VOA, ngày 26/6/2017
Công an tỉnh Yên Bái vừa khởi tố và bắt tạm giam một nhà báo của báo Giáo dục Việt Nam về tội danh “chiếm đoạt tài sản”. Nhiều người tin rằng nhà báo đã bị gài bẫy sau khi tung ra loạt bài về biệt phủ của các giám đốc sở Yên Bái và các vấn đề đất đai trong tỉnh.
Tin trên báo chí Việt Nam cho hay ngày 26/6, công an thành phố Yên Bái đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam 4 tháng đối với nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ông Phong bị cáo buộc đã “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Báo chí nhà nước dẫn thông tin của công an thành phố Yên Bái nói ông Phong bị bắt trưa ngày 22/6 khi “đang nhận tiền của một doanh nghiệp tại một nhà hàng”.
Phía công an cho rằng việc làm của ông Phong là “hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản” của doanh nghiệp.
Thông tin ban đầu của công an nói ông Phong đã “chiếm đoạt” 250 triệu đồng của một số doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái.
Công an thành phố Yên Bái nói trước vụ bắt giữ, họ đã nhận tin báo của một số doanh nghiệp về việc một số người tự xưng là nhà báo yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp tiền, nếu không sẽ xuất hiện các tin, bài ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà báo Lê Duy Phong bị bắt chỉ ít ngày sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng loạt bài của ông phản ánh những tiêu cực đất đai ở tỉnh Yên Bái, trong đó có nói đến các tư dinh hoành tráng của hai giám đốc Sở Công an và Sở Tài nguyên-môi trường tỉnh.
Trong hai vị giám đốc, ông Phạm Sỹ Quý, đứng đầu Sở Tài nguyên-Môi trường, là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Loạt bài của ông Phong đã gây rúng động dư luận, mở màn cho nhiều báo khác cũng đăng các bài về cùng đề tài, tạo sức ép dẫn đến một cuộc thanh tra về đất đai, tài sản của các quan chức tỉnh.
Tôi tin chồng tôi vô tội vì tôi tin vào thói quen và tính cách lâu nay của chồng tôi, và sự cẩn thận, cẩn trọng trong lúc làm việc của chồng tôi
Liên kết những diễn biến này lại với nhau, nhiều người kể cả nhà báo và luật sư, viết trên mạng xã hội rằng họ tin có nhiều khả năng ông Phong bị gài bẫy.
Vợ ông Phong, bà Nguyễn Quỳnh Nga, khẳng định với VOA chồng bà không phạm tội:
“Tôi tin chồng tôi vô tội vì tôi tin vào thói quen và tính cách lâu nay của chồng tôi, và sự cẩn thận, cẩn trọng trong lúc làm việc của chồng tôi. Cho nên tôi tin chồng tôi vô tội”.
Ngoài lòng tin của người vợ rất hiểu chồng sau 12 năm chung sống, bà Nga đưa ra bằng chứng trên trang Facebook cá nhân là lời tường trình bằng văn bản của một nữ nhân chứng có mặt trong suốt quá trình ông Phong đi đến và bị bắt ở Yên Bái.
Theo lời bà Nga, nữ nhân chứng đề nghị chưa nêu tên là một sinh viên thực tập. Cô viết bản tường trình một cách hoàn toàn tự nguyện để bà Nga biết những gì đã xảy ra với chồng mình.
Bản tường trình dài 5 trang nói ông Phong đi ăn trưa với hai người đàn ông khác hôm 22/6, trong đó một ông tên là Hoàng Trung Thực, 57 tuổi, từng làm ở công an tỉnh Yên Bái, nay là một doanh nhân.
Đến cuối bữa ăn, theo lời kể của nữ nhân chứng, khi ông Phong “gần say rượu”, ông Thực đã đến ngồi bên cạnh và cố “dúi tiền” vào túi quần ông Phong dù ông bảo “không nhận”.
Bản tường trình không nói ông Thực dúi tiền vì lý do gì, nhưng nhân chứng khẳng định cô “không hề nghe hai anh bàn chuyện công việc mà chỉ nghe họ đùa vui, nói chuyện tếu táo với nhau”.
Nhân chứng nói sau khi cố vài lần, ông Thực đã dúi được tiền vào túi ông Phong và ít phút sau công an “ập vào bắt”.
