Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 04/12/2018
Sau khi sự kiện cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy – chủ nhiệm lớp 6/2 (trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) yêu cầu học sinh trong lớp tát bạn 230 cái vì ‘nói tục’. Thay vì lắng nghe và cầu thị, thì Ban giám hiệu trường này lại tìm cách ‘lấy lời khai’ học sinh trong lớp để làm giảm nhẹ tính chất vấn đề, nhưng điều mà lãnh đạo trường này không hình dung tới được, là nó càng đẩy sự việc đi quá xa, và nhấn mạnh nguyên tắc ‘thành tích nhà trường cao hơn danh dự học sinh’.
Học sinh lớp 6/2 đã phải tham gia trả lời phải ghi rõ họ tên, cuối mỗi tờ giấy phải ghi: ‘Lời khai của em…’ và ký tên. Sau khi điều tra, nhà trường báo cáo rằng sự việc là có thật nhưng ‘có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh’.
Đây là kết quả để bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng nhà trường Báo cáo đến Huyện ủy, UBND và Phòng GD&ĐT Quảng Ninh.
Chiêu trò mà nhà báo Vũ Kim Hạnh phải thốt lên: tội ác không có điểm dừng. Và bà cũng đặt câu hỏi: Ban giám hiệu mất dạy. Với người viết, đó vừa là một hành vi hèn hạ trên cương vị lãnh đạo ngành giáo dục, vừa là một hành vi đê hèn với học sinh nhằm cứu vớt danh hiệu ‘chuẩn quốc gia’, một điển hình nhất của cái nền giáo dục mà lương tri, đạo đức nghề nghiệp bị bón rẻ hoàn toàn.
Nói như nhà báo Vũ Kim Hạnh, bằng phương thức ‘tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh’, lãnh đạo trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) muốn xã hội Việt Nam, muốn ông Giám đốc Sở GD&ĐT, và cả ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phải khoanh tay xin lỗi.
‘Lấy lời khai’, vừa vi phạm quyền trẻ em (khi các em khai mà không có người giám hộ) và cho thấy sự coi thường pháp luật của lãnh đạo nhà trường. Nó tạo ra một tấn bi hài đầy nước mắt, khi một ngôi trường với đầy khẩu hiệu lớn lao, nhưng giáo viên và lãnh đạo thiếu sự đạo đức và gương mẫu, trong khi thừa chiêu trò khủng bố tinh thần và bịt miệng học. Trẻ em vốn cần được dung dưỡng sự thẳng thắn và thật thà, nay bị ‘bản lấy lời khai’ làm cong vẹo mọi giá trị.
Liệu bà hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh, hay các ‘nhà giáo’ nằm trong Ban giám hiệu trường có ngượng ngùng không khi rao giảng về đạo đức, cách sống lẫn những bài trong Giáo dục công dân. Bởi bản chất các ông bà giáo dục này không hiểu được rằng, 230 cái tát nó không nằm ở mức độ nặng hay nhẹ, mà bản chất nó là một hành vi phi giáo dục.
Liệu ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có tiếp tục lên tiếng về trường hợp này? Và đến bao giờ ông mới hiện thực được cái quan điểm của Bộ là ‘không thể chấp nhận trong đội ngũ những giáo viên này’?. Và liệu việc ông có áp dụng quan điểm ‘không chấp nhận’ đó cho bà Hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh cùng ban giám hiệu trường THCS Duy Ninh, những người tiếp tục tìm cách ‘dung dưỡng bạo lực’ thông qua ‘bản lời khai’, những người hoàn toàn đi ngược lại với cái gọi là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo?
|
Bà hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh bìa phải và Phó hiệu trưởng chủ trương lấy lời khai học sinh như hỏi cung mà không có phụ huynh hay người giám hộ |
Phương thức giáo dục dựa trên thành tích nhà trường đã xóa sổ toàn bộ triết lý giáo dục hư ảo mà nhà trường này đặt ra, khi nhân tính giáo dục đã không còn tồn tại.
