Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 16/12/2018
Tình trạng của blogger Nguyễn Danh Dũng hiện vẫn không được chính quyền công bố hai năm sau khi bị bắt về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự (BLHS)1999. Anh được cho là chủ tài khoản ThienAnTV đưa nhiều tin tức về tham nhũng của quan chức địa phương và những vấn đề của đất nước.
Chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Văn Tráng, thành viên Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của BLHS 2015. Công an tỉnh cũng ra quyết định truy nã nhà hoạt động này.
Ngày 10/12, đúng ngày Nhân quyền Quốc tế, công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt cóc nhà hoạt động Trần Thị Ty khi cô đưa mẹ đi chợ. Công an đã đưa cô về tra khảo về các hoạt động xã hội của cô hàng giờ từ khi bắt cô sáng thứ Hai và trả tự do cho cô vào lúc 17g ngày hôm sau.
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ quan tâm nhiều hơn đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, theo một viên chức từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Lời hứa được đưa ra trong buổi gặp với thân nhân một số tù nhân lương tâm, những người đang bị đối xử hà khắc trong khi thi hành án ở nhiều nhà tù ở Việt Nam.
===== 10/12 =====
Nhà hoạt động Trần Thị Ty bị bắt cóc, giam giữ trong hai ngày
Mật vụ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã bắt cóc nhà hoạt động trẻ nhân quyền và tôn giáo Trần Thị Ty trong ngày kỷ niệm 70 năm ngày ra đời Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát.
Ông Trần Văn Thường, một nhà hoạt động nhân quyền ở địa phương và là bố của cô Trần Thị Ty, cho biết cô gái bị mật vụ bắt giữ trong buổi sáng thứ Hai khi cô đưa mẹ cô đi chợ bằng xe máy. Khi xe của hai mẹ con đến gần khu vực chùa Phước Bửu, cảnh sát sắc phục và mật vụ mặc thường phục chặn xe của cô và bắt giữ rồi đưa cô đi đâu không rõ.
Phía công an không đưa ra lệnh tạm giữ người, cũng không nói lý do bắt giữ.
Sau một ngày giam giữ và tra khảo Trần Thị Ty trong đồn công an về các hoạt động xã hội và cổ suý tự do tôn giáo, Công an huyện Xuyên Mộc trả tự do cho cô vào chiều 11/12.
Là một thành viên của gia đình hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo, cô Ty và bố cô thường xuyên bị sách nhiễu. Cách đây hai năm, cô và nhiều người khác đã bị bắt giữ trong lần gặp mặt giữa những người đấu tranh ở Vũng Tàu với người đấu tranh ở Sài Gòn như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, ông Lê Thăng Long và Lê Công Định. Khi đó, cô Ty và nhiều người bị thẩm vấn trong nhiều giờ rồi bị công an đưa đến những nơi hoang vu để phóng thích sau khi đã cướp hết phương tiện liên lạc của họ.
Theo Thượng toạ Thích Vĩnh Phước, trụ trì chủa Phước Bửu, gia đình ông Trần Văn Thường là một trong những gia đình tiến cúng đất và xây dựng chùa Pháp Biên tại Hồ Tràm. Chùa này không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và đã bị nhà cầm quyền địa phương phá hai lần.
===== 12/12 =====
Thêm một thành viên của HAEDC bị cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”
Thêm một thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Tráng, bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.
Công an tỉnh Thanh Hoá, là nơi cha mẹ của anh Nguyễn Văn Trang đang sinh sống, đã đưa ra quyết định truy nã anh vào ngày 05/12/2018. Văn bản này được cho là đã gửi về cho gia đình anh ở xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, và chính quyền địa phương.
Đây là bước mới của chính quyền tỉnh Thanh Hoá sau nhiều năm sách nhiễu nhà hoạt động 27 tuổi. Trước đó, ngày 04/12, một đoàn gồm có công an và người của Viện Kiểm sát tỉnh đến nhà bố mẹ anh và đọc lệnh khởi tố.
