Việt Nam Thời báo, ngày 29/3/2018
Có vẻ gượng ép nếu chụp chiếc mũ hình sự này lên các vị trong Hội đồng duyệt phim “Điệp vụ Biển Đỏ”. Tuy nhiên nếu không gọi “phản quốc”, thì phải gọi thế nào khi các vị này khăng khăng đã duyệt đúng, phim này được chiếu rộng rãi ở Việt Nam là không gì phải bàn cãi, miễn là “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”.
|
Đoàn chiến hạm trong một cảnh phim Điệp vụ Biển Đỏ – Ảnh: Chụp lại |
Cục Điện ảnh: “Cấp phép vì Hội đồng duyệt phim quốc gia đã thông qua”
Liên quan việc dư luận bức xúc khi phim “Điệp vụ Biển Đỏ” có đoạn cuối tuyên truyền xuyên tạc “Biển Đông là của Trung Quốc” nhưng vẫn được chiếu ở Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 26-3 đã gửi thông cáo tới các cơ quan báo chí. Theo đó, khẳng định: Hội đồng đã thẩm định và phân loại bộ phim theo đúng trình tự và quy định hiện hành. Sau khi thẩm định và phân loại, bộ phim được 100% thành viên hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18). Ngày 15-3, bộ phim được cấp giấy phép phổ biến. Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm cấp phép sau khi Hội đồng duyệt phim quốc gia đã thông qua.
Về đoạn cuối phim bị chỉ trích, Cục Điện ảnh giải thích như sau: “36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo”.
|
Từ trái qua: Chánh văn phòng Hội Điện ảnh Việt Nam Nguyễn Văn Tân, Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan, đạo diễn Nguyễn Thước . Ảnh: Thethao&giaitri |
Không dừng lại, phát biểu trên báo điện tử Tổ Quốc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sáng ngày 26-3 [http://toquoc.vn/cua-so-van-hoa/cuc-dien-anh-thong-tin-ve-bo-phim-diep-vu-bien-do-285036.html], bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Ủy viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện khẳng định thông tin mà mạng xã hội và một số báo mạng cho rằng “tuyên truyền thô lỗ, kệch cỡm với mục đích dằn mặt các bên về chủ quyền biển đảo”, “nói biển Đông thuộc Trung Quốc” là không có trong phim này, và hoàn toàn suy diễn. Chưa hết, bà Dung còn quy chụp những thông tin suy diễn này mang tính kích động, lôi kéo gây bất lợi cho xã hội.
“Trên thực tế, đoạn cuối phim chỉ có 36 giây, thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét. Loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung như quy kết. Đây là những thông tin có tính suy diễn, chủ quan, gây ra nhiều thông tin sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội” (trích bài báo với phát biểu của bà Lý Phương Dung).
Như vậy có thể thấy rằng khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phát hành văn bản khẳng định đã đúng quy trình trong xét duyệt, và cấp phép chiếu rộng rãi bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” của Trung Quốc tại Việt Nam, xem ra không khác mấy của việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận việc chiếm giữ bất hợp pháp này của Trung Quốc là… hợp pháp, giống như Công hàm 1958 gây nhiều tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Vì sao có thể so chuyện duyệt chiếu rộng rãi phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, với độ nguy hiểm của Công hàm 1958 mà Bắc Kinh đã tận dụng để rêu rao chuyện Hà Nội công nhận chủ quyền về các đảo, quần đảo mà Bắc Kinh đã xâm lược và cưỡng chiếm này?
Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 đã quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở. Luật Biển Việt Nam cũng lấy mốc 12 hải lý để tính lãnh hải. Từ lãnh hải ra ngoài phía biển 12 hải lý nữa gọi là đường tiếp giáp lãnh hải. Vì vậy, khi nói tới lãnh hải, bao giờ người ta cũng phải gắn với một vùng lục địa nào đó, chứ không thể nói lãnh hải trên một vùng biển. Chẳng hạn có thể nói, lãnh hải Việt Nam xung quanh đảo Lý Sơn, hay đảo Phú Quốc…
Luật Biển quốc tế cũng quy định rõ các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải, và thường lưu thông theo tuyến phân luồng giao thông hàng hải do nước ven biển quy định. Do đó, nếu như tàu hải quân Trung Quốc mà xua đuổi “tàu lạ” – như trong phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tiến vào lãnh hải Trung Quốc, thì sẽ vi phạm luật Biển quốc tế, nếu như những tàu này chỉ là tàu qua lại bình thường không gây hại.
|
Công hàm 1958. Ảnh: internet |
Với việc duyệt cho phát hành ra rạp phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, sau đó tiếp tục khẳng định Hội đồng duyệt phim được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật liên quan, cho thấy cần thiết xem xét khởi tố vụ án hình sự “Điệp vụ Biển Đỏ”, theo Điều 108, Bộ Luật hình sự, quy định về tội phản bội tổ quốc.
