Mạch Sống, ngày 19 tháng 9, 2018
Cuối tháng 3 vừa qua BPSOS đề xướng kế hoạch giải trừ “Hội Cờ Đỏ”. Đến tháng 3 năm 2019, phái đoàn đại diện nhà nước Việt Nam tại cuộc kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc về quyền dân sự và chính trị sẽ phải trả lời về các biện pháp điều tra, khởi tố và trừng phạt những nhân sự chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ vì đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng.
BPSOS có mục đích gần là loại bỏ một mối đe doạ trực tiếp lên một số giáo xứ Công Giáo ở Tỉnh Nghệ An và mục đích xa là hướng dẫn cho người dân ở Việt Nam có thể phối hợp với đồng bào của họ ở hải ngoại để đẩy lùi chính sách đàn áp của nhà nước Việt Nam, kể cả khi họ ném đá giấu tay.
Hội Cờ Đỏ là một loại “âm binh” do chính quyền Tỉnh Nghệ An dựng lên nhằm khủng bố tinh thần các tín đồ Công Giáo đã mạnh mẽ đòi công ty Formosa bồi thường thoả đáng do đã gây ra thảm hoạ môi sinh, giết chết ngư nghiệp và gây tổn thất lớn cho hàng trăm nghìn người dân sống ven biển.
Hội Cờ Đỏ tấn công các nữ giáo dân thuộc Giáo xứ Kẻ Gai, ngày 17 tháng 12 năm 2017
Sự hình thành các Hội Cờ Đỏ
Các Hội Cờ Đỏ là tập trung ở Tỉnh Nghệ An. Hội Cờ Đỏ bắt đầu được biết đến, vào đầu tháng 5 năm 2017, khi khoảng 600 kẻ mặc áo đỏ, cầm cờ đỏ sao vàng tập hợp lại để lên án các Linh Mục Đặng Hữu Nam, Chánh Xứ Phú Yên, và Linh Mục Nguyễn Đình Thục, Chánh Xứ Song Ngọc. Hai vị linh mục này đã sát cánh với giáo dân của họ trong cuộc đấu tranh đòi công lý đối với công ty Formosa.
Đến tháng 8, hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào các giáo dân ở Giáo Xứ Đông Kiều. Tháng 10, Hội Cờ Đỏ tấn công Linh Mục Phạm Xuân Kế thuộc Giáo Hạt Đông Tháp. Giữa tháng 12, hơn 100 thành viên Hội Cờ Đỏ hành hung các giáo dân thuộc Giáo Xứ Kẻ Gai. Cuối tháng 2 năm 2018 Hội Cờ Đỏ chĩa tầm ngắm vào Giáo Xứ Đăng Cao.
Chính quyền Tỉnh Nghệ An để mặc cho các Hội Cờ Đỏ hoành hành và làm ngơ các đơn tố cáo. Một số giới chức chính quyền ở các cấp xã và huyện còn đích thân điều động các Hội Cờ Đỏ tấn công giáo dân. Có trường hợp nhân chứng và nạn nhân lại còn bị Sở Công An Tỉnh Nghệ An điều tra ngược để khởi tố.
Trong khi tình thế ngày càng trở nên nghiêm trọng, các vị linh mục chánh xứ lên án các Hội Cờ Đỏ để bảo vệ giáo dân đã lần lượt bị thuyên chuyển đi xa. Các giáo dân của họ trở thành bơ vơ trước mối đe doạ của Hội Cờ Đỏ ở địa phương và các biện pháp bịt miệng của chính quyền địa phương. Cuộc đấu tranh đòi công lý đối với Formosa do đó đã chìm dần đi.
Sự ra đi của các Hội Cờ Đỏ
Trước tình hình đó, cuối tháng 3 năm 2018 BPSOS quyết định nhập cuộc để giải trừ các Hội Cờ Đỏ, mối đe doạ trực tiếp lên một số giáo xứ ở Tỉnh Nghệ An. Xa hơn nữa, BPSOS muốn dùng vụ việc này để hướng dẫn cho người dân ở trong nước về cách đối phó với chiêu chính quyền mượn tay kẻ khác để thực hiện hành vi bạo lực.
Ngày 27 tháng 3, BPSOS công bố hồ sơ về Hội Cờ Đỏ. Qua tháng 4 Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và rồi vào tháng 5 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều đã nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ trong các bản báo cáo thường niên của họ. Ngày 7 tháng 6, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS, đã nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ tại buổi điều trần ở Hạ Viên Hoa Kỳ. Ngày 27 tháng 7, nhân cuộc họp cấp bộ trưởng để phát huy tự do tôn giáo do Ngoại Trưởng Hoa Kỳ triệu tập, Ts. Thắng tiếp tục nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ tại buổi tham luận về các tác nhân ngoài chính quyền đàn áp tôn giáo, được tổ chức trong khuôn viên của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Trước áp lực từ cả Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ, các Hội Cờ Đỏ hầu như đã biến mất. Nhưng BPSOS không ngưng ở đó mà leo thang quốc tế vận để đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải trừng phạt những thành viên chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ và các giới chức chính quyền đã nhào nặn ra và từng sử dụng chúng để khủng bố nhiều giáo xứ Công Giáo ở Tỉnh Nghệ An.
Việt Nam vẫn không thể tránh né
Ngày 16 tháng 8 năm 2018, Văn Phòng của Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố danh sách các câu hỏi mà chính quyền Việt Nam sẽ phải trả lời tại buổi kiểm điểm về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (viết tắt là ICCPR) sẽ diễn tháng 3 năm 2019. Câu hỏi số 5 trong danh sách trực tiếp nêu vần đề Hội Cờ Đỏ:
“Về các đoạn 190-191 của Báo cáo quốc gia, hãy làm rõ liệu các phát ngôn thù hận có bị cấm bởi luật và các biện pháp được tiến hành để điều tra, truy tố, và nếu bị kết án, trừng phạt thành viên của các tổ chức, như là ‘Hội Cờ Đỏ’, và những người khác tham gia và các hoạt động tuyên truyền khuyến khích và khơi lên phân biệt tôn giáo, bạo lực và phát ngôn thù hận.”
Xem toàn văn danh sách các câu hỏi: https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/Download.aspx?symbolno=CCPR%2fC%2fVNM%2fQ%2f3&Lang=en
Qua ngày 18 tháng 8, một nhân chứng về sự hoành hành của các Hội Cờ Đỏ đã tường trình trực tiếp với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, Tiến Sĩ Ahmed Shaheed tại Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á. Đây là hội nghị hàng năm do BPSOS đồng tổ chức từ năm 2015. Năm nay, hội nghị này được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan trong các ngày 17-19 tháng 8.
Nhiều giới chức khác cũng đã có mặt tại để lắng nghe nhân chứng này tường trình: Đặc Sứ của Liên Âu về Tự Do Tôn Giáo, Ông Jan Figel; Bà Nadine Maenza, Uỷ Viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế; Bà Mariah Mercer, Đơn Vị Trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; Bà Jessica Farmer, Giới Chức Đặc Trách Nhân Quyền của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Riêng Bà Farmer sau đó đã phỏng vấn riêng nhân chứng này một cách kỹ lưỡng.
Văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ ở Thái Lan đã xác nhận rằng nhân chứng này được đặt dưới sự bảo vệ của LHQ.
Nhân chứng về Hội Cờ Đỏ và Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, Bangkok, Thái Lan, ngày 18/08/2018
Lý do đằng sau sự ra đời của các Hội Cở Đỏ
Yếu tố gốc dẫn đến việc hình thành các Hội Cờ Đỏ là thảm hoạ môi sinh do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Thảm hoạ này đã gây thiệt hại cho môi sinh, cho ngư nghiệp và cho sinh kế của nhiều làng chài lưới.
Ngư dân ở Tỉnh Nghệ An bị ảnh hưởng nặng nề khi biển bị nhiễm độc nhưng lại hoàn toàn không được bồi thường thiệt hại. Nhà nước Việt Nam đã gạt toàn bộ Tỉnh Nghệ An khỏi “gói bồi thường” 500 triệu Mỹ Kim thoả thuận với Formosa, lập luận rằng Tỉnh Nghệ An không có cá chết trôi dạt vào bờ. Đấy chỉ là nguỵ biện vì trong thực tế là biển Nghệ An bị nhiễm độc rất nặng và ngành ngư nghiệp tại đây hầu như đã bị chết. Câu giải thích hợp có lẽ lý hơn là, vì Nghệ An đông dân bị thiệt hại cho nên nếu tính luôn họ thì số tiền bồi thường sẽ tăng vọt trong khi nhà nước muốn “nhẹ tay” với Formosa.
Trước sự bất công ấy, các ngư dân ở Tỉnh Nghệ An đã đứng lên tranh đấu mạnh mẽ, và mạnh mẽ nhất là các giáo dân Công Giáo. Khi sát cánh với người Công Giáo trong các cuộc tranh đấu, những đồng bào không Công Giáo đều hiểu rằng các người Công Giáo đòi công lý cho tất cả mọi người, chứ không hề bị lôi kéo, xúi dục như chính quyền vẫn thường quy kết.