Facebooker Minh An Nguyen Kinh, một nhà giáo về hưu bày tỏ sự ngạc nhiên về cách hành xử của Ban giám hiệu trường, theo bà, đây là ‘tội ác không điểm dừng’. Và bà, không biết nói gì ngoài lời xin lỗi nếu có thể gởi tới được các em học sinh đã phải làm cái bản chối tội điên khùng của người lớn này.
Nhà giáo này cũng lo ngại rằng, khi các em bị ‘khủng bố’ như thế này, thì nó dễ dàng mở ra một tương lai, nơi mà các em sẽ trở thành những con người luôn biết luồn lách.
Nhưng câu chuyện của trường THCS Duy Ninh và cách hành xử ‘mất dạy’ của ban giám hiệu trường này thực ra cũng chỉ là một ví dụ điển hình của nền giáo dục hiện tại, một nền giáo dục cải cách vì đồng tiền và thành tích cho người lớn. Chính vì vậy, mà không phải ngẫu nhiên khi Facebooker cho rằng, đó chính là ‘sản phẩm đào tạo của CNXH’, những sản phẩm chỉ ‘lo kết bè kết đảng kiếm ăn và chạy tội là giỏi thôi. Bất kể nhân tâm, đạo đức. Làm giàu và hãnh tiến, chà đạp người khác khi có dịp’.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm trong một trao đổi với báo giới đã đề xuất một giải pháp giải quyết tình trạng cùng quẫn đạo đức tại ngôi trường THCS này. Đó là, kiến nghị UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh nên bãi chức vị Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, khi bắt các học sinh trả lời phiếu điều tra như bị hỏi cung. Và tất nhiên, tập thể ban giám hiệu phải gánh chịu hình thức kiểm điểm có liên quan vì dung túng, tiến hành hành vi sai trái nêu trên, trong khi đó tiếp tục thực hiện tố tụng hình sự đối với giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy.
Trước đó, trong một sự kiện, người đứng đầu Nhà nước và ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ.
December 4, 2018
Trường ‘lấy lời khai’ học sinh: sự cùng quẫn của đạo đức?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 04/12/2018
Sau khi sự kiện cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy – chủ nhiệm lớp 6/2 (trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) yêu cầu học sinh trong lớp tát bạn 230 cái vì ‘nói tục’. Thay vì lắng nghe và cầu thị, thì Ban giám hiệu trường này lại tìm cách ‘lấy lời khai’ học sinh trong lớp để làm giảm nhẹ tính chất vấn đề, nhưng điều mà lãnh đạo trường này không hình dung tới được, là nó càng đẩy sự việc đi quá xa, và nhấn mạnh nguyên tắc ‘thành tích nhà trường cao hơn danh dự học sinh’.
Học sinh lớp 6/2 đã phải tham gia trả lời phải ghi rõ họ tên, cuối mỗi tờ giấy phải ghi: ‘Lời khai của em…’ và ký tên. Sau khi điều tra, nhà trường báo cáo rằng sự việc là có thật nhưng ‘có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh’.
Đây là kết quả để bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng nhà trường Báo cáo đến Huyện ủy, UBND và Phòng GD&ĐT Quảng Ninh.
Chiêu trò mà nhà báo Vũ Kim Hạnh phải thốt lên: tội ác không có điểm dừng. Và bà cũng đặt câu hỏi: Ban giám hiệu mất dạy. Với người viết, đó vừa là một hành vi hèn hạ trên cương vị lãnh đạo ngành giáo dục, vừa là một hành vi đê hèn với học sinh nhằm cứu vớt danh hiệu ‘chuẩn quốc gia’, một điển hình nhất của cái nền giáo dục mà lương tri, đạo đức nghề nghiệp bị bón rẻ hoàn toàn.
Nói như nhà báo Vũ Kim Hạnh, bằng phương thức ‘tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh’, lãnh đạo trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) muốn xã hội Việt Nam, muốn ông Giám đốc Sở GD&ĐT, và cả ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phải khoanh tay xin lỗi.
‘Lấy lời khai’, vừa vi phạm quyền trẻ em (khi các em khai mà không có người giám hộ) và cho thấy sự coi thường pháp luật của lãnh đạo nhà trường. Nó tạo ra một tấn bi hài đầy nước mắt, khi một ngôi trường với đầy khẩu hiệu lớn lao, nhưng giáo viên và lãnh đạo thiếu sự đạo đức và gương mẫu, trong khi thừa chiêu trò khủng bố tinh thần và bịt miệng học. Trẻ em vốn cần được dung dưỡng sự thẳng thắn và thật thà, nay bị ‘bản lấy lời khai’ làm cong vẹo mọi giá trị.
Liệu bà hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh, hay các ‘nhà giáo’ nằm trong Ban giám hiệu trường có ngượng ngùng không khi rao giảng về đạo đức, cách sống lẫn những bài trong Giáo dục công dân. Bởi bản chất các ông bà giáo dục này không hiểu được rằng, 230 cái tát nó không nằm ở mức độ nặng hay nhẹ, mà bản chất nó là một hành vi phi giáo dục.
Liệu ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có tiếp tục lên tiếng về trường hợp này? Và đến bao giờ ông mới hiện thực được cái quan điểm của Bộ là ‘không thể chấp nhận trong đội ngũ những giáo viên này’?. Và liệu việc ông có áp dụng quan điểm ‘không chấp nhận’ đó cho bà Hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh cùng ban giám hiệu trường THCS Duy Ninh, những người tiếp tục tìm cách ‘dung dưỡng bạo lực’ thông qua ‘bản lời khai’, những người hoàn toàn đi ngược lại với cái gọi là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo?
Phương thức giáo dục dựa trên thành tích nhà trường đã xóa sổ toàn bộ triết lý giáo dục hư ảo mà nhà trường này đặt ra, khi nhân tính giáo dục đã không còn tồn tại.
Facebooker Minh An Nguyen Kinh, một nhà giáo về hưu bày tỏ sự ngạc nhiên về cách hành xử của Ban giám hiệu trường, theo bà, đây là ‘tội ác không điểm dừng’. Và bà, không biết nói gì ngoài lời xin lỗi nếu có thể gởi tới được các em học sinh đã phải làm cái bản chối tội điên khùng của người lớn này.
Nhà giáo này cũng lo ngại rằng, khi các em bị ‘khủng bố’ như thế này, thì nó dễ dàng mở ra một tương lai, nơi mà các em sẽ trở thành những con người luôn biết luồn lách.
Nhưng câu chuyện của trường THCS Duy Ninh và cách hành xử ‘mất dạy’ của ban giám hiệu trường này thực ra cũng chỉ là một ví dụ điển hình của nền giáo dục hiện tại, một nền giáo dục cải cách vì đồng tiền và thành tích cho người lớn. Chính vì vậy, mà không phải ngẫu nhiên khi Facebooker cho rằng, đó chính là ‘sản phẩm đào tạo của CNXH’, những sản phẩm chỉ ‘lo kết bè kết đảng kiếm ăn và chạy tội là giỏi thôi. Bất kể nhân tâm, đạo đức. Làm giàu và hãnh tiến, chà đạp người khác khi có dịp’.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm trong một trao đổi với báo giới đã đề xuất một giải pháp giải quyết tình trạng cùng quẫn đạo đức tại ngôi trường THCS này. Đó là, kiến nghị UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh nên bãi chức vị Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, khi bắt các học sinh trả lời phiếu điều tra như bị hỏi cung. Và tất nhiên, tập thể ban giám hiệu phải gánh chịu hình thức kiểm điểm có liên quan vì dung túng, tiến hành hành vi sai trái nêu trên, trong khi đó tiếp tục thực hiện tố tụng hình sự đối với giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy.
Trước đó, trong một sự kiện, người đứng đầu Nhà nước và ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ.