VOA, ngày 30/6/2017
Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Các phái đoàn đến từ 15 tiểu bang có dịp tiếp xúc với các dân biểu và các nhân viên lập pháp, giới chức Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, và đại diện các tổ chức phi chính phủ, về việc chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền.
Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Đông Timor, Cố vấn Quốc tế cho tổ chức BPSOS, cho VOA biết 5 nội dụng quan trọng của đợt vận động:
“Hôm nay các cộng động đến đây để vận động các nhà lập pháp và giới chức hành pháp Mỹ về 5 vấn đề quan trọng: “vận động Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng; kêu gọi Hành pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn cầu đối với các giới chức chính quyền Việt Nam đã đàn áp nhân quyền một cách nghiêm trọng; Yêu cầu Việt Nam trả tự do cho khoảng 200 tù nhân tôn giáo và tù nhân lương tâm; báo động Tổng Thống Trump hình ảnh hoen ố về đàn áp tôn giáo của chính quyền Đà Nẵng, nơi sẽ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC năm 2017; và cuối cùng vận động Quốc hội thông qua Luật Nhân quyền cho Việt Nam.”
Bà Virginia Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ – Nhân Quyền – Lao Động, đồng thời là trưởng phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam họp đối thoại nhân quyền tháng 5 vừa qua, phát biểu rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền:
“Sự kiện ngày là chỉ dấu quan trọng của sự năng động của cộng đồng Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 vừa qua của tôi rất ấn tượng, tôi gặp cả giới chức Việt Nam và các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự, và tìm hiểu các hoạt động của họ nhằm cố xúy nhân quyền.”
Đại diện Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Đại sứ Jackie Wolcott, nói về các biện pháp can thiệp tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm việc đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia Quan tâm Đặc biệt – còn gọi là CPC.
Về phía Quốc hội, Dân biểu Ted Poe, đảng Cộng Hòa, đồng thời là Chủ tịch Tiểu ban Chống Khủng bố, Ngoại thương thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện nói Việt Nam nên trả tự do tù nhân lương tâm, đặc biệt là tù nhân tôn giáo. Ông nhấn mạnh với VOA rằng Việt Nam phải đảm bảo quyền sinh hoạt tôn giáo và chính trị của người dân:
“Đây là cuộc vận động quan trọng của cộng đồng Việt Nam và tôi hoàn toàn ủng hộ các ý kiến của họ. Chúng ta phải đảm bảo rằng người Việt Nam có quyền tự do sinh hoạt tôn giáo và chính trị.”
Trong một tuyên bố hôm 29/6, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Ed Royce, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam: “Nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp công dân và tước bỏ những những quyền căn bản của con người.”
Sự kiện Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam – bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một sáng kiến của dân biểu Royce vào năm 2013 – dần dần đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút hàng trăm người ủng hộ cho nhân quyền Việt Nam từ khắp nơi ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Tại buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt, dân Biểu Alan Lowenthal, đảng Dân Chủ, đồng Chủ Tịch Vietnam Caucus – Khối dân biểu Hoa Kỳ Quan tâm Vấn đề Việt Nam, nói về hồ sơ tù nhân lương tâm tôn giáo của Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng. Ông Lowenthal nói với VOA rằng sự kiện này giúp ông hiểu thêm về mức độ vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo:
“Sự kiện này giúp tôi hiểu thêm về tình hình ở Việt Nam, đặc biệt là các tù nhân lương tâm, để ra sức ép buộc chính quyền phải gia tăng tự do tôn giáo, và không đối xử bất nhân với công dân của mình, khi họ thể hiện quyền tự do ngôn luận.”
Vào buổi chiều cùng ngày, các đoàn khác nhau gặp gỡ các dân biểu và nhân viên lập pháp của họ để trao đổi chi tiết các mục tiêu cụ thể.
Mục sư Vang Chỉnh Minh, đại diện đoàn người Việt ở tiểu bang Minnesota nói với VOA rằng ông muốn vận động các nhà lập pháp và Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng bảo vệ người Montagnard ở Tây Nguyên:
“Chúng tôi quan ngại hai vấn đề chính: đàn áp tôn giáo, và tranh chấp đất đai. Ngoài ra, nhiều người Montagnard đang chạy tị nạn tại Thái Lan và Campuchia nhưng chưa xin được qui chế tị nạn.”
Ông Nguyễn Hữu Hải, một nạn nhân trong vụ cưỡng chế đất đai ở giáo xứ Cồn Dầu Đà Nẵng năm 2010, đã cùng gia đình vợ và 2 con trốn thoát qua Thái Lan, được chấp nhận cho định cư tại Raleigh – North Carolina, Hoa Kỳ, vào năm 2012, đại diện cho giáo xứ Cồn Dầu, cho VOA biết:
“Càng ngày việc đàn áp tôn giáo, nhân quyền càng gia tăng. Thông qua cuộc vận động này, chúng tôi mong muốn chính phủ Mỹ can thiệp để không còn bắt bớ, đàn áp các giáo sứ và những người vô tội. Đó là mong muốn của tất cả bà con cộng đồng ở đây, cũng như bà con Cồn Dầu.”
Bà Đinh Thị Ngọc Tuyết, trưởng phái đoàn của cộng đồng Người Việt tại thành phố Louisville, Kentucky, cho VOA biết bà cùng với một số sinh viên gốc Việt của đại học Louisville đến tham dự sự kiện này với mục đích giới trẻ hiểu biết thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam:
“Mục đích là để cho giới trẻ hiểu thêm về tình hình vi phạm nhân quyền của Việt Nam; giới thiệu cho các em biết thêm về cách hoạt động quốc hội của các đoàn thể. Sau cuộc vận động này các em có bài viết chia sẻ cảm nghĩ với các bạn khác không có dịp tham gia.”
Theo chương trình, ngày hôm sau, 30/6, một phái đoàn sẽ họp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.
July 3, 2017
Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 30/6/2017
Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Các phái đoàn đến từ 15 tiểu bang có dịp tiếp xúc với các dân biểu và các nhân viên lập pháp, giới chức Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, và đại diện các tổ chức phi chính phủ, về việc chính quyền Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền.
Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Đông Timor, Cố vấn Quốc tế cho tổ chức BPSOS, cho VOA biết 5 nội dụng quan trọng của đợt vận động:
“Hôm nay các cộng động đến đây để vận động các nhà lập pháp và giới chức hành pháp Mỹ về 5 vấn đề quan trọng: “vận động Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia phải quan tâm đặc biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng; kêu gọi Hành pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn cầu đối với các giới chức chính quyền Việt Nam đã đàn áp nhân quyền một cách nghiêm trọng; Yêu cầu Việt Nam trả tự do cho khoảng 200 tù nhân tôn giáo và tù nhân lương tâm; báo động Tổng Thống Trump hình ảnh hoen ố về đàn áp tôn giáo của chính quyền Đà Nẵng, nơi sẽ tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC năm 2017; và cuối cùng vận động Quốc hội thông qua Luật Nhân quyền cho Việt Nam.”
Bà Virginia Bennett, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ – Nhân Quyền – Lao Động, đồng thời là trưởng phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam họp đối thoại nhân quyền tháng 5 vừa qua, phát biểu rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền:
“Sự kiện ngày là chỉ dấu quan trọng của sự năng động của cộng đồng Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5 vừa qua của tôi rất ấn tượng, tôi gặp cả giới chức Việt Nam và các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự, và tìm hiểu các hoạt động của họ nhằm cố xúy nhân quyền.”
Đại diện Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Đại sứ Jackie Wolcott, nói về các biện pháp can thiệp tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, bao gồm việc đưa Việt Nam trở lại danh sách quốc gia Quan tâm Đặc biệt – còn gọi là CPC.
