Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 46, từ ngày 12 đến 18/11/2018: Nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Văn Đức Độ bị đánh đập trong khám Chí Hoà

DTD logo

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | Ngày 18/11/2018

 

Nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Văn Đức Đỗ nói với gia đình mình rằng ông bị 3 tù hình sự cùng buồng giam đánh đập tàn nhẫn ở Trại giam Chí Hoà thuộc thẩm quyền của Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh.

Sự việc xảy ra vào ngày 15/10, chỉ 10 ngày sau khi ông bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án 11 năm tù giam với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999. Giám thị trại giam đã phớt lờ yêu cầu của ông đòi được chuyển sang một phòng giam khác, và ngay sau đó, ông lại bị ba tù hình sự đánh đập tiếp đến mức bất tỉnh.

Ông Lưu Văn Vinh, nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, người cũng bị giam ở khám Chí Hoà, cho biết ông Độ đã từng bị quản giáo trại giam đánh trước đó mấy tháng sau một vụ tranh cãi.

Nhà báo tự do Lê Thị Thư đã cáo buộc công an tỉnh Đồng Nai đánh đập và phá hủy điện thoại di động của cô sau khi tuỳ tiện bắt giữ cô vào trưa ngày 09/11 khi cô đang phỏng vấn người thân của những bị can của vụ án “gây rối trật tự công cộng” bên lề phiên toà phúc thẩm của họ. Cô đã bị Đỗ Anh Tuấn, đội phó Đội An ninh của Công an Đồng Nai đánh đập trong một đồn công an. Tuấn cũng phá huỷ hai điện thoại của cô bằng cách nhúng chúng vào bồn nước.

Như tin đã đưa, tại phiên sơ thẩm ngày 09/11, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã giữ nguyên bản án từ 8 đến 18 tháng tù giam đối với 15 người vì tham gia biểu tình ôn hoà ngày 10/6 và sau đó bị Toà án Nhân dân thành phố Biên Hoà kết án ngày 30/7.

Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức phiên toà phúc thẩm xét xử nhà báo công dân và là người đấu tranh chống tiêu cực Đỗ Công Đương với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015 vào ngày 21/11. Ông Đương bị bắt ngày 24/1 trong khi quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở thị xã Từ Sơn và bị cáo buộc này cùng cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015.

Ngày 17/9, Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn kết án ông 4 năm tù giam về cáo buộc thứ nhất, và sau đó, ngày 12/10, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh kết án ông 5 năm tù giam về cáo buộc thứ 2. Ông đã kháng án cả hai vụ.

Tuy nhiên, rất có ít khả năng ông được giảm án hay tuyên vô tội vì ông khẳng định mình không vi phạm pháp luật. Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông ở cả hai phiên toà sơ thẩm và hai phiên phúc thẩm, cũng cho rằng ông vô tội và phải được trả tự do ngay lập tức.

Vào ngày 13 tháng 11, trong khi đại diện cho BPSOS và 5 tổ chức dân sự Việt Nam tại Geneva nhân dịp báo cáo đầu tiên của Việt Nam về thực hiện Công ước chống tra tấn (UNCAT), TS. Nguyễn Đình Thắng đã ban hành một tuyên bố lên án cuộc bức hại Việt Nam. Theo đó, ít nhất 21 cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác đã bị bắt và bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ và bị giam giữ trong cảnh sát. Ngoài ra, 66 người biểu tình đã bị kết án từ tám đến 54 tháng tù vì chỉ thực hiện quyền biểu tình hòa bình.

Trong quá trình xem trước, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã bác bỏ các cáo buộc tra tấn trong vài năm qua do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức dân sự chưa đăng ký tại địa phương thực hiện.

Trong khi đó, ngày 14 tháng 11, Quốc hội EU đã ban hành nghị quyết có tiêu đề “Việt Nam, đặc biệt là tình trạng của các tù nhân chính trị” lên án các vụ vi phạm nhân quyền liên tục, bao gồm tuyên án, đe dọa chính trị, giám sát, quấy rối, tấn công và thử thách không công bằng ở Việt Nam. chống lại các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà bảo vệ nhân quyền để thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ cả trực tuyến hoặc ngoại tuyến, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam. ”

===== 12/11 =====

Nhà báo tự do Lê Thị Thư bị công an Đồng Nai đánh đập, phá huỷ điện thoại vì phỏng vấn gia đình người biểu tình bị kết án tù

Nhà báo tự do Lê Thị Thư đã bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ độc đoán và bị đánh đập tàn nhẫn trong đồn công an chỉ vì phỏng vấn gia đình người biểu tình ôn hoà bị kết án tù trong ngày Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức phiên phúc thẩm.

Nhà báo Lê Thị Thư cho biết trong buổi sáng ngày 09/11, cô phỏng vấn thân nhân của một số người biểu tình ôn hoà tại một quán cafe gần khu vực xử án, thì một nhóm mật vụ đã đến và giữ cô lại. Những người tự xưng là công an của Đội An ninh công an tỉnh Đồng Nai đã tịch thu hai điện thoại di động của cô.

Sau đó cô bị đưa về đồn công an phường Hoà Bình (thành phố Biên Hoà), nơi đây cô bị công an buộc cung cấp thông tin cá nhân và thông tin của những người cô phỏng vấn. Sau đó, một người tự xưng là Đỗ Anh Tuấn, đội phó đội an ninh của Công an tỉnh, đã ném hai chiếc điện thoại vào người cô rồi túm tóc và đập đầu cô xuống bàn.

Bên cạnh việc đánh đập, Tuấn còn đe doạ và chửi bới cô, sau đó đem hai chiếc điện thoại của cô đi ngâm vào nước.

Sau khi giam giữ từ giữa trưa đến khoảng 20 h tối, Tuấn buộc cô phải rời khỏi đồn công an.

Đây là một trong số nhiều lần Thư bị bắt giữ và đánh đập bởi công an. Năm ngoái, cô bị đánh và bị đập Macbook vì quay phim về vụ biểu tình của tiểu thương chợ An Đông ở Sài Gòn.

===== 13/11 =====

Sự đàn áp của Chính phủ Việt Nam đối với người tham gia biểu tình trong tháng Sáu

Tuyên bố của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS, trước Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hợp quốc tại Geneva ngày 13/11. Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng thay mặt các tổ chức sau đây trong tuyên bố này: Boat PeopleSOS (BPSOS), Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (Vietnam Women for Human Rights- VNWHR), Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam- IJAVN), Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam (Former Vietnamese Prisoners of Conscience- FVPOC) và Hội Bầu bí Tương thân

Trái ngược với tuyên bố của Chính phủ Việt Nam trong báo cáo quốc gia thực hiện Công ước về Chống Tra tấn của Liên Hợp quốc (UNCAT), cán bộ công quyền thường xuyên thực hiện  các hành vi tra tấn cũng như đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục mà không bị trừng phạt. Một ví dụ minh hoạ là việc lực lượng an ninh Việt Nam đã thực hiện việc đàn áp một cách khốc liệt nhằm vào người tham gia biểu tình ôn hòa trong đợt biểu tình ở nhiều địa phương trong tháng 6 năm 2018 để phản đối hai dự án luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế.

Chính phủ Việt Nam đã không thể đưa một số điều khoản của UNCAT vào luật quốc gia vì chính quyền Việt Nam đã không tuân thủ các điều khoản này trong thực tế.

Chính phủ ViệtNam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh để đàn áp khốc liệt đối với người tham gia tuần hành ôn hòa trong các cuộc biểu tình được tiến hành vào tháng Sáu năm nay nhằm phản đối hai dự thảo luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế. Lực lượng an ninh vi phạm Điều 137 và 373 của Bộ luật Hình sự, những điều khoản cấm việc cố ý gây hại sức khoẻ cho người khác và tra tấn.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam thành lập một cơ quan giám sát độc lập ở cấp quốc gia để giám sát việc thực hiện UNCAT, nhận báo cáo từ công dân Việt Nam và công dân nước ngoài- những người đã bị tra tấn, đảm bảo điều tra tất cả các tố cáo vi phạm, thông tin và giáo dục công chúng về UNCAT, và tư vấn cho Chính phủ về các biện pháp cải tiến.

Chúng tôi cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam tiến hành điều tra ngay lập tức tất cả các vụ tra tấn và hành vi bạo lực thực hiện bởi các quan chức nhà nước trong cuộc đàn áp tháng Sáu; truy tố và trừng phạt những kẻ thực hiện tra tấn hoặc các hành vi khác đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục; và đền bù một cách kịp thời, công bằng và hiệu quả cho tất cả các nạn nhân của những tội phạm đó.

  1. Dựa trên thống kê từ báo cáo của Chính phủ Việt Nam, thì hoặc là việc tra tấn đã gia tăng sau khi Việt Nam phê chuẩn UNCAT, hoặc Việt Nam đã bỏ qua nhiều vụ tra tấn.

Đã có ít nhất 21 sự việc liên quan đến tra tấn trong trại giam của cảnh sát liên quan đến các cuộc biểu tình trong tháng Sáu năm 2018. Tuy nhiên, không có điều tra nào được tiến hành trong các vụ việc được nêu. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam không đưa các vụ việc này vào báo cáo quốc gia về việc thực thi UNCAT.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam mời Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tra tấn đến thăm Việt Nam để gặp gỡ quan chức chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, người bảo vệ nhân quyền và nạn nhân của tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục.

  1. Trái ngược với tuyên bố đưa ra trong báo cáo quốc gia của Việt Nam, cảnh sát Việt Nam đã thường xuyên sử dụng tra tấn cũng như đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục để khai thác thông tin hoặc buộc nghi can phải thừa nhận tội mà họ không gây ra.

Nhiều người trong số những người bị bắt giữ trong và sau các cuộc biểu tình tháng Sáu bị ép buộc cung cấp bằng chứng giả và bị đánh đập vì từ chối ký bản khai sai sự thật được soạn sẵn bởi sỹ quan thẩm vấn. Ít nhất một công dân Mỹ là một trong những nạn nhân – ông đã bị tra tấn trong hai ngày vì đã không tiết lộ thông tin về địa chỉ liên lạc của mình và từ chối ký vào một bản thú nhận không đúng sự thật và được viết bởi cảnh sát.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện hành động kịp thời, công bằng và hiệu quả để giải quyết mọi vụ kiện dân sự và kiến nghị đối với các điều tra hình sự do các nạn nhân này tố cáo.

  1. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng bạo lực và tra tấn cùng với việc bỏ tù để ngăn chặn tự do hội họp ôn hòa, bao gồm cả việc tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa.

Ít nhất 66 người tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa đã bị cầm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.” Đây là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do hội họp ôn hòa theo quy định tại Điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, và Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các cá nhân đã bị cầm tù chỉ vì thực hiện quyền tự do hội họp ôn hòa.

===== 16/11 =====

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ bị đánh trọng thương trong khám Chí Hoà

 Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ bị đánh đập tới mức gần chết trong khi bị giam giữ tại khám Chí Hoà, một cơ sở giam giữ thuộc quyền quản lý của Sở Công an Sài Gòn, theo gia đình của nhà hoạt động này.

Sự việc xảy ra ngày 15/10/2018, mười ngày sau phiên toà sơ thẩm xét xử các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Từ Công Nghĩa và Phan Trung với cáo buộc “thực hiện hành vi nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Tại phiên toà này, ông Độ bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế, những người còn lại bị kết án từ 8 đến 15 năm tù giam và ba năm quản chế.

Theo lời ông Độ nói với ba người anh em trai trong buổi thăm gặp ngày 15/11 tại khám Chí Hoà thì ông bị ba người tù hình sự cùng phòng đánh đập. Ông dùng chân đạp vào cửa phòng giam để kêu cứu và đòi được chuyển sang phòng giam khác, nhưng quản giáo nói không vấn đề gì và bỏ đi.

Ngay sau khi quản giáo bỏ đi, ông lại bị ba người tù kia lôi ra đánh đập tiếp cho đến khi ông bất tỉnh. Vì vụ đánh đập này mà ông chịu nhiều vết thương trên mặt, đầu và thân thể. Sau đó, ông được chuyển đến nhà thương của khám Chí Hoà để điều trị những vết thương này.

Ông Lưu Văn Vịnh, người bị giam ở cùng khám, cho vợ ông biết rằng đây là lần thứ hai Độ bị đánh trong tù. Lần trước xảy ra vài tháng trước phiên sơ thẩm và quản giáo đánh ông sau khi có cãi cọ.

Các ông Vịnh, Độ, Hoàn, Nghĩa và Trung bị bắt và kết án vì bị cho là có liên quan đến kế hoạch thành lập Liên minh Dân tộc Việt, một tổ chức đấu tranh đòi nhân quyền và quyền chính trị cho người dân.

Ông Độ còn là phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt, một tổ chức đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân. Các lãnh đạo chủ chốt của tổ chức này bị những án tù dài như Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức, và Hoàng Đức Bình.

====== 16/11 =====

Việt Nam phủ nhận mọi cáo buộc công an tra tấn người dân tại kỳ kiểm định UNCAT

Chính phủ Việt Nam đã phủ nhận tất cả các thông tin cáo buộc công an tra tấn người dântrong dịp điều trần về báo cáo thực hiện Công ước Chống Tra tấn của Liên Hợp quốc (UNCAT) của Việt Nam diễn ra trong hai ngày 14 và 15/11/2018 tại Geneva.

Phát biểu mở màn phiên trả lời câu hỏi, người đứng đầu phái đoàn của Chính phủ Việt Nam là Thượng tướng,Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vươngnói rằng nhiều ý kiến, bình luận, đánh giá của thành viên Uỷ ban Chống Tra tấn của LHQ có nội dung chưa thực sự phù hợp với phạm vi công ước.

Trả lời về cáo buộc có hàng chục nghi phạm chết trong đồn công an và trại giam mỗi năm,Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp (Bộ Công an) nói rằng những thông tin về sự việc như thế “chưa chi tiết và chưa có cơ sở để xác minh, như là tên, địa danh không chính xác, và thậm chí không tồn tại ở Việt Nam.”

Ông này cũng cho rằng khẳng định tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,3% tổng số phạm nhân đang chấp hành trong trại giam và bệnh hiểm nghèo mắc phải trước khi vào trại là nguyên nhân chủ yếu của đại đa số các trường hợp này.

Phái đoàn Việt Nam cũng nói rằng “Thông tin liên quan đến việc không đảm bảo quyền của luật sư và không đảm bảo quyền được bào chữa của người bị buộc tội là không đúng sự thật.”

Ông Lê Quý Vương cũng phủ nhận các cáo buộc bắt giữ người tùy tiện, nói rằng “Tất cả các việc bắt giữ của lực lượng cơ quan điều tra đều phải được công khai.”

Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam cũng bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc người dân bị đàn áp vì thực hiện các quyền cơ bản như quyền tự do tôn giáo và niềm tin, và quyền biểu tình.

Là người thay mặt sáu tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước có báo cáo và tham dự phiên điều trần tại Geneva, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của Boat People SOS, nói rằng Uỷ ban Chống Tra tấn “đã đặt những câu hỏi vô cùng chính xác, rất cập nhật. Họ nêu rất rõ từng trường hợp một, nổi bật về vấn đề tra trấn.”

Nói với đài Á châu Tự do, Tiến sỹ Thắng cho biết ông không có gì ngạc nhiên về việc Hà Nội phủ nhận tất cả các cáo buộc về tra tấn. “…Đó là thủ thuật của phái đoàn Việt Nam đã sử dụng bấy lâu nay. Thứ nhất đó là họ phủ nhận, chẳng hạn như là phủ nhận không có tù nhân lương tâm, phủ nhận không có chính sách biệt giam đối với những người tù, phủ nhận không có tù tại gia…”

Tiến sỹ Thắng cũng cho rằng Uỷ ban Chống tra tấn của LHQ nắm rất rõ về tình trạng tra tấn ở Việt Nam, và hành động phủ nhận của Hà Nội giống như “lấy vải thưa che mắt thánh.”

Sau hai buổi báo cáo và điều trần, Ủy ban này sẽ công bố một bản nhận định chính thức “Quan sát Kết luận” đối với phía Việt Nam. Phía Việt Nam sau đó sẽ có thời hạn một năm để thực thi các thay đổi, cải thiện, và cập nhật thông tin để Ủy ban này soạn thảo bản nhận định thứ hai.

Theo Tiến sỹ Thắng, trong thời hạn một năm nói trên, các tổ chức xã hội dân sự, các nhân chứng, nạn nhân của hành vi tra tấn có quyền đóng góp quan điểm và thông tin của mình với Ủy ban này.

Việc Nam ký UNCAT vào ngày 7/11/2013 và Quốc hội cộng sản phê chuẩn công ước này vào ngày 28/11/2014. UNCAT là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ.

Nhiều tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế đánh giá tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân đang trở nên thường xuyên và xảy ra ở nhiều địa phương của Việt Nam.Trong khi đó, theo báo cáo của Phái đoàn Việt Nam thì chỉ có 6 vụ tra tấn với sự liên quan của 11 sỹ quan công an từ năm 2015 tới nay.

Thông tin bổ sung: Hà Nội chối trước thế giới các vụ công an tra tấn tại Việt Nam

===== 17/11 =====

Phiên toà phúc thẩm xử nhà báo công dân Đỗ Công Đương về tội danh “gây rối trật tự công cộng” sẽ diễn ra vào ngày 21/11

Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức phiên toà phúc thẩm xử nhà báo công dân Đỗ Công Đương với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015 vào ngày 21/11/2018, theo luật sư Hà Huy Sơn.

Trước đó, trong phiên sơ thẩm ngày 17/9/2018, Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn đã kết án ông Đương 4 năm tù giam trong một phiên toà không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của quốc tế về xét xử công bằng. Ngay sau phiên toà sơ thẩm này, ông Đương đã nộp đơn kháng án, luật sư Sơn cho biết.

Phiên phúc thẩm sẽ là phiên xử công khai tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh, ở thành phố Bắc Ninh. Tuy nhiên, không rõ gia đình và bạn bè của ông có được vào phòng xử án để theo dõi phiên toà. Trong phiên sơ thẩm, chỉ vợ ông được vào phòng xử án, những người còn lại bị buộc phải theo dõi phiên toà qua loa phóng thanh.

Ông Đương bị bắt ngày 24/01/2018 khi đang quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở thị xã Từ Sơn. Ông bị buộc hai tội danh, “gây rối trật tự công cộng” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.

Về tội danh thứ 2, ông đã bị Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh kết án 5 năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 12/10/2018. Theo gia đình thì ông cũng đã kháng cáo bản án này.

Rất ít có khả năng ông Đương được nhà cầm quyền giảm án vì ông khẳng định ông vô tội và việc kết án ông nhằm bịt miệng ông.

Ông Đương là nạn nhân của thu hồi đất đai của chính quyền thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh mà không được đền bù thoả đáng theo giá thị trường. Từ đó, ông trợ giúp những nạn nhân bị cướp đất khác, giúp họ làm đơn tố cáo lên cấp cao hơn.

Ông cũng là một nhà báo công dân, phanh phui những vụ tiêu cực của địa phương và đưa những tin tức về tài sản bất minh của nhiều cán bộ đứng đầu tỉnh Bắc Ninh.

============

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây