Sau Mỹ, người Đức đã trở thành dân tộc cứng rắn đối với chế độ Hun Sen – một chính thể đang lộ rõ tư thế dựa dẫm Trung Quốc, trở lại thời kỳ độc tài cá nhân và gia tăng đàn áp đối lập lẫn nhân quyền.
Đài RFI Tiếng Việt dẫn tin từ báo Phnom Penh Post ngày 19/02/2018 cho biết: “Để trừng phạt thủ tướng Hun Sen và chính phủ Campuchia vì đã trấn áp báo chí, các tổ chức phi chính phủ và phong trào đối lập chính trị trong nước trong thời gian qua, chính quyền Đức mới đây đã âm thầm áp dụng một biện pháp cụ thể. Berlin đã chấm dứt chính sách ưu đãi thị thực nhập cảnh đối với những chuyến thăm cá nhân của các quan chức chính quyền Phnom Penh, trong đó có cả thủ tướng Hun Sen và thân nhân.
Thông tin trên chưa được loan báo chính thức, nhưng các biện pháp trừng phạt đã được chính phủ Đức chuyển qua Quốc Hội từ hôm thứ Tư 14/02. Việc bãi bỏ ưu đãi visa nhắm vào các thành viên chính phủ Campuchia, “bao gồm cả thủ tướng Hun Sen và gia đình, các quan chức cấp cao trong quân đội và các chánh án tòa án tối cao”.
Văn bản chuyển đến Quốc Hội Đức còn kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Châu Âu áp dụng những biện pháp tương tự đối với chế độ Hun Sen…”.
Thái độ và hành động cứng rắn của Nhà nước Đức khiến người ta nhớ lại cuộc khủng hoảng Đức – Việt mà cho tới nay vẫn chưa có gì được xem là “đã xử lý xong”.
Cuộc khủng hoảng ấy đã nổ ra từ tháng Bảy năm 2017, khi phía Đức phát hiện và tố cáo mật vụ Việt Nam đã lén lút bay đến Đức để tổ chức một chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Sau hàng loạt tuyên bố cứng rắn của Đức và các cuộc đàm phán Đức – Việt nhưng không mang lại kết quả nào, đến tháng 10/2017 Đức đã tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam – một biện pháp trừng phạt ở mức cao nhất. Đến tháng 11/2017, Đức lại hủy luôn cả một hiệp định giữa Đức và Việt Nam miễn visa cho quan chức Việt Nam đi công tác tại Đức.
Kết quả đàm phán quá hiếm muộn giữa Đức và Việt Nam đã khiến nảy sinh một loạt kết quả khác mà Hà Nội không hề mong muốn: vào tháng 11/2017, một sự kiện trao đổi chuyên môn giữa Đức với Việt Nam về thông tin, biện pháp phòng thủ đối với các loại vũ khí nguyên tử, sinh học, hóa học (ABC-Abwehr) dự kiến diễn ra ở Đức đã bị hủy bỏ với lý do từ phía Việt Nam là phái đoàn Việt Nam bị chậm trễ trong việc xin visa nhập cảnh vào Đức, nhưng lý do thực chất hơn nhiều là một hậu quả trực tiếp từ biện pháp của Đức hủy bỏ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra.
Kể từ khi Chính phủ Đức tạm thời đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam, nhiều cuộc thăm viếng của lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục bị hủy bỏ với những ngôn từ rất ngoại giao như “chậm trễ, chờ xác minh…”. Thống đốc một bang lớn của Đức cho biết: “Chúng tôi nhận được thông báo từ Chính phủ Liên bang, tạm thời dừng tất cả các chương trình mới với Việt Nam, nên chuyến đi vào tháng 12.2017 tới TP.HCM để gặp gỡ Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, thăm Ngôi nhà Đức và tìm hiểu cơ hội đầu tư ở một số tỉnh của Việt Nam bị hủy bỏ”.
Trong cuộc gặp với một doanh nghiệp lớn của người Việt tại Đức, chuyên tư vấn đầu tư tại Việt Nam trần tình: “Các doanh nghiệp Đức khi bắt đầu dự án đầu tư về Việt Nam thường thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), để họ xét duyệt và cấp khoản tín dụng cho việc thực hiện bước đầu của dự án, nhưng giờ đây quan hệ hai nước trở nên căng thẳng sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin. Ngân hàng cũng dừng cấp tín dụng đầu tư mới ở Việt Nam, các dự án đã được chuẩn bị từ lâu giờ đây không thể triển khai, thiệt hại rất lớn”…
Còn sắp tới, Nhà nước Đức sẽ hành xử ra sao với giới chóp bu Việt Nam?
Trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” sẽ kết thúc chóng vánh, phía Đức lại luôn nhắc lại nguyên tắc nhà nước pháp quyền và yêu cầu nghiêm ngặt về cải thiện nhân quyền trong các cuộc gặp và đàm phán với quan chức Việt Nam.
Nhưng vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “tiến bộ” đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.
Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề vào đầu năm 2018.
Trong bối cảnh không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ được vào năm 2018 này.
Muốn được thông qua trọn vẹn, EVFTA phải được cả 27 quốc hội của các quốc gia châu Âu bỏ phiếu thuận. Còn nếu chỉ một nước trong số đó bỏ phiếu chống thì Việt Nam sẽ trắng tay với EVFTA.
Với vai trò là quốc gia đầu tàu của châu Âu về kinh tế và chính trị, người Đức đang giữ vai trò quyết định đối với việc có thông qua EVFTA hay là không.
Ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy người Đức sẽ nói “Không” với EVFTA.
Ngay cả Pháp – quốc gia được giới chóp bu Việt Nam liệt vào loại “dễ chơi” và đặt nhiều kỳ vọng, cũng không mấy nhiệt tình với EVFTA.
Mới đây, một thông tin chưa kiểm chứng cho biết chuyến công du Pháp của Tổng bí thư Trọng, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 3/2018, đã bị “trục trặc kỹ thuật” nên phải hoãn vô thời hạn.
February 23, 2018
Đức có ‘ưu đãi visa’ chóp bu Việt Nam như với Campuchia?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đài RFI Tiếng Việt dẫn tin từ báo Phnom Penh Post ngày 19/02/2018 cho biết: “Để trừng phạt thủ tướng Hun Sen và chính phủ Campuchia vì đã trấn áp báo chí, các tổ chức phi chính phủ và phong trào đối lập chính trị trong nước trong thời gian qua, chính quyền Đức mới đây đã âm thầm áp dụng một biện pháp cụ thể. Berlin đã chấm dứt chính sách ưu đãi thị thực nhập cảnh đối với những chuyến thăm cá nhân của các quan chức chính quyền Phnom Penh, trong đó có cả thủ tướng Hun Sen và thân nhân.
Thông tin trên chưa được loan báo chính thức, nhưng các biện pháp trừng phạt đã được chính phủ Đức chuyển qua Quốc Hội từ hôm thứ Tư 14/02. Việc bãi bỏ ưu đãi visa nhắm vào các thành viên chính phủ Campuchia, “bao gồm cả thủ tướng Hun Sen và gia đình, các quan chức cấp cao trong quân đội và các chánh án tòa án tối cao”.
Văn bản chuyển đến Quốc Hội Đức còn kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Châu Âu áp dụng những biện pháp tương tự đối với chế độ Hun Sen…”.
Thái độ và hành động cứng rắn của Nhà nước Đức khiến người ta nhớ lại cuộc khủng hoảng Đức – Việt mà cho tới nay vẫn chưa có gì được xem là “đã xử lý xong”.
Cuộc khủng hoảng ấy đã nổ ra từ tháng Bảy năm 2017, khi phía Đức phát hiện và tố cáo mật vụ Việt Nam đã lén lút bay đến Đức để tổ chức một chiến dịch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Sau hàng loạt tuyên bố cứng rắn của Đức và các cuộc đàm phán Đức – Việt nhưng không mang lại kết quả nào, đến tháng 10/2017 Đức đã tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam – một biện pháp trừng phạt ở mức cao nhất. Đến tháng 11/2017, Đức lại hủy luôn cả một hiệp định giữa Đức và Việt Nam miễn visa cho quan chức Việt Nam đi công tác tại Đức.
Kết quả đàm phán quá hiếm muộn giữa Đức và Việt Nam đã khiến nảy sinh một loạt kết quả khác mà Hà Nội không hề mong muốn: vào tháng 11/2017, một sự kiện trao đổi chuyên môn giữa Đức với Việt Nam về thông tin, biện pháp phòng thủ đối với các loại vũ khí nguyên tử, sinh học, hóa học (ABC-Abwehr) dự kiến diễn ra ở Đức đã bị hủy bỏ với lý do từ phía Việt Nam là phái đoàn Việt Nam bị chậm trễ trong việc xin visa nhập cảnh vào Đức, nhưng lý do thực chất hơn nhiều là một hậu quả trực tiếp từ biện pháp của Đức hủy bỏ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra.
Kể từ khi Chính phủ Đức tạm thời đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam, nhiều cuộc thăm viếng của lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục bị hủy bỏ với những ngôn từ rất ngoại giao như “chậm trễ, chờ xác minh…”. Thống đốc một bang lớn của Đức cho biết: “Chúng tôi nhận được thông báo từ Chính phủ Liên bang, tạm thời dừng tất cả các chương trình mới với Việt Nam, nên chuyến đi vào tháng 12.2017 tới TP.HCM để gặp gỡ Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, thăm Ngôi nhà Đức và tìm hiểu cơ hội đầu tư ở một số tỉnh của Việt Nam bị hủy bỏ”.
Trong cuộc gặp với một doanh nghiệp lớn của người Việt tại Đức, chuyên tư vấn đầu tư tại Việt Nam trần tình: “Các doanh nghiệp Đức khi bắt đầu dự án đầu tư về Việt Nam thường thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), để họ xét duyệt và cấp khoản tín dụng cho việc thực hiện bước đầu của dự án, nhưng giờ đây quan hệ hai nước trở nên căng thẳng sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin. Ngân hàng cũng dừng cấp tín dụng đầu tư mới ở Việt Nam, các dự án đã được chuẩn bị từ lâu giờ đây không thể triển khai, thiệt hại rất lớn”…
Còn sắp tới, Nhà nước Đức sẽ hành xử ra sao với giới chóp bu Việt Nam?
Trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” sẽ kết thúc chóng vánh, phía Đức lại luôn nhắc lại nguyên tắc nhà nước pháp quyền và yêu cầu nghiêm ngặt về cải thiện nhân quyền trong các cuộc gặp và đàm phán với quan chức Việt Nam.
Nhưng vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “tiến bộ” đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.
Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề vào đầu năm 2018.
Trong bối cảnh không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ được vào năm 2018 này.
Muốn được thông qua trọn vẹn, EVFTA phải được cả 27 quốc hội của các quốc gia châu Âu bỏ phiếu thuận. Còn nếu chỉ một nước trong số đó bỏ phiếu chống thì Việt Nam sẽ trắng tay với EVFTA.
Với vai trò là quốc gia đầu tàu của châu Âu về kinh tế và chính trị, người Đức đang giữ vai trò quyết định đối với việc có thông qua EVFTA hay là không.
Ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy người Đức sẽ nói “Không” với EVFTA.
Ngay cả Pháp – quốc gia được giới chóp bu Việt Nam liệt vào loại “dễ chơi” và đặt nhiều kỳ vọng, cũng không mấy nhiệt tình với EVFTA.
Mới đây, một thông tin chưa kiểm chứng cho biết chuyến công du Pháp của Tổng bí thư Trọng, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 3/2018, đã bị “trục trặc kỹ thuật” nên phải hoãn vô thời hạn.