Nhiều bài viết trích lược điểm có lý nhất của quan điểm nhân quyền Trung Quốc là, kêu gọi các nước ‘hợp tác vì lợi ích chung’ trong lĩnh vực nhân quyền, nhấn mạnh thế giới cần tôn trọng cách định nghĩa của từng quốc gia về nhân quyền.
Thực ra, nếu nhân quyền Trung Quốc chỉ dừng ở mức ‘hợp tác vì lợi ích chung’ và ‘thế giới cần tôn trọng cách định nghĩa nhân quyền’ của từng quốc gia thì có lẽ Mỹ đã không ích kỷ đến mức nói không với Nghị quyết nhân quyền do Bắc Kinh bảo trợ này. Tuy nhiên, diễn biến cho ra đời Nghị quyết nhân quyền của Bắc Kinh lại có xu hướng cắt giảm tính ‘trách nhiệm và minh bạch’. Và đây mới là điểm bắt đầu của dạng thức nhân quyền của đất nước chuyên quyền/ độc tài.
|
Logo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. Ảnh: Wikipedia |
Đối với không ít nhà hoạt động nhân quyền, đây có thể là ác mộng, bởi thứ nhất, Nghị quyết lần này ưu tiên cho nhà nước có chủ quyền đối với người dân và cộng đồng, tập trung vào đối thoại và hợp tác liên chính phủ như là ‘lựa chọn duy nhất có thể làm được’ cho sự tham gia đa phương. Nó tìm cách làm giảm giá trị và thậm chí làm mất uy tín một trụ cột quan trọng của khung nhân quyền và nhiệm vụ của Hội đồng: trách nhiệm giải trình cho các vi phạm và công lý cho các nạn nhân.
‘Sự hợp tác’ mà Nghị quyết đưa ra cũng có thể trở thành một con đường thoát hiểm cho các chính phủ, những người thích sự vắng mặt trong với các cuộc kiểm tra và giám sát nhân quyền trong nước. Cần nhấn mạnh, giám sát ở đây là bước đi để kiềm chế những hành vi vi phạm nhân quyền.
Tiếp đó, Nghị quyết kêu gọi các chuyên gia nên nhận thức tầm quan trọng của ‘hợp tác cùng có lợi’ trong việc bảo vệ/ quảng bá nhân quyền – tuy nhiên lại không xác định được sự hợp tác đó, điều này dễ dẫn đến tình trạng làm sút giảm tính độc lập của các chuyên gia, nhất là khi những quốc gia bảo trợ Nghị quyết lại là một nhà nước thiết lập tính chuyên chế như Bắc Kinh.
Chưa dừng tại đó, ngay cả ngôn ngữ Nghị quyết vẫn là một điều đáng bàn. Trước cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu, Thụy Sĩ cho biết nghị quyết này bao gồm ‘ngôn ngữ mơ hồ, làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền’. Những quan điểm trích dẫn này của Thụy Sĩ phần nào cho thấy một biểu trưng của nhân quyền ở những nước độc tài/ chuyên chế – ‘ngôn ngữ mơ hồ’ – điều đã làm không ít nhà hoạt động nhân quyền tại Việt nam hay Trung Quốc phải khốn đốn (dễ thấy nhất là các điều luật hình sự mơ hồ dùng để tống giam các nhà hoạt động nhân quyền).
Dài dòng hơn, nó không khác gì bao che cho sự biện hộ của Việt nam, nước luôn khẳng định không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật, mặc dù những người đó bị tống giam chỉ vì thể hiện quyền được nói, quyền được xuất bản, quyền được viết qua những điều/khoản mà Hiến pháp 2013 quy định.
Tuy nhiên vấn đề lại là, đề xuất nghị quyết về nhân quyền của Trung Quốc được thông qua. 28 phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống của Mỹ. Các nước như Úc, Anh và Nhật Bản – chọn cách đứng ngoài. Trước đó, EU định thông qua Nghị quyết ‘nhân quyền’ ở Trung Quốc nhưng cuối cùng bị Hy lạp ngăn chặn phản đối chỉ bởi nước này đã bán cảng Piraeus cho Trung Quốc và là đối tượng nhận viện trợ lớn của Bắc Kinh. Những diễn biến này cho thấy, nhân quyền đang trầy trật sống sót trong thời kỳ mà thương mại đang làm chủ; và những giá trị nhân quyền được chính các quốc gia khối Tây Âu cân đo đong đếm dựa trên tỷ suất lợi nhuận thương mại hơn là một sự tập trung làm rõ sai phạm nhân quyền của một số nước có xu hướng chuyên chế như Trung Quốc, hay độc tài như ở Việt nam.
