Vào 8 giờ sáng ngày hôm nay 8 tháng 12 năm 2016 một cuộc gặp gỡ khá hiếm hoi đã xảy ra giữa đại diện nhà nước là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cùng với sáu người dân đại diện bà con huyện Kỳ Anh cùng với hai luật sư Trần Vũ Hải và Lê Luân với mục đích đối thoại về vấn đề khiếu nại kiến nghị liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016 vừa qua.
RFA | 08.12.2016
Vào 8 giờ sáng ngày hôm nay 8 tháng 12 năm 2016 một cuộc gặp gỡ khá hiếm hoi đã xảy ra giữa đại diện nhà nước là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cùng với sáu người dân đại diện bà con huyện Kỳ Anh cùng với hai luật sư Trần Vũ Hải và Lê Luân với mục đích đối thoại về vấn đề khiếu nại kiến nghị liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016 vừa qua.
Trong suốt 4 giờ đồng hồ từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa, luật sư Hải đưa ra câu hỏi về việc Bộ Tài nguyên Môi trường đã cấp phép cho Formosa mà không tham vấn địa phương nơi đặt ống xả thải. Vấn đề thứ hai là việc đền bù chỉ gói gọn trong vòng 6 tháng còn những tháng còn lại ai chịu trách nhiệm vì ngư dân vẫn tiếp tục nằm bờ cũng như các ngành nghề liên quan khác không thể hoạt động được.
Luật sư Trần Vũ Hải sau cuộc họp cho đại diện RFA tại Hà Nội biết như sau:
Tôi ấn tượng với ông Trần Hồng Hà có cam kết với bà con rằng nếu Formosa có vận hành phải đảm bảo những cam kết với quốc tế mà cụ thể ở đây là cam kết với Ngân hàng Thế giới, và ông còn cho rằng đây là sinh mạng chính trị của ông ấy.
-LS Trần Vũ Hải
“Hai vấn đề được bàn đó là giấy phép xả nước thải cấp cho Formosa và vấn đề thứ hai liên quan đến người dân mà thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ tài nguyên Môi trường thí dụ như môi trường cũng như bồi thường đã được các ngư dân và luật sư bàn bạc đối thoại với Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Tôi ấn tượng với ông Trần Hồng Hà có cam kết với bà con rằng nếu Formosa có vận hành phải đảm bảo những cam kết với quốc tế mà cụ thể ở đây là cam kết với Ngân hàng Thế giới, và ông còn cho rằng đây là sinh mạng chính trị của ông ấy.”
Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch xã Kỳ Anh cũng có mặt trong cuộc đối thoại cho biết việc bồi thường cho người dân tại xã Kỳ Lợi:
“Hiện nay Huyện Kỳ Lợi đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để chi trả. Xã Kỳ Lợi có 14 thôn nhưng 6 thôn đã hoàn chỉnh và đang áp giá, niêm yết công khai để bà con ngư dân ta có ý kiến gì thì đề xuất. Bốn thôn còn lại của Đông Yên thì hiện nay đang thẩm định. Lý do chậm là trước đây bà con gư dân chư thống nhất việc hỗ trợ bồi thường do chính phủ quy định.”
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trả lời cả hai vấn đề bức thiết vừa nói như việc cấp phép là đúng trình tự vì lúc cấp phép cho Formosa thì luật mới chưa có. Riêng vấn đề thứ hai Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ có hỗ trợ giai đoạn sau bồi thường như đào tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để người dân đóng tàu cỡ lớn ra khơi xa đánh cá.
Riêng các vấn đề khác như người dân gặp khó khăn trong việc đóng âu thuyền khi thảm họa xảy ra ông Bộ trưởng trả lời sẽ giao cho Hà Tĩnh làm và phải xong trước quý 1 năm 2017. Việc tái định cư và các vấn đề như điện hay nước sạch cũng được giao cho Hà Tĩnh giải quyết.
Cuộc đối thoại này được người dân và hai luật sư đánh giá là khá công bằng và có sự lắng nghe từ nhà nước.
December 9, 2016
Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường đối thoại với ngư dân Kỳ Anh
by HR Defender • [Human Rights]
Vào 8 giờ sáng ngày hôm nay 8 tháng 12 năm 2016 một cuộc gặp gỡ khá hiếm hoi đã xảy ra giữa đại diện nhà nước là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cùng với sáu người dân đại diện bà con huyện Kỳ Anh cùng với hai luật sư Trần Vũ Hải và Lê Luân với mục đích đối thoại về vấn đề khiếu nại kiến nghị liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016 vừa qua.
RFA | 08.12.2016
Vào 8 giờ sáng ngày hôm nay 8 tháng 12 năm 2016 một cuộc gặp gỡ khá hiếm hoi đã xảy ra giữa đại diện nhà nước là ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cùng với sáu người dân đại diện bà con huyện Kỳ Anh cùng với hai luật sư Trần Vũ Hải và Lê Luân với mục đích đối thoại về vấn đề khiếu nại kiến nghị liên quan đến thảm họa do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016 vừa qua.
Trong suốt 4 giờ đồng hồ từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa, luật sư Hải đưa ra câu hỏi về việc Bộ Tài nguyên Môi trường đã cấp phép cho Formosa mà không tham vấn địa phương nơi đặt ống xả thải. Vấn đề thứ hai là việc đền bù chỉ gói gọn trong vòng 6 tháng còn những tháng còn lại ai chịu trách nhiệm vì ngư dân vẫn tiếp tục nằm bờ cũng như các ngành nghề liên quan khác không thể hoạt động được.
Luật sư Trần Vũ Hải sau cuộc họp cho đại diện RFA tại Hà Nội biết như sau:
Tôi ấn tượng với ông Trần Hồng Hà có cam kết với bà con rằng nếu Formosa có vận hành phải đảm bảo những cam kết với quốc tế mà cụ thể ở đây là cam kết với Ngân hàng Thế giới, và ông còn cho rằng đây là sinh mạng chính trị của ông ấy.
-LS Trần Vũ Hải
“Hai vấn đề được bàn đó là giấy phép xả nước thải cấp cho Formosa và vấn đề thứ hai liên quan đến người dân mà thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ tài nguyên Môi trường thí dụ như môi trường cũng như bồi thường đã được các ngư dân và luật sư bàn bạc đối thoại với Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Tôi ấn tượng với ông Trần Hồng Hà có cam kết với bà con rằng nếu Formosa có vận hành phải đảm bảo những cam kết với quốc tế mà cụ thể ở đây là cam kết với Ngân hàng Thế giới, và ông còn cho rằng đây là sinh mạng chính trị của ông ấy.”
Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch xã Kỳ Anh cũng có mặt trong cuộc đối thoại cho biết việc bồi thường cho người dân tại xã Kỳ Lợi:
“Hiện nay Huyện Kỳ Lợi đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ để chi trả. Xã Kỳ Lợi có 14 thôn nhưng 6 thôn đã hoàn chỉnh và đang áp giá, niêm yết công khai để bà con ngư dân ta có ý kiến gì thì đề xuất. Bốn thôn còn lại của Đông Yên thì hiện nay đang thẩm định. Lý do chậm là trước đây bà con gư dân chư thống nhất việc hỗ trợ bồi thường do chính phủ quy định.”
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trả lời cả hai vấn đề bức thiết vừa nói như việc cấp phép là đúng trình tự vì lúc cấp phép cho Formosa thì luật mới chưa có. Riêng vấn đề thứ hai Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ có hỗ trợ giai đoạn sau bồi thường như đào tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để người dân đóng tàu cỡ lớn ra khơi xa đánh cá.
Riêng các vấn đề khác như người dân gặp khó khăn trong việc đóng âu thuyền khi thảm họa xảy ra ông Bộ trưởng trả lời sẽ giao cho Hà Tĩnh làm và phải xong trước quý 1 năm 2017. Việc tái định cư và các vấn đề như điện hay nước sạch cũng được giao cho Hà Tĩnh giải quyết.
Cuộc đối thoại này được người dân và hai luật sư đánh giá là khá công bằng và có sự lắng nghe từ nhà nước.