Trong vòng một tháng qua, chính quyền thành phố (TP.) Đà Nẵng đi từ quyết định ngưng hoạt động đến việc cho hoạt động trở lại trong vòng 6 tháng đối với hai nhà máy thép là Công ty CP thép Dana-Úc và Công ty CP thép Dana-Ý. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là đông đảo người dân ở thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) sinh sống gần hai nhà máy này mong muốn được di dời đến nơi ở mới, tránh ô nhiễm môi trường…
Sáng ngày 26/03/2018, tại hội trường Ủy ban xã Hòa Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban TP ông Hồ Kỳ Minh cùng một số lãnh đạo các cấp ở TP.Đà Nẵng đã có cuộc họp với một số hộ dân ở hai thôn Vân Dân 1 và Vân Dương 2 để thông báo Kết luận của Thường vụ Thành ủy đối với hoạt động sản xuất của hai nhà máy thép là Công ty CP thép Dana-Úc và Công ty CP thép Dana-Ý. Theo đó, bắt đầu từ ngày 26/03, hai nhà máy thép này được phép hoạt động trở lại trong vòng 6 tháng trước khi ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
Kết luận của Thường vụ Thành ủy được ghi nhận ngay sau đó là đông đảo người dân ở hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 phân tâm hai ý kiến. Ý kiến thứ nhất là, đồng ý với Kết luận của Thường vụ Thành ủy vì cảm thấy tội nghiệp cho hai nhà máy này khi bị bắt buộc phải ngưng hoạt động đặng di dời đi nơi khác, tội nghiệp cho hơn ngàn lao động bị ảnh hưởng công việc và tội nghiệp cho bà Nguyễn Thị Xuân, Giám đốc công ty CP thép Dana Úc đã òa khóc vào những ngày cuối tháng 02/2018 trước thông tin về quyết định phải di dời nhà máy. Ý kiến thứ hai là, không chấp nhận nhà máy hoạt động ở đây hoặc phải dì dời, bố trí người dân đi ở một nơi mới.
|
Nhà máy thép Dana-Y. Ảnh: VTV |
Người viết cũng ghi nhận một số ít ý kiến người dân ngoài lề Kết luận của Thường vụ Thành ủy rằng; không tin cho lắm về việc Chính quyền các cấp ở Đà Nẵng sẽ thực hiện đúng Kết luận như đã thông báo là để hai nhà máy thép hoạt động thêm 6 tháng, có thể hết 6 tháng chính quyền Đà Nẵng sẽ ra quyết định gia tăng thời hạn hoạt động cho hai nhà máy này thì người dân vẫn tiếp tục sống trong tình trạng phải hít thở bầu không khí ô nhiễm vì bụi sắt thép, tiếng ồn…
“Vừa rồi Thành phố nói hai nhà máy dừng hoạt động nhưng mới ngày hôm tôi thấy Thành phố lại chỉ thị cho hai nhà máy này hoạt động thêm 06 tháng nữa.”
“Về tốc độ sẽ tăng, dĩ nhiên là sẽ tăng từ từ nhưng hiện tại dân chưa đồng ý, không đồng ý để cho nhà máy hoạt động…hôm qua họp (26/03) có số người dân đồng ý cho nhà máy hoạt động thêm 6 tháng nữa vì thấy tội nghiệp cho nhà máy, cũng có một số người nói dân không đồng ý thì dân có quyền lên phản đối.”
“Theo tôi nghĩ là trước sau gì người dân cũng lên lại bởi vì dân không đồng ý cho hai nhà máy hoạt động nữa, việc di dời thì không di dời nữa mà để nhà máy hoạt động 6 tháng.”
