Pháp luật Việt Nam, ngày 25/4/2017
Trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ án oan sai khiến nhiều người đã phải ngồi tù rất nhiều năm dù cho họ không phạm tội. Những công dân đó phải kể đến như, ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn… Hãy cùng Pháp luật Plus điểm lại 7 vụ án oan gây chấn động trong thời gian qua.
1 – Vụ án oan Hàn Đức Long
Vào 14h ngày 25/4, TAND Cấp cao sẽ tổ chức công khai xin lỗi đối với ông Hàn Đức Long (xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang).
Ông Hàn Đức Long là người đã từng phải ngồi tù oan hơn 11 năm về tội danh “Giết người và Hiếp dâm”.
19h ngày 26/6/2005, vụ án hiếp dâm trẻ em, giết người diễn ra tại thôn Yên Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang – nơi mà ông Hàn Đức Long đang sinh sống cùng gia đình.
Sau 4 tháng không tìm ra thủ phạm, CQĐT nhận được đơn tố cáo của bà Ngô Thị Khuyến và con gái của bà Khuyến là Trương Thị Năm (hàng xóm nhà ông Hàn Đức Long, từng có xô xát vì tranh chấp đất đai) đều tố cáo bị ông Long hiếp dâm. Khi bị giam, ông Long khai là hung thủ hiếp dâm mẹ con bà Khuyến cùng việc hiếp dâm và giết hại cháu Nguyễn Thị Y.
Ngày 7/11/2013, Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã có lá thư viết tay gửi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị chỉ đạo xem xét lại vụ án. Đây cũng là mấu chốt đưa vụ án đi đến nhưng bước chuyển biến mới tích cực
Ngày 20/12/2016, Viện KSND tỉnh Bắc Giang khẳng định chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Hàn Đức Long về các tội danh trên. Vì vậy, đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án với bị can Hàn Đức Long.
2 – Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù 10 năm khiến gia đình tan nát
Tháng 8/2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị công an huyện Việt Yên, Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm Nguyễn Thị Hoan tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên. Qua các cấp xét xử, tòa án xác định ông phạm tội giết người, tuyên án tù chung thân. Suốt quá trình bị bắt, xét xử và khi bị kết án, ông liên tục kêu oan.
Vợ ông cũng ròng rã tới nhiều cơ quan công quyền kêu oan cho chồng. Tháng 7/2013, trong đơn gửi VKSND Tối cao, bà cho hay đã tự xác minh được thủ phạm của vụ án là Lý Nguyễn Chung. Xem xét đơn, Cục điều tra VKSND Tối cao đã vào cuộc.
Tháng 11/2013, ông Chấn được VKSND Tối cao tạm tha về nhà sau 10 năm bị bắt. Hai hôm sau, TAND Tối cao trong phiên tái thẩm đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người. Vụ án được điều tra lại.
Trước đó ít ngày, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, nhận đã giết chị Hoan để cướp 2 chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng. Sau khi điều tra, xác minh, Chung bị bắt giữ và khởi tố về tội Giết người, Cướp tài sản. Đầu năm 2014, ông Chấn chính thức được công nhận vô tội.
Ông Nguyễn Thanh Chấn hiện đã nhận số tiền bồi thường hơn 7 tỷ đồng.
3 – Vụ án “vườn điều” khiến ông Nén và cả gia đình vướng vòng lao lý
Với hai lần bị kết án tử, ông Huỳnh Văn Nén được xem là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan, được gọi là “Người tù xuyên thế kỷ”.
Tháng 4/1998, ông Nén bị cho là dùng đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp chiếc nhẫn. Hơn 2 năm sau, TAND tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong “kỳ án vườn điều” xảy ra 5 năm trước. Sau 12 năm cơ quan điều tra không buộc tội được các bị can, không tìm ra hung thủ, gia đình ông Nén được minh oan, bồi thường gần một tỷ đồng.
Riêng ông Nén không được giải quyết vì đang thi hành bản án chung thân vì bị cho là giết bà Bông, cướp nhẫn vàng.
Gần 17 năm ngồi tù, cuối năm 2015, Công an tỉnh Bình Thuận đình chỉ điều tra đối với ông Nén sau khi tìm ra hung thủ giết bà Bông. Không lâu sau ông được TAND tỉnh công khai xin lỗi tại địa phương.
Ngay khi được minh oan, ông viết đơn gửi VKSND Tối cao đề nghị xử lý hình sự 14 cán bộ trong ngành công an, VKS, TAND tỉnh Bình Thuận gây oan sai cho ông và 9 thành viên trong gia đình vợ.
