Công an thất bại trong việc cưỡng chế đất ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, 15/4/2017
VOA | 17.04.2017
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, sẽ gặp gỡ và đối thoại với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, vào ngày 18/4 để tìm cách giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương này.
VOA nhận được thông tin trên từ các luật sư Trần Vũ Hải và Lê Văn Luân. VOA rất tiếc là đã không liên lạc được với ông Chung – dù đã cố gắng – để có thông tin trực tiếp từ phía ông.
… thành phố Hà Nội […] đề nghị bà con tìm mọi cách trả tự do cho các chiến sĩ cơ động. Hai là họ cũng hứa giải quyết việc này một cách triệt để. Những cán bộ nào sai sẽ bị xử lý và những vụ việc tồn đọng sẽ được giải quyết. […] Đối với việc của công an, bắt giữ có lệnh hay không thì ông [Chung] sẽ đề nghị thanh tra của công an vào cuộc xem xét. Về Viettel, liên quan đến anh bộ đội tham gia làm việc với người dân, họ cũng đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét …
Xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km về phía tây nam, đang là điểm nóng tranh chấp đất đai, đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng sau khi người dân đụng độ với công an cách đây hai ngày.
Hôm 15/4, chính quyền tìm cách dùng vũ lực để thu hồi đất tại xã, dự kiến sau đó giao cho công ty viễn thông Viettel. Tuy nhiên, người dân đã chống trả quyết liệt, giữ lại 22 lính cảnh sát cơ động, không cho ra khỏi xã. Đồng thời, người dân cáo buộc chính quyền đã bắt đi một số người của xã.
Luật sư Hải cho hay ông cùng hai luật sư khác là Lê Văn Luân và Nguyễn Hà Luân đã đến xã vào sáng 17/4. Theo mô tả của ba luật sư, bên trong xã “không có gì xáo trộn” và mọi sinh hoạt vẫn diễn ra “bình thường”.
Tuy nhiên, khi trao đổi ý kiến với người dân về vấn đề đất đai, các luật sư cảm nhận được “sức nóng trực tiếp của bà con”.
Ba ông đã kết nối điện thoại để đại diện người dân nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong khoảng một tiếng.
Về những điểm chính trong ý kiến của chủ tịch thành phố Hà Nội, luật sư Hải cho VOA biết:
“Thông điệp của thành phố Hà Nội thì họ có nói rõ ràng là đề nghị bà con tìm mọi cách trả tự do cho các chiến sĩ cơ động. Hai là họ cũng hứa giải quyết việc này một cách triệt để. Những cán bộ nào sai sẽ bị xử lý và những vụ việc tồn đọng sẽ được giải quyết. Ông Chung sẽ đứng ra quan tâm và giải quyết theo thẩm quyền của ông. Tuy nhiên, công việc này còn đòi hỏi thời gian. Đối với việc của công an, bắt giữ có lệnh hay không thì ông sẽ đề nghị thanh tra của công an vào cuộc xem xét. Về Viettel, liên quan đến anh bộ đội tham gia làm việc với người dân, họ cũng đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, ông Chung ông nói thế. Ngoài ra, ông nói rằng nếu người dân có làm sai gì thì ‘tôi là lãnh đạo thành phố, tôi cũng không thể làm khác được, cũng phải xử lý pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi rất muốn sự hợp tác, xem xét giảm nhẹ tối đa’. Và ông nói cái điều đó trong cuộc điện thoại với tất cả mọi người, mọi người đều nghe rõ”.
Trong cuộc nói chuyện, ông Chung nói chính quyền sẽ thả toàn bộ những người dân bị bắt, riêng một cụ ông tên là Kình cần ở lại bệnh viện Việt Đức vì bị rạn xương trong quá trình bị bắt giữ. Ít giờ sau cuộc điện thoại, chính quyền đã thả người đúng như lời ông Chung.
Về phía người dân Đồng Tâm, họ vẫn đang giữ các lính cảnh sát cơ động và đối xử tốt với những người lính đó. Ba luật sư xác nhận rằng không có chuyện người dân tẩm xăng vào những người này.
Người dân cũng muốn cụ Kình trở về nhà để đảm bảo rằng chính quyền thực sự không cầm giữ cụ. Luật sư Hải cho biết thêm về lý do vì sao người dân suy nghĩ như vậy:
“Chỗ bệnh viện Việt Đức có đề nghị là ông chưa được về và cần được khám. Lãnh đạo Hà Nội, ông [Bí thư] Hải với cả ông [Chủ tịch] Chung, cũng thiết tha đề nghị như vậy, do là cụ nói cụ bị gẫy xương. Thế nhưng bà con rất muốn ông về vì hiện nay họ đã mất lòng tin từ chính quyền xã huyện, v.v… và họ nói họ bị lừa nhiều lần rồi. Chúng tôi [ba luật sư] cũng giải thích là cụ cần ở bệnh viện hoặc ở lại làm việc với lãnh đạo thành phố là cũng có thật. Bản thân cụ cũng gọi điện thoại mấy lần như vậy. Nhưng nhân dân chưa tin. Nhân dân vẫn yêu cầu là cụ phải về, để nhân dân thấy đúng là như vậy, rồi sau đó cụ tiếp tục đi. Nhưng mà đang nằm bệnh viện thì bác sĩ họ phải là người quyết định. Tôi cũng chỉ đề nghị là người dân thận trọng xem xét”.
Tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm đã kéo dài khoảng 10 năm nay. Người dân tố cáo lãnh đạo địa phương “tham nhũng đất đai” cũng như “nhập nhèm” trong việc đo đạc ranh giới giữa đất nông nghiệp và đất quốc phòng. Người dân đã khiếu kiện nhiều năm nhưng các cơ quan có trách nhiệm không đưa ra một kết luận rõ ràng.
Vụ xô xát nổ ra ngày 15/4 là đỉnh điểm của những mâu thuẫn khi chính quyền muốn giao 47 hectare đất cho Viettel. Chính quyền nói đó là đất quốc phòng, song người dân khẳng định đó là đất nông nghiệp họ đã sử dụng, canh tác trong hàng chục năm qua.
Luật Việt Nam không công nhận quyền sở hữu đất của các cá nhân mà họ chỉ có “quyền sử dụng đất”, trong khi luật trao cho chính quyền quyền thu hồi đất “để phát triển các dự án kinh tế quan trọng”.
April 18, 2017
Chủ tịch Hà Nội sẽ ‘đối thoại’ với người dân Đồng Tâm
by HR Defender • [Human Rights]
Công an thất bại trong việc cưỡng chế đất ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, 15/4/2017
VOA | 17.04.2017
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, sẽ gặp gỡ và đối thoại với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, vào ngày 18/4 để tìm cách giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương này.
VOA nhận được thông tin trên từ các luật sư Trần Vũ Hải và Lê Văn Luân. VOA rất tiếc là đã không liên lạc được với ông Chung – dù đã cố gắng – để có thông tin trực tiếp từ phía ông.
Xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km về phía tây nam, đang là điểm nóng tranh chấp đất đai, đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng sau khi người dân đụng độ với công an cách đây hai ngày.
Hôm 15/4, chính quyền tìm cách dùng vũ lực để thu hồi đất tại xã, dự kiến sau đó giao cho công ty viễn thông Viettel. Tuy nhiên, người dân đã chống trả quyết liệt, giữ lại 22 lính cảnh sát cơ động, không cho ra khỏi xã. Đồng thời, người dân cáo buộc chính quyền đã bắt đi một số người của xã.
Luật sư Hải cho hay ông cùng hai luật sư khác là Lê Văn Luân và Nguyễn Hà Luân đã đến xã vào sáng 17/4. Theo mô tả của ba luật sư, bên trong xã “không có gì xáo trộn” và mọi sinh hoạt vẫn diễn ra “bình thường”.
Tuy nhiên, khi trao đổi ý kiến với người dân về vấn đề đất đai, các luật sư cảm nhận được “sức nóng trực tiếp của bà con”.
Ba ông đã kết nối điện thoại để đại diện người dân nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trong khoảng một tiếng.
Về những điểm chính trong ý kiến của chủ tịch thành phố Hà Nội, luật sư Hải cho VOA biết:
“Thông điệp của thành phố Hà Nội thì họ có nói rõ ràng là đề nghị bà con tìm mọi cách trả tự do cho các chiến sĩ cơ động. Hai là họ cũng hứa giải quyết việc này một cách triệt để. Những cán bộ nào sai sẽ bị xử lý và những vụ việc tồn đọng sẽ được giải quyết. Ông Chung sẽ đứng ra quan tâm và giải quyết theo thẩm quyền của ông. Tuy nhiên, công việc này còn đòi hỏi thời gian. Đối với việc của công an, bắt giữ có lệnh hay không thì ông sẽ đề nghị thanh tra của công an vào cuộc xem xét. Về Viettel, liên quan đến anh bộ đội tham gia làm việc với người dân, họ cũng đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, ông Chung ông nói thế. Ngoài ra, ông nói rằng nếu người dân có làm sai gì thì ‘tôi là lãnh đạo thành phố, tôi cũng không thể làm khác được, cũng phải xử lý pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi rất muốn sự hợp tác, xem xét giảm nhẹ tối đa’. Và ông nói cái điều đó trong cuộc điện thoại với tất cả mọi người, mọi người đều nghe rõ”.
Trong cuộc nói chuyện, ông Chung nói chính quyền sẽ thả toàn bộ những người dân bị bắt, riêng một cụ ông tên là Kình cần ở lại bệnh viện Việt Đức vì bị rạn xương trong quá trình bị bắt giữ. Ít giờ sau cuộc điện thoại, chính quyền đã thả người đúng như lời ông Chung.
Về phía người dân Đồng Tâm, họ vẫn đang giữ các lính cảnh sát cơ động và đối xử tốt với những người lính đó. Ba luật sư xác nhận rằng không có chuyện người dân tẩm xăng vào những người này.
Người dân cũng muốn cụ Kình trở về nhà để đảm bảo rằng chính quyền thực sự không cầm giữ cụ. Luật sư Hải cho biết thêm về lý do vì sao người dân suy nghĩ như vậy:
“Chỗ bệnh viện Việt Đức có đề nghị là ông chưa được về và cần được khám. Lãnh đạo Hà Nội, ông [Bí thư] Hải với cả ông [Chủ tịch] Chung, cũng thiết tha đề nghị như vậy, do là cụ nói cụ bị gẫy xương. Thế nhưng bà con rất muốn ông về vì hiện nay họ đã mất lòng tin từ chính quyền xã huyện, v.v… và họ nói họ bị lừa nhiều lần rồi. Chúng tôi [ba luật sư] cũng giải thích là cụ cần ở bệnh viện hoặc ở lại làm việc với lãnh đạo thành phố là cũng có thật. Bản thân cụ cũng gọi điện thoại mấy lần như vậy. Nhưng nhân dân chưa tin. Nhân dân vẫn yêu cầu là cụ phải về, để nhân dân thấy đúng là như vậy, rồi sau đó cụ tiếp tục đi. Nhưng mà đang nằm bệnh viện thì bác sĩ họ phải là người quyết định. Tôi cũng chỉ đề nghị là người dân thận trọng xem xét”.
Tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm đã kéo dài khoảng 10 năm nay. Người dân tố cáo lãnh đạo địa phương “tham nhũng đất đai” cũng như “nhập nhèm” trong việc đo đạc ranh giới giữa đất nông nghiệp và đất quốc phòng. Người dân đã khiếu kiện nhiều năm nhưng các cơ quan có trách nhiệm không đưa ra một kết luận rõ ràng.
Vụ xô xát nổ ra ngày 15/4 là đỉnh điểm của những mâu thuẫn khi chính quyền muốn giao 47 hectare đất cho Viettel. Chính quyền nói đó là đất quốc phòng, song người dân khẳng định đó là đất nông nghiệp họ đã sử dụng, canh tác trong hàng chục năm qua.
Luật Việt Nam không công nhận quyền sở hữu đất của các cá nhân mà họ chỉ có “quyền sử dụng đất”, trong khi luật trao cho chính quyền quyền thu hồi đất “để phát triển các dự án kinh tế quan trọng”.