ẢNh: Anh Bà Sàm
SBTN | 16.04.2017
Hoàng đế Nhật Bản đã đến cúi đầu tưởng niệm trước bài vị ở Huế của cụ Phan Bội Châu, một chí sĩ Việt Nam từng cư ngụ ở nước Nhật trước đó hơn 100 năm. Và giờ đây, đến lượt dân tộc Đức cũng dành một tình cảm sâu đậm như vậy đối với một nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, đang bị cầm tù dưới chế độ cộng sản đương thời.
Đó là cảm tưởng mà nữ Dân biểu Đức Marir-Luise Dött tạo cho người nghe, khi bà đọc bài diễn văn vinh danh Luật sư Nguyễn Văn Đài tại lễ trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên Đoàn Thẩm Phán Đức, diễn ra hôm 5 tháng 4 tại thành phố Weimar, miền Đông nước Đức.
Bản Việt ngữ của bài diễn văn đã được dịch giả Tri Nguyên đăng trên trang mạng Anh Ba Sàm hôm 13 tháng 4. Trong diễn văn, Dân biểu Dött mô tả mức độ đàn áp tự do và nhân quyền ở Việt Nam là nhiều lần hơn dưới thời Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Và trong bối cảnh này, bà cho biết vì sao câu chuyện của Luật sư Nguyễn Văn Đài gắn liền với lịch sử nước Đức. Năm 1989, ông Đài sang Đông Đức theo chương trình “lao động hợp tác”. Nhờ chứng kiến cuộc cách mạng ôn hòa và tiến trình dân chủ hóa một đất nước độc tài, ông hồi hương với một nhận thức quý giá: đó là tự do là điều có thể thực hiện được.
Trong cuộc gặp với Dân biểu Dött vào năm 2015 ở Hà Nội, ông Ðài nhắc lại kỷ niệm với nước Đức, và nói rằng sự kiện bức tường Berlin sụp đổ đã để lại dấu ấn quyết định trong cuộc đời ông, khiến ông quyết định học luật khi trở về Việt Nam.
Trong bài diễn văn, nữ dân biểu đại diện vùng Bắc Rhine-Westphalia lấy làm tiếc vì cả hai vợ chồng Luật sư Đài đều không thể có mặt để nhận giải. Bà xác nhận con đường đi tới dân chủ của Việt Nam vẫn còn dài và cần những người như ông Ðài.
Trong suốt buổi lễ trao giải, ban tổ chức cẩn trọng cử hành các hoạt động chung quanh một chiếc ghế trống đặt giữa sân khấu. Trên ghế đặt bức chân dung của ông Nguyễn Văn Đài.
Huy Lam / SBTN
April 17, 2017
Nữ Dân Biểu Đức Marie-Luise Dött: câu chuyện của ông Nguyễn Văn Đài gắn liền với lịch sử Đức
by HR Defender • [Human Rights]
ẢNh: Anh Bà Sàm
SBTN | 16.04.2017
Hoàng đế Nhật Bản đã đến cúi đầu tưởng niệm trước bài vị ở Huế của cụ Phan Bội Châu, một chí sĩ Việt Nam từng cư ngụ ở nước Nhật trước đó hơn 100 năm. Và giờ đây, đến lượt dân tộc Đức cũng dành một tình cảm sâu đậm như vậy đối với một nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, đang bị cầm tù dưới chế độ cộng sản đương thời.
Đó là cảm tưởng mà nữ Dân biểu Đức Marir-Luise Dött tạo cho người nghe, khi bà đọc bài diễn văn vinh danh Luật sư Nguyễn Văn Đài tại lễ trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên Đoàn Thẩm Phán Đức, diễn ra hôm 5 tháng 4 tại thành phố Weimar, miền Đông nước Đức.
Bản Việt ngữ của bài diễn văn đã được dịch giả Tri Nguyên đăng trên trang mạng Anh Ba Sàm hôm 13 tháng 4. Trong diễn văn, Dân biểu Dött mô tả mức độ đàn áp tự do và nhân quyền ở Việt Nam là nhiều lần hơn dưới thời Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Và trong bối cảnh này, bà cho biết vì sao câu chuyện của Luật sư Nguyễn Văn Đài gắn liền với lịch sử nước Đức. Năm 1989, ông Đài sang Đông Đức theo chương trình “lao động hợp tác”. Nhờ chứng kiến cuộc cách mạng ôn hòa và tiến trình dân chủ hóa một đất nước độc tài, ông hồi hương với một nhận thức quý giá: đó là tự do là điều có thể thực hiện được.
Trong cuộc gặp với Dân biểu Dött vào năm 2015 ở Hà Nội, ông Ðài nhắc lại kỷ niệm với nước Đức, và nói rằng sự kiện bức tường Berlin sụp đổ đã để lại dấu ấn quyết định trong cuộc đời ông, khiến ông quyết định học luật khi trở về Việt Nam.
Trong bài diễn văn, nữ dân biểu đại diện vùng Bắc Rhine-Westphalia lấy làm tiếc vì cả hai vợ chồng Luật sư Đài đều không thể có mặt để nhận giải. Bà xác nhận con đường đi tới dân chủ của Việt Nam vẫn còn dài và cần những người như ông Ðài.
Trong suốt buổi lễ trao giải, ban tổ chức cẩn trọng cử hành các hoạt động chung quanh một chiếc ghế trống đặt giữa sân khấu. Trên ghế đặt bức chân dung của ông Nguyễn Văn Đài.
Huy Lam / SBTN