Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (giữa) trong phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 30/11/2017 Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (giữa) trong phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 30/11/2017
Chính phủ một số nước và các tổ chức nhân quyền tiếp tục lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho bloger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Lời kêu gọi được đưa ra sau ở phiên xử phúc thẩm mới diễn ra ngày 30 tháng Mười Một 2017, khi Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, ghép Bà vào tội “tuyên truyền chống nhà nước”,
Trong tuyên bố phổ biến ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, Đại Sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam viết rằng bản án hoàn toàn trái ngược với bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Chính Trị Và Dân Sự mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Đại sứ Angelet còn trình bày thêm là blogger Mẹ Nấm bị bỏ tù dù bà đưa ra những quan điểm ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trường, đồng thời nhắc lại việc chính quyền Việt Nam không cho phép đại diện phái đoàn EU và các đại sứ quan thành viên của Liên Minh Châu Âu tham dự phiên tòa, viết rõ điều này “đã đưa ra những câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình xử án”.
Vì thế, Trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam tcho rằng blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “phải được trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện”.
Đòi hỏi tương tự cũng được bà Barbel Kofner, Đặc Ủy Nhân Quyền Liên Bang Đức đưa ra trong bản tuyên bố, nói rằng bà “đau buồn và phẫn nộ” về việc tòa phúc thẩm Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam với blogger Mẹ Nấm, không đếm xỉa gì tới việc Mẹ Nấm chỉ thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí được đảm bảo bởi hiến pháp Việt Nam.
Tuyên bố của Đặc Ủy Nhân Quyền Liên Bang Đức cũng nhấn mạnh bản án này đã vi phạm các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết, trước khi kết thúc bằng lời kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả do cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, nhắc nhở Việt Nam phải tôn trọng những quyền cơ bản được đảm bảo theo hiến pháp, tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền.
Tương tự như những điều vừa nêu, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, trụ sở chính tại Paris, và Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, trụ sở chính tại New York, cũng lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam phải tức khắc trả tự do cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Trích dẫn lời ông Chủ Tịch Võ Văn Ái, thông cáo báo chí của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam ca ngợi blogger Mẹ Nấm là một người phụ nữ can đảm, gọi bản án mà tòa án đưa ra là bằng chứng xác nhận chính quyền Hà Nội sợ hãi khi thấy người dân lên tiếng, chỉa sẻ quan tâm về tương lại đất nước.
Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam và Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cũng nhắc lại sự kiện xảy ra ở ngoài tòa, khi những người ủng hộ bà Quỳnh bị công an đánh đập và bắt giữ trong nhiều giờ đồng hồ, trong đó có cả thân mẫu của bà Quỳnh.
Một số người khác còn bị công an tịch thu điện thoại.
Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Huamn Rights Watch cũng nói đến trường hợp của luật sư Võ An Đôn bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên chỉ vài ngày trước khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, nên ông không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
December 2, 2017
Quốc tế tiếp tục phản đối bản án đối với blogger Mẹ Nấm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (giữa) trong phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 30/11/2017
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (giữa) trong phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 30/11/2017
RFA, 01-12-2017
Chính phủ một số nước và các tổ chức nhân quyền tiếp tục lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho bloger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Lời kêu gọi được đưa ra sau ở phiên xử phúc thẩm mới diễn ra ngày 30 tháng Mười Một 2017, khi Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam cho blogger Mẹ Nấm, ghép Bà vào tội “tuyên truyền chống nhà nước”,
Trong tuyên bố phổ biến ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, Đại Sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam viết rằng bản án hoàn toàn trái ngược với bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Chính Trị Và Dân Sự mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Đại sứ Angelet còn trình bày thêm là blogger Mẹ Nấm bị bỏ tù dù bà đưa ra những quan điểm ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trường, đồng thời nhắc lại việc chính quyền Việt Nam không cho phép đại diện phái đoàn EU và các đại sứ quan thành viên của Liên Minh Châu Âu tham dự phiên tòa, viết rõ điều này “đã đưa ra những câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình xử án”.
Vì thế, Trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam tcho rằng blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “phải được trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện”.
Đòi hỏi tương tự cũng được bà Barbel Kofner, Đặc Ủy Nhân Quyền Liên Bang Đức đưa ra trong bản tuyên bố, nói rằng bà “đau buồn và phẫn nộ” về việc tòa phúc thẩm Khánh Hòa giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam với blogger Mẹ Nấm, không đếm xỉa gì tới việc Mẹ Nấm chỉ thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí được đảm bảo bởi hiến pháp Việt Nam.
Tuyên bố của Đặc Ủy Nhân Quyền Liên Bang Đức cũng nhấn mạnh bản án này đã vi phạm các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết, trước khi kết thúc bằng lời kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả do cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, nhắc nhở Việt Nam phải tôn trọng những quyền cơ bản được đảm bảo theo hiến pháp, tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền.
Tương tự như những điều vừa nêu, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, trụ sở chính tại Paris, và Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, trụ sở chính tại New York, cũng lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam phải tức khắc trả tự do cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Trích dẫn lời ông Chủ Tịch Võ Văn Ái, thông cáo báo chí của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam ca ngợi blogger Mẹ Nấm là một người phụ nữ can đảm, gọi bản án mà tòa án đưa ra là bằng chứng xác nhận chính quyền Hà Nội sợ hãi khi thấy người dân lên tiếng, chỉa sẻ quan tâm về tương lại đất nước.
Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam và Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cũng nhắc lại sự kiện xảy ra ở ngoài tòa, khi những người ủng hộ bà Quỳnh bị công an đánh đập và bắt giữ trong nhiều giờ đồng hồ, trong đó có cả thân mẫu của bà Quỳnh.
Một số người khác còn bị công an tịch thu điện thoại.
Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Huamn Rights Watch cũng nói đến trường hợp của luật sư Võ An Đôn bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên chỉ vài ngày trước khi phiên xử phúc thẩm diễn ra, nên ông không thể có mặt tại tòa trong tư cách luật sư bào chữa cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.