“1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. (Điều 108, Bộ Luật hình sự)
Theo điều luật này, đây là tội có cấu thành hình thức, chỉ cần có đủ dấu hiệu là đã phạm tội này. Dấu hiệu đặc trưng là: Cấu kết với người nước ngoài và mục đích là nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, tiềm lực quốc phòng, an ninh. Người nước ngoài là không phải người Việt Nam, mà là người của bất kỳ nước nào.
Họa mất nước từ những kẻ tiếp tay bán nước
Người viết không hề cảm tính cho cáo buộc nói trên. Ngày 18-2-2018, một bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc [http://www.mod.gov.cn/education/2018-02/18/content_4805021.htm] cho biết “hải quân Trung Quốc tích cực ủng hộ bộ phim này”. “Trong đoạn cuối phim, còn có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), trục xuất tàu lạ nước ngoài tự ý xâm nhập vào khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: ‘Hãy lập tức rời khỏi đây’”, bài viết mô tả.
“Quần đảo Nam Sa” là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Trung Quốc đã bồi lấn phi pháp và triển khai vũ khí trên 7 đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Là cơ quan chuyên trách quản lý về điện ảnh, chắc chắn Cục Điện ảnh phải biết tường tận chuyện ra mắt tại Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán 2018, “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) – bộ phim của đạo diễn Lâm Siêu Hiền – bán được tới hơn 562 triệu USD tiền vé, trở thành phim Hoa ngữ ăn khách thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Chiến lang 2 (2017). Đây là bộ phim được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặt hàng.
Bài bình phim “Điệp vụ Biển Đỏ” đăng trên phiên bản tiếng Anh của tờ báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số 1/3 mô tả đoạn về Biển Đông ở cuối phim thể hiện “chủ nghĩa bá quyền hiếu chiến rõ ràng”.
Ngoài biển khơi Trung Quốc không ngừng và ngày càng tăng các hành động xâm lấn, chiếm giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong đất liền, từ kinh tế cho đến văn hóa, du lịch… Trung Quốc cũng không từ một thủ đoạn nham hiểm nào. Và thật buồn khi đâu đó, thấy thấp thoáng có sự liên quan, tiếp tay hay dung túng, bao che của người có trách nhiệm…
Họa mất nước từ những kẻ tiếp tay bán nước như Cục Điện ảnh Việt Nam là một cảnh báo.
March 29, 2018
Hội đồng duyệt phim “Điệp vụ Biển Đỏ” có hành vi của “tội phản quốc”?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Việt Nam Thời báo, ngày 29/3/2018
Có vẻ gượng ép nếu chụp chiếc mũ hình sự này lên các vị trong Hội đồng duyệt phim “Điệp vụ Biển Đỏ”. Tuy nhiên nếu không gọi “phản quốc”, thì phải gọi thế nào khi các vị này khăng khăng đã duyệt đúng, phim này được chiếu rộng rãi ở Việt Nam là không gì phải bàn cãi, miễn là “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”.
Cục Điện ảnh: “Cấp phép vì Hội đồng duyệt phim quốc gia đã thông qua”
Liên quan việc dư luận bức xúc khi phim “Điệp vụ Biển Đỏ” có đoạn cuối tuyên truyền xuyên tạc “Biển Đông là của Trung Quốc” nhưng vẫn được chiếu ở Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 26-3 đã gửi thông cáo tới các cơ quan báo chí. Theo đó, khẳng định: Hội đồng đã thẩm định và phân loại bộ phim theo đúng trình tự và quy định hiện hành. Sau khi thẩm định và phân loại, bộ phim được 100% thành viên hội đồng đề nghị cho phép phổ biến với điều kiện cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18). Ngày 15-3, bộ phim được cấp giấy phép phổ biến. Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm cấp phép sau khi Hội đồng duyệt phim quốc gia đã thông qua.
Về đoạn cuối phim bị chỉ trích, Cục Điện ảnh giải thích như sau: “36 giây cuối, phim thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo”.
Không dừng lại, phát biểu trên báo điện tử Tổ Quốc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sáng ngày 26-3 [http://toquoc.vn/cua-so-van-h oa/cuc-dien-anh-thong-tin-ve-b o-phim-diep-vu-bien-do-285036. html], bà Lý Phương Dung – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Ủy viên Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện khẳng định thông tin mà mạng xã hội và một số báo mạng cho rằng “tuyên truyền thô lỗ, kệch cỡm với mục đích dằn mặt các bên về chủ quyền biển đảo”, “nói biển Đông thuộc Trung Quốc” là không có trong phim này, và hoàn toàn suy diễn. Chưa hết, bà Dung còn quy chụp những thông tin suy diễn này mang tính kích động, lôi kéo gây bất lợi cho xã hội.
“Trên thực tế, đoạn cuối phim chỉ có 36 giây, thể hiện tàu của Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét. Loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”. Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung như quy kết. Đây là những thông tin có tính suy diễn, chủ quan, gây ra nhiều thông tin sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội” (trích bài báo với phát biểu của bà Lý Phương Dung).
