Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Ngân.
RFA | 10.04.2017
Vào dịp Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đến thăm Cộng Hòa Czech, Hungary và Thụy Điển, một nhóm xã hội dân sự ở Czech, từng gởi thư đến bà Kim Ngân hồi đầu năm với kiến nghị tôn trọng nhân quyền, tìm cách làm sao ý kiến, tiếng nói của họ có thể đến bà chủ tịch quốc hội Việt Nam khi bà đến Czech.
Tại Châu Âu, ngoài việc gặp gỡ giới chức lãnh đạo, bà Kim Ngân sẽ tiếp xúc với người Việt tại 3 quốc gia Thụy Điển, Cộng hòa Czech và Hungary. Trong đó hai nước Hungary và Cộng Hòa Czech hay còn gọi là Tiệp, có những cộng đồng người Việt đông đảo trước và sau 1975.
Hôm 4 tháng Tư vừa qua, một số nhà hoạt động ở Tiệp gởi một thư trên mạng để loan báo sẽ tìm cách trao lại bà Kim Ngân bức thư ngỏ mà nhóm đã thảo và gởi đến bà một lần hồi tháng Giêng năm nay.
Tất nhiên những vụ như vậy thì có Hội Người Việt ở Czech người ta đứng ra tổ chức chứ không phải ai đến cũng được.
– Ông Đoàn Hòa
Đây là thư kiến nghị do 3 người ở Czech và một người từ Pháp cùng thảo ra, kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đồng thời phản đối việc bắt giữ giam cầm hai nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Sau đó, nhóm này còn thảo thư gởi lên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Lubomir Zaoralek và thủ tướng Bohuslav Sobotka của Tiệp, kế đến là thủ tướng Jean Marc Ayrault của Pháp.
Từ thủ đô Praha của Tiệp, chị Nguyễn Thanh Mai, một trong những người có sáng kiến về thư ngỏ gởi chủ tịch quốc hội Việt Nam từ tháng Giêng cho biết:
Ngày 27 Tháng Một thì bọn mình viết thư ngỏ cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngày 31 tháng Ba là mình viết cho các chính khách của Czech của Pháp và của EU. Ngày 4 tháng Tư thì thông báo với báo chí của cả Czech việc về lá thư ngày 31 tháng Ba.
Thư ngỏ ở trên online từ tháng Giêng thu được 671 chữ ký có bạn ở nước này có bạn ở nước khác ký thì bọn mình gởi về cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngoài ra vì bọn mình cũng là công dân và cư dân ở Liên Minh Châu Âu nên bọn mình cũng viết thư tới các chính khách của Czech, của Pháp, yêu cầu là mỗi khi làm việc với nhà nước Việt Nam thì hãy nhắc đến vấn đề nhân quyền. Chỉ muốn nói rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã ký kết những hiệp ước về nhân quyền thì phải tôn trọng.
Làm sao trao thư ngỏ?
Thư thông báo ngày 4 tháng Tư mà chị Nguyễn Thanh Mai vừa đề cập đến được trang mạng Dân Luận đang lên, trong lúc chị Thanh Mai cho biết sẽ có một tờ báo tiếng Tiệp sắp đưa tin liên quan về thư ngỏ của nhóm.
Như lâu nay, thường những cuộc gặp người Việt ở nước ngoài nơi mà lãnh đạo đến thăm chủ yếu dành cho những đối tượng được chọn lọc, còn những tiếng nói đối lập, các nhà đấu tranh bị loại ra ngoài. Ông Đoàn Hòa, một thành viên khác của nhóm Văn Lang, trình bày về điều này:
Tất nhiên những vụ như vậy thì có Hội Người Việt ở Czech người ta đứng ra tổ chức chứ không phải ai đến cũng được. Tức là mời thì phải chọn lọc, chúng tôi là những thành phần đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người dân trong nước cho nên không bao giờ họ mời.
Cuộc gặp mặt do ban lãnh đạo Hội Người Việt ở Czech tổ chức trong chợ Sapa, dứt khoát là sẽ được bảo vệ rất nghiêm ngặt, cho nên bọn tôi có muốn làm gì ở đấy cũng không thể làm được. Ngày 14 thì bà Kim Ngân có cuộc gặp với đạo diện của Hội Người Việt, hiện tại thì cứ 2 tuần một lần chúng tôi tổ chức biểu tình ở trước đại sứ quán Việt Nam ở Praha thì nó sẽ trùng vào ngày 16 là ngày Chủ Nhật, thì có khả năng hôm đó bọn tôi sẽ có kết hợp thêm.
Bên này nhiều hội lắm, Hội Người Việt ở Czech, Hội Người Czech gốc Việt, Hội Phật Tử Hội Sinh Viên, Hội Phụ Nữ… Tất cả đều là cánh tay nới đài của đảng, chỉ có nhóm Văn Lang chúng tôi là nhóm độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ một ai. Yêu cầu để đưa kiến nghị cho bà trực tiếp nhận thì chuyện đó không bao giờ có đâu.
Cũng có ý kiến là chúng tôi sẽ biểu tình để trao tận tay bà lá thư ấy nhưng chưa biết có được hay không.
– Ông Hoàng Hùng
Ông Hoàng Hùng, một trong những người có tên trên trong thư ngỏ về nhân quyền gởi chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng như các chính giới Czech, Pháp và EU, nói ông đồng ý với quan điểm của ông Đoàn Hòa:
Cuộc gặp của bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì chắc chắn họ sẽ lựa người và chắc chắn chúng tôi sẽ bị loại, không được vào trong ấy để nói lên những tư tưởng của mình. Cũng có ý kiến là chúng tôi sẽ biểu tình để trao tận tay bà lá thư ấy nhưng chưa biết có được hay không.
Phần lớn người Việt bên này là con cháu của người cộng sản, kể cả tôi hay những người trong nhóm Văn Lang, thế nên để có một thái độ quyết liệt như bên Mỹ hay các nước Tây Âu khác thì không có, nhưng chúng tôi mang tính chất ôn hòa và hiện nay những người ủng hộ chúng tôi cũng không phải là ít. Hiện những người dám trực tiếp đứng biểu tình trước đại sứ quán theo kêu gọi của chúng tôi thì có khoảng 100 người, nhưng ủng hộ thầm lặng thì có rất nhiều người.
Đối với chị Nguyễn Thanh Mai, việc nhắc lại cho mọi người biết về bức thư kiến nghị của nhóm, đã gởi cho bà Kim Ngân hồi tháng Giêng, là điều phải làm và phải có tác dụng nhất định, còn mong muốn trao thư này tận tay bà Kim Ngân khi bà đến Czech gần như là chuyện viễn tưởng.
Được biết chuyến công du Thụy Điển của bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra 24 năm sau chuyến thăm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Chuyến thăm Hungary là 9 năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đến nước này. Và chuyến đi Cộng Hòa Czech diễn ra 8 năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đến đây.
April 11, 2017
Một nhóm XHDS tìm cách gửi thư cho Chủ tịch Quốc Hội
by HR Defender • [Human Rights]
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Ngân.
RFA | 10.04.2017
Vào dịp Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đến thăm Cộng Hòa Czech, Hungary và Thụy Điển, một nhóm xã hội dân sự ở Czech, từng gởi thư đến bà Kim Ngân hồi đầu năm với kiến nghị tôn trọng nhân quyền, tìm cách làm sao ý kiến, tiếng nói của họ có thể đến bà chủ tịch quốc hội Việt Nam khi bà đến Czech.
Tại Châu Âu, ngoài việc gặp gỡ giới chức lãnh đạo, bà Kim Ngân sẽ tiếp xúc với người Việt tại 3 quốc gia Thụy Điển, Cộng hòa Czech và Hungary. Trong đó hai nước Hungary và Cộng Hòa Czech hay còn gọi là Tiệp, có những cộng đồng người Việt đông đảo trước và sau 1975.
Hôm 4 tháng Tư vừa qua, một số nhà hoạt động ở Tiệp gởi một thư trên mạng để loan báo sẽ tìm cách trao lại bà Kim Ngân bức thư ngỏ mà nhóm đã thảo và gởi đến bà một lần hồi tháng Giêng năm nay.
Đây là thư kiến nghị do 3 người ở Czech và một người từ Pháp cùng thảo ra, kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đồng thời phản đối việc bắt giữ giam cầm hai nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Sau đó, nhóm này còn thảo thư gởi lên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Lubomir Zaoralek và thủ tướng Bohuslav Sobotka của Tiệp, kế đến là thủ tướng Jean Marc Ayrault của Pháp.
Từ thủ đô Praha của Tiệp, chị Nguyễn Thanh Mai, một trong những người có sáng kiến về thư ngỏ gởi chủ tịch quốc hội Việt Nam từ tháng Giêng cho biết:
Ngày 27 Tháng Một thì bọn mình viết thư ngỏ cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngày 31 tháng Ba là mình viết cho các chính khách của Czech của Pháp và của EU. Ngày 4 tháng Tư thì thông báo với báo chí của cả Czech việc về lá thư ngày 31 tháng Ba.
Thư ngỏ ở trên online từ tháng Giêng thu được 671 chữ ký có bạn ở nước này có bạn ở nước khác ký thì bọn mình gởi về cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngoài ra vì bọn mình cũng là công dân và cư dân ở Liên Minh Châu Âu nên bọn mình cũng viết thư tới các chính khách của Czech, của Pháp, yêu cầu là mỗi khi làm việc với nhà nước Việt Nam thì hãy nhắc đến vấn đề nhân quyền. Chỉ muốn nói rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã ký kết những hiệp ước về nhân quyền thì phải tôn trọng.
Làm sao trao thư ngỏ?
Thư thông báo ngày 4 tháng Tư mà chị Nguyễn Thanh Mai vừa đề cập đến được trang mạng Dân Luận đang lên, trong lúc chị Thanh Mai cho biết sẽ có một tờ báo tiếng Tiệp sắp đưa tin liên quan về thư ngỏ của nhóm.
Như lâu nay, thường những cuộc gặp người Việt ở nước ngoài nơi mà lãnh đạo đến thăm chủ yếu dành cho những đối tượng được chọn lọc, còn những tiếng nói đối lập, các nhà đấu tranh bị loại ra ngoài. Ông Đoàn Hòa, một thành viên khác của nhóm Văn Lang, trình bày về điều này:
Tất nhiên những vụ như vậy thì có Hội Người Việt ở Czech người ta đứng ra tổ chức chứ không phải ai đến cũng được. Tức là mời thì phải chọn lọc, chúng tôi là những thành phần đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người dân trong nước cho nên không bao giờ họ mời.
Cuộc gặp mặt do ban lãnh đạo Hội Người Việt ở Czech tổ chức trong chợ Sapa, dứt khoát là sẽ được bảo vệ rất nghiêm ngặt, cho nên bọn tôi có muốn làm gì ở đấy cũng không thể làm được. Ngày 14 thì bà Kim Ngân có cuộc gặp với đạo diện của Hội Người Việt, hiện tại thì cứ 2 tuần một lần chúng tôi tổ chức biểu tình ở trước đại sứ quán Việt Nam ở Praha thì nó sẽ trùng vào ngày 16 là ngày Chủ Nhật, thì có khả năng hôm đó bọn tôi sẽ có kết hợp thêm.
Bên này nhiều hội lắm, Hội Người Việt ở Czech, Hội Người Czech gốc Việt, Hội Phật Tử Hội Sinh Viên, Hội Phụ Nữ… Tất cả đều là cánh tay nới đài của đảng, chỉ có nhóm Văn Lang chúng tôi là nhóm độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ một ai. Yêu cầu để đưa kiến nghị cho bà trực tiếp nhận thì chuyện đó không bao giờ có đâu.
Ông Hoàng Hùng, một trong những người có tên trên trong thư ngỏ về nhân quyền gởi chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng như các chính giới Czech, Pháp và EU, nói ông đồng ý với quan điểm của ông Đoàn Hòa:
Cuộc gặp của bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì chắc chắn họ sẽ lựa người và chắc chắn chúng tôi sẽ bị loại, không được vào trong ấy để nói lên những tư tưởng của mình. Cũng có ý kiến là chúng tôi sẽ biểu tình để trao tận tay bà lá thư ấy nhưng chưa biết có được hay không.
Phần lớn người Việt bên này là con cháu của người cộng sản, kể cả tôi hay những người trong nhóm Văn Lang, thế nên để có một thái độ quyết liệt như bên Mỹ hay các nước Tây Âu khác thì không có, nhưng chúng tôi mang tính chất ôn hòa và hiện nay những người ủng hộ chúng tôi cũng không phải là ít. Hiện những người dám trực tiếp đứng biểu tình trước đại sứ quán theo kêu gọi của chúng tôi thì có khoảng 100 người, nhưng ủng hộ thầm lặng thì có rất nhiều người.
Đối với chị Nguyễn Thanh Mai, việc nhắc lại cho mọi người biết về bức thư kiến nghị của nhóm, đã gởi cho bà Kim Ngân hồi tháng Giêng, là điều phải làm và phải có tác dụng nhất định, còn mong muốn trao thư này tận tay bà Kim Ngân khi bà đến Czech gần như là chuyện viễn tưởng.
Được biết chuyến công du Thụy Điển của bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra 24 năm sau chuyến thăm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Chuyến thăm Hungary là 9 năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đến nước này. Và chuyến đi Cộng Hòa Czech diễn ra 8 năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đến đây.