Về phía Quốc hội, Dân biểu Ted Poe, đảng Cộng Hòa, đồng thời là Chủ tịch Tiểu ban Chống Khủng bố, Ngoại thương thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện nói Việt Nam nên trả tự do tù nhân lương tâm, đặc biệt là tù nhân tôn giáo. Ông nhấn mạnh với VOA rằng Việt Nam phải đảm bảo quyền sinh hoạt tôn giáo và chính trị của người dân:
“Đây là cuộc vận động quan trọng của cộng đồng Việt Nam và tôi hoàn toàn ủng hộ các ý kiến của họ. Chúng ta phải đảm bảo rằng người Việt Nam có quyền tự do sinh hoạt tôn giáo và chính trị.”
Trong một tuyên bố hôm 29/6, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Ed Royce, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam: “Nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp công dân và tước bỏ những những quyền căn bản của con người.”
Sự kiện Ngày Vận động Nhân quyền Việt Nam – bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một sáng kiến của dân biểu Royce vào năm 2013 – dần dần đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút hàng trăm người ủng hộ cho nhân quyền Việt Nam từ khắp nơi ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Dân biểu Alan Lowenthal phát biểu tại Ngày Vận động cho Việt Nam, Washington DC, ngày 29/6/2017.
Tại buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt, dân Biểu Alan Lowenthal, đảng Dân Chủ, đồng Chủ Tịch Vietnam Caucus – Khối dân biểu Hoa Kỳ Quan tâm Vấn đề Việt Nam, nói về hồ sơ tù nhân lương tâm tôn giáo của Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng. Ông Lowenthal nói với VOA rằng sự kiện này giúp ông hiểu thêm về mức độ vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo:
“Sự kiện này giúp tôi hiểu thêm về tình hình ở Việt Nam, đặc biệt là các tù nhân lương tâm, để ra sức ép buộc chính quyền phải gia tăng tự do tôn giáo, và không đối xử bất nhân với công dân của mình, khi họ thể hiện quyền tự do ngôn luận.”
Vào buổi chiều cùng ngày, các đoàn khác nhau gặp gỡ các dân biểu và nhân viên lập pháp của họ để trao đổi chi tiết các mục tiêu cụ thể.
Mục sư Vang Chỉnh Minh, đại diện đoàn người Việt ở tiểu bang Minnesota nói với VOA rằng ông muốn vận động các nhà lập pháp và Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng bảo vệ người Montagnard ở Tây Nguyên:
“Chúng tôi quan ngại hai vấn đề chính: đàn áp tôn giáo, và tranh chấp đất đai. Ngoài ra, nhiều người Montagnard đang chạy tị nạn tại Thái Lan và Campuchia nhưng chưa xin được qui chế tị nạn.”
Ông Nguyễn Hữu Hải, một nạn nhân trong vụ cưỡng chế đất đai ở giáo xứ Cồn Dầu Đà Nẵng năm 2010, đã cùng gia đình vợ và 2 con trốn thoát qua Thái Lan, được chấp nhận cho định cư tại Raleigh – North Carolina, Hoa Kỳ, vào năm 2012, đại diện cho giáo xứ Cồn Dầu, cho VOA biết:
“Càng ngày việc đàn áp tôn giáo, nhân quyền càng gia tăng. Thông qua cuộc vận động này, chúng tôi mong muốn chính phủ Mỹ can thiệp để không còn bắt bớ, đàn áp các giáo sứ và những người vô tội. Đó là mong muốn của tất cả bà con cộng đồng ở đây, cũng như bà con Cồn Dầu.”
Bà Đinh Thị Ngọc Tuyết, trưởng phái đoàn của cộng đồng Người Việt tại thành phố Louisville, Kentucky, cho VOA biết bà cùng với một số sinh viên gốc Việt của đại học Louisville đến tham dự sự kiện này với mục đích giới trẻ hiểu biết thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam:
“Mục đích là để cho giới trẻ hiểu thêm về tình hình vi phạm nhân quyền của Việt Nam; giới thiệu cho các em biết thêm về cách hoạt động quốc hội của các đoàn thể. Sau cuộc vận động này các em có bài viết chia sẻ cảm nghĩ với các bạn khác không có dịp tham gia.”
Theo chương trình, ngày hôm sau, 30/6, một phái đoàn sẽ họp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.