Phóng viên Chân Như phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc HRW
RFA, 29-11-2017
Ngày 1/12 tới đây sẽ diễn ra buổi đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi EU cần gây áp lực với Việt Nam để thay đổi tình hình nhân quyền tại quốc gia này.
Mời quý vị cùng theo dõi bài phỏng vấn chi tiết giữa RFA và ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, trước buổi đối thoại sắp tới:
RFA: Xin chào ông Phil Robertson. Như chúng ta đã biết đầu tháng 12 tới đây Việt Nam và Liên minh châu Âu EU sẽ tổ chức đối thoại nhân quyền hàng năm. Vậy là người đại diện cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ông có thông điệp gì muốn nhắn gửi tới Liên minh châu Âu không?
Ông Phil Robertson: Liên minh châu Âu là một tổ chức luôn tuyên bố rõ ràng rằng họ tôn trọng nhân quyền. Và nhân quyền là một phần không thể thiếu nếu muốn là một thành viên của EU. Vì vậy, tôi nghĩ EU có trách nhiệm thảo luận với Việt Nam về vấn đề nhân quyền và thúc giục họ đảm bảo nhân quyền một cách tốt hơn. Hiện nay Việt Nam đang giam giữ hơn một trăm tù nhân chính trị, và chúng tôi đang kêu gọi EU tạo áp lực để Việt Nam trả tự do cho những tù nhân này. Chúng tôi đã gửi cho họ một danh sách tù nhân rất dài, và luật sư Nguyễn Văn Đài là một trong những người đứng đầu danh sách này. Bên cạnh đó còn rất nhiều tù nhân khác.
Chúng tôi cũng mong được nhìn thấy EU thúc giục mạnh mẽ chính phủ Hà Nội để họ thay đổi bộ luật hình sự, cải cách bộ luật này để nó phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Bởi vì giả sử họ có thả tù nhân nhưng họ không thay đổi luật thì tại buổi đối thoại năm tới EU lại phải thúc họ thả những tù nhân chính trị khác.
RFA: Ông thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam thời gian gần đây như thế nào?
Ông Phil Robertson: Rõ ràng nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi một cách trầm trọng. Kể từ khi ông Thủ tướng trở về từ chuyến thăm Nhà Trắng, chúng tôi nhận thấy tình trạng đàn áp nhân quyền gia tăng đáng kể. Tôi nghĩ sau cuộc gặp gỡ với ông Trump, ông Thủ tướng Việt Nam nhận ra rằng Tổng thống Trump không hề quan tâm đến nhân quyền, và vì vậy Việt Nam cứ thỏa sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền, hết người này đến người khác. Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ không còn đứng sau những người này để bảo vệ họ nữa.
Chúng tôi cũng mong được nhìn thấy EU thúc giục mạnh mẽ chính phủ Hà Nội để họ thay đổi bộ luật hình sự, cải cách bộ luật này để nó phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
– Ông Phil Robertson
RFA: Chắc ông cũng biết chuyện cách đây không lâu 3 nhà hoạt động nhân quyền đã bị câu lưu ngay sau khi họ tới gặp đoàn đại biểu của EU để thảo luận về buổi đối thoại sắp tới đây. Ông suy nghĩ gì về thông tin này?
Ông Phil Robertson: Đây rõ ràng thuộc về trách nhiệm của EU, lẽ ra họ phải lên tiếng ngay lập tức để những người này được trả tự do ngay lúc đó. Chuyện Việt Nam bắt giữ những nhà hoạt động này ngay sau khi họ gặp gỡ với các vị khách từ EU tới để cải thiện tình hình nhân quyền cho thấy sự coi thường Liên minh châu Âu của giới lãnh đạo Việt Nam. Đây là một hành động tàn bạo, nhằm làm nản chí những nhà hoạt động – những người không hề làm gì ngoài việc đến gặp đại biểu EU để chia sẻ về những gì xảy ra với họ và những người anh em đồng chí hướng. Nó thể hiện Việt Nam là một nhà nước độc tài, chuyên đàn áp nhân quyền.
RFA: Về chuyện luật sư Võ An Đôn tỉnh Phú Yên vừa bị xóa tên khỏi danh sách luật sư của tỉnh này vì những phát ngôn và bài viết của ông ấy. Ông Đôn nói với chúng tôi rằng chính quyền làm vậy để ngăn chặn ông ấy tham gia bào chữa cho phiên phúc thẩm của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ông nghĩ điều này có vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân mà chính Việt Nam đã quy định trong Hiến pháp hay không?
Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ hệ thống pháp lý ở Việt Nam như một trò hề. Hệ thống này là một cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, nó không có sự độc lập và không đáng tin. Rất nhiều bản án do Đảng Cộng sản quyết định mức tù giam. Việc họ không muốn Mẹ Nấm có luật sư bào chữa một lần nữa thể hiện chính phủ Việt Nam không hề tôn trọng luật pháp của chính họ.
RFA: Cũng liên quan đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 30/11 tới đây Việt Nam sẽ xử phúc thẩm vụ án của cô. Phiên tòa diễn ra chỉ một ngày trước buổi đối thoại nhân quyền với EU. Ông nghĩ Việt Nam có vì vậy mà giảm hình phạt 10 năm tù cho cô Quỳnh hay không?
Ông Phil Robertson: Tất nhiên tôi hi vọng họ sẽ thả cô ấy ngay lập tức và khoe với phía EU rằng họ thả cô ấy vì buổi đối thoại này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ họ sẽ làm vậy. Việt Nam có vẻ cũng đang kháng cự lại EU, họ nói rằng việc tôi tôi làm, các anh không có quyền can dự vào. Đây chẳng khác nào cười vào mặt EU. Lẽ ra EU cần phản kháng mạnh mẽ và lên tiếng công khai rằng Việt Nam đã thất bại trong trách nhiệm tôn trọng công ước nhân quyền quốc tế, cũng như trách nhiệm của một thành viên Liên Hiệp quốc.
RFA: Việt Nam mới đây cũng thúc giục EU không đưa nhân quyền vào Hiệp định Tự do Thương mại và nói rằng Việt Nam luôn phối hợp với quốc tế để bảo vệ tốt hơn quyền con người. Phía EU chưa thấy hồi đáp chính thức về lời kêu gọi này. Ông nghĩ EU nên hành xử thế nào?
Ông Phil Robertson: Khi nói đến thương mại sản xuất, vấn đề quyền lao động cần được xem xét kỹ lưỡng chẳng hạn như bản thân công nhân, tiền lương, hay điều kiện làm việc của họ. Tôi hi vọng EU sẽ nói với Việt Nam rằng sẽ không có hiệp định tự do thương mại nào hết cho đến khi Việt Nam cho phép công dân tham gia vào bất cứ công đoàn nào họ muốn và chấm dứt tình trạng ép người lao động tham gia vào những hội đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động kiểm soát. Việt Nam luôn tự nhận mình là thiên đường cho người lao động nhưng thực tế đó là nơi họ bị đàn áp, và kiểm soát. Họ không có một quyền hành hay sự tự do tham gia vào những hoạt động họ muốn. Đây là những quyền lợi chúng ta thường thấy ở những đất nước hiện đại, tôn trọng nhân quyền.
Tôi nghĩ hệ thống pháp lý ở Việt Nam như một trò hề. Hệ thống này là một cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản.
– Ông Phil Robertson
RFA: Một nhà hoạt động khác là anh Nguyễn Văn Hóa vừa bị kết án 7 năm tù giam, ngay trước thềm buổi đối thoại sắp tới. Ông có thấy đây là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam không hề tỏ ra nao núng hay lo sợ về buổi đối thoại này?
Ông Phil Robertson: Tôi nhận thấy họ đang tống giam càng nhiều nhà hoạt động càng tốt. Họ luôn sẵn sàng nói rằng họ là một quốc gia quan tâm và tôn trọng nhân quyền nhưng thực tế họ làm trái ngược lại hoàn toàn. Vì vậy buổi đối thoại này cũng là một điều tốt thôi, nhưng không thể nào đủ được. Nói chuyện về nhân quyền với Việt Nam thì bạn sẽ nhận được một bản tuyên bố hứa hẹn họ sẽ quan tâm đến nhân quyền, rồi họ sẽ thêm từ “nhưng” vào đó. Sau đó họ sẽ dựng lên đủ mọi cớ để biện minh rằng cho việc không đáp ứng được những yêu cầu về nhân quyền. Tôi nghĩ rằng nhân quyền cần là một yếu tố vô điều kiện và phải được bảo đảm trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc tuân thủ những quy định về nhân quyền của họ
December 1, 2017
EU cần tạo áp lực về nhân quyền với Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phóng viên Chân Như phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc HRW
RFA, 29-11-2017
Ngày 1/12 tới đây sẽ diễn ra buổi đối thoại nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi EU cần gây áp lực với Việt Nam để thay đổi tình hình nhân quyền tại quốc gia này.