Đó là những chia sẻ của chị Chung (xin đổi tên), một người dân hiện đang sinh sống ở thôn Vân Dương 1. Chia sẻ bên ngoài cuộc phỏng vấn, chị Chung cho biết chồng chị đã mất vì bệnh lao phổi chắc chắn có một phần do hít thở những chất độc hại do hai nhà máy này thải ra. Gia đình chị cũng như người dân ở hai thôn Vân Dương rất bức xúc khi phải sống trong tình cảnh đi cũng không được mà ở cũng không xong, đang bị ở thế buộc. Chị Chung nói:
“Hiện tại đang ô nhiễm môi trường; thứ nhất là khói bụi, thứ hai là tiếng ồn rồi ô nhiễm nguồn nước cho nên dân mới không đồng ý, chứ còn bên môi trường họ xử lý tốt, không ô nhiễm những thứ thứ thiết yếu đó thì đâu có ảnh hưởng gì tới dân, do nhà máy gây ra những điều đó nên dân mới bức xúc.”-Lời của chị Chung: “Quyết định của thành phố là hai nhà máy ngưng hoạt động. Cũng ông thành phố bảo ngưng hoạt động rồi cũng ông thành phố bảo làm thêm 6 tháng, hầu như dân bị ở trong thế buộc”
Có mặt tại cuộc họp tại hội trường xã Hòa Liên vào sáng ngày 26/03, ông Nguyễn Thành Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban TP.Đà Nẵng nóiđể hai Công ty thép Dana – Ý và Dana- Úc hoạt động trở lại 6 tháng là để xử lý những tồn tại liên quan của doanh nghiệp và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi dừng hoạt động. Đồng thời trong thời gian hoạt động này, hai công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt về việc bảo vệ môi trường, không được mở rộng hoạt động sản xuất, không ký thêm hợp đồng mua nguyên vật liệu để sản xuất thép…
Tại cuộc họp đông đảo người dân mong được xem xét việc chính quyền Đà Nẵng đã hủy bỏ quyết định di dời dân. Với thực tại đất đai, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm như hiện tại nên người dân lo lắng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật và nhiều ảnh hưởng khác trong cuộc sống, về lâu về dài con cháu sẽ bị ảnh hưởng tiếp nối nên mong muốn chính quyền TP di dời dân đi nơi ở mới để hạn chế việc ô nhiễm.
“Không phải gây ảnh hưởng riêng gia đình tôi, bây giờ ai tới leo lên nhà nào cao nhất nhìn mái tôn của tất cả nhà dân ở đây coi thử nhà nào có máy tôn còn nguyên, không mục hay không? Mái tôn còn bị vậy thì sự sống người dân sao không ảnh hưởng? Khí thở ảnh hưởng đến sự sống người dân rất là nhiều. Bản thân chồng tôi có phần bị ảnh hưởng vì bị bệnh phổi và giờ đã mất.”- Lời của chị Chung.
Hoạt động vào các năm 2006-2007, hai Công ty thép Dana- Ý và Dana- Úc nhiều lần bị người dân sinh sống xung quanh bao vay phản đối vì tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết những bức xúc của người dân đối với hai nhà máy hép, khoảng cuối năm 2016 đầu năm 2017, chính quyền TP.Đà Nẵng nhiều lần tổ chức họp dân, lấy ý kiến người dân sau đó đi đến quyết định sẽ giải tỏa, tái định cư nơi ở mới cho người dân.
Tháng 6/2017, tại cuộc họp giải quyết những vướng mắc xung quanh việc di dời các hộ dân và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của hai nhà máy thép, ông Hồ Kỳ Minh cho biết thời gian thực hiện việc di dời, giải tỏa sẽ hoàn thành vào thời điểm khoảng 6 tháng đầu năm 2018.
Trước thông tin di dời, giải tỏa để đến nơi ở mới, nhiều hộ dân ở hai thôn Vân Dương đã thực hiện các công việc cơi nớ diện tích đất, chỉnh sửa nhà cửa…với tâm lý là kiếm thêm chút tiền đền bù để sinh hoạt nơi ở mới. Hiện tại thì có một số hộ dân được giải quyết di dời đến nơi ở mới là khu Hòa Liên 6, Hòa Liên7 nhưng vẫn sống trong khu vực ô nhiễm vì nơi ở mới này vẫn ở gần hai nhà máy thép.
Khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 03/2018, Chính quyền thành phố Đà Nẵng hủy bỏ quyết định di dời dân đến nơi ở mới, không đáp ứng mong muốn của các hộ dân. Chị Chung nói:
“Vùng này bị ô nhiễm rồi, thậm chí cây cảnh mà còn chết đời mình không sao nhưng đời con cháu thì sao? Không nghĩ đời mình thì cũng phải nghĩ cho đời con cháu nên người dân muốn ở chổ nào đó, vùng nào đó thoáng hơn, ít bị ô nhiễm hơn. Thật sự dân họ muốn di dời, giờ họ giống như con cá nằm trong chậu muốn đổ đâu là đổ chứ biết kêu ai, kêu họ cũng đã kêu rồi”
Được biết, Công ty CP thép Dana- Ý và Công ty CP thép Dana- Úc có cổ phần của Chủ tịch Ủy ban TP.Đà Nẵng là ông Huỳnh Đức Thơ, vì lẽ này nên dư luận đặt câu hỏi có hay không vì sự kiêng nể mà chính quyền TP.Đà Nẵng kéo dài sự tồn tại của hai công ty này bất chấp sự phản đối của người dân từ nhiều năm qua?./.
March 29, 2018
Nhà máy thép gây ô nhiễm tại Đà Nẵng: không nghĩ đời mình cũng phải nghĩ đời con cháu
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong vòng một tháng qua, chính quyền thành phố (TP.) Đà Nẵng đi từ quyết định ngưng hoạt động đến việc cho hoạt động trở lại trong vòng 6 tháng đối với hai nhà máy thép là Công ty CP thép Dana-Úc và Công ty CP thép Dana-Ý. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là đông đảo người dân ở thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) sinh sống gần hai nhà máy này mong muốn được di dời đến nơi ở mới, tránh ô nhiễm môi trường…
Sáng ngày 26/03/2018, tại hội trường Ủy ban xã Hòa Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban TP ông Hồ Kỳ Minh cùng một số lãnh đạo các cấp ở TP.Đà Nẵng đã có cuộc họp với một số hộ dân ở hai thôn Vân Dân 1 và Vân Dương 2 để thông báo Kết luận của Thường vụ Thành ủy đối với hoạt động sản xuất của hai nhà máy thép là Công ty CP thép Dana-Úc và Công ty CP thép Dana-Ý. Theo đó, bắt đầu từ ngày 26/03, hai nhà máy thép này được phép hoạt động trở lại trong vòng 6 tháng trước khi ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
Kết luận của Thường vụ Thành ủy được ghi nhận ngay sau đó là đông đảo người dân ở hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 phân tâm hai ý kiến. Ý kiến thứ nhất là, đồng ý với Kết luận của Thường vụ Thành ủy vì cảm thấy tội nghiệp cho hai nhà máy này khi bị bắt buộc phải ngưng hoạt động đặng di dời đi nơi khác, tội nghiệp cho hơn ngàn lao động bị ảnh hưởng công việc và tội nghiệp cho bà Nguyễn Thị Xuân, Giám đốc công ty CP thép Dana Úc đã òa khóc vào những ngày cuối tháng 02/2018 trước thông tin về quyết định phải di dời nhà máy. Ý kiến thứ hai là, không chấp nhận nhà máy hoạt động ở đây hoặc phải dì dời, bố trí người dân đi ở một nơi mới.
Người viết cũng ghi nhận một số ít ý kiến người dân ngoài lề Kết luận của Thường vụ Thành ủy rằng; không tin cho lắm về việc Chính quyền các cấp ở Đà Nẵng sẽ thực hiện đúng Kết luận như đã thông báo là để hai nhà máy thép hoạt động thêm 6 tháng, có thể hết 6 tháng chính quyền Đà Nẵng sẽ ra quyết định gia tăng thời hạn hoạt động cho hai nhà máy này thì người dân vẫn tiếp tục sống trong tình trạng phải hít thở bầu không khí ô nhiễm vì bụi sắt thép, tiếng ồn…
“Vừa rồi Thành phố nói hai nhà máy dừng hoạt động nhưng mới ngày hôm tôi thấy Thành phố lại chỉ thị cho hai nhà máy này hoạt động thêm 06 tháng nữa.”
“Về tốc độ sẽ tăng, dĩ nhiên là sẽ tăng từ từ nhưng hiện tại dân chưa đồng ý, không đồng ý để cho nhà máy hoạt động…hôm qua họp (26/03) có số người dân đồng ý cho nhà máy hoạt động thêm 6 tháng nữa vì thấy tội nghiệp cho nhà máy, cũng có một số người nói dân không đồng ý thì dân có quyền lên phản đối.”
“Theo tôi nghĩ là trước sau gì người dân cũng lên lại bởi vì dân không đồng ý cho hai nhà máy hoạt động nữa, việc di dời thì không di dời nữa mà để nhà máy hoạt động 6 tháng.”
