Người sử dụng Facebook tại Việt Nam cuối cùng cũng có một câu trả lời về thái độ của Facebook đối với chính phủ Việt Nam.
Trong một phát biểu tại phiên điều trần ngày 5/9 vừa qua ở Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook sau Mark Zuckerberg, cho biết: “Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio hỏi: “Và các bạn sẽ không bao giờ làm như vậy?”
Sandberg: “Chúng tôi sẽ không làm như vậy.”
Rubio: “Các bạn sẽ không đồng ý làm như vậy để được hoạt động chứ?”
Sandberg: “Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể giữ được những giá trị của mình.”
Rubio: “Điều đó áp dụng cho cả Trung Quốc?”
Sandberg: “Điều đó cũng áp dụng cho cả Trung Quốc nữa.”
Trước đó, TNS Rubio đã trình bày hàng loạt động thái mới đây của các chính phủ mà ông cho là “độc tài” ở Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trong việc kiểm soát thông tin người dùng Internet và ngăn chặn thông tin của các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng được nhắc đến khá chi tiết khi ông Rubio nói rõ nó sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tới, theo đó, Facebook sẽ phải lưu dữ liệu người dùng ở Việt Nam và phải cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam.
Khi được hỏi liệu Facebook có ủng hộ các nguyên tắc dân chủ trên toàn cầu không hay chỉ ủng hộ chúng ở Mỹ, bà Sandberg cho biết, “chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc này trên toàn cầu”.
Bạn có thể theo dõi toàn bộ cuộc đối thoại trên ở video dưới đây:
Cần lưu ý rằng, những người ra điều trần ở Quốc hội Mỹ không được phép nói dối. Họ phải tuyên thệ trước khi điều trần rằng chỉ nói sự thật và toàn bộ sự thật. Trong trường hợp nói dối và bị phát hiện, họ sẽ phải đối mặt với tội khai man.
Phiên điều trần này diễn ra trong bối cảnh người dùng Facebook tại Việt Nam đang lo ngại về việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ tuân thủ Luật An ninh mạng và quay lưng với người dùng, đặc biệt là các nhà hoạt động dân chủ, để hợp tác với chính phủ Việt Nam.
Một lá thư của người dùng Việt Nam do Luật Khoa khởi xướng đã được gửi tới trụ sở của Facebook tại California, Mỹ, đề nghị Facebook trả lời rõ ràng về chính sách của họ đối với Việt Nam. Lá thư này đã nhận được xấp xỉ 14.500 chữ ký cho tới thời hạn trả lời là ngày 12/9 vừa qua.
Tuy Facebook không trực tiếp trả lời các câu hỏi nêu trong lá thư này, phát biểu của bà Sheryl Sandberg tại Thượng viện Mỹ phần nào giải đáp được những lo ngại của người dùng Việt Nam.
Theo Báo cáo Minh bạch của Facebook, trong năm 2017, chính phủ Việt Nam đã gửi cho Facebook 12 đề nghị cung cấp thông tin người dùng và có bốn đề nghị đã được Facebook chấp thuận cung cấp một số thông tin.
Sheryl Sandberg không phải là người xa lạ với Việt Nam. Bà là tác giả của cuốn sách “Dấn thân” (Lean In) khá nổi tiếng và từng ghé thăm Việt Nam hồi tháng 11/2017.
September 17, 2018
Cuối cùng, Facebook cũng nói về Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người sử dụng Facebook tại Việt Nam cuối cùng cũng có một câu trả lời về thái độ của Facebook đối với chính phủ Việt Nam.
Trong một phát biểu tại phiên điều trần ngày 5/9 vừa qua ở Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook sau Mark Zuckerberg, cho biết: “Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio hỏi: “Và các bạn sẽ không bao giờ làm như vậy?”
Sandberg: “Chúng tôi sẽ không làm như vậy.”
Rubio: “Các bạn sẽ không đồng ý làm như vậy để được hoạt động chứ?”
Sandberg: “Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể giữ được những giá trị của mình.”
Rubio: “Điều đó áp dụng cho cả Trung Quốc?”
Sandberg: “Điều đó cũng áp dụng cho cả Trung Quốc nữa.”
Trước đó, TNS Rubio đã trình bày hàng loạt động thái mới đây của các chính phủ mà ông cho là “độc tài” ở Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trong việc kiểm soát thông tin người dùng Internet và ngăn chặn thông tin của các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng được nhắc đến khá chi tiết khi ông Rubio nói rõ nó sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tới, theo đó, Facebook sẽ phải lưu dữ liệu người dùng ở Việt Nam và phải cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam.
Khi được hỏi liệu Facebook có ủng hộ các nguyên tắc dân chủ trên toàn cầu không hay chỉ ủng hộ chúng ở Mỹ, bà Sandberg cho biết, “chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc này trên toàn cầu”.
Bạn có thể theo dõi toàn bộ cuộc đối thoại trên ở video dưới đây:
Cần lưu ý rằng, những người ra điều trần ở Quốc hội Mỹ không được phép nói dối. Họ phải tuyên thệ trước khi điều trần rằng chỉ nói sự thật và toàn bộ sự thật. Trong trường hợp nói dối và bị phát hiện, họ sẽ phải đối mặt với tội khai man.
Phiên điều trần này diễn ra trong bối cảnh người dùng Facebook tại Việt Nam đang lo ngại về việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ tuân thủ Luật An ninh mạng và quay lưng với người dùng, đặc biệt là các nhà hoạt động dân chủ, để hợp tác với chính phủ Việt Nam.
Một lá thư của người dùng Việt Nam do Luật Khoa khởi xướng đã được gửi tới trụ sở của Facebook tại California, Mỹ, đề nghị Facebook trả lời rõ ràng về chính sách của họ đối với Việt Nam. Lá thư này đã nhận được xấp xỉ 14.500 chữ ký cho tới thời hạn trả lời là ngày 12/9 vừa qua.
Tuy Facebook không trực tiếp trả lời các câu hỏi nêu trong lá thư này, phát biểu của bà Sheryl Sandberg tại Thượng viện Mỹ phần nào giải đáp được những lo ngại của người dùng Việt Nam.
Theo Báo cáo Minh bạch của Facebook, trong năm 2017, chính phủ Việt Nam đã gửi cho Facebook 12 đề nghị cung cấp thông tin người dùng và có bốn đề nghị đã được Facebook chấp thuận cung cấp một số thông tin.
Sheryl Sandberg không phải là người xa lạ với Việt Nam. Bà là tác giả của cuốn sách “Dấn thân” (Lean In) khá nổi tiếng và từng ghé thăm Việt Nam hồi tháng 11/2017.