. Nhóm thanh niên này hướng dẫn cách rút chốt, ném để gây nổ vào những vị trí không gây ra sát thương.
Cáo trạng cho biết cơ quan điều tra chưa tìm ra nhóm người đó là ai, dụng cụ gây nổ quân dụng này ngoài ở trụ sở công an, thì nó còn đến từ đâu?. Cả 9 bị can đều khai rằng trong sự kích động của đám đông, họ đã nhận các vật nổ và ném mà không nghĩ rằng đây là hành vi có thể gây sát thương; và họ cũng chẳng quen biết, không hề nhận tiền bạc của nhóm người lạ ấy khi thực hiện các hành vi như cáo buộc.
Cả 9 bị can nói trên đều là những người bị cuốn theo sự kích động đám đông cuộc biểu tình. Cần phải làm rõ ai là người đã kích động đám đông biểu tình kèm bạo lực? Một khi chưa thể tìm ra những thủ phạm đã kích động, và hậu quả của cuộc biểu tình này không do 9 bị can gây ra, thì cần thiết xem xét việc xử lý hành chánh thay cho cáo buộc hành vi hình sự của 9 bị can.
Vấn đề khác đặt ra: vì sao người dân chọn quyền biểu tình? Tạm gác qua nghi ngờ về một kịch bản sắp đặt, có thể nhận ra việc biểu tình là lẽ tất yếu của sự dồn nén, của tức nước vỡ bờ.
Dự luật đặc khu đã trao cho nhà đầu tư nước ngoài quá nhiều quyền sở hữu tài sản đất đai ở Việt Nam. Dự luật an ninh mạng thì đe dọa hình sự hóa tất cả mọi phản kháng của người dân về chính sách. Các dự án nhiệt điện do Trung Quốc đầu tư ở Bình Thuận đang gây ô nhiễm trầm trọng. Nay nếu lại cho nhà đầu tư như Trung Quốc quá nhiều đặc quyền, và cấm đoán người dân phê phán chính sách, pháp luật của nhà nước trên mạng xã hội… thì sự uất hận phải trút vào đâu, nếu đó không phải là xuống đường biểu tình?
Lo lắng về mưu sinh, sự an nguy của sức khỏe chính là lý do để người dân tham gia vào các cuộc biểu tình ở Bình Thuận trung tuần tháng 6-2018. Không quá lời khi nói rằng nhiều lúc chỉ cần một mồi lửa nhỏ vào đám đông người dân đã bức xúc tích tụ, đã khiếu kiện lâu ngày nhưng nhà nước vẫn không giải quyết thỏa đáng, thì việc bùng nổ biểu tình là tất yếu.
Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo đảng, với những dự thảo luật liên quan đến toàn xã hội thì các cơ quan soạn thảo, kể cả chính phủ, quốc hội nên minh bạch lấy ý kiến chuyên gia, các nhà lập pháp, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân để họ đóng góp, luật sẽ hoàn thiện hơn và sẽ không gây ra căng thẳng. Khi đó, những ai muốn lợi dụng, có muốn kích động, xúi giục cũng không được, vì luật đã được nhiều người bàn thảo, góp ý, có gì thắc mắc đã được nắm bắt và giải quyết kịp thời.
Một chút bên lề của cuộc biểu tình ở Bình Thuận trung tuần tháng 6-2018. Đồng nghiệp của người viết hiện là tổng biên tập một tờ báo có trụ sở gần bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn kể rằng cô ấy đã ra tận nơi để tìm hiểu. Trong sổ tay của nhà báo này ghi rằng thực sự có nhóm người lạ đi xe gắn máy từ hướng TP.HCM ra Phan Thiết để kích động bạo lực trong cuộc biểu tình.
