Sau khi Quốc hội ‘100% gật’ để Việt Nam chính thức tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giới tuyên giáo và báo đảng đã lần đầu tiên kể từ năm 2010 – thời điểm bắt đầu đàm phán về Hiệp định TPP tức tiền thân của Hiệp định CPTPP – hé lộ về sự xuống thang của chính thể độc đảng ở Việt Nam trước quy định bắt buộc của CPTPP về tổ chức công đoàn độc lập phải được tự do hình thành ở đất nước này.
Minh Quân, Việt Nam Thời báo, ngày 15/11/2018
Tại Tọa đàm báo chí về cam kết lao động trong CPTPP do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 13/11/2018, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Nguyễn Mạnh Cường cho biết cam kết lao động của Việt Nam trong CPTPP nằm ở Chương Lao động và Thư trao đổi. Trong đó, cam kết chung về lao động của CPTPP được giữ nguyên trong Chương Lao động của TPP; cam kết riêng về lao động của Việt Nam trong CPTPP là thư trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng 10 nước CPTPP.
Tọa đàm trao đổi về các cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP ngày 13/11/2018
Các cam kết chung được quy định tại Chương Lao động trong CPTPP bao gồm: các bên sẽ thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO: tự do liên kết và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động (mức thông qua và duy trì là mức độ cam kết cao nhất trong các FTA trên thế giới); quy định trong luật pháp và thực hiện trong thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, theo cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam có thời gian 3-5 năm để đáp ứng các điều kiện về lao động theo cam kết. Chương về lao động trong CPTPP là cam kết cao nhất trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có trên thế giới. Theo đó, nếu Việt Nam có vi phạm các cam kết chung liên quan tới lao động, các nước không áp dụng các biện pháp cắt giảm ưu đãi thương mại trong thời hạn 3 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực. Nếu Việt Nam có vi phạm với quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể, các nước không áp dụng biện pháp đình chỉ ưu đãi thương mại trong thời gian 5 năm đầu. Trong thời gian năm thứ 5 đến năm thứ 7 CPTPP có hiệu lực, các bên sẽ rà soát về các vi phạm của Việt Nam (nếu có) về quyền tự do hiệp hội.
“Các nước đồng ý cho Việt Nam có 3 – 5 năm để thực hiện cam kết liên quan tới lao động vì đây là điều khoản khó và mới với Việt Nam. Đặc biệt liên quan tới tổ chức đại diện người lao động, nên cần thời gian nghiên cứu và xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tuyên truyền nâng cao nhận thức để thực thi”, ông Nguyễn Mạnh Cường tiết lộ…
Trên thực tế, lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộ chấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…
Tuy nhiên cho đến nay, chính quyền Việt Nam mới chỉ hé lộ về ‘tổ chức khác’ của người lao động mà chưa hề gọi thẳng tên của nó là Công đoàn độc lập.
Tình hình hiện thời – năm 2018 – đã khác khá nhiều với năm 2015 và những năm trước đó. Về minh bạch hóa thông tin – một quy định của CPTPP chứ không còn tùy thuộc vào ‘thành ý’ có muốn công bố hay không của Việt Nam.
Vào năm 2015, cho đến sáu tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam “hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước” vào tháng Chín năm đó, chính quyền Việt Nam vẫn hầu như ém nhẹm trên mặt truyền thông về định chế công đoàn độc lập – một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP mà Bộ Chính Trị đảng đã phải chấp nhận vô điều kiện.
Hé lộ hầu như duy nhất chỉ đến từ ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam. Sau Tết Nguyên Đán 2016, ông Kiên cho biết “người lao động được quyền lập hội và họ được tự do tham gia một tổ chức hội nào đó mà họ muốn và chính quyền phải chấp nhận” trên báo chí nhà nước.
Cũng phải mất đến sáu tháng sau khi kết thúc đàm phán TPP, phía Việt Nam mới chịu công bố bản văn tiếng Việt, trong đó có nội dung công đoàn độc lập.
Vào năm 2015, việc cố tình không công bố thông tin về công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký.
November 15, 2018
Chính quyền VN bắt đầu hé lộ về ‘tổ chức khác’ của người lao động
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Sau khi Quốc hội ‘100% gật’ để Việt Nam chính thức tham gia vào CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), giới tuyên giáo và báo đảng đã lần đầu tiên kể từ năm 2010 – thời điểm bắt đầu đàm phán về Hiệp định TPP tức tiền thân của Hiệp định CPTPP – hé lộ về sự xuống thang của chính thể độc đảng ở Việt Nam trước quy định bắt buộc của CPTPP về tổ chức công đoàn độc lập phải được tự do hình thành ở đất nước này.
Minh Quân, Việt Nam Thời báo, ngày 15/11/2018
Tại Tọa đàm báo chí về cam kết lao động trong CPTPP do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 13/11/2018, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Nguyễn Mạnh Cường cho biết cam kết lao động của Việt Nam trong CPTPP nằm ở Chương Lao động và Thư trao đổi. Trong đó, cam kết chung về lao động của CPTPP được giữ nguyên trong Chương Lao động của TPP; cam kết riêng về lao động của Việt Nam trong CPTPP là thư trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng 10 nước CPTPP.
Tọa đàm trao đổi về các cam kết lao động trong Hiệp định CPTPP ngày 13/11/2018
Các cam kết chung được quy định tại Chương Lao động trong CPTPP bao gồm: các bên sẽ thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO: tự do liên kết và thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động (mức thông qua và duy trì là mức độ cam kết cao nhất trong các FTA trên thế giới); quy định trong luật pháp và thực hiện trong thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, theo cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam có thời gian 3-5 năm để đáp ứng các điều kiện về lao động theo cam kết. Chương về lao động trong CPTPP là cam kết cao nhất trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có trên thế giới. Theo đó, nếu Việt Nam có vi phạm các cam kết chung liên quan tới lao động, các nước không áp dụng các biện pháp cắt giảm ưu đãi thương mại trong thời hạn 3 năm từ ngày hiệp định có hiệu lực. Nếu Việt Nam có vi phạm với quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể, các nước không áp dụng biện pháp đình chỉ ưu đãi thương mại trong thời gian 5 năm đầu. Trong thời gian năm thứ 5 đến năm thứ 7 CPTPP có hiệu lực, các bên sẽ rà soát về các vi phạm của Việt Nam (nếu có) về quyền tự do hiệp hội.
“Các nước đồng ý cho Việt Nam có 3 – 5 năm để thực hiện cam kết liên quan tới lao động vì đây là điều khoản khó và mới với Việt Nam. Đặc biệt liên quan tới tổ chức đại diện người lao động, nên cần thời gian nghiên cứu và xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tuyên truyền nâng cao nhận thức để thực thi”, ông Nguyễn Mạnh Cường tiết lộ…
Trên thực tế, lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộ chấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…
Tuy nhiên cho đến nay, chính quyền Việt Nam mới chỉ hé lộ về ‘tổ chức khác’ của người lao động mà chưa hề gọi thẳng tên của nó là Công đoàn độc lập.
Tình hình hiện thời – năm 2018 – đã khác khá nhiều với năm 2015 và những năm trước đó. Về minh bạch hóa thông tin – một quy định của CPTPP chứ không còn tùy thuộc vào ‘thành ý’ có muốn công bố hay không của Việt Nam.
Vào năm 2015, cho đến sáu tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam “hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước” vào tháng Chín năm đó, chính quyền Việt Nam vẫn hầu như ém nhẹm trên mặt truyền thông về định chế công đoàn độc lập – một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP mà Bộ Chính Trị đảng đã phải chấp nhận vô điều kiện.
Hé lộ hầu như duy nhất chỉ đến từ ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam. Sau Tết Nguyên Đán 2016, ông Kiên cho biết “người lao động được quyền lập hội và họ được tự do tham gia một tổ chức hội nào đó mà họ muốn và chính quyền phải chấp nhận” trên báo chí nhà nước.
Cũng phải mất đến sáu tháng sau khi kết thúc đàm phán TPP, phía Việt Nam mới chịu công bố bản văn tiếng Việt, trong đó có nội dung công đoàn độc lập.
Vào năm 2015, việc cố tình không công bố thông tin về công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký.