Đó là ý kiến phản hồi của Thứ trưởng Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, với một phái đoàn dân biểu của Quốc hội châu Âu khi họ nói rằng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ gắn chặt với các đòi hỏi về nhân quyền ở Việt Nam.
Như Luật Khoa đã đưa tin, vào cuối tháng 2 vừa qua, một phái đoàn dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Quốc hội châu Âu (DROI) đã đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền và khả năng phê chuẩn EVFTA.
Dưới đây là tóm lược một số nội dung trong bản báo cáo của phái đoàn sau khi rời Việt Nam do DROI cung cấp cho nguồn tin của Luật Khoa. Báo cáo thuật lại sơ bộ các cuộc gặp với những quan chức cao cấp của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, trong đó có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương. Ngoài ra, còn có các cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn với đại diện tôn giáo và khối xã hội dân sự (có giấy phép cũng như không có giấy phép) ở Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam ca ngợi Hiến pháp 2013
DROI có gặp bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội, để đề xuất thành lập một ủy ban lập pháp chung. Còn trong cuộc gặp với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Dung, phái đoàn nêu ra các vấn đề liên quan tới Bộ luật Hình sự, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, bạo lực giới, nạn buôn người và án tử hình.
Bà Dung cho biết, vai trò của Quốc hội như là cơ quan quyền lực cao nhất và cơ quan lập pháp vẫn luôn được đề cao, đồng thời, Hiến pháp mới của Việt Nam (2013) cũng đã được hoàn thiện, có một chương riêng về quyền con người. Về án tử hình, trước có 44 tội danh phải chịu tử hình nhưng nay chỉ còn 18.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Ngô Đức Mạnh cũng đề cao bản Hiến pháp mới, nhất là ở khía cạnh bảo vệ quyền tự do biểu đạt và lập hội.
Quan điểm khác nhau từ Chính phủ, XHDS, và LHQ
Phái đoàn của DROI thảo luận về triển vọng phê chuẩn EVFTA với Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh. Họ đề cập đến cam kết của Việt Nam là cho phép công đoàn độc lập hoạt động, đảm bảo quyền tự do biểu đạt của các blogger… DROI nhấn mạnh rằng tình hình có thể tiến triển chậm nhưng nhất thiết phải đúng hướng.
Khi gặp Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương, phái đoàn cho biết họ ủng hộ FTA, cũng như nói rõ rằng FTA liên quan chặt chẽ tới nhân quyền. Đặc biệt, họ nói về tình trạng một số nhà hoạt động xã hội dân sự vẫn thường xuyên bị công an sách nhiễu và ngăn chặn, không cho họ tiếp xúc với phái đoàn lần này. Ngoài ra, các dân biểu cũng nhắc đến việc công dân Việt Nam đã biểu tình để bày tỏ sự lo ngại về tình hình môi trường trong thảm họa biển miền Trung năm ngoái, nhưng bị đàn áp. Theo họ, biểu tình không nên bị coi là một mối đe dọa đối với nhà nước.
Đáp lại, Thứ trưởng Lê Quý Vương giải thích, thể chế là một phần căn bản của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, và Chính phủ Việt Nam vẫn nỗ lực bảo vệ người dân. Ông giữ quan điểm cho rằng các vấn đề mà phái đoàn dân biểu nêu ra cho thấy họ không hiểu rõ về cơ chế ở Việt Nam.
Ở một chiều kích khác, phái đoàn của DROI gặp gỡ cả các đại diện của một số tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam. Họ ăn trưa với ba tổ chức phi chính phủ có giấy phép để nghe các NGO này trình bày về công việc của mình (ngày 22/2) và một ngày sau đó thì gặp một nhóm nhà hoạt động thuộc các tổ chức không giấy phép.
Đại diện một số tổ chức XHDS Việt Nam gặp gỡ phái đoàn dân biểu EU ngày 23/2 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Chí Tuyến.
Các nhà hoạt động đã phản ánh lại những khó khăn trong những công việc bảo vệ nhân quyền vốn bị nhà nước đánh giá tiêu cực, xem là “chống phá”. Sách nhiễu, phân biệt đối xử nghiêm trọng và đặc biệt, bạo lực từ phía công an, là các vấn đề lớn nhất. Hai bên trong cuộc gặp còn thảo luận chi tiết về tình trạng cấm xuất cảnh đối với giới hoạt động nhân quyền.
DROI cũng mời đại diện một vài nhóm tôn giáo – cụ thể là Công giáo và Phật giáo – tới gặp các dân biểu. Họ ghi nhận ba cách phản hồi khác nhau: Một vị nói rằng ở Việt Nam, trên danh nghĩa (theo luật) thì có tự do tôn giáo nhưng trên thực tế thì không, quyền lực của đảng Cộng sản bao trùm lên nhà nước, không tồn tại tam quyền phân lập. Vị thứ hai phát biểu nhẹ nhàng hơn, và vị thứ ba cho biết là không có vấn đề gì với tình hình tự do tôn giáo hiện hành.
Các dân biểu tiếp xúc với một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam để thảo luận về lĩnh vực chính sách công. Theo Liên Hợp Quốc, sự khác biệt lớn nhất giữa cơ quan hành pháp của Việt Nam và EU là Việt Nam tập trung vào việc bảo vệ và giữ vững nhà nước, còn ở châu Âu thì các chính phủ tập trung bảo vệ sinh mạng, thân thể và tài sản của người dân. Vai trò của công an ở Việt Nam khi điều tra là làm sao lấy được lời nhận tội từ nghi phạm, thay vì thu thập bằng chứng một cách khách quan.
Những lo ngại về nhân quyền
Bản báo cáo của phái đoàn dân biểu EU dành một phần lớn để nói về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam theo nhận định của họ. “Tình hình kinh tế và xã hội của đất nước được cải thiện đáng kể trong 20 năm qua. Tiến bộ về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Lượng người dùng Facebook trên đà tăng, blog phát triển và ở một chừng mực nào đó thì các quan điểm phản biện có thể được bày tỏ”.
Tuy thế, vẫn tồn tại những vấn đề lớn về nhân quyền, đặc biệt về quyền tự do biểu đạt, hiệp hội, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Blogger phản biện mạnh có nguy cơ bị trả thù bằng nhiều hình thức như đe dọa, cấm xuất cảnh, bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù.
Phái đoàn có bày tỏ quan ngại rằng trong Bộ luật Hình sự, Việt Nam vẫn chưa bỏ án tử hình khỏi những tội danh được quy định mơ hồ, có liên quan đến khái niệm “an ninh quốc gia”. Một báo cáo gần đây của Bộ Công an cho biết có 429 người bị tử hình trong thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2014.
Các dân biểu kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét tạm hoãn thi hành các án tử hình – như là bước đầu tiên để tiến tới xóa bỏ hình phạt này trong hệ thống luật Việt Nam.
Cuối cùng, phái đoàn nhấn mạnh một thông điệp rõ ràng rằng những chỉ dấu tích cực về nhân quyền sẽ là điều kiện thiết yếu để Quốc hội châu Âu phê chuẩn EVFTA. “Trong bối cảnh hiện nay, khi tinh thần chống toàn cầu hóa đang dâng lên, các dân biểu xin lưu ý (phía Việt Nam) là không thể coi việc phê chuẩn EVFTA như một chuyện đương nhiên. Chính quyền Việt Nam phải cho thấy những dấu hiệu rõ nét về việc họ tôn trọng nhân quyền, kể cả quyền công nhân được tự tổ chức lại với nhau trong các công đoàn độc lập, mặc cả tập thể và bảo vệ quyền của mình”.
Phía chủ nhà Việt Nam đáp lại bằng phát biểu: Việc EU không phê chuẩn EVFTA sẽ không mang lại giải pháp nào cho vấn đề.
Cả hai bên đều thừa nhận đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU là một thiết chế quan trọng, cần được tiếp tục sử dụng.
April 25, 2017
Đối thoại FTA: Thứ trưởng Công an cho rằng ‘EU không hiểu rõ cơ chế Việt Nam’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trần Hà Linh, Luật Khoa, ngày 22/4/2017
Đó là ý kiến phản hồi của Thứ trưởng Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, với một phái đoàn dân biểu của Quốc hội châu Âu khi họ nói rằng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ gắn chặt với các đòi hỏi về nhân quyền ở Việt Nam.
Như Luật Khoa đã đưa tin, vào cuối tháng 2 vừa qua, một phái đoàn dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Quốc hội châu Âu (DROI) đã đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền và khả năng phê chuẩn EVFTA.
Dưới đây là tóm lược một số nội dung trong bản báo cáo của phái đoàn sau khi rời Việt Nam do DROI cung cấp cho nguồn tin của Luật Khoa. Báo cáo thuật lại sơ bộ các cuộc gặp với những quan chức cao cấp của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, trong đó có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương. Ngoài ra, còn có các cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn với đại diện tôn giáo và khối xã hội dân sự (có giấy phép cũng như không có giấy phép) ở Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam ca ngợi Hiến pháp 2013
DROI có gặp bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội, để đề xuất thành lập một ủy ban lập pháp chung. Còn trong cuộc gặp với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Dung, phái đoàn nêu ra các vấn đề liên quan tới Bộ luật Hình sự, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, bạo lực giới, nạn buôn người và án tử hình.
Bà Dung cho biết, vai trò của Quốc hội như là cơ quan quyền lực cao nhất và cơ quan lập pháp vẫn luôn được đề cao, đồng thời, Hiến pháp mới của Việt Nam (2013) cũng đã được hoàn thiện, có một chương riêng về quyền con người. Về án tử hình, trước có 44 tội danh phải chịu tử hình nhưng nay chỉ còn 18.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Ngô Đức Mạnh cũng đề cao bản Hiến pháp mới, nhất là ở khía cạnh bảo vệ quyền tự do biểu đạt và lập hội.
Quan điểm khác nhau từ Chính phủ, XHDS, và LHQ
Phái đoàn của DROI thảo luận về triển vọng phê chuẩn EVFTA với Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh. Họ đề cập đến cam kết của Việt Nam là cho phép công đoàn độc lập hoạt động, đảm bảo quyền tự do biểu đạt của các blogger… DROI nhấn mạnh rằng tình hình có thể tiến triển chậm nhưng nhất thiết phải đúng hướng.
Khi gặp Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương, phái đoàn cho biết họ ủng hộ FTA, cũng như nói rõ rằng FTA liên quan chặt chẽ tới nhân quyền. Đặc biệt, họ nói về tình trạng một số nhà hoạt động xã hội dân sự vẫn thường xuyên bị công an sách nhiễu và ngăn chặn, không cho họ tiếp xúc với phái đoàn lần này. Ngoài ra, các dân biểu cũng nhắc đến việc công dân Việt Nam đã biểu tình để bày tỏ sự lo ngại về tình hình môi trường trong thảm họa biển miền Trung năm ngoái, nhưng bị đàn áp. Theo họ, biểu tình không nên bị coi là một mối đe dọa đối với nhà nước.
Đáp lại, Thứ trưởng Lê Quý Vương giải thích, thể chế là một phần căn bản của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, và Chính phủ Việt Nam vẫn nỗ lực bảo vệ người dân. Ông giữ quan điểm cho rằng các vấn đề mà phái đoàn dân biểu nêu ra cho thấy họ không hiểu rõ về cơ chế ở Việt Nam.
Ở một chiều kích khác, phái đoàn của DROI gặp gỡ cả các đại diện của một số tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam. Họ ăn trưa với ba tổ chức phi chính phủ có giấy phép để nghe các NGO này trình bày về công việc của mình (ngày 22/2) và một ngày sau đó thì gặp một nhóm nhà hoạt động thuộc các tổ chức không giấy phép.
Đại diện một số tổ chức XHDS Việt Nam gặp gỡ phái đoàn dân biểu EU ngày 23/2 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Chí Tuyến.