“Họ chắc chắn là dân Phan Thiết. Họ cũng chính là một phần của cái đám đông đã nổi tiếng trên mọi kênh truyền thông với hình ảnh tràn xuống các ngả đường Phan Thiết những ngày trung tuần tháng 6-2018. Chỉ có điều, họ không phải là những người ném bom, đốt ủy ban hay đối đầu với cảnh sát. Họ chỉ là khán giả”. Vị nhà báo nữ chia sẻ đầy ẩn ý.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nhận xét: “Sẽ rất đơn giản để biết rằng có vai trò của thế lực nội bộ đạo diễn đốt phá hay không, bằng vào kết quả báo cáo của Công an Bình Thuận sau khi điều tra ‘các đối tượng kích động xúi giục biểu tình’. Nếu báo cáo này chỉ chung chung như báo cáo được công bố của ngành công an vào năm 2014 khi nổ ra cuộc biểu tình đập phá và đốt phá các doanh nghiệp ở Bình Dương và Đồng Nai, người ta có thể cho rằng vụ đốt phá ở Phan Thiết được giật dây và tổ chức bởi một thế lực trong nội bộ đảng Cộng sản – một thế lực đủ mạnh mà ngay cả Bộ Công an cũng không dám xử lý”. [http://bit.ly/2ExnMjM]
Cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 do phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Võ Văn Phổ ký, đã gián tiếp là câu trả lời cho ý kiến trên của nhà báo Phạm Chí Dũng.
Đơn giản hơn, không chỉ người dân quê nghèo ở Bình Thuận, mà còn với rất nhiều người dân khác, khó thể biết trong trụ sở Đội Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ của công an tỉnh Bình Thuận đóng tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình lại có những thùng gỗ đựng trái nổ đang cất giữ, để họ chủ động tìm kiếm – theo cáo trạng thì việc tìm kiếm lại rất dễ dàng, biết rõ đang nằm ở tầng lầu nào! – và dùng nó để tấn công lực lượng cảnh sát cơ động.
December 18, 2018
Biểu tình và những thùng gỗ trái nổ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Theo cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 do phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Võ Văn Phổ ký, thì các bị can Dương Văn Ngoan, Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Phan Văn Lành, Nguyễn Thị Hòa, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An và Nguyễn Xí đã bị buộc tội “Gây rối trật tự công cộng”, theo các điểm b, c, đ khoản 2, Điều 318 của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đây là những người dân đã tham gia cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh mạng, dự luật đặc khu và phản đối các nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân đang đầu độc môi trường tỉnh Bình Thuận. Biểu tình này kéo dài từ ngày chủ nhật 10-6-2018 đến hôm sau đó, kèm theo bạo lực từ đám đông
Không có ai là phản động
Cáo trạng không cho đây là cuộc biểu tình, mà chỉ là “có rất nhiều người dân tham gia tụ tập đông người trên tuyến Quốc lộ 1A, thuộc thôn Bình Long, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận làm mất an ninh trật tự, gây cản trở giao thông” (trích trang 7, phần “Kết luận”).
“Ngoan (tức bị can Dương Văn Ngoan) nhìn thấy có rất đông người tụ tập trên Quốc lộ 1A gây ách tắc giao thông và nhiều người đang dùng gạch, đá ném vào lực lượng cảnh sát cơ động, nên lực lượng cảnh sát cơ động đưa lá chắn lên chống đỡ và có tiếng la: “Cơ động đánh chết dân rồi”, Ngoan cũng la theo: “Cơ động đánh chết dân rồi”, đồng thời Ngoan nhặt đá (4×6) cm chạy theo ném liên tục vào lực lượng cảnh sát cơ động. Sau khi ném xong, Ngoan thấy một thanh niên đeo khẩu trang bịt mặt trên tay có cầm một chai xăng (loại chai bia Sài Gòn) đã châm lửa cháy trên miệng chai, Ngoan dùng tay trái giật lất chai xăng của người thanh này ném vào lực lượng cảnh sát cơ động…”. Trích bút lục số 206-214.