Như vậy có thể thấy rằng khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phát hành văn bản khẳng định đã đúng quy trình trong xét duyệt, và cấp phép chiếu rộng rãi bộ phim “Điệp vụ Biển Đỏ” của Trung Quốc tại Việt Nam, xem ra không khác mấy của việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận việc chiếm giữ bất hợp pháp này của Trung Quốc là… hợp pháp, giống như Công hàm 1958 gây nhiều tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Tái diễn Công hàm 1958?
Vì sao có thể so chuyện duyệt chiếu rộng rãi phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, với độ nguy hiểm của Công hàm 1958 mà Bắc Kinh đã tận dụng để rêu rao chuyện Hà Nội công nhận chủ quyền về các đảo, quần đảo mà Bắc Kinh đã xâm lược và cưỡng chiếm này?
Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 đã quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở. Luật Biển Việt Nam cũng lấy mốc 12 hải lý để tính lãnh hải. Từ lãnh hải ra ngoài phía biển 12 hải lý nữa gọi là đường tiếp giáp lãnh hải. Vì vậy, khi nói tới lãnh hải, bao giờ người ta cũng phải gắn với một vùng lục địa nào đó, chứ không thể nói lãnh hải trên một vùng biển. Chẳng hạn có thể nói, lãnh hải Việt Nam xung quanh đảo Lý Sơn, hay đảo Phú Quốc…
Luật Biển quốc tế cũng quy định rõ các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải, và thường lưu thông theo tuyến phân luồng giao thông hàng hải do nước ven biển quy định. Do đó, nếu như tàu hải quân Trung Quốc mà xua đuổi “tàu lạ” – như trong phim “Điệp vụ Biển Đỏ” tiến vào lãnh hải Trung Quốc, thì sẽ vi phạm luật Biển quốc tế, nếu như những tàu này chỉ là tàu qua lại bình thường không gây hại.
Với việc duyệt cho phát hành ra rạp phim “Điệp vụ Biển Đỏ”, sau đó tiếp tục khẳng định Hội đồng duyệt phim được thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật liên quan, cho thấy cần thiết xem xét khởi tố vụ án hình sự “Điệp vụ Biển Đỏ”, theo Điều 108, Bộ Luật hình sự, quy định về tội phản bội tổ quốc.
“1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. (Điều 108, Bộ Luật hình sự)
Theo điều luật này, đây là tội có cấu thành hình thức, chỉ cần có đủ dấu hiệu là đã phạm tội này. Dấu hiệu đặc trưng là: Cấu kết với người nước ngoài và mục đích là nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, tiềm lực quốc phòng, an ninh. Người nước ngoài là không phải người Việt Nam, mà là người của bất kỳ nước nào.
Họa mất nước từ những kẻ tiếp tay bán nước
Người viết không hề cảm tính cho cáo buộc nói trên. Ngày 18-2-2018, một bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc [http://www.mod.gov.cn/educati on/2018-02/18/content_4805021. htm] cho biết “hải quân Trung Quốc tích cực ủng hộ bộ phim này”. “Trong đoạn cuối phim, còn có cảnh tàu tuần tra hải quân Trung Quốc trên vùng biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông), trục xuất tàu lạ nước ngoài tự ý xâm nhập vào khu vực quần đảo Nam Sa và các đảo đá liên quan: ‘Hãy lập tức rời khỏi đây’”, bài viết mô tả.
“Quần đảo Nam Sa” là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thời gian qua, Trung Quốc đã bồi lấn phi pháp và triển khai vũ khí trên 7 đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Là cơ quan chuyên trách quản lý về điện ảnh, chắc chắn Cục Điện ảnh phải biết tường tận chuyện ra mắt tại Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán 2018, “Điệp vụ Biển Đỏ” (Operation Red Sea) – bộ phim của đạo diễn Lâm Siêu Hiền – bán được tới hơn 562 triệu USD tiền vé, trở thành phim Hoa ngữ ăn khách thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Chiến lang 2 (2017). Đây là bộ phim được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặt hàng.
Bài bình phim “Điệp vụ Biển Đỏ” đăng trên phiên bản tiếng Anh của tờ báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số 1/3 mô tả đoạn về Biển Đông ở cuối phim thể hiện “chủ nghĩa bá quyền hiếu chiến rõ ràng”.
Ngoài biển khơi Trung Quốc không ngừng và ngày càng tăng các hành động xâm lấn, chiếm giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong đất liền, từ kinh tế cho đến văn hóa, du lịch… Trung Quốc cũng không từ một thủ đoạn nham hiểm nào. Và thật buồn khi đâu đó, thấy thấp thoáng có sự liên quan, tiếp tay hay dung túng, bao che của người có trách nhiệm…
Họa mất nước từ những kẻ tiếp tay bán nước như Cục Điện ảnh Việt Nam là một cảnh báo.