|
Những nước như Việt nam sẽ được hưởng lợi từ Nghị quyết Nhân quyền được bảo trợ bởi Trung Quốc? |
Khi nhân quyền không còn được dựa trên ‘đồng thuận’ của những quốc gia và yếu tố nhân quyền được coi là nền tảng đạo đức, thì ‘đối thoại’ đã trở thành cơ hội trao đổi thương mại số 1 giữa nhóm quốc gia coi trọng nhân quyền với nhóm quốc gia độc tài, chuyên chế. Thúc đẩy nhân quyền vì thế dẫm chân tại chỗ, thậm chí, một số quốc gia độc tài/ chuyên chế còn lấn lướt tiến hành các hoạt động định hình nhân quyền trên thế giới, đưa nó trở thành một mẫu số chung, với sự chống lưng là thương mại, và nó trở thành tấm khiên chắc làm gia cố sự sai phạm/ vi phạm nhân quyền ở chính các quốc gia mà tình trạng nhân quyền đang có sự tồi tệ.
Theo Foreignpolicy [2], Trung Quốc (và cả Nga nữa) đang ngày càng quyết đoán hơn trong nỗ lực cắt giảm nhân quyền của họ, nhằm vào việc tài trợ cho các chương trình về quyền của LHQ, ngăn cản các nhà bảo vệ nhân quyền tham gia vào các cuộc họp của LHQ, và làm giảm số lượng quốc gia nhỏ hơn bỏ phiếu chống họ trong Hội đồng Bảo an LHQ (bao gồm cả trường hợp các nước thuộc châu Phi lẫn trường hợp Hy lạp nêu trên). Cả hai quốc gia này (Nga và Trung Quốc) đã châm ngòi cho một sự bất an đang ngày càng tăng lên.
‘Trung Quốc là nhà phát tiền ở đây. Họ đã khéo léo kết hợp giữa tính ủng hộ tích cực với biến đổi khí hậu và phát triển với cách tiếp cận kiên quyết trong hạn chế nhân quyền’, Richard Gowan, một chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại EU cho Foreignpolicy biết.
Nhiều nhận định cho thấy, Nghị quyết được thông qua thành công lần này tương ứng với con ngựa thành Troia. Những nước như Trung Quốc, Việt nam hoàn toàn được lợi, và tình hình nhân quyền thực tế trong nước sẽ ngày càng đi xuống.
March 28, 2018
Nghị quyết nhân quyền bảo trợ bởi Trung Quốc được thông qua: độc tài sẽ hưởng lợi?!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Việt Nam Thời báo, ngày 28/3/2018
Bài viết với tựa đề ‘Xung đột quan điểm nhân quyền, Trung Quốc chửi thẳng Mỹ’ trên báo Tuổi Trẻ ngày 26.03, được nhiều trang yêu mến chế độ tại Việt nam trích dẫn lại như là một luận điểm phản bác sự can thiệp nhân quyền của Mỹ vào Việt nam.
Nhiều bài viết trích lược điểm có lý nhất của quan điểm nhân quyền Trung Quốc là, kêu gọi các nước ‘hợp tác vì lợi ích chung’ trong lĩnh vực nhân quyền, nhấn mạnh thế giới cần tôn trọng cách định nghĩa của từng quốc gia về nhân quyền.
Thực ra, nếu nhân quyền Trung Quốc chỉ dừng ở mức ‘hợp tác vì lợi ích chung’ và ‘thế giới cần tôn trọng cách định nghĩa nhân quyền’ của từng quốc gia thì có lẽ Mỹ đã không ích kỷ đến mức nói không với Nghị quyết nhân quyền do Bắc Kinh bảo trợ này. Tuy nhiên, diễn biến cho ra đời Nghị quyết nhân quyền của Bắc Kinh lại có xu hướng cắt giảm tính ‘trách nhiệm và minh bạch’. Và đây mới là điểm bắt đầu của dạng thức nhân quyền của đất nước chuyên quyền/ độc tài.
Đối với không ít nhà hoạt động nhân quyền, đây có thể là ác mộng, bởi thứ nhất, Nghị quyết lần này ưu tiên cho nhà nước có chủ quyền đối với người dân và cộng đồng, tập trung vào đối thoại và hợp tác liên chính phủ như là ‘lựa chọn duy nhất có thể làm được’ cho sự tham gia đa phương. Nó tìm cách làm giảm giá trị và thậm chí làm mất uy tín một trụ cột quan trọng của khung nhân quyền và nhiệm vụ của Hội đồng: trách nhiệm giải trình cho các vi phạm và công lý cho các nạn nhân.
‘Sự hợp tác’ mà Nghị quyết đưa ra cũng có thể trở thành một con đường thoát hiểm cho các chính phủ, những người thích sự vắng mặt trong với các cuộc kiểm tra và giám sát nhân quyền trong nước. Cần nhấn mạnh, giám sát ở đây là bước đi để kiềm chế những hành vi vi phạm nhân quyền.
