Màn hình điện thoại thông minh với các icon để kết nối mạng xã hội.
RFA | 10.04.2017
Cơ quan chức năng Việt Nam vừa chính thức thông tin khởi tố một thanh niên làm truyền thông tự do tại khu vực bắc miền trung theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Chấp nhận và không sợ
Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 6 và 7 tháng tư loan tin trích dẫn lời đại tá Nguyễn Tiến Nam, Phó giám đốc Công an Hà Tĩnh về việc chính thức khởi tố thanh niên Nguyễn Văn Hóa về hoạt động đưa lên mạng xã hội những thông tin về tình hình tại khu vực miền Trung sau khi xảy ra thảm hỏa môi trường do Formosa gây nên.
Tội danh mà Nguyễn Văn Hóa bị cáo buộc là “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Là bạn đồng hành, từng cộng tác với Hoá trên “chiến trường” trong những lần đưa tin về ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, hoặc những cuộc biểu tình tuần hành của người dân miền Trung, Huy Jos, ở Nghệ An kể lại, sau khi Hoá bị bắt, chính quyền có tìm thông tin về anh qua nhiều người khác.
Với thực trạng bây giờ, Huy cho rằng qua sự việc của Hoá và những điều luật rất mơ hồ như thế, sẽ là một cách để “dằn mặt” những người đấu tranh. Riêng với Huy, anh khẳng định:
Đã là một người làm truyền thông, và truyền thông trên sự thật cho công lý và công bằng, bảo vệ người yếu thế thì chúng tôi chấp nhận tất cả trong xã hội, chế độ này.
– Paulo Thanh Sơn
“Với em thì không e ngại và cũng không lo sợ.”
Đồng thuận với suy nghĩ của Huy Jos về thông điệp của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ án Nguyễn Văn Hoá là chia sẻ của Dương Đại Triều Lâm, nhà đấu tranh dân chủ, từ Sài Gòn cho biết:
“Tôi nghĩ là chính quyền đang muốn truyền tải 1 thông điệp đến với những người làm truyền thông và những người đưa thông tin về sự việc đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung cũng như ở những địa điểm người dân có biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu đóng cửa formosa, yêu cầu đền bù, vấn đề minh bạch thông tin.”
Dương Đại Triều Lâm cho rằng với cá nhân của anh cũng như những nhà làm truyền thông tự do khác trong nước, việc đưa thông tin về một sự thật đang diễn ra là quyền tự do và không lo sợ.
“Sự việc chính xác, sự việc đang xảy ra như vậy thì không có gì lo ngại cả.”
Paulo Thanh Sơn, cựu tù nhân lương tâm, một người lên tiếng mạnh mẽ về những bất công và đòi hỏi môi trường sạch qua phương tiện mạng xã hội cho biết việc anh làm là không sai với đạo đức xã hội:
“Đã là một người làm truyền thông, và truyền thông trên sự thật cho công lý và công bằng, bảo vệ người yếu thế thì chúng tôi chấp nhận tất cả trong xã hội, chế độ này. vẫn biết rằng chúng tôi sẽ bị tù tội, bị nhà quyền bắt giam và kết án, nhưng chúng tôi thấy những việc làm chúng tôi hết sức chính đáng, phù hợp với luân lý, lương tâm, đạo đức và tình yêu quê hương đất nước cũng như sự đam mê về truyền thông thúc bách chúng tôi làm điều ấy.”
Nhà bất đồng chính kiến Thảo Theresa, từ Hà Nội nói rằng những nội dung về Formosa Hoá đưa lên truyền thông hoàn toàn là sự thật, vì bản thân cô từng rất nhiều lần đi vào Kỳ Anh, Hà Tĩnh, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển:
“Tôi nghĩ nó là để dằn mặt những người khác, những người lên tiếng chống Formosa, chắc chắn là như thế. Vì nó bắt Hoá 5,6 tháng nay rồi. hôm qua một loạt các báo đăng tin, rồi thông tin em nó nhận tiền từ tổ chức này tổ chức kia. Đó là những thông tin vu khống. ”
Không khác với những ý kiến trên, Bạch Hồng Quyền, nhà đấu tranh dân chủ trong nước chia sẻ với Đài Á Châu Tự do sau khi đọc được tin từ các tờ báo lớn của Đảng đăng tin về việc Hoá bị bắt và nhận tội:
“Các tờ báo lớn của Đảng đăng như vậy với mục đích là để đe doạ những người làm truyền thông độc lập như chúng tôi, những người thường xuyên có mặt tại sự kiện lớn, về việc người dân đòi hỏi quyền lợi về việc do Formosa gây ra.”
‘Hoàn toàn xứng đáng!’
Người Việt Nam ở Đài Loan phản đối Formosa Hà Tĩnh hôm 10 tháng 8 năm 2016. AFP photo
Báo điện tử Hà Tĩnh ngày 7 tháng 4 chạy một tiêu đề lớn “Hà Tĩnh khởi tố phần tử Việt Tân gây rối trật tự, bôi nhọ Đảng, Nhà nước” Trước đó một ngày, báo mạng Vnexpress trích dẫn lời công an Hà Tĩnh nói rằng “Anh ta ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự mỗi tháng.” Thêm vào đó là cáo buộc Nguyễn Văn Hoá đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội để đưa thông tin về sự cố môi trường, lũ lụt ở miền Trung.
Theo Thảo Theresa, đây là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và hoàn toàn vu khống.
“Chuyện em nhận tiền hay không thì do cái miệng của cơ quan điều tra công an Việt Nam. Ở cái chế độ độc đảng, độc tài thì không bao giờ tôi tin truyền thông của nó là sự thật, truyền thông một chiều mà, truyền thông bẩn thôi.”
“Sự thật về đất nước này, sự thật về Formosa đang xả thải giết hại dân miền Trung thì tôi nghĩ là mọi người đã biết hết rồi.”
Sau khi đọc những bản tin đó, Huy Jos nói rằng anh không ngạc nhiên khi Hoá bị kết tội là “Việt Tân”.
Hóa đưa tin về sự thật cho cả thế giới biết về Formosa, đấy là điều đáng trân trọng. Nó xứng đáng được nhận đồng lương, nếu có!
– Thảo Theresa
“Hầu hết anh em đấu tranh trong Việt Nam đều bị kết tội là phần tử xấu, xúi giục, kích động phá hoại Đảng và nhà nước. Nhưng nói chung các anh em đấu tranh hiện tại cũng kết hợp với bên ngoài để làm nên công lý, sự thật, hoà bình.”
Nhà đấu tranh Bạch Hồng Quyền đưa ra nhận định rằng, cho dù lời của công an Hà Tĩnh là không phải ép cung, thì cũng không thể nói là vi phạm pháp luật đối với một người làm công việc truyền thông tự do:
“Cái việc em Hoá nhận thù lao để bỏ công sức cũng như sự nguy hiểm để nhận lại tiền thù lao thì đó cũng là chuyện bình thường, như bao phóng viên của nhà nước đó, họ đi lấy thông tin rồi về biên tập lại. Nhưng đôi khi có những thông tin dối trá mà họ vẫn đưa lên để dối trá người dân.
Đồng ý với thực tế đó, Thảo Theresa đưa ra ý kiến của cô cũng bằng cách so sánh với những phóng viên “lề đảng”. Cô khẳng định những gì Hoá được nhận lại (nếu có) là hoàn toàn xứng đáng.
“Tôi nghĩ là như các anh làm báo cho hơn 800 tờ báo ở đất nước này, làm phải có lương chứ. Không có lương sống bằng gì? Mà còn lại đưa tin sai sự thật. Hóa đưa tin về sự thật cho cả thế giới biết về Formosa, đấy là điều đáng trân trọng. Nó xứng đáng được nhận đồng lương, nếu có!”
Cộng đồng mạng, nhất là những nhà đấu tranh trong nước ngay sau những bài báo của truyền thông chính thống đã đồng loạt đăng tải hàng loạt ý kiến bày tỏ lời cám ơn đối với Hoá, kêu gọi đòi hỏi công lý cho anh. Có người nhắc lại rằng Hoá là người đầu tiên dùng thiết bị Flycam mang đến những khung hình toàn cảnh về cuộc biểu tình lịch sử ngày 2/10/2016 của hàng chục ngàn ngư dân Hà Tĩnh bày tỏ sự phẫn nộ đối với Formosa.
Điều đó cho thấy những lời kết tội của công an Hà Tĩnh đối với Nguyễn Văn Hoá đã không thể thuyết phục các nhà đấu tranh, bất đồng chính kiến trong nước, như một Facebooker viết rằng:
“Dù bản tin của truyền thông lề đảng có đúng hay sai, tôi cũng xin cám ơn anh, cám ơn những tác giả của các hình ảnh này đã giúp cho tôi và hàng chục triệu người khác biết được những gì đang xảy ra tại đây, những sự thật mà báo chí lề đảng không hề dám đề cập đến.” (Facebook Nguyễn Ngọc Đức)
April 11, 2017
Truyền thông tự do và điều 258
by HR Defender • [Human Rights]
Màn hình điện thoại thông minh với các icon để kết nối mạng xã hội.
RFA | 10.04.2017
Cơ quan chức năng Việt Nam vừa chính thức thông tin khởi tố một thanh niên làm truyền thông tự do tại khu vực bắc miền trung theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Chấp nhận và không sợ
Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 6 và 7 tháng tư loan tin trích dẫn lời đại tá Nguyễn Tiến Nam, Phó giám đốc Công an Hà Tĩnh về việc chính thức khởi tố thanh niên Nguyễn Văn Hóa về hoạt động đưa lên mạng xã hội những thông tin về tình hình tại khu vực miền Trung sau khi xảy ra thảm hỏa môi trường do Formosa gây nên.
Tội danh mà Nguyễn Văn Hóa bị cáo buộc là “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Là bạn đồng hành, từng cộng tác với Hoá trên “chiến trường” trong những lần đưa tin về ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, hoặc những cuộc biểu tình tuần hành của người dân miền Trung, Huy Jos, ở Nghệ An kể lại, sau khi Hoá bị bắt, chính quyền có tìm thông tin về anh qua nhiều người khác.
Với thực trạng bây giờ, Huy cho rằng qua sự việc của Hoá và những điều luật rất mơ hồ như thế, sẽ là một cách để “dằn mặt” những người đấu tranh. Riêng với Huy, anh khẳng định:
“Với em thì không e ngại và cũng không lo sợ.”
Đồng thuận với suy nghĩ của Huy Jos về thông điệp của nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ án Nguyễn Văn Hoá là chia sẻ của Dương Đại Triều Lâm, nhà đấu tranh dân chủ, từ Sài Gòn cho biết:
“Tôi nghĩ là chính quyền đang muốn truyền tải 1 thông điệp đến với những người làm truyền thông và những người đưa thông tin về sự việc đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung cũng như ở những địa điểm người dân có biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu đóng cửa formosa, yêu cầu đền bù, vấn đề minh bạch thông tin.”
Dương Đại Triều Lâm cho rằng với cá nhân của anh cũng như những nhà làm truyền thông tự do khác trong nước, việc đưa thông tin về một sự thật đang diễn ra là quyền tự do và không lo sợ.
“Sự việc chính xác, sự việc đang xảy ra như vậy thì không có gì lo ngại cả.”
Paulo Thanh Sơn, cựu tù nhân lương tâm, một người lên tiếng mạnh mẽ về những bất công và đòi hỏi môi trường sạch qua phương tiện mạng xã hội cho biết việc anh làm là không sai với đạo đức xã hội:
“Đã là một người làm truyền thông, và truyền thông trên sự thật cho công lý và công bằng, bảo vệ người yếu thế thì chúng tôi chấp nhận tất cả trong xã hội, chế độ này. vẫn biết rằng chúng tôi sẽ bị tù tội, bị nhà quyền bắt giam và kết án, nhưng chúng tôi thấy những việc làm chúng tôi hết sức chính đáng, phù hợp với luân lý, lương tâm, đạo đức và tình yêu quê hương đất nước cũng như sự đam mê về truyền thông thúc bách chúng tôi làm điều ấy.”
Nhà bất đồng chính kiến Thảo Theresa, từ Hà Nội nói rằng những nội dung về Formosa Hoá đưa lên truyền thông hoàn toàn là sự thật, vì bản thân cô từng rất nhiều lần đi vào Kỳ Anh, Hà Tĩnh, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển:
“Tôi nghĩ nó là để dằn mặt những người khác, những người lên tiếng chống Formosa, chắc chắn là như thế. Vì nó bắt Hoá 5,6 tháng nay rồi. hôm qua một loạt các báo đăng tin, rồi thông tin em nó nhận tiền từ tổ chức này tổ chức kia. Đó là những thông tin vu khống. ”
Không khác với những ý kiến trên, Bạch Hồng Quyền, nhà đấu tranh dân chủ trong nước chia sẻ với Đài Á Châu Tự do sau khi đọc được tin từ các tờ báo lớn của Đảng đăng tin về việc Hoá bị bắt và nhận tội:
“Các tờ báo lớn của Đảng đăng như vậy với mục đích là để đe doạ những người làm truyền thông độc lập như chúng tôi, những người thường xuyên có mặt tại sự kiện lớn, về việc người dân đòi hỏi quyền lợi về việc do Formosa gây ra.”
‘Hoàn toàn xứng đáng!’
Người Việt Nam ở Đài Loan phản đối Formosa Hà Tĩnh hôm 10 tháng 8 năm 2016. AFP photo
Báo điện tử Hà Tĩnh ngày 7 tháng 4 chạy một tiêu đề lớn “Hà Tĩnh khởi tố phần tử Việt Tân gây rối trật tự, bôi nhọ Đảng, Nhà nước” Trước đó một ngày, báo mạng Vnexpress trích dẫn lời công an Hà Tĩnh nói rằng “Anh ta ký hợp đồng với các đài, trang mạng nước ngoài với mức 1.500 USD cho 16 phóng sự mỗi tháng.” Thêm vào đó là cáo buộc Nguyễn Văn Hoá đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội để đưa thông tin về sự cố môi trường, lũ lụt ở miền Trung.
Theo Thảo Theresa, đây là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và hoàn toàn vu khống.
“Chuyện em nhận tiền hay không thì do cái miệng của cơ quan điều tra công an Việt Nam. Ở cái chế độ độc đảng, độc tài thì không bao giờ tôi tin truyền thông của nó là sự thật, truyền thông một chiều mà, truyền thông bẩn thôi.”
“Sự thật về đất nước này, sự thật về Formosa đang xả thải giết hại dân miền Trung thì tôi nghĩ là mọi người đã biết hết rồi.”
Sau khi đọc những bản tin đó, Huy Jos nói rằng anh không ngạc nhiên khi Hoá bị kết tội là “Việt Tân”.
“Hầu hết anh em đấu tranh trong Việt Nam đều bị kết tội là phần tử xấu, xúi giục, kích động phá hoại Đảng và nhà nước. Nhưng nói chung các anh em đấu tranh hiện tại cũng kết hợp với bên ngoài để làm nên công lý, sự thật, hoà bình.”
Nhà đấu tranh Bạch Hồng Quyền đưa ra nhận định rằng, cho dù lời của công an Hà Tĩnh là không phải ép cung, thì cũng không thể nói là vi phạm pháp luật đối với một người làm công việc truyền thông tự do:
“Cái việc em Hoá nhận thù lao để bỏ công sức cũng như sự nguy hiểm để nhận lại tiền thù lao thì đó cũng là chuyện bình thường, như bao phóng viên của nhà nước đó, họ đi lấy thông tin rồi về biên tập lại. Nhưng đôi khi có những thông tin dối trá mà họ vẫn đưa lên để dối trá người dân.
Đồng ý với thực tế đó, Thảo Theresa đưa ra ý kiến của cô cũng bằng cách so sánh với những phóng viên “lề đảng”. Cô khẳng định những gì Hoá được nhận lại (nếu có) là hoàn toàn xứng đáng.
“Tôi nghĩ là như các anh làm báo cho hơn 800 tờ báo ở đất nước này, làm phải có lương chứ. Không có lương sống bằng gì? Mà còn lại đưa tin sai sự thật. Hóa đưa tin về sự thật cho cả thế giới biết về Formosa, đấy là điều đáng trân trọng. Nó xứng đáng được nhận đồng lương, nếu có!”
Cộng đồng mạng, nhất là những nhà đấu tranh trong nước ngay sau những bài báo của truyền thông chính thống đã đồng loạt đăng tải hàng loạt ý kiến bày tỏ lời cám ơn đối với Hoá, kêu gọi đòi hỏi công lý cho anh. Có người nhắc lại rằng Hoá là người đầu tiên dùng thiết bị Flycam mang đến những khung hình toàn cảnh về cuộc biểu tình lịch sử ngày 2/10/2016 của hàng chục ngàn ngư dân Hà Tĩnh bày tỏ sự phẫn nộ đối với Formosa.
Điều đó cho thấy những lời kết tội của công an Hà Tĩnh đối với Nguyễn Văn Hoá đã không thể thuyết phục các nhà đấu tranh, bất đồng chính kiến trong nước, như một Facebooker viết rằng:
“Dù bản tin của truyền thông lề đảng có đúng hay sai, tôi cũng xin cám ơn anh, cám ơn những tác giả của các hình ảnh này đã giúp cho tôi và hàng chục triệu người khác biết được những gì đang xảy ra tại đây, những sự thật mà báo chí lề đảng không hề dám đề cập đến.” (Facebook Nguyễn Ngọc Đức)