SBTN | 21.04.2017
Tình hình người dân chống lại lệnh cưỡng chế đất của chính quyền CSVN đang lan rộng khắp cả nước.
Thông tin lan truyền trên mạng cho thấy ông Lê Văn Bé, 43 tuổi ở xã Gành Dầu đã dùng đá, vật cứng cùng các chai thủy tinh chứa xăng tẩm lửa để chống trả lại lực lượng thu hồi đất của ông ở ven biển Bãi Dài vào sáng 20.04.2017.
Nguyên nhân được xác định là do bất bình về sự không công bằng trong đền bù khi nhà ông Bé chỉ nhận được một khoản tiền ít hơn so với các hộ dân khác. Diện tích đất thu hồi là thuộc khu trang trại nuôi chó xoáy nổi tiếng Phú Quốc có thâm niên lâu năm. Do vậy ông Bé đề nghị nhà cầm quyền trả cho ông 500 triệu cho tương xứng thiệt hại.
“Vợ chồng tôi gầy dựng sự nghiệp, ở ổn định trên 20 năm nhưng chỉ được hỗ trợ 300 triệu. Đối với đất bị thu hồi cũng chỉ được hỗ trợ 60% giá trị”, vợ ông Bé ấm ức chia sẻ.
Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Gành Dầu- bà Lê Thị Hằng- cho biết mục đích cưỡng chế đất là phục vụ dự án bãi tắm công cộng. Bà Hằng cũng cho hay khu đất này được tiền đền bù thấp hơn một hộ dân khác 200 triệu Đồng là do diện tích đất trại của ông nhỏ hơn. Nếu bồi thường cho ông ở mức 500 triệu, thì các nhà dân khác sẽ phản ứng và kiện nhà cầm quyền.
Gần đây ở Việt Nam nổi lên các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu đất. Trong tuần này nhiều nơi khắp Việt Nam dậy sóng vì thu hồi cưỡng chế không bảo đảm quyền lợi dân. Trong cuộc họp ngày 17.04.2017, trưởng ban Dân Nguyện Nguyễn Thanh Hải phát biểu trước Quốc Hội rằng 70% đơn khiếu nại lên quốc hội đều liên quan đến các vấn đề về đất đai. Bà Hải cho biết mỗi tuần Ban Dân Nguyện nhận được khoảng 500 đơn, trong đó số lượng khiếu nại việc cưỡng chế, trưng thu mặt bằng, đền bù đất đai chiếm 70%. Quá trình giám sát cho thấy nhiều bất cập, có tình trạng né tránh tiếp dân, không nghiêm túc trong việc thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại ở địa phương, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự ngay tại địa phương đó.
Theo Linh Mục Lê Ngọc Thanh: “Nguyên nhân cốt lõi của những xung đột gần đây, đều bắt nguồn từ chính sách sai lầm về tư hữu…”. Nhà cầm quyền vin cớ rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân để lấy đất của dân, rồi bán lại cho các doanh nghiệp “sân sau” của mình, làm giàu bất chính. Người dân nay đã hiểu biết hơn về âm mưu này. Chính sự lạm quyền và cách giải quyết mang tính áp đặt bạo lực, đã đẩy người dân vào thế đối đầu và ngày càng có thêm nhiều dân oan mất đất.
Bộ phim tài liệu trên Youtube Nỗi Đau Mất Đất đã chỉ ra rất rõ tình trạng bất công của các vụ cưỡng chế đất này.
April 22, 2017
Người dân Phú Quốc kháng cự, ném bom xăng chống 100 công an cưỡng chế đất
by HR Defender • [Human Rights]
SBTN | 21.04.2017
Tình hình người dân chống lại lệnh cưỡng chế đất của chính quyền CSVN đang lan rộng khắp cả nước.
Thông tin lan truyền trên mạng cho thấy ông Lê Văn Bé, 43 tuổi ở xã Gành Dầu đã dùng đá, vật cứng cùng các chai thủy tinh chứa xăng tẩm lửa để chống trả lại lực lượng thu hồi đất của ông ở ven biển Bãi Dài vào sáng 20.04.2017.
Nguyên nhân được xác định là do bất bình về sự không công bằng trong đền bù khi nhà ông Bé chỉ nhận được một khoản tiền ít hơn so với các hộ dân khác. Diện tích đất thu hồi là thuộc khu trang trại nuôi chó xoáy nổi tiếng Phú Quốc có thâm niên lâu năm. Do vậy ông Bé đề nghị nhà cầm quyền trả cho ông 500 triệu cho tương xứng thiệt hại.
“Vợ chồng tôi gầy dựng sự nghiệp, ở ổn định trên 20 năm nhưng chỉ được hỗ trợ 300 triệu. Đối với đất bị thu hồi cũng chỉ được hỗ trợ 60% giá trị”, vợ ông Bé ấm ức chia sẻ.
Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Gành Dầu- bà Lê Thị Hằng- cho biết mục đích cưỡng chế đất là phục vụ dự án bãi tắm công cộng. Bà Hằng cũng cho hay khu đất này được tiền đền bù thấp hơn một hộ dân khác 200 triệu Đồng là do diện tích đất trại của ông nhỏ hơn. Nếu bồi thường cho ông ở mức 500 triệu, thì các nhà dân khác sẽ phản ứng và kiện nhà cầm quyền.
Gần đây ở Việt Nam nổi lên các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu đất. Trong tuần này nhiều nơi khắp Việt Nam dậy sóng vì thu hồi cưỡng chế không bảo đảm quyền lợi dân. Trong cuộc họp ngày 17.04.2017, trưởng ban Dân Nguyện Nguyễn Thanh Hải phát biểu trước Quốc Hội rằng 70% đơn khiếu nại lên quốc hội đều liên quan đến các vấn đề về đất đai. Bà Hải cho biết mỗi tuần Ban Dân Nguyện nhận được khoảng 500 đơn, trong đó số lượng khiếu nại việc cưỡng chế, trưng thu mặt bằng, đền bù đất đai chiếm 70%. Quá trình giám sát cho thấy nhiều bất cập, có tình trạng né tránh tiếp dân, không nghiêm túc trong việc thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại ở địa phương, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự ngay tại địa phương đó.
Theo Linh Mục Lê Ngọc Thanh: “Nguyên nhân cốt lõi của những xung đột gần đây, đều bắt nguồn từ chính sách sai lầm về tư hữu…”. Nhà cầm quyền vin cớ rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân để lấy đất của dân, rồi bán lại cho các doanh nghiệp “sân sau” của mình, làm giàu bất chính. Người dân nay đã hiểu biết hơn về âm mưu này. Chính sự lạm quyền và cách giải quyết mang tính áp đặt bạo lực, đã đẩy người dân vào thế đối đầu và ngày càng có thêm nhiều dân oan mất đất.
Bộ phim tài liệu trên Youtube Nỗi Đau Mất Đất đã chỉ ra rất rõ tình trạng bất công của các vụ cưỡng chế đất này.