Theo lịch đã được công bố, tại phiên họp định kỳ lần thứ 65 của Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc khai mạc hôm 12/11/2018 tại Thụy Sĩ, Việt Nam sẽ có một phiên báo cáo việc thực hiện Công ước Chống tra tấn vào ngày 14/11, và ngày 15/11 Việt Nam sẽ có một phiên trả lời các câu hỏi chất vấn của Ủy Ban.
Phiên điều trần này sẽ được phát trực tiếp trên Web TV của Liên Hiệp Quốc.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu phái đoàn Việt Nam gồm 30 người tham dự phiên điều trần lần này.
Để chuẩn bị, hôm 12/10/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn.
Phát biểu tại Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cho biết sau nhiều nỗ lực của Ban soạn thảo và các cơ quan, đơn vị có liên quan, ngày 28/4/2017, Báo cáo quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi đệ trình lên Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Vài tháng sau khi phiên điều trần năm 2018 kết thúc, Ủy ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc sẽ ban hành một văn bản “Quan sát Kết Luận” về Việt Nam để đánh giá việc thực hiện Công ước chống tra tấn của Việt Nam và nêu ra các vấn đề mà Ủy ban thấy quan ngại, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam thực hiện.
Theo quy định của Công ước thì cứ mỗi 4 năm, Việt Nam phải báo cáo việc thực hiện công ước này trong tư cách là một thành viên của Ủy Ban.
Ông Phạm Lê Vương Các, một người quan tâm vấn đề, viết trên tài khoản Facebook của bản thân rằng “Dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tra tấn nhưng luật hình sự Việt Nam không có quy định về tội danh tra tấn theo định nghĩa của Công ước, nên không một viên chức chính quyền Việt Nam bị truy tố về tội tra tấn dù tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam chỉ giỏi đối phó hơn là thực thi các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế”.
November 14, 2018
Việt Nam điều trần trước Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Theo lịch đã được công bố, tại phiên họp định kỳ lần thứ 65 của Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc khai mạc hôm 12/11/2018 tại Thụy Sĩ, Việt Nam sẽ có một phiên báo cáo việc thực hiện Công ước Chống tra tấn vào ngày 14/11, và ngày 15/11 Việt Nam sẽ có một phiên trả lời các câu hỏi chất vấn của Ủy Ban.
Phiên điều trần này sẽ được phát trực tiếp trên Web TV của Liên Hiệp Quốc.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an dẫn đầu phái đoàn Việt Nam gồm 30 người tham dự phiên điều trần lần này.
Để chuẩn bị, hôm 12/10/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn.
Phát biểu tại Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cho biết sau nhiều nỗ lực của Ban soạn thảo và các cơ quan, đơn vị có liên quan, ngày 28/4/2017, Báo cáo quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi đệ trình lên Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Vài tháng sau khi phiên điều trần năm 2018 kết thúc, Ủy ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc sẽ ban hành một văn bản “Quan sát Kết Luận” về Việt Nam để đánh giá việc thực hiện Công ước chống tra tấn của Việt Nam và nêu ra các vấn đề mà Ủy ban thấy quan ngại, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam thực hiện.
Theo quy định của Công ước thì cứ mỗi 4 năm, Việt Nam phải báo cáo việc thực hiện công ước này trong tư cách là một thành viên của Ủy Ban.
Ông Phạm Lê Vương Các, một người quan tâm vấn đề, viết trên tài khoản Facebook của bản thân rằng “Dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tra tấn nhưng luật hình sự Việt Nam không có quy định về tội danh tra tấn theo định nghĩa của Công ước, nên không một viên chức chính quyền Việt Nam bị truy tố về tội tra tấn dù tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam chỉ giỏi đối phó hơn là thực thi các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế”.