Mời quý vị cùng theo dõi bài phỏng vấn chi tiết giữa RFA và ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, trước buổi đối thoại sắp tới:
RFA: Xin chào ông Phil Robertson. Như chúng ta đã biết đầu tháng 12 tới đây Việt Nam và Liên minh châu Âu EU sẽ tổ chức đối thoại nhân quyền hàng năm. Vậy là người đại diện cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ông có thông điệp gì muốn nhắn gửi tới Liên minh châu Âu không?
Ông Phil Robertson: Liên minh châu Âu là một tổ chức luôn tuyên bố rõ ràng rằng họ tôn trọng nhân quyền. Và nhân quyền là một phần không thể thiếu nếu muốn là một thành viên của EU. Vì vậy, tôi nghĩ EU có trách nhiệm thảo luận với Việt Nam về vấn đề nhân quyền và thúc giục họ đảm bảo nhân quyền một cách tốt hơn. Hiện nay Việt Nam đang giam giữ hơn một trăm tù nhân chính trị, và chúng tôi đang kêu gọi EU tạo áp lực để Việt Nam trả tự do cho những tù nhân này. Chúng tôi đã gửi cho họ một danh sách tù nhân rất dài, và luật sư Nguyễn Văn Đài là một trong những người đứng đầu danh sách này. Bên cạnh đó còn rất nhiều tù nhân khác.
Chúng tôi cũng mong được nhìn thấy EU thúc giục mạnh mẽ chính phủ Hà Nội để họ thay đổi bộ luật hình sự, cải cách bộ luật này để nó phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Bởi vì giả sử họ có thả tù nhân nhưng họ không thay đổi luật thì tại buổi đối thoại năm tới EU lại phải thúc họ thả những tù nhân chính trị khác.
RFA: Ông thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam thời gian gần đây như thế nào?
Ông Phil Robertson: Rõ ràng nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi một cách trầm trọng. Kể từ khi ông Thủ tướng trở về từ chuyến thăm Nhà Trắng, chúng tôi nhận thấy tình trạng đàn áp nhân quyền gia tăng đáng kể. Tôi nghĩ sau cuộc gặp gỡ với ông Trump, ông Thủ tướng Việt Nam nhận ra rằng Tổng thống Trump không hề quan tâm đến nhân quyền, và vì vậy Việt Nam cứ thỏa sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền, hết người này đến người khác. Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ không còn đứng sau những người này để bảo vệ họ nữa.
RFA: Chắc ông cũng biết chuyện cách đây không lâu 3 nhà hoạt động nhân quyền đã bị câu lưu ngay sau khi họ tới gặp đoàn đại biểu của EU để thảo luận về buổi đối thoại sắp tới đây. Ông suy nghĩ gì về thông tin này?
Ông Phil Robertson: Đây rõ ràng thuộc về trách nhiệm của EU, lẽ ra họ phải lên tiếng ngay lập tức để những người này được trả tự do ngay lúc đó. Chuyện Việt Nam bắt giữ những nhà hoạt động này ngay sau khi họ gặp gỡ với các vị khách từ EU tới để cải thiện tình hình nhân quyền cho thấy sự coi thường Liên minh châu Âu của giới lãnh đạo Việt Nam. Đây là một hành động tàn bạo, nhằm làm nản chí những nhà hoạt động – những người không hề làm gì ngoài việc đến gặp đại biểu EU để chia sẻ về những gì xảy ra với họ và những người anh em đồng chí hướng. Nó thể hiện Việt Nam là một nhà nước độc tài, chuyên đàn áp nhân quyền.
RFA: Về chuyện luật sư Võ An Đôn tỉnh Phú Yên vừa bị xóa tên khỏi danh sách luật sư của tỉnh này vì những phát ngôn và bài viết của ông ấy. Ông Đôn nói với chúng tôi rằng chính quyền làm vậy để ngăn chặn ông ấy tham gia bào chữa cho phiên phúc thẩm của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ông nghĩ điều này có vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân mà chính Việt Nam đã quy định trong Hiến pháp hay không?
Ông Phil Robertson: Tôi nghĩ hệ thống pháp lý ở Việt Nam như một trò hề. Hệ thống này là một cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, nó không có sự độc lập và không đáng tin. Rất nhiều bản án do Đảng Cộng sản quyết định mức tù giam. Việc họ không muốn Mẹ Nấm có luật sư bào chữa một lần nữa thể hiện chính phủ Việt Nam không hề tôn trọng luật pháp của chính họ.
RFA: Cũng liên quan đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 30/11 tới đây Việt Nam sẽ xử phúc thẩm vụ án của cô. Phiên tòa diễn ra chỉ một ngày trước buổi đối thoại nhân quyền với EU. Ông nghĩ Việt Nam có vì vậy mà giảm hình phạt 10 năm tù cho cô Quỳnh hay không?
Ông Phil Robertson: Tất nhiên tôi hi vọng họ sẽ thả cô ấy ngay lập tức và khoe với phía EU rằng họ thả cô ấy vì buổi đối thoại này. Tuy nhiên, tôi không nghĩ họ sẽ làm vậy. Việt Nam có vẻ cũng đang kháng cự lại EU, họ nói rằng việc tôi tôi làm, các anh không có quyền can dự vào. Đây chẳng khác nào cười vào mặt EU. Lẽ ra EU cần phản kháng mạnh mẽ và lên tiếng công khai rằng Việt Nam đã thất bại trong trách nhiệm tôn trọng công ước nhân quyền quốc tế, cũng như trách nhiệm của một thành viên Liên Hiệp quốc.
RFA: Việt Nam mới đây cũng thúc giục EU không đưa nhân quyền vào Hiệp định Tự do Thương mại và nói rằng Việt Nam luôn phối hợp với quốc tế để bảo vệ tốt hơn quyền con người. Phía EU chưa thấy hồi đáp chính thức về lời kêu gọi này. Ông nghĩ EU nên hành xử thế nào?
Ông Phil Robertson: Khi nói đến thương mại sản xuất, vấn đề quyền lao động cần được xem xét kỹ lưỡng chẳng hạn như bản thân công nhân, tiền lương, hay điều kiện làm việc của họ. Tôi hi vọng EU sẽ nói với Việt Nam rằng sẽ không có hiệp định tự do thương mại nào hết cho đến khi Việt Nam cho phép công dân tham gia vào bất cứ công đoàn nào họ muốn và chấm dứt tình trạng ép người lao động tham gia vào những hội đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động kiểm soát. Việt Nam luôn tự nhận mình là thiên đường cho người lao động nhưng thực tế đó là nơi họ bị đàn áp, và kiểm soát. Họ không có một quyền hành hay sự tự do tham gia vào những hoạt động họ muốn. Đây là những quyền lợi chúng ta thường thấy ở những đất nước hiện đại, tôn trọng nhân quyền.
RFA: Một nhà hoạt động khác là anh Nguyễn Văn Hóa vừa bị kết án 7 năm tù giam, ngay trước thềm buổi đối thoại sắp tới. Ông có thấy đây là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam không hề tỏ ra nao núng hay lo sợ về buổi đối thoại này?
Ông Phil Robertson: Tôi nhận thấy họ đang tống giam càng nhiều nhà hoạt động càng tốt. Họ luôn sẵn sàng nói rằng họ là một quốc gia quan tâm và tôn trọng nhân quyền nhưng thực tế họ làm trái ngược lại hoàn toàn. Vì vậy buổi đối thoại này cũng là một điều tốt thôi, nhưng không thể nào đủ được. Nói chuyện về nhân quyền với Việt Nam thì bạn sẽ nhận được một bản tuyên bố hứa hẹn họ sẽ quan tâm đến nhân quyền, rồi họ sẽ thêm từ “nhưng” vào đó. Sau đó họ sẽ dựng lên đủ mọi cớ để biện minh rằng cho việc không đáp ứng được những yêu cầu về nhân quyền. Tôi nghĩ rằng nhân quyền cần là một yếu tố vô điều kiện và phải được bảo đảm trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc tuân thủ những quy định về nhân quyền của họ