Bút lục 262-270 cho biết: “Lúc này có một nhóm thanh niên (khoảng 4 người không rõ lai lịch), trong đó người đi đầu bê 01 thùng gỗ và họ rủ nhau đi vào trong trụ sở Đội Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ nên Lành (tức bị can Phan Văn Lành) cũng đi theo và một người thanh niên bê thùng gỗ đưa cho Lành một trái nổ đồng thời hướng dẫn cho Lành cách rút chốt trái nổ, và nói Lành sau khi rút chốt thì ném trái nổ vào trong xe ô tô đậu trên sân.
(…) Sau đó, Lành cùng nhóm thanh niên đi lên trên lầu của dãy nhà lầu đối diện cổng chính để tìm trái nổ, qua lục soát Lành cùng đám thanh niên lấy được 03 thùng gỗ đựng trái nổ rồi khiêng xuống và đặt ở vị trí gần vọng gác”.
Chi tiết cáo trạng cho biết cả 9 bị can đều hưởng ứng cuộc biểu tình từ hiệu ứng tâm lý đám đông. Những hành vi bạo lực mà cả 9 bị can đã gây ra cũng đến từ sự kích động của đám đông cuồng nhiệt. Cáo trạng không quy kết nguyên nhân phạm tội đến từ ‘sự kích động của các đối tượng phản động’ như kênh truyền hình An ninh TV trong thời gian đó từng cáo buộc.
Tình tiết pháp lý cần thiết đặt ra trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” tại cáo trạng số 23/CT-VKS-P2, là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định cụ thể như thế nào là “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”?.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về sử dụng “Hung khí” khi gây rối sẽ bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Tuy nhiên, hiện nay Luật số 14/2017/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không có quy định như thế nào là hung khí.
Sở dĩ nhấn mạnh về hai tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, và “hung khí” là gì, vì diễn biến cuộc biểu tình bạo lực diễn ra hồi trung tuần tháng 6-2018 tại Bình Thuận rõ ràng là có một kịch bản và sự chuẩn bị, phối hợp khá nhịp nhàng.
Cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 có nêu rằng (tóm tắt) một số bị can đã nhận một vật gây nổ được nhóm thanh niên vận chuyển đến với số lượng tính bằng thùng. Nhóm thanh niên này hướng dẫn cách rút chốt, ném để gây nổ vào những vị trí không gây ra sát thương.
Cáo trạng cho biết cơ quan điều tra chưa tìm ra nhóm người đó là ai, dụng cụ gây nổ quân dụng này ngoài ở trụ sở công an, thì nó còn đến từ đâu?. Cả 9 bị can đều khai rằng trong sự kích động của đám đông, họ đã nhận các vật nổ và ném mà không nghĩ rằng đây là hành vi có thể gây sát thương; và họ cũng chẳng quen biết, không hề nhận tiền bạc của nhóm người lạ ấy khi thực hiện các hành vi như cáo buộc.
Cả 9 bị can nói trên đều là những người bị cuốn theo sự kích động đám đông cuộc biểu tình. Cần phải làm rõ ai là người đã kích động đám đông biểu tình kèm bạo lực? Một khi chưa thể tìm ra những thủ phạm đã kích động, và hậu quả của cuộc biểu tình này không do 9 bị can gây ra, thì cần thiết xem xét việc xử lý hành chánh thay cho cáo buộc hành vi hình sự của 9 bị can.
Vấn đề khác đặt ra: vì sao người dân chọn quyền biểu tình? Tạm gác qua nghi ngờ về một kịch bản sắp đặt, có thể nhận ra việc biểu tình là lẽ tất yếu của sự dồn nén, của tức nước vỡ bờ.
Dự luật đặc khu đã trao cho nhà đầu tư nước ngoài quá nhiều quyền sở hữu tài sản đất đai ở Việt Nam. Dự luật an ninh mạng thì đe dọa hình sự hóa tất cả mọi phản kháng của người dân về chính sách. Các dự án nhiệt điện do Trung Quốc đầu tư ở Bình Thuận đang gây ô nhiễm trầm trọng. Nay nếu lại cho nhà đầu tư như Trung Quốc quá nhiều đặc quyền, và cấm đoán người dân phê phán chính sách, pháp luật của nhà nước trên mạng xã hội… thì sự uất hận phải trút vào đâu, nếu đó không phải là xuống đường biểu tình?