Tháng 4/2016, ông Nén đến TAND tỉnh Bình Thuận nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại 18 tỷ đồng vì phải mang 2 án oan về tội Giết người.
4 – Trần văn Thêm – người đã mang thân phận “tử tù” hơn suốt 40 năm qua
Sáng nay 11/8, tại hội trường trung tâm huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương gồm đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội, VKSND Cấp cao tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi đối với ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, ngụ tại Bắc Ninh), người đã mang thân phận tử tù hơn suốt 40 năm qua.
Ông Thêm cùng em họ là ông Văn đi mua hàng, về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên vào chòi ven đường để ngủ. Khoảng 1 giờ sáng, khi đang ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập búa vào đầu mình. Cùng lúc, tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu ông Văn.
Nghe tiếng kêu cứu, người dân đưa anh em ông Thêm vào BV cấp cứu nhưng ông Văn đã chết.
Cho rằng ông Thêm là hung thủ giết người, tháng 8/1972, TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên tử hình ông Thêm. Tháng 8/1973, cấp phúc thẩm tiếp tục y án sơ thẩm.
Đầu năm 1976, ông Thêm được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Thời điểm này, ông đã bị giam năm năm sáu tháng bảy ngày.
Với thủ phạm sát hại ông Nguyễn Khắc Văn, do bối cảnh đất nước sau chiến tranh nên nhà chức trách chưa đưa ra xét xử. Đầu những năm 1980 nghi phạm đã chết. Bộ Công an cho rằng đây là “lý do vụ án bị kéo dài đến nay và ông Thêm chưa được cơ quan có thẩm quyền nào xác định vô tội”.
Đến năm 2014, với sự giúp đỡ của người thân và Luật sư, gia đình ông mới tìm thấy hai bản Sơ thẩm và Phúc thẩm lưu trữ tại Công an tỉnh Bắc Ninh. Từ đây vụ án được lật lại.
Tại buổi xin lỗi công khai, Thiếu tướng Vũ Quang Hưng, Phó Thủ tưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an, đã công bố quyết định đình chỉ bị can. Theo đó, kết quả điều tra cho thấy, có căn cứ xác định ông Thêm không phạm tội giết ông Nguyễn Khắc Văn. Căn cứ các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, quyết định đình chỉ bị can đối với bị can Trần Văn Thêm.
5 – Chiếc đồng hồ oan nghiệt
Ông Bùi Minh Hải là cán bộ xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Chiều tối 24/1/1998, ông ra thị trấn Long Thành dự tiệc tất niên với bạn và mang chiếc đồng hồ hiệu Seiko của con đi sửa. Trên đường quay về nơi làm thêm buổi tối, do say rượu nên ông té ngã và làm rơi chiếc đồng hồ bên vệ đường.
Sáng hôm sau, ông quay lại tìm nhưng không thấy. Cũng trong thời điểm ấy, người dân phát hiện thi thể chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực.
Gần hiện trường, cảnh sát thu giữ được chiếc đồng hồ Seiko. Chiều cùng ngày, ông Hải bị công an bắt giữ vì bị tình nghi là thủ phạm giết chị Dung, giấu xác nạn nhân gần nơi chiếc đồng hồ bị đánh rơi.
Suốt quá trình điều tra và xét xử, ông Hải một mực kêu oan và đưa ra các bằng chứng ngoại phạm.
Tháng 11/1998, trong phiên xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai, VKSND cùng cấp khẳng định ông Hải chính là thủ phạm trong vụ giết người, cướp của, hiếp dâm và đề nghị mức án tử hình với bị cáo. Tuy nhiên, tòa đã tuyên phạt ông Hải mức án chung thân.
Thời gian chờ xử phúc thẩm vụ án, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tiếp tục xảy ra vụ án giết người, hiếp dâm mà nạn nhân là một bé gái. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng bắt giữ thủ phạm Nguyễn Văn Tèo. Tèo đồng thời khai còn giết chị Dung.
Ngay sau đó, VKSND tỉnh Đồng Nai quyết định trả tự do cho ông Hải mà không cần chờ tòa xét xử phúc thẩm. Sau 16 tháng ngồi tù, ông Hải sụt mất 8 kg. Ông được bồi thường 59,9 triệu đồng cho việc bị kết án oan. Có 11 cán bộ của cơ quan pháp luật liên quan, thụ lý vụ này bị đình chỉ công tác hoặc cách chức.
6 – 16 năm 3 tháng ở tù oan với tội danh giết người
Ngày 21/5/1979, ông Trần Văn Chiến bị bắt tạm giam ngày với tội danh giết người xảy ra tại xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Chiến mức án tù chung thân. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995. Năm 1997, Trần Văn U mới bị bắt.
Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến không phạm tội giết người.
Tại bản án phúc thẩm số 424 ngày 12/4/2002, TAND tối cao tại TP.HCM giữ nguyên bản án sơ thẩm: ông Chiến vô tội.
Ngày 23/12/2004 ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang xin lỗi trên 3 tờ báo trung ương và địa phương, nhưng cũng chỉ được đền bù oan sai 252 triệu đồng cho hơn 16 năm tù oan.
7 – Hai lần bị tuyên tử hình dù không buôn ma túy
Tháng 6/2003, Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, ngụ ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) bị bắt với tội danh buôn bán ma túy.
Ngày 18/6/2004, án sơ thẩm lần thứ nhất của TAND tỉnh Tây Ninh tuyên Hùng tử hình. Tháng 7/2004, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại do Hùng kháng cáo kêu oan đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Đến năm 2006, án sơ thẩm lần hai của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên án tử hình. Phải đến phiên phúc thẩm lần 2 vào tháng 4/2007, tòa mới phát hiện các chứng cứ buộc tội anh Nguyễn Minh Hùng có nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, khi đó kẻ đứng đầu đường dây, người từng kéo anh vào vòng lao lý mới phản cung. Bị cáo Nguyễn Thị Anh Thư đã một mực xin tòa minh oan cho anh Hùng với lý do trước đó khai không đúng sự thật và “không muốn phạm thêm tội ác nữa”.
Thêm vào đó, vợ anh Hùng đã cung cấp thêm bằng chứng là giấy xác nhận của một nhà nghỉ nơi vợ chồng anh trọ vào đúng ngày bị cáo buộc là đi giao heroin. Ngày 13/6/2008, anh Nguyễn Minh Hùng được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh phê chuẩn quyết định “tha bổng” sau hơn 4 năm bị tù oan và phải đối diện với 2 bản án tử hình.
Nguyễn Minh Hùng được Công an tỉnh Tây Ninh xin lỗi công khai vào ngày 19/11/2008 và chỉ được bồi thường số tiền 130 triệu đồng cho hơn 5 năm tù oan.
April 26, 2017
7 vụ án oan gây chấn động Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Pháp luật Việt Nam, ngày 25/4/2017
Trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ án oan sai khiến nhiều người đã phải ngồi tù rất nhiều năm dù cho họ không phạm tội. Những công dân đó phải kể đến như, ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn… Hãy cùng Pháp luật Plus điểm lại 7 vụ án oan gây chấn động trong thời gian qua.
1 – Vụ án oan Hàn Đức Long
Vào 14h ngày 25/4, TAND Cấp cao sẽ tổ chức công khai xin lỗi đối với ông Hàn Đức Long (xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang).
Ông Hàn Đức Long là người đã từng phải ngồi tù oan hơn 11 năm về tội danh “Giết người và Hiếp dâm”.
19h ngày 26/6/2005, vụ án hiếp dâm trẻ em, giết người diễn ra tại thôn Yên Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang – nơi mà ông Hàn Đức Long đang sinh sống cùng gia đình.
Sau 4 tháng không tìm ra thủ phạm, CQĐT nhận được đơn tố cáo của bà Ngô Thị Khuyến và con gái của bà Khuyến là Trương Thị Năm (hàng xóm nhà ông Hàn Đức Long, từng có xô xát vì tranh chấp đất đai) đều tố cáo bị ông Long hiếp dâm. Khi bị giam, ông Long khai là hung thủ hiếp dâm mẹ con bà Khuyến cùng việc hiếp dâm và giết hại cháu Nguyễn Thị Y.
Ngày 7/11/2013, Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã có lá thư viết tay gửi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị chỉ đạo xem xét lại vụ án. Đây cũng là mấu chốt đưa vụ án đi đến nhưng bước chuyển biến mới tích cực
Ngày 20/12/2016, Viện KSND tỉnh Bắc Giang khẳng định chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Hàn Đức Long về các tội danh trên. Vì vậy, đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án với bị can Hàn Đức Long.
2 – Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù 10 năm khiến gia đình tan nát
Tháng 8/2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị công an huyện Việt Yên, Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm Nguyễn Thị Hoan tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên. Qua các cấp xét xử, tòa án xác định ông phạm tội giết người, tuyên án tù chung thân. Suốt quá trình bị bắt, xét xử và khi bị kết án, ông liên tục kêu oan.
Vợ ông cũng ròng rã tới nhiều cơ quan công quyền kêu oan cho chồng. Tháng 7/2013, trong đơn gửi VKSND Tối cao, bà cho hay đã tự xác minh được thủ phạm của vụ án là Lý Nguyễn Chung. Xem xét đơn, Cục điều tra VKSND Tối cao đã vào cuộc.
Tháng 11/2013, ông Chấn được VKSND Tối cao tạm tha về nhà sau 10 năm bị bắt. Hai hôm sau, TAND Tối cao trong phiên tái thẩm đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người. Vụ án được điều tra lại.
Trước đó ít ngày, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, nhận đã giết chị Hoan để cướp 2 chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng. Sau khi điều tra, xác minh, Chung bị bắt giữ và khởi tố về tội Giết người, Cướp tài sản. Đầu năm 2014, ông Chấn chính thức được công nhận vô tội.
Ông Nguyễn Thanh Chấn hiện đã nhận số tiền bồi thường hơn 7 tỷ đồng.
3 – Vụ án “vườn điều” khiến ông Nén và cả gia đình vướng vòng lao lý
Với hai lần bị kết án tử, ông Huỳnh Văn Nén được xem là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan, được gọi là “Người tù xuyên thế kỷ”.
Tháng 4/1998, ông Nén bị cho là dùng đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp chiếc nhẫn. Hơn 2 năm sau, TAND tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong “kỳ án vườn điều” xảy ra 5 năm trước. Sau 12 năm cơ quan điều tra không buộc tội được các bị can, không tìm ra hung thủ, gia đình ông Nén được minh oan, bồi thường gần một tỷ đồng.
Riêng ông Nén không được giải quyết vì đang thi hành bản án chung thân vì bị cho là giết bà Bông, cướp nhẫn vàng.
Gần 17 năm ngồi tù, cuối năm 2015, Công an tỉnh Bình Thuận đình chỉ điều tra đối với ông Nén sau khi tìm ra hung thủ giết bà Bông. Không lâu sau ông được TAND tỉnh công khai xin lỗi tại địa phương.
Ngay khi được minh oan, ông viết đơn gửi VKSND Tối cao đề nghị xử lý hình sự 14 cán bộ trong ngành công an, VKS, TAND tỉnh Bình Thuận gây oan sai cho ông và 9 thành viên trong gia đình vợ.
Tháng 4/2016, ông Nén đến TAND tỉnh Bình Thuận nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại 18 tỷ đồng vì phải mang 2 án oan về tội Giết người.
4 – Trần văn Thêm – người đã mang thân phận “tử tù” hơn suốt 40 năm qua
Sáng nay 11/8, tại hội trường trung tâm huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương gồm đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội, VKSND Cấp cao tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi đối với ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, ngụ tại Bắc Ninh), người đã mang thân phận tử tù hơn suốt 40 năm qua.
Ông Thêm cùng em họ là ông Văn đi mua hàng, về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên vào chòi ven đường để ngủ. Khoảng 1 giờ sáng, khi đang ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập búa vào đầu mình. Cùng lúc, tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu ông Văn.
Nghe tiếng kêu cứu, người dân đưa anh em ông Thêm vào BV cấp cứu nhưng ông Văn đã chết.
Cho rằng ông Thêm là hung thủ giết người, tháng 8/1972, TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên tử hình ông Thêm. Tháng 8/1973, cấp phúc thẩm tiếp tục y án sơ thẩm.
Đầu năm 1976, ông Thêm được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Thời điểm này, ông đã bị giam năm năm sáu tháng bảy ngày.
Với thủ phạm sát hại ông Nguyễn Khắc Văn, do bối cảnh đất nước sau chiến tranh nên nhà chức trách chưa đưa ra xét xử. Đầu những năm 1980 nghi phạm đã chết. Bộ Công an cho rằng đây là “lý do vụ án bị kéo dài đến nay và ông Thêm chưa được cơ quan có thẩm quyền nào xác định vô tội”.
Đến năm 2014, với sự giúp đỡ của người thân và Luật sư, gia đình ông mới tìm thấy hai bản Sơ thẩm và Phúc thẩm lưu trữ tại Công an tỉnh Bắc Ninh. Từ đây vụ án được lật lại.
Tại buổi xin lỗi công khai, Thiếu tướng Vũ Quang Hưng, Phó Thủ tưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an, đã công bố quyết định đình chỉ bị can. Theo đó, kết quả điều tra cho thấy, có căn cứ xác định ông Thêm không phạm tội giết ông Nguyễn Khắc Văn. Căn cứ các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, quyết định đình chỉ bị can đối với bị can Trần Văn Thêm.
5 – Chiếc đồng hồ oan nghiệt
Ông Bùi Minh Hải là cán bộ xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Chiều tối 24/1/1998, ông ra thị trấn Long Thành dự tiệc tất niên với bạn và mang chiếc đồng hồ hiệu Seiko của con đi sửa. Trên đường quay về nơi làm thêm buổi tối, do say rượu nên ông té ngã và làm rơi chiếc đồng hồ bên vệ đường.
Sáng hôm sau, ông quay lại tìm nhưng không thấy. Cũng trong thời điểm ấy, người dân phát hiện thi thể chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực.
Gần hiện trường, cảnh sát thu giữ được chiếc đồng hồ Seiko. Chiều cùng ngày, ông Hải bị công an bắt giữ vì bị tình nghi là thủ phạm giết chị Dung, giấu xác nạn nhân gần nơi chiếc đồng hồ bị đánh rơi.
Suốt quá trình điều tra và xét xử, ông Hải một mực kêu oan và đưa ra các bằng chứng ngoại phạm.
Tháng 11/1998, trong phiên xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai, VKSND cùng cấp khẳng định ông Hải chính là thủ phạm trong vụ giết người, cướp của, hiếp dâm và đề nghị mức án tử hình với bị cáo. Tuy nhiên, tòa đã tuyên phạt ông Hải mức án chung thân.
Thời gian chờ xử phúc thẩm vụ án, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tiếp tục xảy ra vụ án giết người, hiếp dâm mà nạn nhân là một bé gái. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng bắt giữ thủ phạm Nguyễn Văn Tèo. Tèo đồng thời khai còn giết chị Dung.
Ngay sau đó, VKSND tỉnh Đồng Nai quyết định trả tự do cho ông Hải mà không cần chờ tòa xét xử phúc thẩm. Sau 16 tháng ngồi tù, ông Hải sụt mất 8 kg. Ông được bồi thường 59,9 triệu đồng cho việc bị kết án oan. Có 11 cán bộ của cơ quan pháp luật liên quan, thụ lý vụ này bị đình chỉ công tác hoặc cách chức.
6 – 16 năm 3 tháng ở tù oan với tội danh giết người
Ngày 21/5/1979, ông Trần Văn Chiến bị bắt tạm giam ngày với tội danh giết người xảy ra tại xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Chiến mức án tù chung thân. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995. Năm 1997, Trần Văn U mới bị bắt.
Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến không phạm tội giết người.
Tại bản án phúc thẩm số 424 ngày 12/4/2002, TAND tối cao tại TP.HCM giữ nguyên bản án sơ thẩm: ông Chiến vô tội.
Ngày 23/12/2004 ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang xin lỗi trên 3 tờ báo trung ương và địa phương, nhưng cũng chỉ được đền bù oan sai 252 triệu đồng cho hơn 16 năm tù oan.
7 – Hai lần bị tuyên tử hình dù không buôn ma túy
Tháng 6/2003, Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, ngụ ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) bị bắt với tội danh buôn bán ma túy.
Ngày 18/6/2004, án sơ thẩm lần thứ nhất của TAND tỉnh Tây Ninh tuyên Hùng tử hình. Tháng 7/2004, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại do Hùng kháng cáo kêu oan đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Đến năm 2006, án sơ thẩm lần hai của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên án tử hình. Phải đến phiên phúc thẩm lần 2 vào tháng 4/2007, tòa mới phát hiện các chứng cứ buộc tội anh Nguyễn Minh Hùng có nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, khi đó kẻ đứng đầu đường dây, người từng kéo anh vào vòng lao lý mới phản cung. Bị cáo Nguyễn Thị Anh Thư đã một mực xin tòa minh oan cho anh Hùng với lý do trước đó khai không đúng sự thật và “không muốn phạm thêm tội ác nữa”.
Thêm vào đó, vợ anh Hùng đã cung cấp thêm bằng chứng là giấy xác nhận của một nhà nghỉ nơi vợ chồng anh trọ vào đúng ngày bị cáo buộc là đi giao heroin. Ngày 13/6/2008, anh Nguyễn Minh Hùng được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh phê chuẩn quyết định “tha bổng” sau hơn 4 năm bị tù oan và phải đối diện với 2 bản án tử hình.
Nguyễn Minh Hùng được Công an tỉnh Tây Ninh xin lỗi công khai vào ngày 19/11/2008 và chỉ được bồi thường số tiền 130 triệu đồng cho hơn 5 năm tù oan.