Nguyễn Văn Tráng là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Trong nhiều năm qua, anh liên tục bị chính quyền đàn áp, sách nhiễu và can thiệp để anh không được thi tốt nghiệp sau khi kết thúc khoá học đại học tại Đại học Hồng Đức. Vì bị sách nhiễu và đe doạ nên Tráng phải lánh nạn ở nhiều nơi. Anh vẫn tiếp tục hoạt động âm thầm để đóng góp cho phong trào đòi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Hội Anh em Dân chủ là một trong những tổ chức bị đàn áp khốc liệt nhất. Ít nhất 9 thành viên chủ chốt của tổ chức này bị bắt và kết án với những cáo buộc mơ hồ và những bản án nặng nề lên đến 15 năm tù giam. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế, và bảy người còn lại bị án từ 7 đến 13 năm tù giam cùng một cáo buộc theo Điều 79 của BLHS 1999 hoặc Điều 109 của BLHS 2015.
Theo quy định của luật Việt Nam, người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” có thể bị kết án chung thân hoặc tử hình.
===== 14/12 =====
Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hứa quan tâm hơn đến tù nhân lương tâm
Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ quan tâm nhiều hơn đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, một viên chức của Đại Sứ quán Hoa Kỳ nói trong một buổi gặp với thân nhân một số tù nhân lương tâm ngày 14/12/2018.
Thông tin trên được bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, kể lại trong buổi gặp tại Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt còn có bà Nguyễn Thị Lành, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Huyền Trang- vợ tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội,…
Trong buổi gặp, thân nhân những tù nhân lương tâm đã lên án việc tù nhân lương tâm bị đối xử tàn bạo trong tù: bị buộc lao động, bị giam cách ly, không được nhận quần áo ấm hoặc chăn trong mùa đông hay quạt trong mùa hè, bị buộc phải mua thức ăn hoặc đồ dùng ở canteen của trại giam với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường bên ngoài…
Các ông Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn là những thành viên chủ chốt của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC). Họ bị bắt ngày 30/7/2017 cùng với ông Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Bắc Truyển và cô Lê Thu Hà, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Tại phiên toà sơ thẩm tháng Tư năm 2018, họ bị kết án với mức án tù từ 7 đến 12 năm, và toà phúc thẩm trong tháng Sáu 2018 giữ nguyên các mức án này.
Hiện nay, các ông bị giam giữ ở những trại tù xa gia đình hàng trăm kilomet, và là đối tượng của đối xử tàn tệ.
Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 250 tù nhân lương tâm, theo thống kê của Now!Campaign, một chiến dịch vận động tự do cho các tù nhân lương tâm với sự tham gia của 14 tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế.
Dưới sự can thiệp của một số chính phủ dân chủ như Hoa Kỳ, Đức và Pháp, Hà Nội buộc phải trả tự do một số tù nhân lương tâm như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thu Hà, Đặng Xuân Diệu…nhưng lại buộc họ phải sống lưu vong ở nước ngoài. Việc đối xử với các tù nhân lương tâm khác vẫn ở mức khắc nghiệt.
===== 16/12 =====
Tin tức về blogger Nguyễn Danh Dũng vẫn chưa được công bố sau hai năm bị bắt giam
Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn còn giam giữ hoạt động Nguyễn Danh Dũng kể từ khi anh bị bắt hai năm trước mà không công bố kết quả điều tra hoặc mức án tù của anh nếu đã đưa nhà hoạt động này ra xét xử.
Nguyễn Danh Dũng, sinh năm 1987 tại Thanh Hoá, bị bắt ngày 16/12/2016 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của BLHS 1999. Anh được cho là điều hành ThienAn TV chuyên đưa các bài viết phản ánh tình trạng tham nhũng ở Thanh Hoá và nhiều nơi khác ở Việt Nam.
Truyền thông lề đảng đưa nhiều tin tức về vụ bắt giữ anh. Tuy nhiên, chỉ một vài tuần sau đó thì không thấy nhắc đến anh nữa.
Ở Việt Nam, đặc biệt trong nhiều vụ án chính trị, bị can có thể bị giam giữ hàng năm trời. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý Lê Thu Hà bị giam giữ 28 tháng kể từ khi bị bắt vào cuối năm 2015 cho tới phiên xử sơ thẩm vào tháng Tư năm nay.
Nhiều tù nhân lương tâm, trong số đó có nhiều người là người dân tộc thiểu số, bị đưa đi mất tích sau khi bị bắt.