Do đó, muốn triệt tiêu phong trào đòi công lý chính quyền Tỉnh Nghệ An phải chĩa mũi ngắm vào các cộng đồng Công Giáo. Và họ đã dựng lên các đội “âm binh” mang tên Hội Cờ Đỏ cho mục đích này, có lẽ với sự đồng tình và kể cả khuyến khích của chính quyền trung ương. Họ đinh ninh rằng đó là kế hay để sử dụng bạo lực mà không bị lên án bởi quốc tế.
Khung cảnh hội nghị liên minh các Hội Cờ Đỏ ở Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, ngày 29/10/2017
Lâm vào thế kẹt
Kế “ném đá giấu tay” của chính quyền Tỉnh Nghệ An không chỉ bị vô hiệu hoá mà nó còn đặt nhà nước Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan. Có lẽ chính quyền cấp tỉnh đã không am tường luật quốc tế khi dựng lên và sử dụng các Hội Cờ Đỏ.
Khi một quốc gia cam kết về nhân quyền với quốc tế, thì sự cam kết ấy bao gồm tôn trọng và bảo vệ. “Tôn trọng” nghĩa là chính quyền các cấp không được vi phạm nhân quyền của người dân. Còn “bảo vệ”nghĩa là nhà nước trung ương có trách nhiệm ngăn chặn và xử trị bất kỳ ai khác vi phạm nhân quyền của người dân, mà trong trường hợp này “ai khác” chính là các Hội Cờ Đỏ và các giới chức địa phương bảo kê cho chúng.
BPSOS đã dùng điều khoản “bảo vệ” làm căn cứ để vận động sự can thiệp của quốc tế. Kết quả là cả Hoa Kỳ và LHQ đang yêu cầu nhà nước Việt Nam làm rõ việc “điều tra, truy tố, và… trừng phạt” các thành viên chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ và những giới chức giật dây ở đằng sau. Nhà nước Việt Nam có 2 chọn lựa: hoặc bảo đảm với quốc tế rằng chính quyền Tỉnh Nghệ An sẽ trừng phạt các âm binh do chính họ dựng lên và sử dụng; hoặc muối mặt bao che cho cấp dưới để nhận sự lên án kéo dài của quốc tế tại diễn đàn LHQ.
Buổi họp của các hội viên Hội Cờ Đỏ tại trụ sở chính quyền Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, ngày 29 tháng 10 năm 2017
Giáo Xứ Kẻ Gai là điểm nóng
Để gỡ thế kẹt là phải trừng phạt âm binh do chính mình dựng lên, chính quyền Tỉnh Nghệ An đang tìm cách hoá giải đơn tố cáo về hành vi bạo lực của Hội Cờ Đỏ ở Xã Hưng Tây, Huyện Hưng Nguyên nhắm vào Giáo Xứ Kẻ Gai.
Ngày 17 tháng 12, 2017, trên 100 hội viên Hội Cờ Đỏ tấn công và đánh đập các nữ giáo dân thuộc giáo xứ nằm ở ngoại ô Thành Phố Vinh này khi họ đang làm thuỷ lợi trên các mảnh đất ruộng của họ. Một số thanh niên trong giáo xứ chạy ra can gián thì cũng bị đánh đập dã man, có người đã ngất xỉu. Video quay được cho thấy chủ tịch xã và trưởng công an xã là người đã điều động các hội viên Hội Cờ Đỏ trong cuộc tấn công. Và công an địa phương, dưới ấp lực của các giáo dân, đã phải lập tờ biên bản ngay tại hiện trường về những gì đã xảy ra.
Dựa vào biên bản ấy, ngày 18 tháng 1, 2018 Linh Mục Chánh Xứ Nguyễn Đức Nhân đứng tên nộp đơn tố cáo buộc Sở Công An Tỉnh Nghệ An phải điều tra và khởi tố các giới chức chính quyền Xã Hưng Tây. Kèm với đơn tố cáo là danh sách các nhân chứng sẵn sàng làm chứng.
Nhưng thay vì khởi tố thủ phạm, từ đầu tháng 5 Sở Công An Tỉnh Nghệ An đã liên tục gửi giấy triệu tập cho các nhân chứng với mục đích “hỏi cung bị can” về “hành vi bắt giữ người trái pháp luật” – họ muốn nói đến việc các giáo dân đã áp lực một số công an viên địa phương phải ở lại để lập biên bản tại chỗ. Một nhân chứng bị triệu tập đã chạy thoát sang Thái Lan và yêu cầu sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc.
