Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam
Tờ trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Tháng Mười một Năm 2017
Human Rights Watch, ngày 27/11/2017
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào công tác chuẩn bị đang xúc tiến, hướng tới cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa EU và Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2017.
Tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi đáng kể trong năm 2017. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục độc chiếm quyền lực và trừng phạt những người dám thách thức vị trí của mình. Tất cả các quyền chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do chính kiến, lập hội, nhóm họp và đi lại đều bị hạn chế. Các nhóm tôn giáo chỉ được hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền. Nhà cầm quyền dùng nhiều cách để cản trở các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền, kể cả sách nhiễu tâm lý và cơ thể, theo dõi, quản chế trái pháp luật, ngăn cấm đi ra nước ngoài một cách tùy tiện, gây sức ép với nơi làm việc, chủ nhà hay người thân của các nhà hoạt động. Công an thường buộc các nhà vận động nhân quyền phải chịu những cuộc thẩm vấn kéo dài, đầy tính dọa dẫm. Nhà cầm quyền tùy tiện giam giữ biệt lập những người lên tiếng phê bình trong thời gian dài mà không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình thăm gặp. Nhiều người đã bị kết các bản án nhiều năm tù theo các tội danh an ninh quốc gia mơ hồ hoặc các điều luật hà khắc khác. Công an thường xuyên tra tấn các nghi can để ép nhận tội và đôi lúc sử dụng vũ lực quá mức để đối phó với các cuộc biểu tình đông người.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị EU cần tập trung vào những người bị giam giữ vì lý do chính trị; và xem xét ba nội dung ưu tiên về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam: tình trạng đàn áp quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại; tình trạng đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo; và nạn công an bạo hành.
1. Những người bị giam giữ vì lý do chính trị
Việt Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để xử tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa về chính trị và tôn giáo. Trong đó bao gồm: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”; “tuyên truyền chống Nhà nước”; và “phá rối an ninh.” Việt Nam cũng sử dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người phản đối chính quyền một cách ôn hòa, như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”; “gây rối trật tự công cộng” và các tội danh khác như trốn thuế.
Tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm 2018. Đáng lẽ phải hủy bỏ các điều luật không phù hợp với các tiêu chuẩn về nhân quyền, các nhà làm luật lại đưa ra những điều khoản hà khắc hơn, như bổ sung một hình phạt mới vào một số tội danh với nội dung “người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ một đến năm năm.” Bộ luật hình sự sửa đổi cũng buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền, trong đó có các tội về an ninh quốc gia.
Trong năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ ít nhất 22 nhà hoạt động và blogger nhân quyền trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội vì bị cho là có các hành vi vi phạm an ninh quốc gia. Nhà vận động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà bị bắt giam từ thời điểm có Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU- Việt Nam tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2015 mà chưa đưa ra xét xử.
Tháng Mười năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã đăng một trang mạng mới nêu bật 15 trường hợp trong số 105 người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền tôn giáo hoặc chính trị. Các vụ kết án gần đây nhất là các trường hợp của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), bị xử 10 năm tù vào tháng Sáu; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trần Thị Nga bị xử 9 năm tù vào tháng Bảy; Nguyễn Văn Oai 5 năm tù vào tháng Chín và Phan Kim Khánh 6 năm tù vào tháng Mười.
Khuyến nghị
EU cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Ngay lập tức phóng thích tất cả những người đang bị giam, giữ vì lý do chính trị, bao gồm những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì đã thực thi các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, đi lại, hay tham gia các hội nhóm chính trị hoặc tôn giáo, đồng thời chấm dứt việc bắt giữ, tạm giữ những người khác vì các hành vi nêu trên.
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác có nội dung hình sự hóa các hành vi bất đồng chính kiến ôn hòa bằng cách quy kết lệch lạc thành các tội danh về “an ninh quốc gia.”
- Với mục đích tạo dựng lòng tin ngay lập tức, cho phép gia đình, những người trợ giúp pháp lý, và những quan sát viên của EU và các tổ chức nhân quyền và nhân đạo quốc tế tiếp xúc với những người đang bị bỏ tù hoặc tạm giam.
EU cũng nên kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì lý do chính trị có vấn đề sức khỏe để họ được khám chữa bệnh đầy đủ. Những trường hợp khẩn cấp nhất cần phóng thích ngay lập tức là nhà vận động quyền lợi đất đai Trần Thị Thúy, nhà hoạt động dân chủ Hồ Đức Hòa, và nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào.
2. Tình trạng đàn áp quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại
Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ôn hòa, và trừng phạt họ về việc thành lập các tổ chức bị chính quyền cho là đi ngược lại lợi ích của mình. Chính quyền cấm mọi đảng phái chính trị, công đoàn và tổ chức nhân quyền độc lập với chính phủ hay Đảng Cộng sản.
Nạn hành hung các nhà vận động và blogger tiếp tục xảy ra thường xuyên. Tháng Sáu năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một bản phúc trình, “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung,” nêu bật 36 vụ các blogger và các nhà vận động dân chủ ở Việt Nam bị những người lạ mặc thường phục đánh đập trong thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017, thường gây thương tích nghiêm trọng. Nhiều nạn nhân cho biết việc đánh đập xảy ra ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp.
Chính quyền áp dụng những biện pháp cản trở việc đi lại trong nước nhằm ngăn cản các blogger và các nhà hoạt động không cho tham dự các sự kiện công cộng như biểu tình bảo vệ môi trường, hội luận nhân quyền hoặc tham dự các phiên tòa xử các nhà hoạt động khác. Tháng Hai, Linh mục Phan Văn Lợi bị cấm rời nhà đi dự một buổi thánh lễ. Tháng Năm, các nhà hoạt động nổi tiếng Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Nguyễn Đan Quế bị ngăn cản không được rời khỏi nhà để đi gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài.
Công an cũng cản trở các nhà vận động nhân quyền không cho xuất cảnh, đôi khi nêu các lý do về an ninh quốc gia rất mơ hồ. Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên bị cấm rời Việt Nam trong một chuyến đi vì việc riêng sang Thái Lan vào tháng Giêng. Tháng Tư, Vũ Minh Khánh bị cấm rời Việt Nam sang Đức, nơi bà dự định tới để thay mặt chồng, ông Nguyễn Văn Đài, nhận giải thưởng Nhân quyền của năm 2017 do Liên đoàn Thẩm phán Đức trao. Tháng Sáu, công an cấm cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh rời Việt Nam đi Áo để thăm mẹ đang bị ốm. Tháng Năm, công an ngăn cản không cho nhà hoạt động người Ba Lan gốc Việt Phan Châu Thành tại sân bay Tân Sơn Nhất, không cho nhập cảnh Việt Nam. Tháng Sáu, chính quyền tước quốc tịch Việt Nam của cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông sang Pháp.
Khuyến nghị
EU cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Xây dựng luật báo chí cho phù hợp với điều 19 của công ước ICCPR.
- Cho phép xuất bản các tờ báo và tạp chí tư nhân, độc lập và không bị kiểm duyệt.
- Gỡ bỏ mọi hạn chế về sử dụng Internet, như chặn lọc, theo dõi, và trả tự do cho những người bị tù giam vì đã phát tán quan điểm của mình trên mạng Internet một cách ôn hòa.
- Xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh việc tụ tập nơi công cộng và biểu tình cho phù hợp với các quyền tự do nhóm họp và lập hội nêu trong điều 21 và 22 của công ước ICCPR.
- Giải quyết các khiếu kiện về đất đai và tham nhũng của quan chức địa phương mà không dùng đến bạo lực quá mức cần thiết hay vi phạm nhân quyền, bằng cách tăng cường hệ thống pháp luật và tính độc lập của ngành tư pháp và cung cấp các dịch vụ pháp lý đến tận người dân nghèo ở các vùng nông thôn.
- Cho cá nhân người dân có quyền tự do và ôn hòa lập hội với những người khác có cùng quan điểm, dù những quan điểm của họ có đi ngược lại với các quan điểm chính trị và tư tưởng được Đảng và nhà nước chấp thuận.
- Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người bị bắt giữ vì các hành động ôn hòa nhằm bảo vệ quyền tự do lập hội của người lao động, trong đó có quyền thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn riêng; nhóm họp ôn hòa để bảo vệ và thúc đẩy quyền của mình; và thực thi các quyền tự do ngôn luận đại diện cho người lao động và các mối quan tâm của họ.
- Ngay lập tức công nhận các công đoàn độc lập.
- Phê chuẩn các Công ước ILO số 87 (Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền được lập hội) và số 98 (Quyền Lập hội và Thương lượng Tập thể).
- Chấm dứt ngay lập tức nạn côn đồ được chính quyền dung túng.