Các nhà hoạt động đã phản ánh lại những khó khăn trong những công việc bảo vệ nhân quyền vốn bị nhà nước đánh giá tiêu cực, xem là “chống phá”. Sách nhiễu, phân biệt đối xử nghiêm trọng và đặc biệt, bạo lực từ phía công an, là các vấn đề lớn nhất. Hai bên trong cuộc gặp còn thảo luận chi tiết về tình trạng cấm xuất cảnh đối với giới hoạt động nhân quyền.
DROI cũng mời đại diện một vài nhóm tôn giáo – cụ thể là Công giáo và Phật giáo – tới gặp các dân biểu. Họ ghi nhận ba cách phản hồi khác nhau: Một vị nói rằng ở Việt Nam, trên danh nghĩa (theo luật) thì có tự do tôn giáo nhưng trên thực tế thì không, quyền lực của đảng Cộng sản bao trùm lên nhà nước, không tồn tại tam quyền phân lập. Vị thứ hai phát biểu nhẹ nhàng hơn, và vị thứ ba cho biết là không có vấn đề gì với tình hình tự do tôn giáo hiện hành.
Các dân biểu tiếp xúc với một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam để thảo luận về lĩnh vực chính sách công. Theo Liên Hợp Quốc, sự khác biệt lớn nhất giữa cơ quan hành pháp của Việt Nam và EU là Việt Nam tập trung vào việc bảo vệ và giữ vững nhà nước, còn ở châu Âu thì các chính phủ tập trung bảo vệ sinh mạng, thân thể và tài sản của người dân. Vai trò của công an ở Việt Nam khi điều tra là làm sao lấy được lời nhận tội từ nghi phạm, thay vì thu thập bằng chứng một cách khách quan.
Những lo ngại về nhân quyền
Bản báo cáo của phái đoàn dân biểu EU dành một phần lớn để nói về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam theo nhận định của họ. “Tình hình kinh tế và xã hội của đất nước được cải thiện đáng kể trong 20 năm qua. Tiến bộ về giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Lượng người dùng Facebook trên đà tăng, blog phát triển và ở một chừng mực nào đó thì các quan điểm phản biện có thể được bày tỏ”.
Tuy thế, vẫn tồn tại những vấn đề lớn về nhân quyền, đặc biệt về quyền tự do biểu đạt, hiệp hội, và tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Blogger phản biện mạnh có nguy cơ bị trả thù bằng nhiều hình thức như đe dọa, cấm xuất cảnh, bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù.
Phái đoàn có bày tỏ quan ngại rằng trong Bộ luật Hình sự, Việt Nam vẫn chưa bỏ án tử hình khỏi những tội danh được quy định mơ hồ, có liên quan đến khái niệm “an ninh quốc gia”. Một báo cáo gần đây của Bộ Công an cho biết có 429 người bị tử hình trong thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2014.
Các dân biểu kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét tạm hoãn thi hành các án tử hình – như là bước đầu tiên để tiến tới xóa bỏ hình phạt này trong hệ thống luật Việt Nam.
Cuối cùng, phái đoàn nhấn mạnh một thông điệp rõ ràng rằng những chỉ dấu tích cực về nhân quyền sẽ là điều kiện thiết yếu để Quốc hội châu Âu phê chuẩn EVFTA. “Trong bối cảnh hiện nay, khi tinh thần chống toàn cầu hóa đang dâng lên, các dân biểu xin lưu ý (phía Việt Nam) là không thể coi việc phê chuẩn EVFTA như một chuyện đương nhiên. Chính quyền Việt Nam phải cho thấy những dấu hiệu rõ nét về việc họ tôn trọng nhân quyền, kể cả quyền công nhân được tự tổ chức lại với nhau trong các công đoàn độc lập, mặc cả tập thể và bảo vệ quyền của mình”.
Phía chủ nhà Việt Nam đáp lại bằng phát biểu: Việc EU không phê chuẩn EVFTA sẽ không mang lại giải pháp nào cho vấn đề.
Cả hai bên đều thừa nhận đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU là một thiết chế quan trọng, cần được tiếp tục sử dụng.