Hiện tại, mặc dù Bộ Công thương khẳng định xăng sinh học E5 là thân thiện với môi trường, song vẫn bị Bộ Tài chính đánh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 là 2.850 đồng/lít, xăng khoáng là 3.000 đồng/lít. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 là 8%, và xăng khoáng là 10%.
Việt Nam Thời báo, ngày 25/02/2018
Trong một dự thảo vừa công bố, Bộ Tài chính đề xuất đồng loạt tăng thuế bảo vệ môi trường với nhiều mặt hàng, như xăng, dầu, mỡ nhờn, dầu nhờn… Riêng xăng, cơ quan này đề xuất tăng từ 3.000 đồng mỗi lít lên 4.000 đồng với xăng khoáng và 3.800 đồng với xăng sinh học. Đây cũng là mức kịch khung của thuế môi trường với xăng theo quy định hiện nay. Còn dầu diesel, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thêm 500 đồng thuế. Còn lại, dầu madút, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng bị đề nghị tăng 1.000 đồng mỗi lít so với hiện nay.
|
Thuế môi trường nhiều năm qua |
Với phương án đề xuất điều chỉnh nêu trên, Bộ Tài chính tính toán tổng số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến khoảng 57.312 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 15.684,2 tỉ đồng/năm. Cùng với số thu thuế bảo vệ môi trường tăng lên, số thu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa này cũng sẽ tăng lên khoảng 1.568,4 tỉ đồng. Khi đó, tổng số thu ngân sách nha nước dự kiến tăng lên khoảng 17.252,6 tỉ đồng/năm.
Cách đây một năm, Bộ Tài chính cũng từng đề xuất nới khung sắc thuế này lên mức tối đa 8.000 đồng một lít, nhưng không được cấp thẩm quyền phê duyệt
.
Dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy, thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng hơn 4 lần trong 5 năm qua. Vào năm 2012, số thu từ loại thuế này là 11.160 tỷ đồng, tăng lên mức 44.323 tỷ đồng năm 2016, và khoảng 44.825 tỷ năm 2017. Số tăng này có được là nhờ thuế môi trường tăng gấp 3 lần, từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít hồi tháng 5/2015.
Bộ Tài chính cũng lập luận, việc tăng thuế môi trường sẽ góp phần giảm tác động do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và điều chỉnh mức thuế MFN (nguyên tắc tối huệ quốc) hiện hành bằng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra xăng dầu là sản phẩm chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường (chì, lưu huỳnh, bezen…), ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nên việc tăng sắc thuế môi trường sẽ khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng loại nhiên liệu thân thiện với môi trường như xăng sinh học E5 sẽ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường có… 3.800 đồng/ lít, thấp hơn tới… 200 đồng so xăng khoáng (!?)
Hiện 1 lít xăng đang phải chịu các loại thuế, phí sau: Thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế giá trị gia tăng 10% (nói thêm, trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, thuế giá trị gia tăng đánh trên tổng các thành phần khác nên có thể ví von giá trị gia tăng là thuế chồng thuế và có giá trị tuyệt đối chỉ sau thuế bảo vệ môi trường), thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít; chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn. Tổng cộng các loại thuế, phí này tương đương 55% giá bán lẻ xăng dầu.
Câu hỏi lớn nhứt được đặt ra là khoản tiền thu được từ thuế bảo vệ môi trường đã được Bộ Tài chính chi tiêu ra sao?; liệu có đúng mục đích là “bảo vệ môi trường” với những việc làm cụ thể?; hay là chỉ dừng lại ở tên gọi của một loại thuế đang được dùng để bù đắp cho các khoản thu thiếu hụt khác?. Nôm na, tiền thuế bảo vệ môi trường cần phải được minh bạch, chứ không thể tiếp tục cứ tù mù, mập mờ giống như trong sử dụng quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm.
Trong một trao đổi với báo chí, GS.TS Trần Ngọc Thơ – Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng một số nơi bị hủy hoại môi trường có lý do từ những sai lầm trong chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Vì vậy, hãy chỉnh sửa chính sách, buộc những nhà máy gây ô nhiễm đóng cửa thay vì tăng thuế.
Nôm na, trước mắt chỉ cần đóng cửa Formosa Hà Tĩnh và Lee & Man Hậu Giang là đã giải quyết được chuyện hủy diệt môi trường ở Việt Nam, mà không cần phải tìm kiếm thêm khoản thu nào nữa về sắc thuế “bảo vệ môi trường”. Tương tự, các dự án của Trung Quốc như nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải – Trà Vinh, Nhiệt điện Vĩnh Tân đang gây ô nhiễm cũng cần được đóng cửa để bảo vệ môi trường!.
February 25, 2018
Tăng thuế môi trường với xăng thêm 1.000 đồng: Có thật vì bảo vệ môi trường?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hiện tại, mặc dù Bộ Công thương khẳng định xăng sinh học E5 là thân thiện với môi trường, song vẫn bị Bộ Tài chính đánh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sinh học E5 là 2.850 đồng/lít, xăng khoáng là 3.000 đồng/lít. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 là 8%, và xăng khoáng là 10%.
Trong một dự thảo vừa công bố, Bộ Tài chính đề xuất đồng loạt tăng thuế bảo vệ môi trường với nhiều mặt hàng, như xăng, dầu, mỡ nhờn, dầu nhờn… Riêng xăng, cơ quan này đề xuất tăng từ 3.000 đồng mỗi lít lên 4.000 đồng với xăng khoáng và 3.800 đồng với xăng sinh học. Đây cũng là mức kịch khung của thuế môi trường với xăng theo quy định hiện nay. Còn dầu diesel, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thêm 500 đồng thuế. Còn lại, dầu madút, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng bị đề nghị tăng 1.000 đồng mỗi lít so với hiện nay.
Với phương án đề xuất điều chỉnh nêu trên, Bộ Tài chính tính toán tổng số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến khoảng 57.312 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 15.684,2 tỉ đồng/năm. Cùng với số thu thuế bảo vệ môi trường tăng lên, số thu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa này cũng sẽ tăng lên khoảng 1.568,4 tỉ đồng. Khi đó, tổng số thu ngân sách nha nước dự kiến tăng lên khoảng 17.252,6 tỉ đồng/năm.
Hiện 1 lít xăng đang phải chịu các loại thuế, phí sau: Thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế giá trị gia tăng 10% (nói thêm, trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu, thuế giá trị gia tăng đánh trên tổng các thành phần khác nên có thể ví von giá trị gia tăng là thuế chồng thuế và có giá trị tuyệt đối chỉ sau thuế bảo vệ môi trường), thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít; chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn. Tổng cộng các loại thuế, phí này tương đương 55% giá bán lẻ xăng dầu.
Câu hỏi lớn nhứt được đặt ra là khoản tiền thu được từ thuế bảo vệ môi trường đã được Bộ Tài chính chi tiêu ra sao?; liệu có đúng mục đích là “bảo vệ môi trường” với những việc làm cụ thể?; hay là chỉ dừng lại ở tên gọi của một loại thuế đang được dùng để bù đắp cho các khoản thu thiếu hụt khác?. Nôm na, tiền thuế bảo vệ môi trường cần phải được minh bạch, chứ không thể tiếp tục cứ tù mù, mập mờ giống như trong sử dụng quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm.
Trong một trao đổi với báo chí, GS.TS Trần Ngọc Thơ – Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng một số nơi bị hủy hoại môi trường có lý do từ những sai lầm trong chính sách thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Vì vậy, hãy chỉnh sửa chính sách, buộc những nhà máy gây ô nhiễm đóng cửa thay vì tăng thuế.
Nôm na, trước mắt chỉ cần đóng cửa Formosa Hà Tĩnh và Lee & Man Hậu Giang là đã giải quyết được chuyện hủy diệt môi trường ở Việt Nam, mà không cần phải tìm kiếm thêm khoản thu nào nữa về sắc thuế “bảo vệ môi trường”. Tương tự, các dự án của Trung Quốc như nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải – Trà Vinh, Nhiệt điện Vĩnh Tân đang gây ô nhiễm cũng cần được đóng cửa để bảo vệ môi trường!.