Trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục thoái thác việc công khai tài sản cá nhân, nhiều nhà vua và nữ hoàng trên thế giới đã làm việc này từ lâu.
Ngày 17/6 vừa qua, Đức Vua Maha Vajiralongkorn của Thái Lan chính thức tiếp quản tài sản Hoàng gia Thái với giá trị ước tính lên đến 30 tỉ USD. Bằng một đạo luật được thông qua vào năm 2017, tài sản của Hoàng gia nước này được chuyển đổi từ kiểm soát và kiểm toán sau bức màn nhung của Cục Tài sản Hoàng gia (Crown Property Bureau) sang loại hình tài sản cá nhân; đồng nghĩa với việc thu, chi, khối lượng và nguồn tài sản của Quốc vương sẽ không còn là bí mật nhà nước.
Động thái này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi mọi thông tin tài chính của Hoàng gia Thái đã được che giấu khỏi công chúng gần một thế kỷ qua. Sự giàu có của Đức Vua trong tương lai cũng được hàng loạt các đạo luật điều chỉnh. Nguồn thu Hoàng gia từ đó sẽ phải kê khai và đóng thuế như của các công dân thông thường.
Theo một tuyên bố của Cục Tài sản Hoàng gia được Zing trích dẫn lại, “Nhà vua quyết định ‘Tài sản Hoàng gia’ sẽ có nghĩa vụ và đóng thuế như tài sản của mọi công dân”, và cam kết rằng việc quản lý khối tài sản khổng lồ này sẽ diễn ra minh bạch, chấp nhận bị giám sát.
Tại Campuchia, việc công khai tài chính của Hoàng gia cũng không phải là mới.
Ngay từ năm 2004, nhằm tạo gương điển hình cho các chính trị gia Campuchia, Đức Vua Norodom Sihanouk đã công khai tài sản của mình cho công chúng trên trang web riêng, kể cả những tài sản nằm ở ngoại quốc.
Theo đó, ông có khoản 56 nghìn đô-la trong một tài khoản tại Pháp mà ông cho là còn sót lại sau khoảng thời gian ông sinh sống ở đây từ những năm 1960s. Một tài khoản khác giá trị hơn, khoản 131 nghìn đô-la nằm ở Trung Quốc. Ông cũng cho biết thêm ông đã ngừng nhận tài trợ từ chính phủ Trung Quốc vào năm 1993 và chỉ có một nguồn thu là chi tiêu hoàng gia do chính phủ nước này cấp.
Năm 2008, Sihanouk, lúc này đã nhường ngôi cho con trai, cũng phải công khai tài chính một lần nữa khi nhiều chính trị gia đối lập cho rằng ông đang nắm giữ nguồn tài sản khổng lồ. Lần này, tài sản của ông giảm mạnh với tài khoản tại Pháp chỉ còn hơn 45 nghìn đô-la và một căn nhà nhỏ tại Siem Reap.
Từ năm 2011, Campuchia cũng có Đơn vị Chống tham nhũng (Anti-Corruption Unit – ACU) riêng với thẩm quyền kiểm kê tài sản của các chức danh nhà nước. Dù được bị cáo buộc là công cụ chính trị của đảng cầm quyền, ACU rõ ràng được trang bị công cụ pháp lý để kiểm kê và kiểm toán tài sản của bất kỳ quan chức nào, kể cả người của Hoàng gia.
Riêng đối với hoàng gia danh tiếng nhất thế giới, Hoàng gia Vương Quốc Anh, sự vụ có thể còn khó khăn hơn. Dù đa phần tài sản Hoàng gia Anh là tài sản tư, Hoàng gia Anh trong nỗ lực thỏa hiệp tồn tại với chính phủ cộng hòa trong lịch sử đã phải chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát doanh thu của hệ thống tài sản Hoàng gia (Crown Estate) cho chính phủ nước này. Đổi lại, chính phủ sẽ cho phép Nữ hoàng Elizabeth được nhận lại 15% tổng doanh thu từ Crown Estate của hai năm trước đó, được biết đến với tên gọi Sovereign Grant.
Ví dụ, trong năm 2013, hệ thống tài sản Hoàng gia tạo ra doanh thu khoảng 267 triệu bảng Anh, thường do các hoạt động du lịch, văn hóa, sản xuất nông nghiệp, cung cấp dịch vụ dân cư… Vào năm 2015, Nữ hoàng sẽ được nhận lại 15% giá trị này, tức khoản 40 triệu bảng Anh.
Ngoài ra, Hoàng gia Anh vẫn còn tiếp quản và thừa kế một khối lượng tài sản lịch sử do gia đình này sở hữu từ hàng trăm năm nay – Duchy of Lancaster. Không đáng kể như Crown Estate, Duchy of Lancaster tạo ra một nguồn thu ổn định hàng năm cho việc duy trì Hoàng gia Anh, trong trường hợp Sovereign Grant không đủ chi trả. Tuy nhiên, việc đây là tài sản tư không có nghĩa là công chúng không có quyền được thông tin. Việc truy cập, kiểm soát thông tin tài chính của Hoàng gia cực kỳ dễ dàng qua các trang web của Hoàng gia như ở đây và ở đây.
Không quá rộng rãi hầu bao và bị kiểm soát chặt chẽ bởi công chúng Anh – những người luôn gầm gừ sẵn sàng đòi xóa bỏ Hoàng gia nếu các hoàng thân quốc thích có biểu hiện không tốt, Hoàng gia Anh có thể nói là gia đình Hoàng gia có ‘hạnh kiểm’ cao trong các Hoàng gia trên thế giới. Cặp đôi Hoàng tử Harry và Công nương Meghan Markle trong đám cưới hoàng gia được phái nữ Việt Nam mê mệt gần đây phải thường xuyên bay bằng vé phổ thông. Hoàng tử George luôn phải mặc lại lễ phục mà cha mình là Hoàng tử William đã mặc từ những năm 1984. Nữ hoàng Elizabeth dùng tàu hỏa công cộng để đi lại. Trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2011, nhiều cựu nhân viên phục vụ tại Buckingham Palace kể lại rằng Nữ hoàng thường đi bộ kiểm tra và tắt đèn khắp cung điện 775 phòng ngủ của bà.
Ở nhiều mức độ, khó có thể nói giới hoàng gia còn thừa hưởng được quyền lực tuyệt đối mà họ có khi xưa. Tuy nhiên, với vai trò là nguyên thủ quốc gia và danh nghĩa trị vì đất nước, việc giới hoàng gia cũng phải công bố tình hình tài chính và tài sản để người dân có thể kiểm soát nói lên rất nhiều điều về mức độ minh bạch của các quốc gia này.
June 20, 2018
Khi quân vương cũng phải công khai tài sản
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục thoái thác việc công khai tài sản cá nhân, nhiều nhà vua và nữ hoàng trên thế giới đã làm việc này từ lâu.
Ngày 17/6 vừa qua, Đức Vua Maha Vajiralongkorn của Thái Lan chính thức tiếp quản tài sản Hoàng gia Thái với giá trị ước tính lên đến 30 tỉ USD. Bằng một đạo luật được thông qua vào năm 2017, tài sản của Hoàng gia nước này được chuyển đổi từ kiểm soát và kiểm toán sau bức màn nhung của Cục Tài sản Hoàng gia (Crown Property Bureau) sang loại hình tài sản cá nhân; đồng nghĩa với việc thu, chi, khối lượng và nguồn tài sản của Quốc vương sẽ không còn là bí mật nhà nước.
Động thái này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi mọi thông tin tài chính của Hoàng gia Thái đã được che giấu khỏi công chúng gần một thế kỷ qua. Sự giàu có của Đức Vua trong tương lai cũng được hàng loạt các đạo luật điều chỉnh. Nguồn thu Hoàng gia từ đó sẽ phải kê khai và đóng thuế như của các công dân thông thường.
Theo một tuyên bố của Cục Tài sản Hoàng gia được Zing trích dẫn lại, “Nhà vua quyết định ‘Tài sản Hoàng gia’ sẽ có nghĩa vụ và đóng thuế như tài sản của mọi công dân”, và cam kết rằng việc quản lý khối tài sản khổng lồ này sẽ diễn ra minh bạch, chấp nhận bị giám sát.
Tại Campuchia, việc công khai tài chính của Hoàng gia cũng không phải là mới.
Ngay từ năm 2004, nhằm tạo gương điển hình cho các chính trị gia Campuchia, Đức Vua Norodom Sihanouk đã công khai tài sản của mình cho công chúng trên trang web riêng, kể cả những tài sản nằm ở ngoại quốc.
Theo đó, ông có khoản 56 nghìn đô-la trong một tài khoản tại Pháp mà ông cho là còn sót lại sau khoảng thời gian ông sinh sống ở đây từ những năm 1960s. Một tài khoản khác giá trị hơn, khoản 131 nghìn đô-la nằm ở Trung Quốc. Ông cũng cho biết thêm ông đã ngừng nhận tài trợ từ chính phủ Trung Quốc vào năm 1993 và chỉ có một nguồn thu là chi tiêu hoàng gia do chính phủ nước này cấp.
Năm 2008, Sihanouk, lúc này đã nhường ngôi cho con trai, cũng phải công khai tài chính một lần nữa khi nhiều chính trị gia đối lập cho rằng ông đang nắm giữ nguồn tài sản khổng lồ. Lần này, tài sản của ông giảm mạnh với tài khoản tại Pháp chỉ còn hơn 45 nghìn đô-la và một căn nhà nhỏ tại Siem Reap.
Từ năm 2011, Campuchia cũng có Đơn vị Chống tham nhũng (Anti-Corruption Unit – ACU) riêng với thẩm quyền kiểm kê tài sản của các chức danh nhà nước. Dù được bị cáo buộc là công cụ chính trị của đảng cầm quyền, ACU rõ ràng được trang bị công cụ pháp lý để kiểm kê và kiểm toán tài sản của bất kỳ quan chức nào, kể cả người của Hoàng gia.
Riêng đối với hoàng gia danh tiếng nhất thế giới, Hoàng gia Vương Quốc Anh, sự vụ có thể còn khó khăn hơn. Dù đa phần tài sản Hoàng gia Anh là tài sản tư, Hoàng gia Anh trong nỗ lực thỏa hiệp tồn tại với chính phủ cộng hòa trong lịch sử đã phải chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát doanh thu của hệ thống tài sản Hoàng gia (Crown Estate) cho chính phủ nước này. Đổi lại, chính phủ sẽ cho phép Nữ hoàng Elizabeth được nhận lại 15% tổng doanh thu từ Crown Estate của hai năm trước đó, được biết đến với tên gọi Sovereign Grant.
Ví dụ, trong năm 2013, hệ thống tài sản Hoàng gia tạo ra doanh thu khoảng 267 triệu bảng Anh, thường do các hoạt động du lịch, văn hóa, sản xuất nông nghiệp, cung cấp dịch vụ dân cư… Vào năm 2015, Nữ hoàng sẽ được nhận lại 15% giá trị này, tức khoản 40 triệu bảng Anh.
Ngoài ra, Hoàng gia Anh vẫn còn tiếp quản và thừa kế một khối lượng tài sản lịch sử do gia đình này sở hữu từ hàng trăm năm nay – Duchy of Lancaster. Không đáng kể như Crown Estate, Duchy of Lancaster tạo ra một nguồn thu ổn định hàng năm cho việc duy trì Hoàng gia Anh, trong trường hợp Sovereign Grant không đủ chi trả. Tuy nhiên, việc đây là tài sản tư không có nghĩa là công chúng không có quyền được thông tin. Việc truy cập, kiểm soát thông tin tài chính của Hoàng gia cực kỳ dễ dàng qua các trang web của Hoàng gia như ở đây và ở đây.
Không quá rộng rãi hầu bao và bị kiểm soát chặt chẽ bởi công chúng Anh – những người luôn gầm gừ sẵn sàng đòi xóa bỏ Hoàng gia nếu các hoàng thân quốc thích có biểu hiện không tốt, Hoàng gia Anh có thể nói là gia đình Hoàng gia có ‘hạnh kiểm’ cao trong các Hoàng gia trên thế giới. Cặp đôi Hoàng tử Harry và Công nương Meghan Markle trong đám cưới hoàng gia được phái nữ Việt Nam mê mệt gần đây phải thường xuyên bay bằng vé phổ thông. Hoàng tử George luôn phải mặc lại lễ phục mà cha mình là Hoàng tử William đã mặc từ những năm 1984. Nữ hoàng Elizabeth dùng tàu hỏa công cộng để đi lại. Trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2011, nhiều cựu nhân viên phục vụ tại Buckingham Palace kể lại rằng Nữ hoàng thường đi bộ kiểm tra và tắt đèn khắp cung điện 775 phòng ngủ của bà.
Ở nhiều mức độ, khó có thể nói giới hoàng gia còn thừa hưởng được quyền lực tuyệt đối mà họ có khi xưa. Tuy nhiên, với vai trò là nguyên thủ quốc gia và danh nghĩa trị vì đất nước, việc giới hoàng gia cũng phải công bố tình hình tài chính và tài sản để người dân có thể kiểm soát nói lên rất nhiều điều về mức độ minh bạch của các quốc gia này.