Lo lắng về mưu sinh, sự an nguy của sức khỏe chính là lý do để người dân tham gia vào các cuộc biểu tình ở Bình Thuận trung tuần tháng 6-2018. Không quá lời khi nói rằng nhiều lúc chỉ cần một mồi lửa nhỏ vào đám đông người dân đã bức xúc tích tụ, đã khiếu kiện lâu ngày nhưng nhà nước vẫn không giải quyết thỏa đáng, thì việc bùng nổ biểu tình là tất yếu.
Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo đảng, với những dự thảo luật liên quan đến toàn xã hội thì các cơ quan soạn thảo, kể cả chính phủ, quốc hội nên minh bạch lấy ý kiến chuyên gia, các nhà lập pháp, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân để họ đóng góp, luật sẽ hoàn thiện hơn và sẽ không gây ra căng thẳng. Khi đó, những ai muốn lợi dụng, có muốn kích động, xúi giục cũng không được, vì luật đã được nhiều người bàn thảo, góp ý, có gì thắc mắc đã được nắm bắt và giải quyết kịp thời.
Ai đã châm mồi lửa?
Một chút bên lề của cuộc biểu tình ở Bình Thuận trung tuần tháng 6-2018. Đồng nghiệp của người viết hiện là tổng biên tập một tờ báo có trụ sở gần bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn kể rằng cô ấy đã ra tận nơi để tìm hiểu. Trong sổ tay của nhà báo này ghi rằng thực sự có nhóm người lạ đi xe gắn máy từ hướng TP.HCM ra Phan Thiết để kích động bạo lực trong cuộc biểu tình.
“Họ chắc chắn là dân Phan Thiết. Họ cũng chính là một phần của cái đám đông đã nổi tiếng trên mọi kênh truyền thông với hình ảnh tràn xuống các ngả đường Phan Thiết những ngày trung tuần tháng 6-2018. Chỉ có điều, họ không phải là những người ném bom, đốt ủy ban hay đối đầu với cảnh sát. Họ chỉ là khán giả”. Vị nhà báo nữ chia sẻ đầy ẩn ý.
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nhận xét: “Sẽ rất đơn giản để biết rằng có vai trò của thế lực nội bộ đạo diễn đốt phá hay không, bằng vào kết quả báo cáo của Công an Bình Thuận sau khi điều tra ‘các đối tượng kích động xúi giục biểu tình’. Nếu báo cáo này chỉ chung chung như báo cáo được công bố của ngành công an vào năm 2014 khi nổ ra cuộc biểu tình đập phá và đốt phá các doanh nghiệp ở Bình Dương và Đồng Nai, người ta có thể cho rằng vụ đốt phá ở Phan Thiết được giật dây và tổ chức bởi một thế lực trong nội bộ đảng Cộng sản – một thế lực đủ mạnh mà ngay cả Bộ Công an cũng không dám xử lý”. [http://bit.ly/2ExnMjM]
Cáo trạng số 23/CT-VKS-P2 do phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Võ Văn Phổ ký, đã gián tiếp là câu trả lời cho ý kiến trên của nhà báo Phạm Chí Dũng.
Đơn giản hơn, không chỉ người dân quê nghèo ở Bình Thuận, mà còn với rất nhiều người dân khác, khó thể biết trong trụ sở Đội Phòng cháy chữa cháy – Cứu nạn cứu hộ của công an tỉnh Bình Thuận đóng tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình lại có những thùng gỗ đựng trái nổ đang cất giữ, để họ chủ động tìm kiếm – theo cáo trạng thì việc tìm kiếm lại rất dễ dàng, biết rõ đang nằm ở tầng lầu nào! – và dùng nó để tấn công lực lượng cảnh sát cơ động.