Ngày 27/11/2017 phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88, bộ luật Hình sự.
RFA, 27-11-2017
Sáng nay trong phiên xử không hề được thông báo trước, tòa án nhân dân Hà Tĩnh đã tuyên phạt phòng viên, blogger Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù, 3 năm quản chế, về tội tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước?
Ngày 27/11/2017 phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88, bộ luật Hình sự.
Nhiều người rất bất ngờ khi hay biết nhà hoạt động trẻ này bị kết án vì gần như không ai có được thông tin nào về phiên tòa xét xử hôm nay. Truy cập vào trang web của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi nhận thấy ngày 28/11/2017 phiên tòa xử Nguyễn Văn Hóa mới chính thức diễn ra.
Luật sư Lê Công Định từ Sài Gòn nêu quan điểm:
Việc xử trong một buổi sáng để có một kết quả: 7 năm tù và 3 năm quản chế tôi cho là một bản án bỏ túi mà hoàn toàn đã được dự liệu trước về mức án.
-LS. Lê Công Định
“Tôi nghĩ phiên tòa xét xử ngày hôm nay là một phiên tòa xử cách bí mật. Dầu họ đưa tin là ngày mai mới xét xử, mà hôm nay họ vội vã đưa ra xét xử. Và việc xử trong một buổi sáng để có một kết quả: 7 năm tù và 3 năm quản chế tôi cho là một bản án bỏ túi mà hoàn toàn đã được dự liệu trước về mức án. Chúng ta ai cũng biết rằng đối với những vụ án chính trị này đều là những vụ án bỏ túi mà thôi. Riêng với phiên tòa này thì mọi người có thể nhận thấy được tính cách bỏ túi đó như thế nào. Về mặt công khai họ lừa mọi người là ngày 28/11 mới xét xử nhưng hôm nay 27/11 họ đã đem ra xét xử.”
Thông tin mà chúng tôi thu thập được cho hay trong phiên xét xử ngày hôm nay không có bất kỳ một luật sư nào tham gia biện hộ cho Nguyễn Văn Hóa. Cho đến buổi tối cùng ngày chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với gia đình của anh Hóa nhưng không được trả lời.
Luật sư Định bày tỏ ý kiến:
“Theo luật Việt Nam, bị cáo hoàn toàn có quyền không chấp nhận luật sư để tự mình bào chữa. Nhưng chúng ta thấy trong bất kỳ một phiên tòa nào không có luật sư thì nó thiếu một chuẩn mực quan trọng về mặt pháp lý trên toàn thế giới mà ai cũng phải công nhận.
Một phiên tòa mà không có luật sư là một phiên tòa què quặt. Ai cũng biết rằng Cơ quan an ninh Việt Nam không bao giờ muốn có luật sư tham gia các vụ án chính trị kiểu này. Bởi vì họ sợ luật sư sẽ thách thức những chứng cứ mà họ đưa ra. Bởi chúng ta biết những chứng cứ đó đa phần là ngụy tạo và được suy diễn hơn là dựa trên hồ sơ của vụ án, dựa trên bản chất sự việc và những hành vi của các bị cáo. Cho nên việc không có luật sư thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.”
Vi phạm các nguyên tắc tổ chức của phiên tòa?
Báo chí nhà nước đồng loạt đăng tải thông tin cho rằng Nguyễn Văn Hóa đã quay phim chụp hình, và viết bài về thảm họa môi trường biển và lũ lụt miền Trung là “tuyên truyền, xuyên tạc và phỉ báng chính quyền”. Đồng thời quy kết anh đã nhận tiền của các “cá nhân cực đoan và thế lực thù địch” để bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.
Thật ra đối tượng mà nhà cầm quyền Việt Nam muốn ám chỉ là hợp đồng cộng tác viên giữa Nguyễn Văn Hóa với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA Vietnamese Service), tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết trong một thông cáo.
Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, sống tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hóa là một thành viên trẻ tích cực trong các hoạt động giáo xứ và xã hội.
Từ sự kiện Formosa xả thải trực tiếp ra biển gây nên thảm họa cá chết hàng loạt trên các tỉnh miền Trung, Nguyễn Văn Hóa đã có nhiều đóng góp để đưa sự thật ra ánh sáng.
Anh là người đầu tiên sử dụng thiết bị bay (drone) để ghi hình lại cuộc biểu tình của hơn 20 ngàn người trước cổng công ty Formosa vào tháng 10 năm 2016.
Bị cáo đứng trước tòa án cho đến khi có một bản án có hiệu lực pháp luật thì hoàn toàn vẫn là một người vô tội, xét về phương diện pháp lý. Cho nên việc còng tay dù là vì bất kỳ lý do gì đi nữa cũng là vi phạm các nguyên tắc tổ chức của phiên tòa.
-LS. Lê Công Định
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, nhà cầm quyền thông báo cho gia đình Hóa rằng anh bị bắt giữ với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258, bộ luật Hình sự.
Đến tháng 4, 2017 cơ quan công an điều tra tỉnh Hà Tĩnh đã thay đổi tội danh của anh từ điều 258 sang điều 88 là “tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa”.
Trong những bức hình và video được đăng tải trên báo chí trong nước thì nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa bị còng tay đứng trước vành móng ngựa.
“Đó là một điều rất đáng ngạc nhiên, bởi vì bị cáo đứng trước tòa án cho đến khi có một bản án có hiệu lực pháp luật thì hoàn toàn vẫn là một người vô tội, xét về phương diện pháp lý. Cho nên việc còng tay dù là vì bất kỳ lý do gì đi nữa cũng là vi phạm các nguyên tắc tổ chức của phiên tòa.” Luật sư Lê Công Định nói.
Facebooker Huy Jos, bạn của Nguyễn Văn Hóa chia sẻ:
“Về việc kết án Hóa, với tư cách là một người bạn và người hoạt động tìm quyền lợi cho người dân thì tôi thấy cái án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế là quá và bất công cho một thanh niên trẻ đấu tranh cho xã hội.”
Mức án bỏ túi mà luật sư Lê Công Định nêu trên là một bản án hà khắc, Huy Jos trầm buồn chia sẻ:
“Với một người trẻ thì tôi nghĩ Hóa không hối tiếc về những việc mình làm, và bị nhà cầm quyền bỏ tù 7 năm và 3 năm quản chế. Nhưng với tôi là một người bạn thì tôi không biết bao lâu tôi mới được gặp lại người bạn của tôi.”
Mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và mở cửa nhằm thay đổi xã hội, bao gồm quyền của người đồng tính và chuyển giới, Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ thông tin truyền thông và không chấp nhận các ý kiến chỉ trích.
Những tháng gần đây, chính phủ Hà Nội tăng cường các biện pháp đàn áp các tiếng nói bất đồng trên mạng xã hội Facebook, nơi Việt Nam có số lượng người sử dụng nằm trong top 10.
Thảm họa môi trường Formosa là chủ đề nhạy cảm đối với chính phủ Việt Nam khiến nhà cầm quyền quan ngại về mặt ổn định chính trị, bảo vệ môi trường và đầu tư nước ngoài, một trong những động lực được cho là nhằm tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, chính phủ Hà Nội đã tuyên bố sẽ truy tố những người biểu tình Formosa với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Các tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới và giới chức phương Tây thường xuyên lên án Việt Nam về các hành động bỏ tù người dân khi họ bày tỏ ôn hòa, nhưng chính phủ Việt Nam nói rằng chỉ những người vi phạm pháp luật mới bị trừng phạt.
Theo Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch, trong vòng 12 tháng qua, ít nhất 28 người đã bị công an bắt giữ và bị tuyên án nhiều năm tù giam với những điều khoản an ninh quốc gia được cho là mơ hồ.
Cũng theo Human Rights Watch, hơn 100 nhà hoạt động vẫn đang phải chịu tù đày vì những quyền cơ bản như tự do biểu đạt, lập hội, và tự do tín ngưỡng.
Cũng liên quan đến các hoạt động mang tính đàn áp, bắt bớ, Luật sư Võ An Đôn, người đại diện bào chữa cho Blogger “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho biết ông vừa bị Liên đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thu hồi giấy phép hành nghề.
Luật sư Võ An Đôn nói với hãng thông tấn Reuteurs rằng: “Chính phủ không muốn tôi làm luật sư nữa vì tôi đang bảo vệ người nghèo, những người bị buộc tội một cách không công bằng, những trường hợp nhạy cảm ở Việt Nam”.
Luật sư Đôn cũng nói ông sẽ không thể bào chữa cho Mẹ Nấm trong phiên phúc thẩm, dự trù diễn ra vào ngày thứ Năm, 30 tháng 11 sắp tới.
Xin được nhắc lại, Blogger – Nhà hoạt động vì môi trường Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh “Mẹ Nấm” bị Tòa án Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa tuyên án10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 6 vừa qua.
November 28, 2017
Phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam qua “một phiên tòa què quặt”
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngày 27/11/2017 phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88, bộ luật Hình sự.
RFA, 27-11-2017
Sáng nay trong phiên xử không hề được thông báo trước, tòa án nhân dân Hà Tĩnh đã tuyên phạt phòng viên, blogger Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù, 3 năm quản chế, về tội tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước?
Ngày 27/11/2017 phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh kết án 7 năm tù giam và 3 năm cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88, bộ luật Hình sự.
Nhiều người rất bất ngờ khi hay biết nhà hoạt động trẻ này bị kết án vì gần như không ai có được thông tin nào về phiên tòa xét xử hôm nay. Truy cập vào trang web của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi nhận thấy ngày 28/11/2017 phiên tòa xử Nguyễn Văn Hóa mới chính thức diễn ra.
Luật sư Lê Công Định từ Sài Gòn nêu quan điểm:
“Tôi nghĩ phiên tòa xét xử ngày hôm nay là một phiên tòa xử cách bí mật. Dầu họ đưa tin là ngày mai mới xét xử, mà hôm nay họ vội vã đưa ra xét xử. Và việc xử trong một buổi sáng để có một kết quả: 7 năm tù và 3 năm quản chế tôi cho là một bản án bỏ túi mà hoàn toàn đã được dự liệu trước về mức án. Chúng ta ai cũng biết rằng đối với những vụ án chính trị này đều là những vụ án bỏ túi mà thôi. Riêng với phiên tòa này thì mọi người có thể nhận thấy được tính cách bỏ túi đó như thế nào. Về mặt công khai họ lừa mọi người là ngày 28/11 mới xét xử nhưng hôm nay 27/11 họ đã đem ra xét xử.”
Thông tin mà chúng tôi thu thập được cho hay trong phiên xét xử ngày hôm nay không có bất kỳ một luật sư nào tham gia biện hộ cho Nguyễn Văn Hóa. Cho đến buổi tối cùng ngày chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với gia đình của anh Hóa nhưng không được trả lời.
Luật sư Định bày tỏ ý kiến:
“Theo luật Việt Nam, bị cáo hoàn toàn có quyền không chấp nhận luật sư để tự mình bào chữa. Nhưng chúng ta thấy trong bất kỳ một phiên tòa nào không có luật sư thì nó thiếu một chuẩn mực quan trọng về mặt pháp lý trên toàn thế giới mà ai cũng phải công nhận.
Một phiên tòa mà không có luật sư là một phiên tòa què quặt. Ai cũng biết rằng Cơ quan an ninh Việt Nam không bao giờ muốn có luật sư tham gia các vụ án chính trị kiểu này. Bởi vì họ sợ luật sư sẽ thách thức những chứng cứ mà họ đưa ra. Bởi chúng ta biết những chứng cứ đó đa phần là ngụy tạo và được suy diễn hơn là dựa trên hồ sơ của vụ án, dựa trên bản chất sự việc và những hành vi của các bị cáo. Cho nên việc không có luật sư thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.”
Vi phạm các nguyên tắc tổ chức của phiên tòa?
Báo chí nhà nước đồng loạt đăng tải thông tin cho rằng Nguyễn Văn Hóa đã quay phim chụp hình, và viết bài về thảm họa môi trường biển và lũ lụt miền Trung là “tuyên truyền, xuyên tạc và phỉ báng chính quyền”. Đồng thời quy kết anh đã nhận tiền của các “cá nhân cực đoan và thế lực thù địch” để bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.
Thật ra đối tượng mà nhà cầm quyền Việt Nam muốn ám chỉ là hợp đồng cộng tác viên giữa Nguyễn Văn Hóa với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA Vietnamese Service), tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết trong một thông cáo.
Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, sống tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hóa là một thành viên trẻ tích cực trong các hoạt động giáo xứ và xã hội.
Từ sự kiện Formosa xả thải trực tiếp ra biển gây nên thảm họa cá chết hàng loạt trên các tỉnh miền Trung, Nguyễn Văn Hóa đã có nhiều đóng góp để đưa sự thật ra ánh sáng.
Anh là người đầu tiên sử dụng thiết bị bay (drone) để ghi hình lại cuộc biểu tình của hơn 20 ngàn người trước cổng công ty Formosa vào tháng 10 năm 2016.
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, nhà cầm quyền thông báo cho gia đình Hóa rằng anh bị bắt giữ với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258, bộ luật Hình sự.
Đến tháng 4, 2017 cơ quan công an điều tra tỉnh Hà Tĩnh đã thay đổi tội danh của anh từ điều 258 sang điều 88 là “tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa”.
Trong những bức hình và video được đăng tải trên báo chí trong nước thì nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa bị còng tay đứng trước vành móng ngựa.
“Đó là một điều rất đáng ngạc nhiên, bởi vì bị cáo đứng trước tòa án cho đến khi có một bản án có hiệu lực pháp luật thì hoàn toàn vẫn là một người vô tội, xét về phương diện pháp lý. Cho nên việc còng tay dù là vì bất kỳ lý do gì đi nữa cũng là vi phạm các nguyên tắc tổ chức của phiên tòa.” Luật sư Lê Công Định nói.
Facebooker Huy Jos, bạn của Nguyễn Văn Hóa chia sẻ:
“Về việc kết án Hóa, với tư cách là một người bạn và người hoạt động tìm quyền lợi cho người dân thì tôi thấy cái án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế là quá và bất công cho một thanh niên trẻ đấu tranh cho xã hội.”
Mức án bỏ túi mà luật sư Lê Công Định nêu trên là một bản án hà khắc, Huy Jos trầm buồn chia sẻ:
“Với một người trẻ thì tôi nghĩ Hóa không hối tiếc về những việc mình làm, và bị nhà cầm quyền bỏ tù 7 năm và 3 năm quản chế. Nhưng với tôi là một người bạn thì tôi không biết bao lâu tôi mới được gặp lại người bạn của tôi.”
Mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và mở cửa nhằm thay đổi xã hội, bao gồm quyền của người đồng tính và chuyển giới, Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ thông tin truyền thông và không chấp nhận các ý kiến chỉ trích.
Những tháng gần đây, chính phủ Hà Nội tăng cường các biện pháp đàn áp các tiếng nói bất đồng trên mạng xã hội Facebook, nơi Việt Nam có số lượng người sử dụng nằm trong top 10.
Thảm họa môi trường Formosa là chủ đề nhạy cảm đối với chính phủ Việt Nam khiến nhà cầm quyền quan ngại về mặt ổn định chính trị, bảo vệ môi trường và đầu tư nước ngoài, một trong những động lực được cho là nhằm tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, chính phủ Hà Nội đã tuyên bố sẽ truy tố những người biểu tình Formosa với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
Các tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới và giới chức phương Tây thường xuyên lên án Việt Nam về các hành động bỏ tù người dân khi họ bày tỏ ôn hòa, nhưng chính phủ Việt Nam nói rằng chỉ những người vi phạm pháp luật mới bị trừng phạt.
Theo Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch, trong vòng 12 tháng qua, ít nhất 28 người đã bị công an bắt giữ và bị tuyên án nhiều năm tù giam với những điều khoản an ninh quốc gia được cho là mơ hồ.
Cũng theo Human Rights Watch, hơn 100 nhà hoạt động vẫn đang phải chịu tù đày vì những quyền cơ bản như tự do biểu đạt, lập hội, và tự do tín ngưỡng.
Cũng liên quan đến các hoạt động mang tính đàn áp, bắt bớ, Luật sư Võ An Đôn, người đại diện bào chữa cho Blogger “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho biết ông vừa bị Liên đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thu hồi giấy phép hành nghề.
Luật sư Võ An Đôn nói với hãng thông tấn Reuteurs rằng: “Chính phủ không muốn tôi làm luật sư nữa vì tôi đang bảo vệ người nghèo, những người bị buộc tội một cách không công bằng, những trường hợp nhạy cảm ở Việt Nam”.
Luật sư Đôn cũng nói ông sẽ không thể bào chữa cho Mẹ Nấm trong phiên phúc thẩm, dự trù diễn ra vào ngày thứ Năm, 30 tháng 11 sắp tới.
Xin được nhắc lại, Blogger – Nhà hoạt động vì môi trường Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh “Mẹ Nấm” bị Tòa án Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa tuyên án10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 6 vừa qua.