SBTN | 04.01.2017
Những dấu hiệu và hình ảnh về hai viên công an Bình Định đánh chết người dân tại thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vào ngày 2/1/2017 và bị dân chúng bắt quỳ tế nạn nhân khiến người ta liên tưởng cảnh hàng trăm cảnh sát chống bạo đông Ukraine phải quỳ tập thể xin lỗi người dân sau cuộc cách mạng tại đất nước này vào đầu năm 2014.
2017 tại Việt Nam đã mở màn, không phải bằng những thành tích và lời chúc sáo rỗng được giới tuyên giáo tung ra, mà bởi một vụ với nhiều dấu hiệu công an tái diễn hành vi đánh chết người dân rồi lấp liếm “dân tự ngã mà chết”.
Thực tế ở Việt Nam là trong một nền hành chính mà nạn “trên bảo dưới không nghe” ngày càng tồi tệ, tình trạng tản quyền hóa đã lan tràn từ lâu, với quyền năng sinh sát nằm trong tay một đội ngũ công an phường xã rất thiếu được đào tạo bài bản nhưng lại thừa thãi tinh thần “kiêu binh”. Hệ lụy quá bất tương xứng như thế đã dẫn tới hậu quả một số công an viên và dân phòng ấu trĩ về kinh nghiệm đến mức không thuần thục ngay cả thủ đoạn… đánh người.
Cái chết của một người đàn ông có tên là Ngô Thanh Kiều trong đồn công an ở Phú Yên vào năm 2012 do bị đánh vào chỗ hiểm là một điển hình của rất nhiều điển hình về điều mà cộng đồng quốc tế lên án cảnh sát Việt Nam sử dụng nhục hình.
Nạn nhục hình càng đáng được ghi khắc vào những năm gần đây. Cùng với hiện tượng nổi lên ngày càng nhiều tiêu cực của ngành công an Việt Nam, những cái chết được mô tả là “tự mình giết mình” cũng nối tiếp nhau sinh thành. Hàng loạt vụ việc được công an địa phương báo cáo là “tự treo cổ” đã xảy ra: Nguyễn Công Nhựt ở trụ sở công an thuộc Bình Dương, anh H. cũng ở trụ sở công an thuộc Bình Dương Bình Dương, Bùi Thị Hương ở trụ sở công an thuộc Bình Phước, Đỗ Văn Bình ở trụ sở công an thuộc Đà Nẵng, Đặng Trung Trịnh ở trụ sở công an thuộc Hải Dương…
Đặc biệt từ năm đầu 2013, khi Tổ chức Ân xá quốc tế lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam tính từ thời điểm năm 1975 và báo chí “lề trái” quật khởi tính phản biện, cho đến nay có ít nhất 15 cái chết do “tự tử” trong đồn công an bị giới truyền thông phát hiện…
Nhiều năm rồi, chưa bao giờ một năm mới được mở đầu bằng vụ việc công an đánh chết dân như những ngày đầu năm 2017.
Việc người dân Bình Định phẫn nộ đến mức bất chấp nỗi sợ hãi thường trực trước lực lượng “còn đảng còn mình” để bắt công an phải quỳ tế trước xác nạn nhân cho thấy phản kháng xã hội đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền và công an.
Đây không chỉ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngày càng lan rộng làn sóng phản kháng của người dân đối với chính quyền và công an, mà còn giống như một điềm báo về một năm 2017 sẽ xảy ra xung đột mạnh mẽ giữa một số tập thể người dân với công an tại một số địa phương – nơi nạn cường hào ác bá và công an trị rất phổ biến – dẫn tới bi kịch số phận chính thể trong ít năm sau đó.
Lê Dung / SBTN
January 5, 2017
2017 khởi sự bằng vụ ‘công an đánh chết dân’: Điềm báo gì?
by HR Defender • [Human Rights]
SBTN | 04.01.2017
Những dấu hiệu và hình ảnh về hai viên công an Bình Định đánh chết người dân tại thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vào ngày 2/1/2017 và bị dân chúng bắt quỳ tế nạn nhân khiến người ta liên tưởng cảnh hàng trăm cảnh sát chống bạo đông Ukraine phải quỳ tập thể xin lỗi người dân sau cuộc cách mạng tại đất nước này vào đầu năm 2014.
2017 tại Việt Nam đã mở màn, không phải bằng những thành tích và lời chúc sáo rỗng được giới tuyên giáo tung ra, mà bởi một vụ với nhiều dấu hiệu công an tái diễn hành vi đánh chết người dân rồi lấp liếm “dân tự ngã mà chết”.
Thực tế ở Việt Nam là trong một nền hành chính mà nạn “trên bảo dưới không nghe” ngày càng tồi tệ, tình trạng tản quyền hóa đã lan tràn từ lâu, với quyền năng sinh sát nằm trong tay một đội ngũ công an phường xã rất thiếu được đào tạo bài bản nhưng lại thừa thãi tinh thần “kiêu binh”. Hệ lụy quá bất tương xứng như thế đã dẫn tới hậu quả một số công an viên và dân phòng ấu trĩ về kinh nghiệm đến mức không thuần thục ngay cả thủ đoạn… đánh người.
Cái chết của một người đàn ông có tên là Ngô Thanh Kiều trong đồn công an ở Phú Yên vào năm 2012 do bị đánh vào chỗ hiểm là một điển hình của rất nhiều điển hình về điều mà cộng đồng quốc tế lên án cảnh sát Việt Nam sử dụng nhục hình.
Nạn nhục hình càng đáng được ghi khắc vào những năm gần đây. Cùng với hiện tượng nổi lên ngày càng nhiều tiêu cực của ngành công an Việt Nam, những cái chết được mô tả là “tự mình giết mình” cũng nối tiếp nhau sinh thành. Hàng loạt vụ việc được công an địa phương báo cáo là “tự treo cổ” đã xảy ra: Nguyễn Công Nhựt ở trụ sở công an thuộc Bình Dương, anh H. cũng ở trụ sở công an thuộc Bình Dương Bình Dương, Bùi Thị Hương ở trụ sở công an thuộc Bình Phước, Đỗ Văn Bình ở trụ sở công an thuộc Đà Nẵng, Đặng Trung Trịnh ở trụ sở công an thuộc Hải Dương…
Đặc biệt từ năm đầu 2013, khi Tổ chức Ân xá quốc tế lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam tính từ thời điểm năm 1975 và báo chí “lề trái” quật khởi tính phản biện, cho đến nay có ít nhất 15 cái chết do “tự tử” trong đồn công an bị giới truyền thông phát hiện…
Nhiều năm rồi, chưa bao giờ một năm mới được mở đầu bằng vụ việc công an đánh chết dân như những ngày đầu năm 2017.
Việc người dân Bình Định phẫn nộ đến mức bất chấp nỗi sợ hãi thường trực trước lực lượng “còn đảng còn mình” để bắt công an phải quỳ tế trước xác nạn nhân cho thấy phản kháng xã hội đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền và công an.
Đây không chỉ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngày càng lan rộng làn sóng phản kháng của người dân đối với chính quyền và công an, mà còn giống như một điềm báo về một năm 2017 sẽ xảy ra xung đột mạnh mẽ giữa một số tập thể người dân với công an tại một số địa phương – nơi nạn cường hào ác bá và công an trị rất phổ biến – dẫn tới bi kịch số phận chính thể trong ít năm sau đó.
Lê Dung / SBTN