Một blogger Việt Nam bị mất tích sau khi bị cảnh sát bắt hai tuần trước

RSF, ngày 18/9/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Without Borders- RSF) kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức Ngô Văn Dũng, một blogger Việt Nam và nhà báo công dân bị mất liên lạc kể từ khi bị cảnh sát bắt trên một đường phố ở Sài Gòn cách đây hai tuần .
Được thông báo bởi những người bạn đã chứng kiến vụ bắt giữ vào sáng ngày 4/9, gia đình của ông Ngô Văn Dũng đã cố gắng liên lạc với ông bằng điện thoại di động của ông này nhưng chỉ để nhận được một thông điệp nói rằng ông đã bị cảnh sát bắt tại phường Bến Nghé của thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà hoạt động Ngô Văn Dũng.
Vợ của ông Dũng, một công dân sống ở tỉnh Đắk Lắk, đã đến Thành phố Hồ Chí Minh và đến một số đồn cảnh sát mà được cho là ông Dũng đã giữ ở đó trước khi bị mất tích. Cuối cùng, cô đã được thông báo rằng ông đã bị chuyển về cho lực lượng an ninh ở tỉnh nhà của mình. Nhưng cơ quan công an ở Đắk Lắk phủ nhận điều này.
“Chúng tôi kêu gọi nhà chức trách Việt Nam làm sáng tỏ tình hình của Ngô Văn Dũng,” Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng của RSF ở châu Á-Thái Bình Dương nói. “Bằng cách giữ một công dân theo cách hoàn toàn độc đoán và trái với mọi thủ tục pháp lý, chính phủ lại một lần nữa cho thấy, nếu cần thêm bằng chứng, về sự khinh miệt sâu sắc đối với bất kỳ khái niệm nào về luật pháp.
“Các đối tác thương mại của Việt Nam phải rút ra những kết luận cần thiết. Đặc biệt, chúng tôi kêu gọi các thành viên của nghị viện châu Âu trì hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam, một văn bản được dự kiến bỏ phiếu vào cuối năm nay.”
Đàn áp tiếp tục
Ông Dũng là một thành viên của Phong trào Chấn hưng Nước Việt, một phong trào ủng hộ dân chủ bao gồm “quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin,” như được ghi trong điều 25 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Dũng đã cung cấp nhiều video về các cuộc biểu tình chống lại việc tạo ra các khu kinh tế đặc biệt vào tháng 6, sau khi đăng tải một đoạn video phân tích bản án 9 năm tù của blogger Trần Thị Nga về cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước vào tháng 7/2017, mà RSF lên án vào thời điểm đó. Cô Nga đã trở thành biểu tượng chống lại cuộc đàn áp không ngừng của lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện tại về tự do thông tin.
Việt Nam bị xếp gần cuối về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF trong nhiều năm và hiện đang xếp thứ 175 trong số 180 quốc gia.
Nguồn: 

RELATED

ĐĂNG NHẬN XÉT DEFAULT COMMENTS