Thành viên Ban Phối Hợp MLNQVN trong buổi công bố báo cáo nhân quyền tại VN 2016-2017, từ trái, ông Đỗ Anh Tài, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, và ông Nguyễn Bá Lộc.
RFA | 22.05.2017
Trái ngược với tuyên truyền của chính quyền Việt Nam cho rằng tình hình nhân quyền đang được cải thiện, báo cáo nhân quyền thường niên của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) trong năm 2016 và ba tháng đầu năm 2017 vạch rõ nhiều diễn biến suy thoái trong tất cả các lãnh vực kinh tế, xã hội, và văn hoá tại quê nhà.
Bản báo cáo nhân quyền thường niên được đại diện MLNQVN công bố trong buổi tiếp xúc với giới truyền thông Little Saigon vào sáng Chủ Nhật, 21 Tháng Năm, tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, ở thành phố Westminster, miền Nam California.
Nói về mục đích của báo cáo nhân quyền, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN, cho biết:
Mục đích chính của MLNQVN khi được thành lập là để hỗ trợ cho các nhà đấu tranh trong nước…
– Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng
“Đây là bản báo cáo thường niên thứ 8, điều mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 2009. Bản báo cáo thường niên của MLNQVN nhằm mục đích thứ nhất là trình bày cho dư luận thế giới biết về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Thứ hai là cung cấp những tài liệu cho các tổ chức đấu tranh nhân quyền mỗi lần họ tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền quốc tế, bởi vì vậy chúng tôi đã in thành hai ấn bản, một ấn bản bằng tiếng Anh, một ấn bản bằng tiếng Việt. Bản tiếng Anh để giúp cho vấn đề giao dịch với các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các chính phủ.”
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, ông Đỗ Anh Tài và ông Nguyễn Bá Lộc đại diện cho Ban Phối Hợp MLNQVN lần lượt trình bày vắn tắt 8 vấn đề được nêu trong bản báo cáo, bao gồm Quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, Quyền được toà án độc lập xét xử công bằng và vô tư, Quyền được tham gia đời sống chính trị quốc gia, Quyền tự do phát biểu và tự do ngôn luận, Quyền tự do tôn giáo và thờ phượng, Quyền được đối xử bình đẳng không kỳ thị, Quyền được làm việc và hưởng thụ thành quả lao động, và Quyền được hưởng an sinh xã hội.
Cách thức để thực hiện bản báo cáo, theo Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, là “nhờ sự phối hợp giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền trong nước”:
Ấn bản Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2016-2017 bằng tiếng Anh.Photo by Ngoc Lan
“Cách thức để chúng tôi thực hiện bản báo cáo này là nhờ sự phối hợp giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền trong nước. Những tài liệu chúng tôi dùng là những tài liệu mở, nghĩa là người đọc có thể kiểm chứng được những điều chúng tôi nói trong bản báo cáo. Những tài liệu này hoặc do những nhà đấu tranh trong nước đưa ra và chúng tôi đã kiểm chứng qua những thông tin chính thức của trong và ngoài nước.”
Bản Báo Cáo Nhân Quyền thường niên của MLNQVN còn cập nhật danh sách của 145 tù nhân lương tâm còn bị giam giữ và 37 tù nhân lương tâm còn bị quản chế đến ngày 30 Tháng Ba, 2017.
Trong buổi họp báo này, ông Tùng còn cho biết, ngoài giải thưởng Nhân Quyền được trao hằng năm, mỗi tháng một lần, MLNQVN còn thu xếp tài chánh để trao giải Phóng Viên Vỉa Hè, tức trao cho tác giả của những video clip được thực hiện để nói về vấn đề đấu tranh nhân quyền, chứ không phải nhân vật được nêu trong các video clip đó.
Cách thức để chúng tôi thực hiện bản báo cáo này là nhờ sự phối hợp giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền trong nước.
– Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng
Với bản báo cáo này, MLNQVN không những muốn báo động dư luận thế giới về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay, mà còn yêu cầu nhà cầm quyền CSVN chấm dứt những vi phạm đã tồn tại trong nhiều năm qua đồng thời phải bồi thường xứng đáng những thiệt hại gây ra cho nhân dân và các tập thể quần chúng. MLNQVN cũng ước mong các chính quyền dân chủ và yêu chuộng tự do và các tổ chức nhân quyền quốc tế có thái độ thích đáng đối với Việt Nam vì những thành tích tệ hại về nhân quyền của họ; đặc biệt cần ngăn cản việc chính quyền Việt Nam làm hoen ố uy tín của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khi họ lạm dụng tư cách thành viên của hội đồng.
Nói về những thành quả mà MLNQVN làm được trong hai thập niên qua, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng phát biểu:
“Mục đích chính của MLNQVN khi được thành lập là để hỗ trợ cho các nhà đấu tranh trong nước và để thực hiện mục đích đó thì hằng năm chúng tôi có tổ chức một giải Nhân Quyền từ năm 2002. Giải Nhân Quyền có mục đích để tuyên dương những hoạt động đấu tranh trong nước. Và để hỗ trợ các nhà đấu tranh trong nước, chúng tôi cũng có những công việc khác, chẳng hạn như hỗ trợ về tài chánh, nhưng quan trọng nhất là hỗ trợ tinh thần. Chúng tôi kết nối được trong nước và hải ngoại, đó là điều chúng tôi thành công.
Còn việc hiệu quả như thế nào, feedback tùy sự đánh giá của người ngoài. Nhưng năm nay chúng tôi có một điều vui là vào ngày Thứ Bảy tới, có một tổ chức nhân quyền ở Mỹ trao giải cho MLNQVN vì họ nói rằng MLNQVN đã tích cực trong 20 năm qua để vận động vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Tôi nghĩ đó là đánh giá của người ngoại quốc.”
May 23, 2017
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố báo cáo nhân quyền 2016-2017
by HR Defender • [Human Rights]
Thành viên Ban Phối Hợp MLNQVN trong buổi công bố báo cáo nhân quyền tại VN 2016-2017, từ trái, ông Đỗ Anh Tài, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, và ông Nguyễn Bá Lộc.
RFA | 22.05.2017
Trái ngược với tuyên truyền của chính quyền Việt Nam cho rằng tình hình nhân quyền đang được cải thiện, báo cáo nhân quyền thường niên của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) trong năm 2016 và ba tháng đầu năm 2017 vạch rõ nhiều diễn biến suy thoái trong tất cả các lãnh vực kinh tế, xã hội, và văn hoá tại quê nhà.
Bản báo cáo nhân quyền thường niên được đại diện MLNQVN công bố trong buổi tiếp xúc với giới truyền thông Little Saigon vào sáng Chủ Nhật, 21 Tháng Năm, tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, ở thành phố Westminster, miền Nam California.
Nói về mục đích của báo cáo nhân quyền, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, trưởng Ban Phối Hợp MLNQVN, cho biết:
“Đây là bản báo cáo thường niên thứ 8, điều mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 2009. Bản báo cáo thường niên của MLNQVN nhằm mục đích thứ nhất là trình bày cho dư luận thế giới biết về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Thứ hai là cung cấp những tài liệu cho các tổ chức đấu tranh nhân quyền mỗi lần họ tiếp xúc với các tổ chức nhân quyền quốc tế, bởi vì vậy chúng tôi đã in thành hai ấn bản, một ấn bản bằng tiếng Anh, một ấn bản bằng tiếng Việt. Bản tiếng Anh để giúp cho vấn đề giao dịch với các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các chính phủ.”
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, ông Đỗ Anh Tài và ông Nguyễn Bá Lộc đại diện cho Ban Phối Hợp MLNQVN lần lượt trình bày vắn tắt 8 vấn đề được nêu trong bản báo cáo, bao gồm Quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, Quyền được toà án độc lập xét xử công bằng và vô tư, Quyền được tham gia đời sống chính trị quốc gia, Quyền tự do phát biểu và tự do ngôn luận, Quyền tự do tôn giáo và thờ phượng, Quyền được đối xử bình đẳng không kỳ thị, Quyền được làm việc và hưởng thụ thành quả lao động, và Quyền được hưởng an sinh xã hội.
Cách thức để thực hiện bản báo cáo, theo Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, là “nhờ sự phối hợp giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền trong nước”:
“Cách thức để chúng tôi thực hiện bản báo cáo này là nhờ sự phối hợp giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền trong nước. Những tài liệu chúng tôi dùng là những tài liệu mở, nghĩa là người đọc có thể kiểm chứng được những điều chúng tôi nói trong bản báo cáo. Những tài liệu này hoặc do những nhà đấu tranh trong nước đưa ra và chúng tôi đã kiểm chứng qua những thông tin chính thức của trong và ngoài nước.”
Bản Báo Cáo Nhân Quyền thường niên của MLNQVN còn cập nhật danh sách của 145 tù nhân lương tâm còn bị giam giữ và 37 tù nhân lương tâm còn bị quản chế đến ngày 30 Tháng Ba, 2017.
Trong buổi họp báo này, ông Tùng còn cho biết, ngoài giải thưởng Nhân Quyền được trao hằng năm, mỗi tháng một lần, MLNQVN còn thu xếp tài chánh để trao giải Phóng Viên Vỉa Hè, tức trao cho tác giả của những video clip được thực hiện để nói về vấn đề đấu tranh nhân quyền, chứ không phải nhân vật được nêu trong các video clip đó.
Với bản báo cáo này, MLNQVN không những muốn báo động dư luận thế giới về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay, mà còn yêu cầu nhà cầm quyền CSVN chấm dứt những vi phạm đã tồn tại trong nhiều năm qua đồng thời phải bồi thường xứng đáng những thiệt hại gây ra cho nhân dân và các tập thể quần chúng. MLNQVN cũng ước mong các chính quyền dân chủ và yêu chuộng tự do và các tổ chức nhân quyền quốc tế có thái độ thích đáng đối với Việt Nam vì những thành tích tệ hại về nhân quyền của họ; đặc biệt cần ngăn cản việc chính quyền Việt Nam làm hoen ố uy tín của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc khi họ lạm dụng tư cách thành viên của hội đồng.
Nói về những thành quả mà MLNQVN làm được trong hai thập niên qua, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng phát biểu:
“Mục đích chính của MLNQVN khi được thành lập là để hỗ trợ cho các nhà đấu tranh trong nước và để thực hiện mục đích đó thì hằng năm chúng tôi có tổ chức một giải Nhân Quyền từ năm 2002. Giải Nhân Quyền có mục đích để tuyên dương những hoạt động đấu tranh trong nước. Và để hỗ trợ các nhà đấu tranh trong nước, chúng tôi cũng có những công việc khác, chẳng hạn như hỗ trợ về tài chánh, nhưng quan trọng nhất là hỗ trợ tinh thần. Chúng tôi kết nối được trong nước và hải ngoại, đó là điều chúng tôi thành công.
Còn việc hiệu quả như thế nào, feedback tùy sự đánh giá của người ngoài. Nhưng năm nay chúng tôi có một điều vui là vào ngày Thứ Bảy tới, có một tổ chức nhân quyền ở Mỹ trao giải cho MLNQVN vì họ nói rằng MLNQVN đã tích cực trong 20 năm qua để vận động vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Tôi nghĩ đó là đánh giá của người ngoại quốc.”