Sau hơn 2 tiếng, công an đưa ra một biên bản về vụ bắt giữ trong đó có chi tiết doanh nhân tên Thực cáo buộc rằng trong bữa ăn, ông Phong “đe dọa nếu không đưa tiền sẽ tiếp tục viết bài”. Nữ nhân chứng khẳng định “điều này là không đúng sự thật” vì cô “không hề nghe thấy anh Phong đe dọa phải đưa tiền”.
Trước mắt chúng ta cứ giả định là sự thật vụ án cứ căn cứ đúng bản tường trình của nhân chứng ở đây thì rõ ràng nhà báo Duy Phong đã không phạm tội và đang có dấu hiệu bị nghi ngờ và đang bị tạm giữ một cách oan sai
Ở thời điểm này, nhân chứng đề nghị được bảo vệ thông tin nhân thân song cô sẵn sàng tham gia đối chất tại tòa.
Trong một buổi thảo luận về vụ bắt giữ này được truyền trực tiếp hôm 26/6 trên trang Facebook có tên GTV của diễn đàn Góc nhìn Báo chí-Công dân, luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn Luật sư Hà Nội, nói lời kể của nhân chứng cho thấy ông Phong vô tội:
“Trước mắt chúng ta cứ giả định là sự thật vụ án cứ căn cứ đúng bản tường trình của nhân chứng ở đây thì rõ ràng nhà báo Duy Phong đã không phạm tội và đang có dấu hiệu bị nghi ngờ và đang bị tạm giữ một cách oan sai”.
Luật sư Thu lưu ý nếu như trước cuộc gặp hôm 22/6, ông Phong đã từng nhắn tin hay nói chuyện để đe dọa, ép buộc ông Thực rồi nhận tiền, điều đó tạo ra đủ lý do để buộc tội ông. Nhưng bà Nga khẳng định trong buổi thảo luận là bà chưa bao giờ thấy chồng nhắc đến người nào tên là Thực, càng không có việc liên lạc, gọi điện, nhắn tin qua lại với người tên Thực.
Không phủ nhận thực trạng có một số ít nhà báo dọa dẫm doanh nghiệp để vòi tiền, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa nói với VOA ông thiên về hướng ông Phong bị “trả đũa”:
“Tôi nhận định có cái gì đó bất bình thường trong chuyện này. Cho nên tôi nghiêng về khả năng đây là sự gài bẫy là nhiều hơn. Tôi lại ít nghĩ đến khả năng là phóng viên Phong này có vấn đề tiêu cực, đi tống tiền, vòi vĩnh doanh nghiệp”.
Sau khi ông Phong bị bắt, trao đổi với báo chí trong nước hôm 26/6, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng Biên tập báo Giáo dục Việt Nam, nói ông sẽ “chính thức đề nghị” Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin–Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam gửi văn bản đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp nhận vụ này “để đảm bảo tính khách quan”.
Cần phải có những luật sư giỏi, tâm huyết vào cãi cho vụ này, bảo vệ quyền lợi cho anh phóng viên này. Bởi vì người ta vẫn nói ‘cái dù nó che cái cán’. Bộ Công an với công an tỉnh cũng là cấp trên cấp dưới thôi. Tôi biết qua những năm tôi làm bên tòa án, trong hội thẩm nhân dân, thì chuyện quen biết, gửi gắm nhau bao che lẫn nhau là có.
Nhiều luật sư đồng ý với quan điểm này. Họ viết trên mạng xã hội rằng việc công an ở Yên Bái bắt và khởi tố một nhà báo từng phanh phui các tiêu cực trong tỉnh có thể là sự xung đột lợi ích.
Vị Tổng Biên tập báo Giáo dục Việt Nam cho hay báo đã thuê các luật sư để bào chữa cho ông Phong. Ngoài ra, có nhiều luật sư cũng tình nguyện tham gia bảo vệ ông.
Với kinh nghiệm hai nhiệm kỳ là thành viên Hội thẩm Nhân dân, ông Võ Văn Tạo nhận định:
“Cần phải có những luật sư giỏi, tâm huyết vào cãi cho vụ này, bảo vệ quyền lợi cho anh phóng viên này. Bởi vì người ta vẫn nói ‘cái dù nó che cái cán’. Bộ Công an với công an tỉnh cũng là cấp trên cấp dưới thôi. Tôi biết qua những năm tôi làm bên tòa án, trong hội thẩm nhân dân, thì chuyện quen biết, gửi gắm nhau bao che lẫn nhau là có. Nó khá phổ biến đấy”.
Một số nhà báo không lạc quan về khả năng ông Lê Duy Phong sẽ thoát tội. Dẫn ra một số vụ bắt bớ nhà báo hay công an đánh nhà báo trong những năm gần đây, họ viết trên mạng xã hội rằng lại xảy ra “cuộc chiến” trong đó các nhà báo cầm chắc phần thua.
June 27, 2017
Nhà báo bị gài bẫy sau loạt bài biệt phủ của sếp sở Yên Bái?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 26/6/2017
Công an tỉnh Yên Bái vừa khởi tố và bắt tạm giam một nhà báo của báo Giáo dục Việt Nam về tội danh “chiếm đoạt tài sản”. Nhiều người tin rằng nhà báo đã bị gài bẫy sau khi tung ra loạt bài về biệt phủ của các giám đốc sở Yên Bái và các vấn đề đất đai trong tỉnh.
Tin trên báo chí Việt Nam cho hay ngày 26/6, công an thành phố Yên Bái đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam 4 tháng đối với nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ông Phong bị cáo buộc đã “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Báo chí nhà nước dẫn thông tin của công an thành phố Yên Bái nói ông Phong bị bắt trưa ngày 22/6 khi “đang nhận tiền của một doanh nghiệp tại một nhà hàng”.
Phía công an cho rằng việc làm của ông Phong là “hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản” của doanh nghiệp.
Thông tin ban đầu của công an nói ông Phong đã “chiếm đoạt” 250 triệu đồng của một số doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái.
Công an thành phố Yên Bái nói trước vụ bắt giữ, họ đã nhận tin báo của một số doanh nghiệp về việc một số người tự xưng là nhà báo yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp tiền, nếu không sẽ xuất hiện các tin, bài ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà báo Lê Duy Phong bị bắt chỉ ít ngày sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng loạt bài của ông phản ánh những tiêu cực đất đai ở tỉnh Yên Bái, trong đó có nói đến các tư dinh hoành tráng của hai giám đốc Sở Công an và Sở Tài nguyên-môi trường tỉnh.
Trong hai vị giám đốc, ông Phạm Sỹ Quý, đứng đầu Sở Tài nguyên-Môi trường, là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Loạt bài của ông Phong đã gây rúng động dư luận, mở màn cho nhiều báo khác cũng đăng các bài về cùng đề tài, tạo sức ép dẫn đến một cuộc thanh tra về đất đai, tài sản của các quan chức tỉnh.
Liên kết những diễn biến này lại với nhau, nhiều người kể cả nhà báo và luật sư, viết trên mạng xã hội rằng họ tin có nhiều khả năng ông Phong bị gài bẫy.
Vợ ông Phong, bà Nguyễn Quỳnh Nga, khẳng định với VOA chồng bà không phạm tội:
“Tôi tin chồng tôi vô tội vì tôi tin vào thói quen và tính cách lâu nay của chồng tôi, và sự cẩn thận, cẩn trọng trong lúc làm việc của chồng tôi. Cho nên tôi tin chồng tôi vô tội”.
trang 4 bản tường trình của nữ nhân chứng về vụ bắt ông Lê Duy Phong
Ngoài lòng tin của người vợ rất hiểu chồng sau 12 năm chung sống, bà Nga đưa ra bằng chứng trên trang Facebook cá nhân là lời tường trình bằng văn bản của một nữ nhân chứng có mặt trong suốt quá trình ông Phong đi đến và bị bắt ở Yên Bái.
Theo lời bà Nga, nữ nhân chứng đề nghị chưa nêu tên là một sinh viên thực tập. Cô viết bản tường trình một cách hoàn toàn tự nguyện để bà Nga biết những gì đã xảy ra với chồng mình.
Bản tường trình dài 5 trang nói ông Phong đi ăn trưa với hai người đàn ông khác hôm 22/6, trong đó một ông tên là Hoàng Trung Thực, 57 tuổi, từng làm ở công an tỉnh Yên Bái, nay là một doanh nhân.
Đến cuối bữa ăn, theo lời kể của nữ nhân chứng, khi ông Phong “gần say rượu”, ông Thực đã đến ngồi bên cạnh và cố “dúi tiền” vào túi quần ông Phong dù ông bảo “không nhận”.
Bản tường trình không nói ông Thực dúi tiền vì lý do gì, nhưng nhân chứng khẳng định cô “không hề nghe hai anh bàn chuyện công việc mà chỉ nghe họ đùa vui, nói chuyện tếu táo với nhau”.
Nhân chứng nói sau khi cố vài lần, ông Thực đã dúi được tiền vào túi ông Phong và ít phút sau công an “ập vào bắt”.
Sau hơn 2 tiếng, công an đưa ra một biên bản về vụ bắt giữ trong đó có chi tiết doanh nhân tên Thực cáo buộc rằng trong bữa ăn, ông Phong “đe dọa nếu không đưa tiền sẽ tiếp tục viết bài”. Nữ nhân chứng khẳng định “điều này là không đúng sự thật” vì cô “không hề nghe thấy anh Phong đe dọa phải đưa tiền”.
Ở thời điểm này, nhân chứng đề nghị được bảo vệ thông tin nhân thân song cô sẵn sàng tham gia đối chất tại tòa.
Trong một buổi thảo luận về vụ bắt giữ này được truyền trực tiếp hôm 26/6 trên trang Facebook có tên GTV của diễn đàn Góc nhìn Báo chí-Công dân, luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn Luật sư Hà Nội, nói lời kể của nhân chứng cho thấy ông Phong vô tội:
“Trước mắt chúng ta cứ giả định là sự thật vụ án cứ căn cứ đúng bản tường trình của nhân chứng ở đây thì rõ ràng nhà báo Duy Phong đã không phạm tội và đang có dấu hiệu bị nghi ngờ và đang bị tạm giữ một cách oan sai”.
Luật sư Thu lưu ý nếu như trước cuộc gặp hôm 22/6, ông Phong đã từng nhắn tin hay nói chuyện để đe dọa, ép buộc ông Thực rồi nhận tiền, điều đó tạo ra đủ lý do để buộc tội ông. Nhưng bà Nga khẳng định trong buổi thảo luận là bà chưa bao giờ thấy chồng nhắc đến người nào tên là Thực, càng không có việc liên lạc, gọi điện, nhắn tin qua lại với người tên Thực.
Không phủ nhận thực trạng có một số ít nhà báo dọa dẫm doanh nghiệp để vòi tiền, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa nói với VOA ông thiên về hướng ông Phong bị “trả đũa”:
“Tôi nhận định có cái gì đó bất bình thường trong chuyện này. Cho nên tôi nghiêng về khả năng đây là sự gài bẫy là nhiều hơn. Tôi lại ít nghĩ đến khả năng là phóng viên Phong này có vấn đề tiêu cực, đi tống tiền, vòi vĩnh doanh nghiệp”.
Sau khi ông Phong bị bắt, trao đổi với báo chí trong nước hôm 26/6, ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng Biên tập báo Giáo dục Việt Nam, nói ông sẽ “chính thức đề nghị” Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin–Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam gửi văn bản đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp nhận vụ này “để đảm bảo tính khách quan”.
Nhiều luật sư đồng ý với quan điểm này. Họ viết trên mạng xã hội rằng việc công an ở Yên Bái bắt và khởi tố một nhà báo từng phanh phui các tiêu cực trong tỉnh có thể là sự xung đột lợi ích.
Vị Tổng Biên tập báo Giáo dục Việt Nam cho hay báo đã thuê các luật sư để bào chữa cho ông Phong. Ngoài ra, có nhiều luật sư cũng tình nguyện tham gia bảo vệ ông.
Với kinh nghiệm hai nhiệm kỳ là thành viên Hội thẩm Nhân dân, ông Võ Văn Tạo nhận định:
“Cần phải có những luật sư giỏi, tâm huyết vào cãi cho vụ này, bảo vệ quyền lợi cho anh phóng viên này. Bởi vì người ta vẫn nói ‘cái dù nó che cái cán’. Bộ Công an với công an tỉnh cũng là cấp trên cấp dưới thôi. Tôi biết qua những năm tôi làm bên tòa án, trong hội thẩm nhân dân, thì chuyện quen biết, gửi gắm nhau bao che lẫn nhau là có. Nó khá phổ biến đấy”.
Một số nhà báo không lạc quan về khả năng ông Lê Duy Phong sẽ thoát tội. Dẫn ra một số vụ bắt bớ nhà báo hay công an đánh nhà báo trong những năm gần đây, họ viết trên mạng xã hội rằng lại xảy ra “cuộc chiến” trong đó các nhà báo cầm chắc phần thua.