==================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
December 16, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 50 từ ngày 10 đến 16/12/2018: Tin tức về blogger Nguyễn Danh Dũng vẫn giữ kín hai năm sau khi bị bắt
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 16/12/2018
Tình trạng của blogger Nguyễn Danh Dũng hiện vẫn không được chính quyền công bố hai năm sau khi bị bắt về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự (BLHS)1999. Anh được cho là chủ tài khoản ThienAnTV đưa nhiều tin tức về tham nhũng của quan chức địa phương và những vấn đề của đất nước.
Chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Văn Tráng, thành viên Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của BLHS 2015. Công an tỉnh cũng ra quyết định truy nã nhà hoạt động này.
Ngày 10/12, đúng ngày Nhân quyền Quốc tế, công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt cóc nhà hoạt động Trần Thị Ty khi cô đưa mẹ đi chợ. Công an đã đưa cô về tra khảo về các hoạt động xã hội của cô hàng giờ từ khi bắt cô sáng thứ Hai và trả tự do cho cô vào lúc 17g ngày hôm sau.
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ quan tâm nhiều hơn đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, theo một viên chức từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Lời hứa được đưa ra trong buổi gặp với thân nhân một số tù nhân lương tâm, những người đang bị đối xử hà khắc trong khi thi hành án ở nhiều nhà tù ở Việt Nam.
===== 10/12 =====
Nhà hoạt động Trần Thị Ty bị bắt cóc, giam giữ trong hai ngày
Mật vụ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã bắt cóc nhà hoạt động trẻ nhân quyền và tôn giáo Trần Thị Ty trong ngày kỷ niệm 70 năm ngày ra đời Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát.
Ông Trần Văn Thường, một nhà hoạt động nhân quyền ở địa phương và là bố của cô Trần Thị Ty, cho biết cô gái bị mật vụ bắt giữ trong buổi sáng thứ Hai khi cô đưa mẹ cô đi chợ bằng xe máy. Khi xe của hai mẹ con đến gần khu vực chùa Phước Bửu, cảnh sát sắc phục và mật vụ mặc thường phục chặn xe của cô và bắt giữ rồi đưa cô đi đâu không rõ.
Phía công an không đưa ra lệnh tạm giữ người, cũng không nói lý do bắt giữ.
Sau một ngày giam giữ và tra khảo Trần Thị Ty trong đồn công an về các hoạt động xã hội và cổ suý tự do tôn giáo, Công an huyện Xuyên Mộc trả tự do cho cô vào chiều 11/12.
Là một thành viên của gia đình hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo, cô Ty và bố cô thường xuyên bị sách nhiễu. Cách đây hai năm, cô và nhiều người khác đã bị bắt giữ trong lần gặp mặt giữa những người đấu tranh ở Vũng Tàu với người đấu tranh ở Sài Gòn như bác sỹ Nguyễn Đan Quế, ông Lê Thăng Long và Lê Công Định. Khi đó, cô Ty và nhiều người bị thẩm vấn trong nhiều giờ rồi bị công an đưa đến những nơi hoang vu để phóng thích sau khi đã cướp hết phương tiện liên lạc của họ.
Theo Thượng toạ Thích Vĩnh Phước, trụ trì chủa Phước Bửu, gia đình ông Trần Văn Thường là một trong những gia đình tiến cúng đất và xây dựng chùa Pháp Biên tại Hồ Tràm. Chùa này không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và đã bị nhà cầm quyền địa phương phá hai lần.
===== 12/12 =====
Thêm một thành viên của HAEDC bị cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”
Thêm một thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Văn Tráng, bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.
Công an tỉnh Thanh Hoá, là nơi cha mẹ của anh Nguyễn Văn Trang đang sinh sống, đã đưa ra quyết định truy nã anh vào ngày 05/12/2018. Văn bản này được cho là đã gửi về cho gia đình anh ở xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, và chính quyền địa phương.
Đây là bước mới của chính quyền tỉnh Thanh Hoá sau nhiều năm sách nhiễu nhà hoạt động 27 tuổi. Trước đó, ngày 04/12, một đoàn gồm có công an và người của Viện Kiểm sát tỉnh đến nhà bố mẹ anh và đọc lệnh khởi tố.