Giữa tháng 6, Linh Mục Chánh Xứ Nguyễn Đức Nhân bất ngờ bị thuyên chuyển đến một giáo xứ khác sau khi khẳng định với bề trên quyết tâm đồng hành với giáo dân Kẻ Gai. Vị linh mục thay thế có thái độ ngược lại: liên tục lên tòa giảng để kêu gọi và áp lực nhân chứng phải hồi hương với lời bảo đảm về an toàn cá nhân và với lập luận “trốn tức là nhận mình có tội”. Lập luận này trùng khớp với chiêu kế của chính quyền Tỉnh Nghệ An là biến nạn nhân thành tội đồ. Nó cũng đi ngược với luật quốc tế về nhân quyền — khi nạn nhân của sự đàn áp bởi chính quyền phải đi trốn để tìm sự bảo vệ của quốc tế thì thủ phạm đàn áp họ mới là kẻ có tội và phải bị trừng phạt. Đó là căn cứ cho câu hỏi mà LHQ đã gửi cho nhà nước Việt Nam về việc điều tra, khởi tố và trừng phạt các thành viên chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ và các giới chức chính quyền nấp sau lưng chúng.
Khi sử dụng vị linh mục chánh xứ để bịt miệng nhân chứng, chính quyền Tỉnh Nghệ An nghĩ rằng vụ việc sẽ bị chìm xuồng và họ sẽ thoát được áp lực của quốc tế. Nhưng họ đã lầm.
Nhân chứng từ GX Kẻ Gai đang được Bà Jessica Farmer phỏng vấn, Bangkok, Thái Lan, ngày 18/08/2018
Hồ sơ vẫn còn đó, nhân chứng vẫn còn đó
Khi có đơn tố cáo về một vi phạm hình sự, chính quyền hữu trách đương nhiên có trách nhiệm điều tra và khởi tố thủ phạm, bất luận người làm đơn tố cáo là ai, ở đâu. Và trong cuộc điều tra vụ việc xảy ra ở Giáo Xứ Kẻ Gai thì chính quyền đã có sẵn nhiều chứng dưới hình thức hình ảnh, video, lời khai, biên bản… Tất cả vẫn còn đó.
Nhân chứng cũng vẫn còn đó. Có thể một số nhân chứng đang lo sợ vì Sở Công An Tỉnh Nghệ An phối hợp với vị linh mục chánh xứ để bịt miệng họ; tuy nhiên, vẫn còn nhân chứng đã chạy thoát sang Thái Lan, và người này đã làm chứng trực tiếp với các giới chức LHQ, Hoa Kỳ và Liên Âu. Nếu cần, nhân chứng này sẵn sàng làm chứng tại toà án ở Việt Nam, bằng cách trực tuyến hoặc hiện diện dưới sự bảo vệ của LHQ.
Và nhà nước Việt Nam không chỉ phải trả lời quốc tế về các Hội Cờ Đỏ tại buổi kiểm điểm định kỳ về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà còn phải ra trước LHQ cho cuộc kiểm điểm về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn vào tháng 12 này, và cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) vào tháng 1 năm 2019. Các uỷ ban của LHQ chịu trách nhiệm về các cuộc kiểm điểm này đều đã nhận được bản báo cáo của BPSOS về Hội Cờ Đỏ.
Cuộc vận động quốc tế của BPSOS để đòi hỏi các Hội Cờ Đỏ phải bị điều tra, khởi tố và trừng phạt có 3 mục tiêu:
(1) Loại trừ tận gốc mọi ý định của chính quyền các cấp ở Việt Nam về sử dùng các tác nhân ở ngoài bộ máy nhà nước mà họ dựng lên và bảo kê để vi phạm nhân quyền của người dân.
(2) Hướng dẫn cho người ở trong nước và các tổ chức của người Việt ở ngoài nước về cách thức dùng quốc tế vận để bảo vệ nhân quyền.
(3) Kéo sự chú ý của quốc tế trở lại với thảm hoạ môi sinh do Formosa gây ra, vì đó là căn nguyên của làn sóng đấu tranh của các giáo dân Công Giáo ở Tỉnh Nghệ An và là lý do hình thành các Hội Cờ Đỏ.
Những diễn tiến trong 6 tháng qua cho thấy cuộc vận động quốc tế này đang tiến triển đúng theo dự kiến.
Hình chụp lưu niệm của các tham dự viên Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo ở Đông Nam Á, Bangkok, Thái Lan, ngày 17/08/2018
September 20, 2018
Đội âm binh tai hại: Việt Nam sẽ phải trả lời trước Liên Hiệp Quốc về Hội Cờ Đỏ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Mạch Sống, ngày 19 tháng 9, 2018
Cuối tháng 3 vừa qua BPSOS đề xướng kế hoạch giải trừ “Hội Cờ Đỏ”. Đến tháng 3 năm 2019, phái đoàn đại diện nhà nước Việt Nam tại cuộc kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc về quyền dân sự và chính trị sẽ phải trả lời về các biện pháp điều tra, khởi tố và trừng phạt những nhân sự chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ vì đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng.
BPSOS có mục đích gần là loại bỏ một mối đe doạ trực tiếp lên một số giáo xứ Công Giáo ở Tỉnh Nghệ An và mục đích xa là hướng dẫn cho người dân ở Việt Nam có thể phối hợp với đồng bào của họ ở hải ngoại để đẩy lùi chính sách đàn áp của nhà nước Việt Nam, kể cả khi họ ném đá giấu tay.
Hội Cờ Đỏ là một loại “âm binh” do chính quyền Tỉnh Nghệ An dựng lên nhằm khủng bố tinh thần các tín đồ Công Giáo đã mạnh mẽ đòi công ty Formosa bồi thường thoả đáng do đã gây ra thảm hoạ môi sinh, giết chết ngư nghiệp và gây tổn thất lớn cho hàng trăm nghìn người dân sống ven biển.
Hội Cờ Đỏ tấn công các nữ giáo dân thuộc Giáo xứ Kẻ Gai, ngày 17 tháng 12 năm 2017
Sự hình thành các Hội Cờ Đỏ
Các Hội Cờ Đỏ là tập trung ở Tỉnh Nghệ An. Hội Cờ Đỏ bắt đầu được biết đến, vào đầu tháng 5 năm 2017, khi khoảng 600 kẻ mặc áo đỏ, cầm cờ đỏ sao vàng tập hợp lại để lên án các Linh Mục Đặng Hữu Nam, Chánh Xứ Phú Yên, và Linh Mục Nguyễn Đình Thục, Chánh Xứ Song Ngọc. Hai vị linh mục này đã sát cánh với giáo dân của họ trong cuộc đấu tranh đòi công lý đối với công ty Formosa.
Đến tháng 8, hoạt động của Hội Cờ Đỏ nhắm vào các giáo dân ở Giáo Xứ Đông Kiều. Tháng 10, Hội Cờ Đỏ tấn công Linh Mục Phạm Xuân Kế thuộc Giáo Hạt Đông Tháp. Giữa tháng 12, hơn 100 thành viên Hội Cờ Đỏ hành hung các giáo dân thuộc Giáo Xứ Kẻ Gai. Cuối tháng 2 năm 2018 Hội Cờ Đỏ chĩa tầm ngắm vào Giáo Xứ Đăng Cao.
Chính quyền Tỉnh Nghệ An để mặc cho các Hội Cờ Đỏ hoành hành và làm ngơ các đơn tố cáo. Một số giới chức chính quyền ở các cấp xã và huyện còn đích thân điều động các Hội Cờ Đỏ tấn công giáo dân. Có trường hợp nhân chứng và nạn nhân lại còn bị Sở Công An Tỉnh Nghệ An điều tra ngược để khởi tố.
Trong khi tình thế ngày càng trở nên nghiêm trọng, các vị linh mục chánh xứ lên án các Hội Cờ Đỏ để bảo vệ giáo dân đã lần lượt bị thuyên chuyển đi xa. Các giáo dân của họ trở thành bơ vơ trước mối đe doạ của Hội Cờ Đỏ ở địa phương và các biện pháp bịt miệng của chính quyền địa phương. Cuộc đấu tranh đòi công lý đối với Formosa do đó đã chìm dần đi.
Sự ra đi của các Hội Cờ Đỏ
Trước tình hình đó, cuối tháng 3 năm 2018 BPSOS quyết định nhập cuộc để giải trừ các Hội Cờ Đỏ, mối đe doạ trực tiếp lên một số giáo xứ ở Tỉnh Nghệ An. Xa hơn nữa, BPSOS muốn dùng vụ việc này để hướng dẫn cho người dân ở trong nước về cách đối phó với chiêu chính quyền mượn tay kẻ khác để thực hiện hành vi bạo lực.
Ngày 27 tháng 3, BPSOS công bố hồ sơ về Hội Cờ Đỏ. Qua tháng 4 Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và rồi vào tháng 5 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều đã nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ trong các bản báo cáo thường niên của họ. Ngày 7 tháng 6, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS, đã nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ tại buổi điều trần ở Hạ Viên Hoa Kỳ. Ngày 27 tháng 7, nhân cuộc họp cấp bộ trưởng để phát huy tự do tôn giáo do Ngoại Trưởng Hoa Kỳ triệu tập, Ts. Thắng tiếp tục nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ tại buổi tham luận về các tác nhân ngoài chính quyền đàn áp tôn giáo, được tổ chức trong khuôn viên của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Trước áp lực từ cả Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ, các Hội Cờ Đỏ hầu như đã biến mất. Nhưng BPSOS không ngưng ở đó mà leo thang quốc tế vận để đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải trừng phạt những thành viên chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ và các giới chức chính quyền đã nhào nặn ra và từng sử dụng chúng để khủng bố nhiều giáo xứ Công Giáo ở Tỉnh Nghệ An.
Việt Nam vẫn không thể tránh né
Ngày 16 tháng 8 năm 2018, Văn Phòng của Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc công bố danh sách các câu hỏi mà chính quyền Việt Nam sẽ phải trả lời tại buổi kiểm điểm về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (viết tắt là ICCPR) sẽ diễn tháng 3 năm 2019. Câu hỏi số 5 trong danh sách trực tiếp nêu vần đề Hội Cờ Đỏ:
“Về các đoạn 190-191 của Báo cáo quốc gia, hãy làm rõ liệu các phát ngôn thù hận có bị cấm bởi luật và các biện pháp được tiến hành để điều tra, truy tố, và nếu bị kết án, trừng phạt thành viên của các tổ chức, như là ‘Hội Cờ Đỏ’, và những người khác tham gia và các hoạt động tuyên truyền khuyến khích và khơi lên phân biệt tôn giáo, bạo lực và phát ngôn thù hận.”
Xem toàn văn danh sách các câu hỏi: https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/Download.aspx?symbolno=CCPR%2fC%2fVNM%2fQ%2f3&Lang=en
Qua ngày 18 tháng 8, một nhân chứng về sự hoành hành của các Hội Cờ Đỏ đã tường trình trực tiếp với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, Tiến Sĩ Ahmed Shaheed tại Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á. Đây là hội nghị hàng năm do BPSOS đồng tổ chức từ năm 2015. Năm nay, hội nghị này được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan trong các ngày 17-19 tháng 8.
Nhiều giới chức khác cũng đã có mặt tại để lắng nghe nhân chứng này tường trình: Đặc Sứ của Liên Âu về Tự Do Tôn Giáo, Ông Jan Figel; Bà Nadine Maenza, Uỷ Viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế; Bà Mariah Mercer, Đơn Vị Trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; Bà Jessica Farmer, Giới Chức Đặc Trách Nhân Quyền của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Riêng Bà Farmer sau đó đã phỏng vấn riêng nhân chứng này một cách kỹ lưỡng.
Văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ ở Thái Lan đã xác nhận rằng nhân chứng này được đặt dưới sự bảo vệ của LHQ.
Nhân chứng về Hội Cờ Đỏ và Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, Bangkok, Thái Lan, ngày 18/08/2018
Lý do đằng sau sự ra đời của các Hội Cở Đỏ
Yếu tố gốc dẫn đến việc hình thành các Hội Cờ Đỏ là thảm hoạ môi sinh do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Thảm hoạ này đã gây thiệt hại cho môi sinh, cho ngư nghiệp và cho sinh kế của nhiều làng chài lưới.
Ngư dân ở Tỉnh Nghệ An bị ảnh hưởng nặng nề khi biển bị nhiễm độc nhưng lại hoàn toàn không được bồi thường thiệt hại. Nhà nước Việt Nam đã gạt toàn bộ Tỉnh Nghệ An khỏi “gói bồi thường” 500 triệu Mỹ Kim thoả thuận với Formosa, lập luận rằng Tỉnh Nghệ An không có cá chết trôi dạt vào bờ. Đấy chỉ là nguỵ biện vì trong thực tế là biển Nghệ An bị nhiễm độc rất nặng và ngành ngư nghiệp tại đây hầu như đã bị chết. Câu giải thích hợp có lẽ lý hơn là, vì Nghệ An đông dân bị thiệt hại cho nên nếu tính luôn họ thì số tiền bồi thường sẽ tăng vọt trong khi nhà nước muốn “nhẹ tay” với Formosa.
Trước sự bất công ấy, các ngư dân ở Tỉnh Nghệ An đã đứng lên tranh đấu mạnh mẽ, và mạnh mẽ nhất là các giáo dân Công Giáo. Khi sát cánh với người Công Giáo trong các cuộc tranh đấu, những đồng bào không Công Giáo đều hiểu rằng các người Công Giáo đòi công lý cho tất cả mọi người, chứ không hề bị lôi kéo, xúi dục như chính quyền vẫn thường quy kết.
Do đó, muốn triệt tiêu phong trào đòi công lý chính quyền Tỉnh Nghệ An phải chĩa mũi ngắm vào các cộng đồng Công Giáo. Và họ đã dựng lên các đội “âm binh” mang tên Hội Cờ Đỏ cho mục đích này, có lẽ với sự đồng tình và kể cả khuyến khích của chính quyền trung ương. Họ đinh ninh rằng đó là kế hay để sử dụng bạo lực mà không bị lên án bởi quốc tế.
Khung cảnh hội nghị liên minh các Hội Cờ Đỏ ở Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, ngày 29/10/2017
Lâm vào thế kẹt
Kế “ném đá giấu tay” của chính quyền Tỉnh Nghệ An không chỉ bị vô hiệu hoá mà nó còn đặt nhà nước Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan. Có lẽ chính quyền cấp tỉnh đã không am tường luật quốc tế khi dựng lên và sử dụng các Hội Cờ Đỏ.
Khi một quốc gia cam kết về nhân quyền với quốc tế, thì sự cam kết ấy bao gồm tôn trọng và bảo vệ. “Tôn trọng” nghĩa là chính quyền các cấp không được vi phạm nhân quyền của người dân. Còn “bảo vệ”nghĩa là nhà nước trung ương có trách nhiệm ngăn chặn và xử trị bất kỳ ai khác vi phạm nhân quyền của người dân, mà trong trường hợp này “ai khác” chính là các Hội Cờ Đỏ và các giới chức địa phương bảo kê cho chúng.
BPSOS đã dùng điều khoản “bảo vệ” làm căn cứ để vận động sự can thiệp của quốc tế. Kết quả là cả Hoa Kỳ và LHQ đang yêu cầu nhà nước Việt Nam làm rõ việc “điều tra, truy tố, và… trừng phạt” các thành viên chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ và những giới chức giật dây ở đằng sau. Nhà nước Việt Nam có 2 chọn lựa: hoặc bảo đảm với quốc tế rằng chính quyền Tỉnh Nghệ An sẽ trừng phạt các âm binh do chính họ dựng lên và sử dụng; hoặc muối mặt bao che cho cấp dưới để nhận sự lên án kéo dài của quốc tế tại diễn đàn LHQ.
Buổi họp của các hội viên Hội Cờ Đỏ tại trụ sở chính quyền Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, ngày 29 tháng 10 năm 2017
Giáo Xứ Kẻ Gai là điểm nóng
Để gỡ thế kẹt là phải trừng phạt âm binh do chính mình dựng lên, chính quyền Tỉnh Nghệ An đang tìm cách hoá giải đơn tố cáo về hành vi bạo lực của Hội Cờ Đỏ ở Xã Hưng Tây, Huyện Hưng Nguyên nhắm vào Giáo Xứ Kẻ Gai.
Ngày 17 tháng 12, 2017, trên 100 hội viên Hội Cờ Đỏ tấn công và đánh đập các nữ giáo dân thuộc giáo xứ nằm ở ngoại ô Thành Phố Vinh này khi họ đang làm thuỷ lợi trên các mảnh đất ruộng của họ. Một số thanh niên trong giáo xứ chạy ra can gián thì cũng bị đánh đập dã man, có người đã ngất xỉu. Video quay được cho thấy chủ tịch xã và trưởng công an xã là người đã điều động các hội viên Hội Cờ Đỏ trong cuộc tấn công. Và công an địa phương, dưới ấp lực của các giáo dân, đã phải lập tờ biên bản ngay tại hiện trường về những gì đã xảy ra.
Dựa vào biên bản ấy, ngày 18 tháng 1, 2018 Linh Mục Chánh Xứ Nguyễn Đức Nhân đứng tên nộp đơn tố cáo buộc Sở Công An Tỉnh Nghệ An phải điều tra và khởi tố các giới chức chính quyền Xã Hưng Tây. Kèm với đơn tố cáo là danh sách các nhân chứng sẵn sàng làm chứng.
Nhưng thay vì khởi tố thủ phạm, từ đầu tháng 5 Sở Công An Tỉnh Nghệ An đã liên tục gửi giấy triệu tập cho các nhân chứng với mục đích “hỏi cung bị can” về “hành vi bắt giữ người trái pháp luật” – họ muốn nói đến việc các giáo dân đã áp lực một số công an viên địa phương phải ở lại để lập biên bản tại chỗ. Một nhân chứng bị triệu tập đã chạy thoát sang Thái Lan và yêu cầu sự bảo vệ của Liên Hiệp Quốc.
Giữa tháng 6, Linh Mục Chánh Xứ Nguyễn Đức Nhân bất ngờ bị thuyên chuyển đến một giáo xứ khác sau khi khẳng định với bề trên quyết tâm đồng hành với giáo dân Kẻ Gai. Vị linh mục thay thế có thái độ ngược lại: liên tục lên tòa giảng để kêu gọi và áp lực nhân chứng phải hồi hương với lời bảo đảm về an toàn cá nhân và với lập luận “trốn tức là nhận mình có tội”. Lập luận này trùng khớp với chiêu kế của chính quyền Tỉnh Nghệ An là biến nạn nhân thành tội đồ. Nó cũng đi ngược với luật quốc tế về nhân quyền — khi nạn nhân của sự đàn áp bởi chính quyền phải đi trốn để tìm sự bảo vệ của quốc tế thì thủ phạm đàn áp họ mới là kẻ có tội và phải bị trừng phạt. Đó là căn cứ cho câu hỏi mà LHQ đã gửi cho nhà nước Việt Nam về việc điều tra, khởi tố và trừng phạt các thành viên chủ chốt của các Hội Cờ Đỏ và các giới chức chính quyền nấp sau lưng chúng.
Khi sử dụng vị linh mục chánh xứ để bịt miệng nhân chứng, chính quyền Tỉnh Nghệ An nghĩ rằng vụ việc sẽ bị chìm xuồng và họ sẽ thoát được áp lực của quốc tế. Nhưng họ đã lầm.
Nhân chứng từ GX Kẻ Gai đang được Bà Jessica Farmer phỏng vấn, Bangkok, Thái Lan, ngày 18/08/2018
Hồ sơ vẫn còn đó, nhân chứng vẫn còn đó
Khi có đơn tố cáo về một vi phạm hình sự, chính quyền hữu trách đương nhiên có trách nhiệm điều tra và khởi tố thủ phạm, bất luận người làm đơn tố cáo là ai, ở đâu. Và trong cuộc điều tra vụ việc xảy ra ở Giáo Xứ Kẻ Gai thì chính quyền đã có sẵn nhiều chứng dưới hình thức hình ảnh, video, lời khai, biên bản… Tất cả vẫn còn đó.
Nhân chứng cũng vẫn còn đó. Có thể một số nhân chứng đang lo sợ vì Sở Công An Tỉnh Nghệ An phối hợp với vị linh mục chánh xứ để bịt miệng họ; tuy nhiên, vẫn còn nhân chứng đã chạy thoát sang Thái Lan, và người này đã làm chứng trực tiếp với các giới chức LHQ, Hoa Kỳ và Liên Âu. Nếu cần, nhân chứng này sẵn sàng làm chứng tại toà án ở Việt Nam, bằng cách trực tuyến hoặc hiện diện dưới sự bảo vệ của LHQ.
Và nhà nước Việt Nam không chỉ phải trả lời quốc tế về các Hội Cờ Đỏ tại buổi kiểm điểm định kỳ về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà còn phải ra trước LHQ cho cuộc kiểm điểm về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn vào tháng 12 này, và cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) vào tháng 1 năm 2019. Các uỷ ban của LHQ chịu trách nhiệm về các cuộc kiểm điểm này đều đã nhận được bản báo cáo của BPSOS về Hội Cờ Đỏ.
Cuộc vận động quốc tế của BPSOS để đòi hỏi các Hội Cờ Đỏ phải bị điều tra, khởi tố và trừng phạt có 3 mục tiêu:
(1) Loại trừ tận gốc mọi ý định của chính quyền các cấp ở Việt Nam về sử dùng các tác nhân ở ngoài bộ máy nhà nước mà họ dựng lên và bảo kê để vi phạm nhân quyền của người dân.
(2) Hướng dẫn cho người ở trong nước và các tổ chức của người Việt ở ngoài nước về cách thức dùng quốc tế vận để bảo vệ nhân quyền.
(3) Kéo sự chú ý của quốc tế trở lại với thảm hoạ môi sinh do Formosa gây ra, vì đó là căn nguyên của làn sóng đấu tranh của các giáo dân Công Giáo ở Tỉnh Nghệ An và là lý do hình thành các Hội Cờ Đỏ.
Những diễn tiến trong 6 tháng qua cho thấy cuộc vận động quốc tế này đang tiến triển đúng theo dự kiến.
Hình chụp lưu niệm của các tham dự viên Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo ở Đông Nam Á, Bangkok, Thái Lan, ngày 17/08/2018