Tiếp đó, Nghị quyết kêu gọi các chuyên gia nên nhận thức tầm quan trọng của ‘hợp tác cùng có lợi’ trong việc bảo vệ/ quảng bá nhân quyền – tuy nhiên lại không xác định được sự hợp tác đó, điều này dễ dẫn đến tình trạng làm sút giảm tính độc lập của các chuyên gia, nhất là khi những quốc gia bảo trợ Nghị quyết lại là một nhà nước thiết lập tính chuyên chế như Bắc Kinh.
Chưa dừng tại đó, ngay cả ngôn ngữ Nghị quyết vẫn là một điều đáng bàn. Trước cuộc bỏ phiếu hôm thứ Sáu, Thụy Sĩ cho biết nghị quyết này bao gồm ‘ngôn ngữ mơ hồ, làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền’. Những quan điểm trích dẫn này của Thụy Sĩ phần nào cho thấy một biểu trưng của nhân quyền ở những nước độc tài/ chuyên chế – ‘ngôn ngữ mơ hồ’ – điều đã làm không ít nhà hoạt động nhân quyền tại Việt nam hay Trung Quốc phải khốn đốn (dễ thấy nhất là các điều luật hình sự mơ hồ dùng để tống giam các nhà hoạt động nhân quyền).
Dài dòng hơn, nó không khác gì bao che cho sự biện hộ của Việt nam, nước luôn khẳng định không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật, mặc dù những người đó bị tống giam chỉ vì thể hiện quyền được nói, quyền được xuất bản, quyền được viết qua những điều/khoản mà Hiến pháp 2013 quy định.
Tuy nhiên vấn đề lại là, đề xuất nghị quyết về nhân quyền của Trung Quốc được thông qua. 28 phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống của Mỹ. Các nước như Úc, Anh và Nhật Bản – chọn cách đứng ngoài. Trước đó, EU định thông qua Nghị quyết ‘nhân quyền’ ở Trung Quốc nhưng cuối cùng bị Hy lạp ngăn chặn phản đối chỉ bởi nước này đã bán cảng Piraeus cho Trung Quốc và là đối tượng nhận viện trợ lớn của Bắc Kinh. Những diễn biến này cho thấy, nhân quyền đang trầy trật sống sót trong thời kỳ mà thương mại đang làm chủ; và những giá trị nhân quyền được chính các quốc gia khối Tây Âu cân đo đong đếm dựa trên tỷ suất lợi nhuận thương mại hơn là một sự tập trung làm rõ sai phạm nhân quyền của một số nước có xu hướng chuyên chế như Trung Quốc, hay độc tài như ở Việt nam.
Khi nhân quyền không còn được dựa trên ‘đồng thuận’ của những quốc gia và yếu tố nhân quyền được coi là nền tảng đạo đức, thì ‘đối thoại’ đã trở thành cơ hội trao đổi thương mại số 1 giữa nhóm quốc gia coi trọng nhân quyền với nhóm quốc gia độc tài, chuyên chế. Thúc đẩy nhân quyền vì thế dẫm chân tại chỗ, thậm chí, một số quốc gia độc tài/ chuyên chế còn lấn lướt tiến hành các hoạt động định hình nhân quyền trên thế giới, đưa nó trở thành một mẫu số chung, với sự chống lưng là thương mại, và nó trở thành tấm khiên chắc làm gia cố sự sai phạm/ vi phạm nhân quyền ở chính các quốc gia mà tình trạng nhân quyền đang có sự tồi tệ.
Theo Foreignpolicy [2], Trung Quốc (và cả Nga nữa) đang ngày càng quyết đoán hơn trong nỗ lực cắt giảm nhân quyền của họ, nhằm vào việc tài trợ cho các chương trình về quyền của LHQ, ngăn cản các nhà bảo vệ nhân quyền tham gia vào các cuộc họp của LHQ, và làm giảm số lượng quốc gia nhỏ hơn bỏ phiếu chống họ trong Hội đồng Bảo an LHQ (bao gồm cả trường hợp các nước thuộc châu Phi lẫn trường hợp Hy lạp nêu trên). Cả hai quốc gia này (Nga và Trung Quốc) đã châm ngòi cho một sự bất an đang ngày càng tăng lên.
‘Trung Quốc là nhà phát tiền ở đây. Họ đã khéo léo kết hợp giữa tính ủng hộ tích cực với biến đổi khí hậu và phát triển với cách tiếp cận kiên quyết trong hạn chế nhân quyền’, Richard Gowan, một chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại EU cho Foreignpolicy biết.
Nhiều nhận định cho thấy, Nghị quyết được thông qua thành công lần này tương ứng với con ngựa thành Troia. Những nước như Trung Quốc, Việt nam hoàn toàn được lợi, và tình hình nhân quyền thực tế trong nước sẽ ngày càng đi xuống.