Nguyễn Văn Tráng là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Trong nhiều năm qua, anh liên tục bị chính quyền đàn áp, sách nhiễu và can thiệp để anh không được thi tốt nghiệp sau khi kết thúc khoá học đại học tại Đại học Hồng Đức. Vì bị sách nhiễu và đe doạ nên Tráng phải lánh nạn ở nhiều nơi. Anh vẫn tiếp tục hoạt động âm thầm để đóng góp cho phong trào đòi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Hội Anh em Dân chủ là một trong những tổ chức bị đàn áp khốc liệt nhất. Ít nhất 9 thành viên chủ chốt của tổ chức này bị bắt và kết án với những cáo buộc mơ hồ và những bản án nặng nề lên đến 15 năm tù giam. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế, và bảy người còn lại bị án từ 7 đến 13 năm tù giam cùng một cáo buộc theo Điều 79 của BLHS 1999 hoặc Điều 109 của BLHS 2015.
Theo quy định của luật Việt Nam, người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” có thể bị kết án chung thân hoặc tử hình.
===== 14/12 =====
Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hứa quan tâm hơn đến tù nhân lương tâm
Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ quan tâm nhiều hơn đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, một viên chức của Đại Sứ quán Hoa Kỳ nói trong một buổi gặp với thân nhân một số tù nhân lương tâm ngày 14/12/2018.
Thông tin trên được bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, kể lại trong buổi gặp tại Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt còn có bà Nguyễn Thị Lành, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Huyền Trang- vợ tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội,…
Trong buổi gặp, thân nhân những tù nhân lương tâm đã lên án việc tù nhân lương tâm bị đối xử tàn bạo trong tù: bị buộc lao động, bị giam cách ly, không được nhận quần áo ấm hoặc chăn trong mùa đông hay quạt trong mùa hè, bị buộc phải mua thức ăn hoặc đồ dùng ở canteen của trại giam với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường bên ngoài…
Các ông Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn là những thành viên chủ chốt của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC). Họ bị bắt ngày 30/7/2017 cùng với ông Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Bắc Truyển và cô Lê Thu Hà, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Tại phiên toà sơ thẩm tháng Tư năm 2018, họ bị kết án với mức án tù từ 7 đến 12 năm, và toà phúc thẩm trong tháng Sáu 2018 giữ nguyên các mức án này.
Hiện nay, các ông bị giam giữ ở những trại tù xa gia đình hàng trăm kilomet, và là đối tượng của đối xử tàn tệ.
Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 250 tù nhân lương tâm, theo thống kê của Now!Campaign, một chiến dịch vận động tự do cho các tù nhân lương tâm với sự tham gia của 14 tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế.
Dưới sự can thiệp của một số chính phủ dân chủ như Hoa Kỳ, Đức và Pháp, Hà Nội buộc phải trả tự do một số tù nhân lương tâm như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thu Hà, Đặng Xuân Diệu…nhưng lại buộc họ phải sống lưu vong ở nước ngoài. Việc đối xử với các tù nhân lương tâm khác vẫn ở mức khắc nghiệt.
===== 16/12 =====
Tin tức về blogger Nguyễn Danh Dũng vẫn chưa được công bố sau hai năm bị bắt giam
Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn còn giam giữ hoạt động Nguyễn Danh Dũng kể từ khi anh bị bắt hai năm trước mà không công bố kết quả điều tra hoặc mức án tù của anh nếu đã đưa nhà hoạt động này ra xét xử.
Nguyễn Danh Dũng, sinh năm 1987 tại Thanh Hoá, bị bắt ngày 16/12/2016 với cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của BLHS 1999. Anh được cho là điều hành ThienAn TV chuyên đưa các bài viết phản ánh tình trạng tham nhũng ở Thanh Hoá và nhiều nơi khác ở Việt Nam.
Truyền thông lề đảng đưa nhiều tin tức về vụ bắt giữ anh. Tuy nhiên, chỉ một vài tuần sau đó thì không thấy nhắc đến anh nữa.
Ở Việt Nam, đặc biệt trong nhiều vụ án chính trị, bị can có thể bị giam giữ hàng năm trời. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý Lê Thu Hà bị giam giữ 28 tháng kể từ khi bị bắt vào cuối năm 2015 cho tới phiên xử sơ thẩm vào tháng Tư năm nay.
Nhiều tù nhân lương tâm, trong số đó có nhiều người là người dân tộc thiểu số, bị đưa đi mất tích sau khi bị bắt.
==================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây