Một cuộc biểu tình phản đối Formosa xả thải xuống biển miền trung.
VOA, 26-02-2018
Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mới kêu gọi Việt Nam thả các cá nhân bị cầm tù vì viết và phản đối vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền trung Việt Nam.
Tên của một số các nhà hoạt động đã được nêu lên trong thông cáo ra hôm 23/2 gồm ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Nguyễn Văn Hóa.
“Tống giam các blogger và nhà hoạt động vì công việc chính đáng là nâng cao nhận thức của công chúng về mối quan ngại đối với sức khỏe và môi trường là điều không thể chấp nhận được”, ông Baskut Tuncak, Đặc ủy về Nhân quyền và Các chất thải độc hại của LHQ, nói.
“Chính quyền phải bảo đảm rằng việc nhanh chóng phát triển kinh tế của Việt Nam không đánh đổi nhân quyền”.
Trong khi đó, ông David Kaye, Đặc ủy Liên Hiệp Quốc về quyền tự do biểu đạt, nói rằng ông “thực sự quan ngại về số vụ bắt giữ gia tăng các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà báo đưa tin về các vấn đề liên quan tới xã hội Việt Nam”.
Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi trước lời kêu gọi của các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam”.
Một trong các biện pháp được nêu lên là “tăng cường hợp tác với các quốc gia, cơ chế, các tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu liên quan đến quyền con người”.
Vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại vùng biển miền trung Việt Nam năm 2016 đã dẫn tới nhiều cuộc xuống đường tuần hành vì môi trường.
Công ty Formosa đã thừa nhận gây ra thảm họa môi trường, và đồng ý bồi thường 500 triệu đôla cùng năm.
February 26, 2018
LHQ kêu gọi Việt Nam ‘thả người phản đối Formosa’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một cuộc biểu tình phản đối Formosa xả thải xuống biển miền trung.
VOA, 26-02-2018
Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mới kêu gọi Việt Nam thả các cá nhân bị cầm tù vì viết và phản đối vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền trung Việt Nam.
Tên của một số các nhà hoạt động đã được nêu lên trong thông cáo ra hôm 23/2 gồm ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Nguyễn Văn Hóa.
“Tống giam các blogger và nhà hoạt động vì công việc chính đáng là nâng cao nhận thức của công chúng về mối quan ngại đối với sức khỏe và môi trường là điều không thể chấp nhận được”, ông Baskut Tuncak, Đặc ủy về Nhân quyền và Các chất thải độc hại của LHQ, nói.
“Chính quyền phải bảo đảm rằng việc nhanh chóng phát triển kinh tế của Việt Nam không đánh đổi nhân quyền”.
Trong khi đó, ông David Kaye, Đặc ủy Liên Hiệp Quốc về quyền tự do biểu đạt, nói rằng ông “thực sự quan ngại về số vụ bắt giữ gia tăng các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà báo đưa tin về các vấn đề liên quan tới xã hội Việt Nam”.
Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi trước lời kêu gọi của các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng về “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam”.
Một trong các biện pháp được nêu lên là “tăng cường hợp tác với các quốc gia, cơ chế, các tổ chức chuyên môn của khu vực và toàn cầu liên quan đến quyền con người”.
Vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại vùng biển miền trung Việt Nam năm 2016 đã dẫn tới nhiều cuộc xuống đường tuần hành vì môi trường.
Công ty Formosa đã thừa nhận gây ra thảm họa môi trường, và đồng ý bồi thường 500 triệu đôla cùng năm.