Sau một thời gian dài cố ý trì hoãn và thậm chí còn cho Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đòi Liên minh châu Âu (EU) phải bỏ yêu cầu về cải thiện nhân quyền khỏi chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU ( EVFTA), vừa xuất hiện dấu hiệu cho thấy giới chóp bu Việt Nam buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện “hứa hẹn”.
Một bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết “Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. “Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi” – ông Phong nói “như đinh đóng cột” trước giới chức EU.
Thế nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam?
Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.
Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.
Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.
Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết “sẽ cải thiện nhân quyền” đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.
Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “tiến bộ nhân quyền” đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.
Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độic lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, để vào đầu năm 2018 đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề đến 14 năm tù giam.
Một đại sứ Việt Nam tại EU như ông Vương Thừa Phong cũng chỉ là cấp hàm ngoại giao nằm giữa cấp thứ trưởng và vụ trưởng trong Bộ Ngoại giao Việt Nam, tức chỉ thuộc loại quan chức bậc trung. Trong khi đó, nhiều người dân Việt Nam đã nói thẳng rằng “đến lời hứa của ủy viên bộ chính trị còn không đáng tin”. Vậy làm sao một cấp thứ trưởng hay vụ trưởng với thẩm quyền nhỏ nhoi lại có thể quyết định việc triển khai lời hứa hoặc cam kết với EU?
Vào năm 2015, song trùng với chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Trọng và triển vọng Việt Nam được Hoa Kỳ chấp nhận cho tham gia Hiệp định TPP, giới chóp bu Việt Nam đã tạm cam kết sẽ thực hiện định chế công đoàn độc lập, ban hành Luật lập hội và bắt đầu lấp ló khái niệm “xã hội dân sự”. Nhưng đến nửa cuối năm 2016 khi TPP có dấu hiệu khó khăn, và sang 2017 khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP, đã không có bất kỳ động tác nào của Việt Nam thực hiện cam kết về công đoàn d0ộc lập, Luật về hội và Xã hội dân sự. Ngược lại là đằng khác, công an Việt Nam sùng sục bắt bất đồng chính kiến…
Giờ đây chưa có gì để hy vọng vào TPP, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Nhưng không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi EVFTA sẽ được thông qua, hoặc được thông qua vào năm 2018 này.
Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền “EVFTA sẽ thông qua vào đầu năm 2018”, đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.
Còn Borderlex vừa dự doán khả năng sớm nhất nếu thông qua EVFTA là sau cuộc bầu cử EU vào tháng 5/2019.
February 25, 2018
EVFTA đã đạt được ‘hứa hẹn’ về cải thiện nhân quyền?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết “Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. “Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi” – ông Phong nói “như đinh đóng cột” trước giới chức EU.
Thế nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam?
Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.
Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.
Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.
Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết “sẽ cải thiện nhân quyền” đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.
Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “tiến bộ nhân quyền” đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.
Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độic lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, để vào đầu năm 2018 đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề đến 14 năm tù giam.
Một đại sứ Việt Nam tại EU như ông Vương Thừa Phong cũng chỉ là cấp hàm ngoại giao nằm giữa cấp thứ trưởng và vụ trưởng trong Bộ Ngoại giao Việt Nam, tức chỉ thuộc loại quan chức bậc trung. Trong khi đó, nhiều người dân Việt Nam đã nói thẳng rằng “đến lời hứa của ủy viên bộ chính trị còn không đáng tin”. Vậy làm sao một cấp thứ trưởng hay vụ trưởng với thẩm quyền nhỏ nhoi lại có thể quyết định việc triển khai lời hứa hoặc cam kết với EU?
Vào năm 2015, song trùng với chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Trọng và triển vọng Việt Nam được Hoa Kỳ chấp nhận cho tham gia Hiệp định TPP, giới chóp bu Việt Nam đã tạm cam kết sẽ thực hiện định chế công đoàn độc lập, ban hành Luật lập hội và bắt đầu lấp ló khái niệm “xã hội dân sự”. Nhưng đến nửa cuối năm 2016 khi TPP có dấu hiệu khó khăn, và sang 2017 khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP, đã không có bất kỳ động tác nào của Việt Nam thực hiện cam kết về công đoàn d0ộc lập, Luật về hội và Xã hội dân sự. Ngược lại là đằng khác, công an Việt Nam sùng sục bắt bất đồng chính kiến…
Giờ đây chưa có gì để hy vọng vào TPP, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Nhưng không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi EVFTA sẽ được thông qua, hoặc được thông qua vào năm 2018 này.
Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền “EVFTA sẽ thông qua vào đầu năm 2018”, đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.
Còn Borderlex vừa dự doán khả năng sớm nhất nếu thông qua EVFTA là sau cuộc bầu cử EU vào tháng 5/2019.