Đó là những chia sẻ của chị Chung (xin đổi tên), một người dân hiện đang sinh sống ở thôn Vân Dương 1. Chia sẻ bên ngoài cuộc phỏng vấn, chị Chung cho biết chồng chị đã mất vì bệnh lao phổi chắc chắn có một phần do hít thở những chất độc hại do hai nhà máy này thải ra. Gia đình chị cũng như người dân ở hai thôn Vân Dương rất bức xúc khi phải sống trong tình cảnh đi cũng không được mà ở cũng không xong, đang bị ở thế buộc. Chị Chung nói:
“Hiện tại đang ô nhiễm môi trường; thứ nhất là khói bụi, thứ hai là tiếng ồn rồi ô nhiễm nguồn nước cho nên dân mới không đồng ý, chứ còn bên môi trường họ xử lý tốt, không ô nhiễm những thứ thứ thiết yếu đó thì đâu có ảnh hưởng gì tới dân, do nhà máy gây ra những điều đó nên dân mới bức xúc.”-Lời của chị Chung: “Quyết định của thành phố là hai nhà máy ngưng hoạt động. Cũng ông thành phố bảo ngưng hoạt động rồi cũng ông thành phố bảo làm thêm 6 tháng, hầu như dân bị ở trong thế buộc”
Có mặt tại cuộc họp tại hội trường xã Hòa Liên vào sáng ngày 26/03, ông Nguyễn Thành Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban TP.Đà Nẵng nóiđể hai Công ty thép Dana – Ý và Dana- Úc hoạt động trở lại 6 tháng là để xử lý những tồn tại liên quan của doanh nghiệp và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi dừng hoạt động. Đồng thời trong thời gian hoạt động này, hai công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt về việc bảo vệ môi trường, không được mở rộng hoạt động sản xuất, không ký thêm hợp đồng mua nguyên vật liệu để sản xuất thép…
Tại cuộc họp đông đảo người dân mong được xem xét việc chính quyền Đà Nẵng đã hủy bỏ quyết định di dời dân. Với thực tại đất đai, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm như hiện tại nên người dân lo lắng về tình trạng sức khỏe, bệnh tật và nhiều ảnh hưởng khác trong cuộc sống, về lâu về dài con cháu sẽ bị ảnh hưởng tiếp nối nên mong muốn chính quyền TP di dời dân đi nơi ở mới để hạn chế việc ô nhiễm.
“Không phải gây ảnh hưởng riêng gia đình tôi, bây giờ ai tới leo lên nhà nào cao nhất nhìn mái tôn của tất cả nhà dân ở đây coi thử nhà nào có máy tôn còn nguyên, không mục hay không? Mái tôn còn bị vậy thì sự sống người dân sao không ảnh hưởng? Khí thở ảnh hưởng đến sự sống người dân rất là nhiều. Bản thân chồng tôi có phần bị ảnh hưởng vì bị bệnh phổi và giờ đã mất.”- Lời của chị Chung.
Hoạt động vào các năm 2006-2007, hai Công ty thép Dana- Ý và Dana- Úc nhiều lần bị người dân sinh sống xung quanh bao vay phản đối vì tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết những bức xúc của người dân đối với hai nhà máy hép, khoảng cuối năm 2016 đầu năm 2017, chính quyền TP.Đà Nẵng nhiều lần tổ chức họp dân, lấy ý kiến người dân sau đó đi đến quyết định sẽ giải tỏa, tái định cư nơi ở mới cho người dân.
Tháng 6/2017, tại cuộc họp giải quyết những vướng mắc xung quanh việc di dời các hộ dân và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của hai nhà máy thép, ông Hồ Kỳ Minh cho biết thời gian thực hiện việc di dời, giải tỏa sẽ hoàn thành vào thời điểm khoảng 6 tháng đầu năm 2018.
Trước thông tin di dời, giải tỏa để đến nơi ở mới, nhiều hộ dân ở hai thôn Vân Dương đã thực hiện các công việc cơi nớ diện tích đất, chỉnh sửa nhà cửa…với tâm lý là kiếm thêm chút tiền đền bù để sinh hoạt nơi ở mới. Hiện tại thì có một số hộ dân được giải quyết di dời đến nơi ở mới là khu Hòa Liên 6, Hòa Liên7 nhưng vẫn sống trong khu vực ô nhiễm vì nơi ở mới này vẫn ở gần hai nhà máy thép.
Khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 03/2018, Chính quyền thành phố Đà Nẵng hủy bỏ quyết định di dời dân đến nơi ở mới, không đáp ứng mong muốn của các hộ dân. Chị Chung nói:
“Vùng này bị ô nhiễm rồi, thậm chí cây cảnh mà còn chết đời mình không sao nhưng đời con cháu thì sao? Không nghĩ đời mình thì cũng phải nghĩ cho đời con cháu nên người dân muốn ở chổ nào đó, vùng nào đó thoáng hơn, ít bị ô nhiễm hơn. Thật sự dân họ muốn di dời, giờ họ giống như con cá nằm trong chậu muốn đổ đâu là đổ chứ biết kêu ai, kêu họ cũng đã kêu rồi”
Được biết, Công ty CP thép Dana- Ý và Công ty CP thép Dana- Úc có cổ phần của Chủ tịch Ủy ban TP.Đà Nẵng là ông Huỳnh Đức Thơ, vì lẽ này nên dư luận đặt câu hỏi có hay không vì sự kiêng nể mà chính quyền TP.Đà Nẵng kéo dài sự tồn tại của hai công ty này bất chấp sự phản đối của người dân từ nhiều năm qua?./.