- Ngay lập tức chấm dứt việc cản trở đi lại của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền cả ở trong nước, và khi xuất, nhập cảnh.
3. Tình trạng đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức tôn giáo bị quy định phải được sự phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện cho là đi ngược với “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội” hay “khối đại đoàn kết dân tộc”. Chính quyền thường xuyên can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, của Phật giáo Hòa Hảo, của các nhà thờ tại gia Công Giáo và Tin Lành độc lập ở Tây Nguyên và các nơi khác, của các chùa Phật giáo Khmer Krom và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Những người Thượng bị theo dõi liên tục và chịu nhiều hình thức đe dọa, bắt giữ tùy tiện và ngược đãi khi bị lực lượng an ninh giam giữ. Trong lúc bị bắt giữ, họ bị chính quyền chất vấn về các hoạt động tôn giáo và chính trị, và có kế hoạch trốn khỏi Việt Nam hay không. Trong những năm qua, hàng trăm người đã trốn chạy sang Campuchia và các khu vực khác của Đông Nam Á. Chính quyền Việt Nam đã đối phó với việc người Thượng trốn sang Campuchia bằng cách gây sức ép với chính quyền Campuchia ngăn chặn những người trốn qua biên giới và từ chối không cho những người đã trốn qua được đăng ký tị nạn; đến lượt mình, chính quyền Campuchia từ chối nhiều người và chỉ cho rất ít người đăng ký tị nạn.
Trong năm 2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã kết án ít nhất là năm người Thượng, trong số đó có Rơ Mah Đaih, Puih Bop, Ksor Kam, Rơ Lan Kly và Đinh Nông vì tham gia các nhóm tôn giáo độc lập không được chính quyền chuẩn thuận. Họ bị truy tố theo điều 87 và bị kết án từ tám đến 10 năm tù.
Một hình thức sách nhiễu phổ biến khác mà chính quyền thường áp dụng đối với các nhóm tôn giáo độc lập là cưỡng ép tuyên bố từ bỏ đức tin và kiểm điểm trước dân. Tháng Ba năm 2017, bảy người Thượng tham gia nhóm Tin Lành Đê ga bị cấm hoạt động bị đưa ra kiểm điểm trước cuộc họp có hàng trăm dân làng tham dự ở xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Khuyến nghị
EU cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo và tự quản lý. Các cơ sở thờ tự, dòng tu không muốn gia nhập một tổ chức tôn giáo chính thống với ban trị sự do chính quyền phê chuẩn phải được phép hoạt động độc lập.
- Chấm dứt sách nhiễu, bắt bớ, xét xử, bỏ tù và ngược đãi người dân vì họ là tín đồ của các tôn giáo không vừa ý nhà nước, và phóng thích tất cả những người đang bị giam giữ vì đã ôn hòa thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn luận, nhóm họp và lập hội.
- Chấm dứt mọi đối sách ngăn chặn người Thượng và những công dân Việt Nam khác rời khỏi đất nước và không trừng phạt những người hồi hương.
- Bảo đảm rằng mọi quy phạm pháp luật trong nước liên quan tới tôn giáo phải phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà cả Việt Nam và các quốc gia thành viên EU đều đã tham gia ký kết. Cần sửa đổi các điều luật trong nước có nội dung xâm phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đi ngược lại với nội dung ICCPR.
- Cho phép những quan sát viên bên ngoài, bao gồm các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ quan tâm tới nhân quyền, và các nhà ngoại giao nước ngoài, được tới thăm vùng Tây Nguyên mà không bị cản trở hay đi cùng, cụ thể là tới các thôn xã có người Thượng mới trốn đi tị nạn ở nước ngoài. Bảo đảm rằng những người nói chuyện hoặc giao tiếp với những quan sát viên bên ngoài đó không bị trả đũa hay trừng phạt dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Nạn công an bạo hành
Trên khắp các vùng miền, công an Việt Nam đã và đang bạo hành những người bị giam giữ, dẫn đến cái chết ở một số trường hợp. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong chỉ bị câu lưu vì những lỗi nhỏ. Một số người sống sót cho biết họ bị đánh đập để buộc nhận tội, đôi khi về những tội họ đã tuyên bố không hề thực hiện. Dù chính quyền có cam kết sẽ cải thiện tình trạng này sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố phúc trình về nạn công an bạo hành, dường như những cán bộ công an đã gây ra những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, rất ít khi phải chịu những hậu quả tương xứng theo luật định.
Tháng Năm 2017, công an tỉnh Vĩnh Long bắt ông Nguyễn Hữu Tấn vì bị nghi có hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi bắt giữ, công an thông báo với gia đình rằng ông đã tự tử bằng cách dùng dao cắt cổ. Theo thông báo, ông tìm được con dao trong túi một điều tra viên trong lúc người này ra ngoài. Gia đình ông phản đối cách giải thích nguyên nhân tử vong, và chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn giữa các dấu vết trên thi thể ông Nguyễn Hữu Tấn và một cuốn băng video không rõ hình do công an ghi lại.
Tháng Tám, công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bắt Trần Anh Doanh vì tình nghi tội trộm cắp. Trong mấy tiếng bị tạm giữ, anh cho biết bị công an đánh dã man và ép cung buộc nhận tội. Vào tháng Chín, Võ Tấn Minh, người bị bắt từ tháng Tư năm 2017 vì sở hữu một lượng nhỏ heroin, bị chết trong khi tạm giam ở công an Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Theo gia đình nạn nhân, có nhiều vết bầm trên lưng, chân và tay. Ban đầu, công an cho rằng Võ Tấn Minh tham gia một vụ xô xát, nhưng sau đó đình chỉ công tác năm công an và mở vụ điều tra về hành vi “dùng nhục hình.”
Khuyến nghị
EU cần:
- Thể hiện quan ngại mạnh mẽ với quan chức Việt Nam về nạn công an bạo hành, nhấn mạnh rằng các hành vi đó vi phạm pháp luật cả trong nước lẫn công pháp quốc tế, và những thủ phạm phải bị trừng trị, và nạn nhân phải được bồi thường và bù đắp.
- Thúc đẩy chính quyền Việt Nam xây dựng một cơ chế trách nhiệm có hiệu quả. Ví dụ như, Việt Nam cần thành lập một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an để tiếp nhận những khiếu nại của người dân, và giám sát các cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” của công an. Ủy ban này cần phải là pháp nhân có chức năng pháp lý có thể khởi tố hoặc áp đặt kỷ luật nếu cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” không làm được việc đó trong các sự vụ đã có thông tin cáo buộc đáng tin cậy.
- Gây sức ép với chính phủ Việt Nam sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự để tạo điều kiện cho luật sư hay người trợ giúp pháp lý có mặt ngay sau khi bắt giữ, tạm giam để:
- Luật sư hay người trợ giúp pháp lý chỉ cần xuất trình chứng minh thư và một bản photocopy có công chứng của giấy phép hành nghề là có thể gặp thân chủ.
- Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép gặp riêng thân chủ ở nơi kín đáo và không hạn chế thời gian.
- Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép có mặt tại tất cả các buổi lấy cung giữa công an và nghi can.
November 29, 2017
Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam: HRW
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam
Tờ trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Tháng Mười một Năm 2017
Human Rights Watch, ngày 27/11/2017
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào công tác chuẩn bị đang xúc tiến, hướng tới cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa EU và Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2017.
Tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi đáng kể trong năm 2017. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục độc chiếm quyền lực và trừng phạt những người dám thách thức vị trí của mình. Tất cả các quyền chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do chính kiến, lập hội, nhóm họp và đi lại đều bị hạn chế. Các nhóm tôn giáo chỉ được hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền. Nhà cầm quyền dùng nhiều cách để cản trở các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền, kể cả sách nhiễu tâm lý và cơ thể, theo dõi, quản chế trái pháp luật, ngăn cấm đi ra nước ngoài một cách tùy tiện, gây sức ép với nơi làm việc, chủ nhà hay người thân của các nhà hoạt động. Công an thường buộc các nhà vận động nhân quyền phải chịu những cuộc thẩm vấn kéo dài, đầy tính dọa dẫm. Nhà cầm quyền tùy tiện giam giữ biệt lập những người lên tiếng phê bình trong thời gian dài mà không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình thăm gặp. Nhiều người đã bị kết các bản án nhiều năm tù theo các tội danh an ninh quốc gia mơ hồ hoặc các điều luật hà khắc khác. Công an thường xuyên tra tấn các nghi can để ép nhận tội và đôi lúc sử dụng vũ lực quá mức để đối phó với các cuộc biểu tình đông người.
Related Content
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị EU cần tập trung vào những người bị giam giữ vì lý do chính trị; và xem xét ba nội dung ưu tiên về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam: tình trạng đàn áp quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại; tình trạng đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo; và nạn công an bạo hành.
1. Những người bị giam giữ vì lý do chính trị
Việt Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để xử tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa về chính trị và tôn giáo. Trong đó bao gồm: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”; “tuyên truyền chống Nhà nước”; và “phá rối an ninh.” Việt Nam cũng sử dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người phản đối chính quyền một cách ôn hòa, như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”; “gây rối trật tự công cộng” và các tội danh khác như trốn thuế.
Tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm 2018. Đáng lẽ phải hủy bỏ các điều luật không phù hợp với các tiêu chuẩn về nhân quyền, các nhà làm luật lại đưa ra những điều khoản hà khắc hơn, như bổ sung một hình phạt mới vào một số tội danh với nội dung “người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ một đến năm năm.” Bộ luật hình sự sửa đổi cũng buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền, trong đó có các tội về an ninh quốc gia.
Trong năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ ít nhất 22 nhà hoạt động và blogger nhân quyền trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội vì bị cho là có các hành vi vi phạm an ninh quốc gia. Nhà vận động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà bị bắt giam từ thời điểm có Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU- Việt Nam tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2015 mà chưa đưa ra xét xử.
Tháng Mười năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã đăng một trang mạng mới nêu bật 15 trường hợp trong số 105 người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền tôn giáo hoặc chính trị. Các vụ kết án gần đây nhất là các trường hợp của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), bị xử 10 năm tù vào tháng Sáu; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trần Thị Nga bị xử 9 năm tù vào tháng Bảy; Nguyễn Văn Oai 5 năm tù vào tháng Chín và Phan Kim Khánh 6 năm tù vào tháng Mười.
Khuyến nghị
EU cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
EU cũng nên kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì lý do chính trị có vấn đề sức khỏe để họ được khám chữa bệnh đầy đủ. Những trường hợp khẩn cấp nhất cần phóng thích ngay lập tức là nhà vận động quyền lợi đất đai Trần Thị Thúy, nhà hoạt động dân chủ Hồ Đức Hòa, và nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào.
2. Tình trạng đàn áp quyền tự do ngôn luận, lập hội, nhóm họp và đi lại
Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ôn hòa, và trừng phạt họ về việc thành lập các tổ chức bị chính quyền cho là đi ngược lại lợi ích của mình. Chính quyền cấm mọi đảng phái chính trị, công đoàn và tổ chức nhân quyền độc lập với chính phủ hay Đảng Cộng sản.
Nạn hành hung các nhà vận động và blogger tiếp tục xảy ra thường xuyên. Tháng Sáu năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một bản phúc trình, “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung,” nêu bật 36 vụ các blogger và các nhà vận động dân chủ ở Việt Nam bị những người lạ mặc thường phục đánh đập trong thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017, thường gây thương tích nghiêm trọng. Nhiều nạn nhân cho biết việc đánh đập xảy ra ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp.
Chính quyền áp dụng những biện pháp cản trở việc đi lại trong nước nhằm ngăn cản các blogger và các nhà hoạt động không cho tham dự các sự kiện công cộng như biểu tình bảo vệ môi trường, hội luận nhân quyền hoặc tham dự các phiên tòa xử các nhà hoạt động khác. Tháng Hai, Linh mục Phan Văn Lợi bị cấm rời nhà đi dự một buổi thánh lễ. Tháng Năm, các nhà hoạt động nổi tiếng Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Nguyễn Đan Quế bị ngăn cản không được rời khỏi nhà để đi gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài.
Công an cũng cản trở các nhà vận động nhân quyền không cho xuất cảnh, đôi khi nêu các lý do về an ninh quốc gia rất mơ hồ. Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên bị cấm rời Việt Nam trong một chuyến đi vì việc riêng sang Thái Lan vào tháng Giêng. Tháng Tư, Vũ Minh Khánh bị cấm rời Việt Nam sang Đức, nơi bà dự định tới để thay mặt chồng, ông Nguyễn Văn Đài, nhận giải thưởng Nhân quyền của năm 2017 do Liên đoàn Thẩm phán Đức trao. Tháng Sáu, công an cấm cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh rời Việt Nam đi Áo để thăm mẹ đang bị ốm. Tháng Năm, công an ngăn cản không cho nhà hoạt động người Ba Lan gốc Việt Phan Châu Thành tại sân bay Tân Sơn Nhất, không cho nhập cảnh Việt Nam. Tháng Sáu, chính quyền tước quốc tịch Việt Nam của cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông sang Pháp.
Khuyến nghị
EU cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
3. Tình trạng đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức tôn giáo bị quy định phải được sự phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện cho là đi ngược với “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội” hay “khối đại đoàn kết dân tộc”. Chính quyền thường xuyên can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, của Phật giáo Hòa Hảo, của các nhà thờ tại gia Công Giáo và Tin Lành độc lập ở Tây Nguyên và các nơi khác, của các chùa Phật giáo Khmer Krom và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Những người Thượng bị theo dõi liên tục và chịu nhiều hình thức đe dọa, bắt giữ tùy tiện và ngược đãi khi bị lực lượng an ninh giam giữ. Trong lúc bị bắt giữ, họ bị chính quyền chất vấn về các hoạt động tôn giáo và chính trị, và có kế hoạch trốn khỏi Việt Nam hay không. Trong những năm qua, hàng trăm người đã trốn chạy sang Campuchia và các khu vực khác của Đông Nam Á. Chính quyền Việt Nam đã đối phó với việc người Thượng trốn sang Campuchia bằng cách gây sức ép với chính quyền Campuchia ngăn chặn những người trốn qua biên giới và từ chối không cho những người đã trốn qua được đăng ký tị nạn; đến lượt mình, chính quyền Campuchia từ chối nhiều người và chỉ cho rất ít người đăng ký tị nạn.
Trong năm 2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã kết án ít nhất là năm người Thượng, trong số đó có Rơ Mah Đaih, Puih Bop, Ksor Kam, Rơ Lan Kly và Đinh Nông vì tham gia các nhóm tôn giáo độc lập không được chính quyền chuẩn thuận. Họ bị truy tố theo điều 87 và bị kết án từ tám đến 10 năm tù.
Một hình thức sách nhiễu phổ biến khác mà chính quyền thường áp dụng đối với các nhóm tôn giáo độc lập là cưỡng ép tuyên bố từ bỏ đức tin và kiểm điểm trước dân. Tháng Ba năm 2017, bảy người Thượng tham gia nhóm Tin Lành Đê ga bị cấm hoạt động bị đưa ra kiểm điểm trước cuộc họp có hàng trăm dân làng tham dự ở xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Khuyến nghị
EU cần kêu gọi chính quyền Việt Nam:
4. Nạn công an bạo hành
Trên khắp các vùng miền, công an Việt Nam đã và đang bạo hành những người bị giam giữ, dẫn đến cái chết ở một số trường hợp. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong chỉ bị câu lưu vì những lỗi nhỏ. Một số người sống sót cho biết họ bị đánh đập để buộc nhận tội, đôi khi về những tội họ đã tuyên bố không hề thực hiện. Dù chính quyền có cam kết sẽ cải thiện tình trạng này sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố phúc trình về nạn công an bạo hành, dường như những cán bộ công an đã gây ra những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, rất ít khi phải chịu những hậu quả tương xứng theo luật định.
Tháng Năm 2017, công an tỉnh Vĩnh Long bắt ông Nguyễn Hữu Tấn vì bị nghi có hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi bắt giữ, công an thông báo với gia đình rằng ông đã tự tử bằng cách dùng dao cắt cổ. Theo thông báo, ông tìm được con dao trong túi một điều tra viên trong lúc người này ra ngoài. Gia đình ông phản đối cách giải thích nguyên nhân tử vong, và chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn giữa các dấu vết trên thi thể ông Nguyễn Hữu Tấn và một cuốn băng video không rõ hình do công an ghi lại.
Tháng Tám, công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bắt Trần Anh Doanh vì tình nghi tội trộm cắp. Trong mấy tiếng bị tạm giữ, anh cho biết bị công an đánh dã man và ép cung buộc nhận tội. Vào tháng Chín, Võ Tấn Minh, người bị bắt từ tháng Tư năm 2017 vì sở hữu một lượng nhỏ heroin, bị chết trong khi tạm giam ở công an Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Theo gia đình nạn nhân, có nhiều vết bầm trên lưng, chân và tay. Ban đầu, công an cho rằng Võ Tấn Minh tham gia một vụ xô xát, nhưng sau đó đình chỉ công tác năm công an và mở vụ điều tra về hành vi “dùng nhục hình.”
Khuyến nghị
EU cần: