Hôm nay, 1 tháng 12 năm 2017, tại Hà Nội, Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 7 trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU-Việt Nam. Đối thoại đã đưa ra đánh giá về những diễn biến gần đây trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam và châu Âu, và được khởi động trước đó bằng các cuộc gặp với các Tổ chức Dân sự từ châu Âu và Việt Nam. Tại Đối thoại, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển của Việt Nam đã đưa ra một tổng kết về các hoạt động trong công tác chống buôn người và giúp đỡ những nạn nhân của nạn bạo lực, và Trung tâm Hỗ trợ các Nạn nhân chất độc da cam/dioxin chia sẻ các kinh nghiệm của mình, đặc biệt là công tác giúp đỡ trẻ em.
Liên minh châu Âu đã nhấn mạnh về sự xuống cấp của quyền dân sự và chính trị và đã thảo luận về quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền liên kết, tự do tôn giáo và quyền tiếp cận thông tin. Liên minh châu Âu đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong Luận Hình sự của Việt Nam và ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của việc bắt giữ, giam cầm và kết án các công dân Việt Nam liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ. Liên minh châu Âu đã nêu ra một số trường hợp cá nhân, đồng thời nhắc lại yêu cầu phía Việt Nam thả các công dân đang bị giam giữ vì đã thể hiện quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa.
Liên minh châu Âu đã nêu ra vai trò mấu chốt của các tổ chức xã hội dân sự trong việc huy động các khu vực công và tư để cải thiện hỗ trợ đối với các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy đổi mới đổi mới và thịnh vượng, tăng cường cung cấp dịch vụ công và quản lý bền vững. Đối thoại cũng đã đề cập đến các hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, thực hiện các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Liên minh châu Âu khuyến khích Việt Nam đưa ra lời mời đối với các thủ tục đặc biệt của Liên hiệp quốc, lưu ý việc đệ trình báo cáo về việc thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn, kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh các nỗ lực trong lĩnh vực này và đưa ra các hỗ trợ theo hướng này.
Phái đoàn EU do bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Vụ trưởng Vụ Nhân quyền của Cơ quan Ngoại giao Liên minh châu Âu dẫn đầu. Phái đoàn Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu, ngoài ra còn có các đại diện từ các cơ quan, bộ, ngành khác nhau.
Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 8 sẽ được tổ chức ở Brucxen vào năm 2018.
December 1, 2017
Thông cáo Báo chí: Liên minh châu Âu và Việt Nam tổ chức Đối thoại Nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, ngày 01/11/2017
Hôm nay, 1 tháng 12 năm 2017, tại Hà Nội, Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 7 trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác và Đối tác EU-Việt Nam. Đối thoại đã đưa ra đánh giá về những diễn biến gần đây trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam và châu Âu, và được khởi động trước đó bằng các cuộc gặp với các Tổ chức Dân sự từ châu Âu và Việt Nam. Tại Đối thoại, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển của Việt Nam đã đưa ra một tổng kết về các hoạt động trong công tác chống buôn người và giúp đỡ những nạn nhân của nạn bạo lực, và Trung tâm Hỗ trợ các Nạn nhân chất độc da cam/dioxin chia sẻ các kinh nghiệm của mình, đặc biệt là công tác giúp đỡ trẻ em.
Liên minh châu Âu đã nhấn mạnh về sự xuống cấp của quyền dân sự và chính trị và đã thảo luận về quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền liên kết, tự do tôn giáo và quyền tiếp cận thông tin. Liên minh châu Âu đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về việc áp dụng rộng rãi các điều khoản an ninh quốc gia trong Luận Hình sự của Việt Nam và ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của việc bắt giữ, giam cầm và kết án các công dân Việt Nam liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ. Liên minh châu Âu đã nêu ra một số trường hợp cá nhân, đồng thời nhắc lại yêu cầu phía Việt Nam thả các công dân đang bị giam giữ vì đã thể hiện quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa.
Liên minh châu Âu đã nêu ra vai trò mấu chốt của các tổ chức xã hội dân sự trong việc huy động các khu vực công và tư để cải thiện hỗ trợ đối với các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy đổi mới đổi mới và thịnh vượng, tăng cường cung cấp dịch vụ công và quản lý bền vững. Đối thoại cũng đã đề cập đến các hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, thực hiện các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Liên minh châu Âu khuyến khích Việt Nam đưa ra lời mời đối với các thủ tục đặc biệt của Liên hiệp quốc, lưu ý việc đệ trình báo cáo về việc thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn, kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh các nỗ lực trong lĩnh vực này và đưa ra các hỗ trợ theo hướng này.
Phái đoàn EU do bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Vụ trưởng Vụ Nhân quyền của Cơ quan Ngoại giao Liên minh châu Âu dẫn đầu. Phái đoàn Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu, ngoài ra còn có các đại diện từ các cơ quan, bộ, ngành khác nhau.
Đối thoại Nhân quyền tăng cường lần thứ 8 sẽ được tổ chức ở Brucxen vào năm 2018.