Cổng công ty cổ phần Dana – Ý
RFA, 26-03-2018
Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng sáng 26/3 công bố quyết định cho phép hai Công ty Cổ phần thép Dana Ý và Dana Úc tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang được hoạt động trở lại thêm 6 tháng để tiếp tục sản xuất những nguyên liệu tồn kho.
Quyết định trên được ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ Tịch UBND Thành phố Đà Nẵng nói trong buổi họp với người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 cùng hai đại diện của nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc.
Theo thông tin được trích tại buổi họp, UBND Thành phố Đà Nẵng cho phép 2 công ty trên được phép sản xuất trở lại kể từ ngày 26/3 trong vòng 6 tháng để ‘làm nốt việc’ đang giang dở và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi dừng hoạt động theo quy định pháp luật.
UBND Thành phố Đà Nẵng cũng cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cục Bảo vệ môi trường tăng cường kiểm tra giám sát môi trường tại hai nhà máy và khu vực lân cận.
Ông Hồ Kỳ Minh nói tại buổi họp rằng UBND hiện đã triển khai các phương án để người dân sản xuất lại trên đất nông nghiệp bị ảnh hưởng cũng như sớm có biện pháp xử lý môi trường và các nhà dân bị hỏng.
Sau khi thông tin hai nhà máy thép được hoạt động trở lại được công bố, người dân địa phương tiếp tục phản đối hai nhà máy thép này.
Một người dân kiến nghị đòi thành phố phải có buổi họp với toàn thể người dân và chỉ được phép cho hai nhà máy thép hoạt động trở lại nếu người dân đồng thuận.
Ngoài ra, họ cũng cho biết nhà máy vẫn nhập nguyên liệu từ bấy lâu nay bất chấp lệnh cấm của chính quyền.
Trong nhiều năm qua, người dân hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2, thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang đã tập trung phản đối hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc vì cho rằng môi trường sống của họ bị ô nhiễm do việc xả thải của hai công ty này. Mới đây nhất là vụ việc hàng trăm người dân xã Hòa Liên đã biểu tình phản đối trước trụ sở Công ty cổ phần Dana Ý vào ngày 26 tháng 2.
UBND Thành phố Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 3 chính thức yêu cầu hai nhà máy thép này tạm dừng hoạt động.
March 26, 2018
Dân tiếp tục phản đối Đà Nẵng cho phép hai nhà máy thép ô nhiễm hoạt động thêm 6 tháng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cổng công ty cổ phần Dana – Ý
RFA, 26-03-2018
Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng sáng 26/3 công bố quyết định cho phép hai Công ty Cổ phần thép Dana Ý và Dana Úc tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang được hoạt động trở lại thêm 6 tháng để tiếp tục sản xuất những nguyên liệu tồn kho.
Quyết định trên được ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ Tịch UBND Thành phố Đà Nẵng nói trong buổi họp với người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 cùng hai đại diện của nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc.
Theo thông tin được trích tại buổi họp, UBND Thành phố Đà Nẵng cho phép 2 công ty trên được phép sản xuất trở lại kể từ ngày 26/3 trong vòng 6 tháng để ‘làm nốt việc’ đang giang dở và giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi dừng hoạt động theo quy định pháp luật.
UBND Thành phố Đà Nẵng cũng cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Cục Bảo vệ môi trường tăng cường kiểm tra giám sát môi trường tại hai nhà máy và khu vực lân cận.
Ông Hồ Kỳ Minh nói tại buổi họp rằng UBND hiện đã triển khai các phương án để người dân sản xuất lại trên đất nông nghiệp bị ảnh hưởng cũng như sớm có biện pháp xử lý môi trường và các nhà dân bị hỏng.
Sau khi thông tin hai nhà máy thép được hoạt động trở lại được công bố, người dân địa phương tiếp tục phản đối hai nhà máy thép này.
Một người dân kiến nghị đòi thành phố phải có buổi họp với toàn thể người dân và chỉ được phép cho hai nhà máy thép hoạt động trở lại nếu người dân đồng thuận.
Ngoài ra, họ cũng cho biết nhà máy vẫn nhập nguyên liệu từ bấy lâu nay bất chấp lệnh cấm của chính quyền.
Trong nhiều năm qua, người dân hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2, thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang đã tập trung phản đối hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc vì cho rằng môi trường sống của họ bị ô nhiễm do việc xả thải của hai công ty này. Mới đây nhất là vụ việc hàng trăm người dân xã Hòa Liên đã biểu tình phản đối trước trụ sở Công ty cổ phần Dana Ý vào ngày 26 tháng 2.
UBND Thành phố Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 3 chính thức yêu cầu hai nhà máy thép này tạm dừng hoạt động.