Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 22 tháng 6 ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hủy bỏ điều 19 khoản 3 trong Luật Hình sự sửa đổi mà Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 20 tháng 6 vừa qua.
Theo điều 19 khoản 3 vừa nêu thì luật sư bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ với chính quyền. Ngoài ra Luật Hình sự sửa đổi mới được thông qua cũng tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi phê phán chính phủ hoặc nhà nước.
Giám đốc phân ban Châu Á của Human Rights Watch, ông Brad Adams cho rằng qui định buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa luật sư trở thành chỉ điểm của nhà nước và thân chủ không còn lý do gì để tin vào luật sư.
Ngoài ra theo ông Brad Adams thì khi Việt Nam xem mọi chỉ trích hoặc phản đối chính phủ hay đảng cộng sản là vấn đề an ninh quốc gia, tức tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế.
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nhắc đến quan ngại công khai của nhiều luật sư trong nước đối với qui định bị chỉ trích như vừa nêu.
Hôm 12 tháng 6, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến Quốc hội Việt Nam công văn đề nghị hủy bỏ điều 19. Các luật sư ký tên cho rằng điều khoản mới là một bước thụt lùi so với Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Luật sư Lê Công Định từ Sài Gòn có ý kiến về điều 19 khoản 3 như sau:
“Tôi cho rằng khi điều luật này thông qua thì nghề luật sư sẽ rất nguy hiểm, bởi vì luật sư bao giờ cũng phải tuân đạo đức nghề nghiệp của mình trong đó 2 yếu tố tiên quyết phải thực hiện đó là phải bảo mật thông tin của khách hàng cũng như phải trung thành với khách hàng, tức là thân chủ của mình”.
Thông cáo của Human Rights Watch nêu ra quan ngại đặc biệt là điều 19 khoản 3 của Luật Hình sự sửa đổi mới được thông qua nhắm vào những người bị truy tố về các tội danh an ninh quốc gia được định nghĩa một cách mơ hồ như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79, ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’ theo điều 87; ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88; ‘phá rối an ninh’ điều 87….
Human Rights Watch nói rõ nếu Việt Nam thực tâm muốn thúc đẩy chế độ pháp quyền, Hà Nội cần tạo điều kiện cho giới luật sư thực hiện công việc chuyên môn chứ không phải đưa ra những điều luật mới khiến họ không thể làm công tác đó.
June 22, 2017
HRW: Luật mới đe dọa quyền bào chữa của luật sư
by HR Defender • [Human Rights]
RFA | 22.06.2017
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 22 tháng 6 ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hủy bỏ điều 19 khoản 3 trong Luật Hình sự sửa đổi mà Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 20 tháng 6 vừa qua.
Theo điều 19 khoản 3 vừa nêu thì luật sư bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ với chính quyền. Ngoài ra Luật Hình sự sửa đổi mới được thông qua cũng tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi phê phán chính phủ hoặc nhà nước.
Giám đốc phân ban Châu Á của Human Rights Watch, ông Brad Adams cho rằng qui định buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa luật sư trở thành chỉ điểm của nhà nước và thân chủ không còn lý do gì để tin vào luật sư.
Ngoài ra theo ông Brad Adams thì khi Việt Nam xem mọi chỉ trích hoặc phản đối chính phủ hay đảng cộng sản là vấn đề an ninh quốc gia, tức tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế.
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nhắc đến quan ngại công khai của nhiều luật sư trong nước đối với qui định bị chỉ trích như vừa nêu.
Hôm 12 tháng 6, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến Quốc hội Việt Nam công văn đề nghị hủy bỏ điều 19. Các luật sư ký tên cho rằng điều khoản mới là một bước thụt lùi so với Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Luật sư Lê Công Định từ Sài Gòn có ý kiến về điều 19 khoản 3 như sau:
“Tôi cho rằng khi điều luật này thông qua thì nghề luật sư sẽ rất nguy hiểm, bởi vì luật sư bao giờ cũng phải tuân đạo đức nghề nghiệp của mình trong đó 2 yếu tố tiên quyết phải thực hiện đó là phải bảo mật thông tin của khách hàng cũng như phải trung thành với khách hàng, tức là thân chủ của mình”.
Thông cáo của Human Rights Watch nêu ra quan ngại đặc biệt là điều 19 khoản 3 của Luật Hình sự sửa đổi mới được thông qua nhắm vào những người bị truy tố về các tội danh an ninh quốc gia được định nghĩa một cách mơ hồ như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79, ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’ theo điều 87; ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88; ‘phá rối an ninh’ điều 87….
Human Rights Watch nói rõ nếu Việt Nam thực tâm muốn thúc đẩy chế độ pháp quyền, Hà Nội cần tạo điều kiện cho giới luật sư thực hiện công việc chuyên môn chứ không phải đưa ra những điều luật mới khiến họ không thể làm công tác đó.