Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (trái) tại phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 29/6/2017
RFA, 25-11-2017
Ở các vụ án thường phạm, luật sư có thể bào chữa theo hướng vô tội hoặc tội nhẹ đi. Nhưng với các vụ án chính trị (trong bài viết hiểu là các vụ án xử tù nhân lương tâm – những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động), các luật sư đều bào chữa theo hướng vô tội.
Với án thường phạm, luật sư có thể thay đổi dự định ban đầu của hội đồng xét xử (HĐXX) tùy theo tài năng của luật sư, không loại trừ khả năng dàn xếp thỏa thuận ngầm. Ngược lại, nghe nói có cả vụ luật sư cãi vụng làm cho thân chủ bị tội nặng thêm.
Với án chính trị thì không phải như thế. Đã có hàng trăm vụ án chính trị đã đưa ra xét xử. Khác với án thường phạm, lời tuyên án đã được định sẵn trước khi xử gọi là án bỏ túi, còn tòa chỉ là nơi để diễn cho ra vẻ dân chủ mà thôi. Nếu bản án có thay đổi thì cũng là do chỉ đạo, thậm chí thay đổi chỉ vài giờ trước khi tuyên án. Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.
Có thể nói trong các vụ án chính trị, Luật sư dù tài giỏi, tâm huyết đến mấy cũng không thể thay đổi được bản án định trước theo chỉ đạo. Những người quan sát đều có chung nhận xét này. Dù không có chứng cứ, không trả lời được chất vấn của luật sư, HĐXX vẫn trơ trẽn, chầy cối, tuyên án cho bằng được.
Nói thế không có nghĩa là án chính trị, vai trò của luật sư không có gì và việc thuê luật sư là không cần thiết. Luật sư bào chữa cho các vụ án chính trị được coi là luật sư nhân quyền. Luật sư tư vấn pháp luật cho thân chủ, phát hiện ra những khuất tất trong hồ sơ, là trung gian liên lạc giữa thân chủ với gia đình và cất tiếng nói lên công luận. Có vụ án có tới 4 luật sư hoặc hơn.
Tại tòa, luật sư đưa ra các lý lẽ để chứng minh thân chủ vô tội, tố cáo cơ quan điều tra nếu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ, bám vào nguyên tắc suy đoán vô tội trong khi bào chữa.
Có hai nội dung quan trọng trong các lời bào chữa của luật sư là đòi hỏi chứng cứ và đưa ra luận cứ chứng minh thân chủ vô tội:
Về chứng cứ: Để chứng minh thân chủ vô tội, luật sư khai thác các chứng cứ đưa ra để buộc tội thân chủ và đi đến bác bỏ các chứng cứ ấy. Luật sư chứng minh không có cơ sở để khẳng định các hành vi của thân chủ, xoáy vào việc đòi hỏi chứng cứ.
Ví dụ trong vụ án Nguyễn Hữu Vinh – Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư chỉ ra rằng cáo trạng không xác định được hành vi của thân chủ với vai trò điều hành, quản trị blog Diễn đàn xã hội dân sự và Chép sử Việt, không xác định được hành vi soạn thảo, đăng tải, chỉnh sửa, xóa, phê duyệt bình luận của 12 bài viết trên blog “Dân quyền” và 12 bài viết trên blog “Chép sử Việt”; ở người và tại chỗ ở của thân chủ không có dấu vết của tội phạm…
Vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư chỉ ra không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” là có thật; cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào thời gian nào…
Về luận cứ: Ngoài đòi hỏi về chứng cứ thì với các hành vi đã được xác định, các luật sư cũng bác bỏ lời buộc tội của HĐXX theo hướng chỉ ra hành vi của thân chủ không vi phạm pháp luật mà đó là quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt chính kiến thể hiện trong Hiến pháp hoặc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam (VN) đã ký.
Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, luật sư chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) không phải là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đề nghị đa đảng, ủng hộ và tham gia các tổ chức chính trị không trái với Hiến pháp; bàn đến thực trạng xã hội, bàn đến dân chủ và nhân quyền không thể suy diễn thành “chống”… Luật sư hạ một mệnh đề đầy mai mỉa “trừ phi nhà nước đó chống lại dân chủ và nhân quyền”.
Trong vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư cũng chỉ ra không có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng; nội dung mảnh vải ghi: “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” là quyền hợp pháp của công dân, phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội. Cũng trong phiên tòa này, khi tự bào chữa cho mình, Phương Uyên thẳng thắn xác nhận có xúc phạm đến ĐCSVN nhưng vạch rõ đảng CSVN và nhà nước VN là hai thực thể khác nhau, “không được cào bằng Đảng với Nhà nước VN”. Người ta không khỏi thấy hài hước khi luật sư chỉ ra khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc” không thể coi là hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Nhà nước Trung Quốc và Nhà nước VN chẳng lẽ là một).
Việc khẳng định hành vi của bị cáo dù có chứng cứ hay không cũng không vi phạm pháp luật, không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn có tác dụng khuyến khích những người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về những việc làm của mình, đồng thời vạch lối làm việc tùy tiện, áp đặt, ngồi trên pháp luật của các cơ quan tư pháp. Rất mong các luật sư khai thác nhiều hơn theo hướng này.
Còn đòi hỏi chứng cứ để dồn HĐXX vào thế không thể trả lời, vạch ra lối làm việc tùy tiện, áp đặt của HĐXX là rất cần thiết. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô hình trung làm người khác hiểu rằng, nếu chứng minh được bị cáo có hành vi ấy là bị cáo đã phạm tội còn luật sư thì tìm cách chối tội cho thân chủ. Vì vậy, ngoài đòi hỏi chứng cứ, thiển nghĩ các luật sư cần vạch rõ, hành vi của bị cáo nếu có cũng không vi phạm pháp luật.
Lại có khi luật sư cho rằng hành vi của thân chủ dân ít người biết, ảnh hưởng không đáng kể. Nói như thế khác nào thừa nhận hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật.
Thực tế với các vụ án chính trị thì các cơ quan tư pháp suy đoán theo hướng có tội một cách hết sức tùy tiện, nó vừa mang tính áp đặt, vừa non kém về kiến thức pháp luật.
Trong các vụ án chính trị thì các vụ án tù nhân lương tâm đều là xử ép. Không một tù nhân lương tâm nào có tội căn cứ vào pháp lý và kể cả đạo lý. Ngày 30/11 tới đây sẽ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Có tin tháng sau (tháng 12/2017) sẽ xử vụ Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển. Nghe nói sinh viên Trần Hoàng Phúc cũng đưa ra xét xử trong vụ án này. Rất mong các luật sư biến phiên tòa thành diễn đàn tôn vinh những người đấu tranh cho tự do, dân chủ. Việc làm của các anh chị là chính nghĩa. Bất kể hành vi nào mà HĐXX đưa ra để cáo buộc họ, dù có chứng cứ hay không đều không cấu thành tội, ngược lại, đó là những hành vi cần khuyến khích và nêu gương.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
November 27, 2017
Bào chữa cho tù nhân lương tâm: không chỉ là chứng cứ đâu?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (trái) tại phiên tòa ở thành phố Nha Trang hôm 29/6/2017
RFA, 25-11-2017
Ở các vụ án thường phạm, luật sư có thể bào chữa theo hướng vô tội hoặc tội nhẹ đi. Nhưng với các vụ án chính trị (trong bài viết hiểu là các vụ án xử tù nhân lương tâm – những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động), các luật sư đều bào chữa theo hướng vô tội.
Với án thường phạm, luật sư có thể thay đổi dự định ban đầu của hội đồng xét xử (HĐXX) tùy theo tài năng của luật sư, không loại trừ khả năng dàn xếp thỏa thuận ngầm. Ngược lại, nghe nói có cả vụ luật sư cãi vụng làm cho thân chủ bị tội nặng thêm.
Với án chính trị thì không phải như thế. Đã có hàng trăm vụ án chính trị đã đưa ra xét xử. Khác với án thường phạm, lời tuyên án đã được định sẵn trước khi xử gọi là án bỏ túi, còn tòa chỉ là nơi để diễn cho ra vẻ dân chủ mà thôi. Nếu bản án có thay đổi thì cũng là do chỉ đạo, thậm chí thay đổi chỉ vài giờ trước khi tuyên án. Bản án phúc thẩm của Nguyễn Phương Uyên là một ví dụ rõ nhất.
Có thể nói trong các vụ án chính trị, Luật sư dù tài giỏi, tâm huyết đến mấy cũng không thể thay đổi được bản án định trước theo chỉ đạo. Những người quan sát đều có chung nhận xét này. Dù không có chứng cứ, không trả lời được chất vấn của luật sư, HĐXX vẫn trơ trẽn, chầy cối, tuyên án cho bằng được.
Nói thế không có nghĩa là án chính trị, vai trò của luật sư không có gì và việc thuê luật sư là không cần thiết. Luật sư bào chữa cho các vụ án chính trị được coi là luật sư nhân quyền. Luật sư tư vấn pháp luật cho thân chủ, phát hiện ra những khuất tất trong hồ sơ, là trung gian liên lạc giữa thân chủ với gia đình và cất tiếng nói lên công luận. Có vụ án có tới 4 luật sư hoặc hơn.
Tại tòa, luật sư đưa ra các lý lẽ để chứng minh thân chủ vô tội, tố cáo cơ quan điều tra nếu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ, bám vào nguyên tắc suy đoán vô tội trong khi bào chữa.
Có hai nội dung quan trọng trong các lời bào chữa của luật sư là đòi hỏi chứng cứ và đưa ra luận cứ chứng minh thân chủ vô tội:
Về chứng cứ: Để chứng minh thân chủ vô tội, luật sư khai thác các chứng cứ đưa ra để buộc tội thân chủ và đi đến bác bỏ các chứng cứ ấy. Luật sư chứng minh không có cơ sở để khẳng định các hành vi của thân chủ, xoáy vào việc đòi hỏi chứng cứ.
Ví dụ trong vụ án Nguyễn Hữu Vinh – Nguyễn Thị Minh Thúy, luật sư chỉ ra rằng cáo trạng không xác định được hành vi của thân chủ với vai trò điều hành, quản trị blog Diễn đàn xã hội dân sự và Chép sử Việt, không xác định được hành vi soạn thảo, đăng tải, chỉnh sửa, xóa, phê duyệt bình luận của 12 bài viết trên blog “Dân quyền” và 12 bài viết trên blog “Chép sử Việt”; ở người và tại chỗ ở của thân chủ không có dấu vết của tội phạm…
Vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư chỉ ra không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” là có thật; cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào thời gian nào…
Về luận cứ: Ngoài đòi hỏi về chứng cứ thì với các hành vi đã được xác định, các luật sư cũng bác bỏ lời buộc tội của HĐXX theo hướng chỉ ra hành vi của thân chủ không vi phạm pháp luật mà đó là quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt chính kiến thể hiện trong Hiến pháp hoặc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam (VN) đã ký.
Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, luật sư chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) không phải là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đề nghị đa đảng, ủng hộ và tham gia các tổ chức chính trị không trái với Hiến pháp; bàn đến thực trạng xã hội, bàn đến dân chủ và nhân quyền không thể suy diễn thành “chống”… Luật sư hạ một mệnh đề đầy mai mỉa “trừ phi nhà nước đó chống lại dân chủ và nhân quyền”.
Trong vụ án Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, luật sư cũng chỉ ra không có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng; nội dung mảnh vải ghi: “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” là quyền hợp pháp của công dân, phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội. Cũng trong phiên tòa này, khi tự bào chữa cho mình, Phương Uyên thẳng thắn xác nhận có xúc phạm đến ĐCSVN nhưng vạch rõ đảng CSVN và nhà nước VN là hai thực thể khác nhau, “không được cào bằng Đảng với Nhà nước VN”. Người ta không khỏi thấy hài hước khi luật sư chỉ ra khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc” không thể coi là hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Nhà nước Trung Quốc và Nhà nước VN chẳng lẽ là một).
Việc khẳng định hành vi của bị cáo dù có chứng cứ hay không cũng không vi phạm pháp luật, không chỉ bảo vệ thân chủ mà còn có tác dụng khuyến khích những người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về những việc làm của mình, đồng thời vạch lối làm việc tùy tiện, áp đặt, ngồi trên pháp luật của các cơ quan tư pháp. Rất mong các luật sư khai thác nhiều hơn theo hướng này.
Còn đòi hỏi chứng cứ để dồn HĐXX vào thế không thể trả lời, vạch ra lối làm việc tùy tiện, áp đặt của HĐXX là rất cần thiết. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì vô hình trung làm người khác hiểu rằng, nếu chứng minh được bị cáo có hành vi ấy là bị cáo đã phạm tội còn luật sư thì tìm cách chối tội cho thân chủ. Vì vậy, ngoài đòi hỏi chứng cứ, thiển nghĩ các luật sư cần vạch rõ, hành vi của bị cáo nếu có cũng không vi phạm pháp luật.
Lại có khi luật sư cho rằng hành vi của thân chủ dân ít người biết, ảnh hưởng không đáng kể. Nói như thế khác nào thừa nhận hành vi của bị cáo đã vi phạm pháp luật.
Thực tế với các vụ án chính trị thì các cơ quan tư pháp suy đoán theo hướng có tội một cách hết sức tùy tiện, nó vừa mang tính áp đặt, vừa non kém về kiến thức pháp luật.
Trong các vụ án chính trị thì các vụ án tù nhân lương tâm đều là xử ép. Không một tù nhân lương tâm nào có tội căn cứ vào pháp lý và kể cả đạo lý. Ngày 30/11 tới đây sẽ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Có tin tháng sau (tháng 12/2017) sẽ xử vụ Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển. Nghe nói sinh viên Trần Hoàng Phúc cũng đưa ra xét xử trong vụ án này. Rất mong các luật sư biến phiên tòa thành diễn đàn tôn vinh những người đấu tranh cho tự do, dân chủ. Việc làm của các anh chị là chính nghĩa. Bất kể hành vi nào mà HĐXX đưa ra để cáo buộc họ, dù có chứng cứ hay không đều không cấu thành tội, ngược lại, đó là những hành vi cần khuyến khích và nêu gương.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do