Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (trước bên phải) và Lê Thị Công Nhân (sau bên trái) tại tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 11/5/2007
RFA, 23-03-2018
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vào ngày 23 tháng 3 ra thông cáo nêu những câu hỏi, yêu cầu chính phủ Pháp đặt ra với người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, sẽ đến Paris vào ngày 25 tháng 3 trong chuyến công du nước Pháp kéo dài đến 27 tháng 3.
Ba câu hỏi mà Phóng Viên Không Biên Giới cho là cấm kỵ ở Việt Nam được nêu ra gồm : Khi nào Việt Nam có kế hoạch chấm dứt loạt bắt bớ và những vụ án giả tạo được tiến hành từ cuối năm 2016 đối với những bloggers?; Việt Nam đánh giá thế nào về những điều kiện ghê sợ mà những nhà báo công dân phải chịu đựng trong nhà tù của chế độ Hà Nội?; Phản ứng của Việt Nam là gì đối với kêu gọi của Nghị Viện Châu Âu ngăn không cho phê chuẩn thỏa ước mậu dịch tự do với Việt Nam?
Phóng Viên Không Biên Giới nêu ra thực trạng cho những câu hỏi vừa nêu. Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, trục xuất, hay bị kết án tù từ 9,10 đến 14 năm tù giam chỉ vì họ muốn đưa thông tin đến cho công chúng. Những phiên xử chỉ kéo dài chưa quá 4 tiếng đồng hồ. Hoạt động bào chữa bị loại trừ một cách có hệ thống. Đây bị cho là đợt bách hạn tự do thông in tồi tệ nhất trong hơn 20 năm qua.
Phóng Viên Không Biên Giới dẫn lời từ gia đình những tù chính trị cho biết là họ phải chịu đựng những điều kiện cực sốc gồm lao động cưỡng bức và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Sức khỏe của những người bị giam cầm như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xấu đi một cách nghiêm trọng. Họ bị biệt giam khiến tinh thần suy sụp. Tù nhân chính trị thường bị đày đến nhà tù xa quê của họ.
Một thông cáo chung do các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam trong đó có Phóng Viên Không Biên Giới nêu rõ ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn ai hết về thành tích nhân quyền đáng sợ suốt 15 tháng qua ở Việt Nam.
March 24, 2018
Kêu gọi về nhân quyền trước chuyến thăm Pháp của ông Trọng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (trước bên phải) và Lê Thị Công Nhân (sau bên trái) tại tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 11/5/2007
RFA, 23-03-2018
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vào ngày 23 tháng 3 ra thông cáo nêu những câu hỏi, yêu cầu chính phủ Pháp đặt ra với người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, sẽ đến Paris vào ngày 25 tháng 3 trong chuyến công du nước Pháp kéo dài đến 27 tháng 3.
Ba câu hỏi mà Phóng Viên Không Biên Giới cho là cấm kỵ ở Việt Nam được nêu ra gồm : Khi nào Việt Nam có kế hoạch chấm dứt loạt bắt bớ và những vụ án giả tạo được tiến hành từ cuối năm 2016 đối với những bloggers?; Việt Nam đánh giá thế nào về những điều kiện ghê sợ mà những nhà báo công dân phải chịu đựng trong nhà tù của chế độ Hà Nội?; Phản ứng của Việt Nam là gì đối với kêu gọi của Nghị Viện Châu Âu ngăn không cho phê chuẩn thỏa ước mậu dịch tự do với Việt Nam?
Phóng Viên Không Biên Giới nêu ra thực trạng cho những câu hỏi vừa nêu. Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, trục xuất, hay bị kết án tù từ 9,10 đến 14 năm tù giam chỉ vì họ muốn đưa thông tin đến cho công chúng. Những phiên xử chỉ kéo dài chưa quá 4 tiếng đồng hồ. Hoạt động bào chữa bị loại trừ một cách có hệ thống. Đây bị cho là đợt bách hạn tự do thông in tồi tệ nhất trong hơn 20 năm qua.
Phóng Viên Không Biên Giới dẫn lời từ gia đình những tù chính trị cho biết là họ phải chịu đựng những điều kiện cực sốc gồm lao động cưỡng bức và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Sức khỏe của những người bị giam cầm như luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xấu đi một cách nghiêm trọng. Họ bị biệt giam khiến tinh thần suy sụp. Tù nhân chính trị thường bị đày đến nhà tù xa quê của họ.
Một thông cáo chung do các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam trong đó có Phóng Viên Không Biên Giới nêu rõ ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn ai hết về thành tích nhân quyền đáng sợ suốt 15 tháng qua ở Việt Nam.