Ngư dân Vũng Áng, ảnh minh họa.
RFA | 07.12.2016
Nhiều người dân chịu tác động của thảm họa môi trường do Formosa gây nên từ tháng tư đến nay vẫn còn gặp bao khó khăn vì mất kế mưu sinh.
Bồi thường chưa đến!
Truyền thông trong nước loan tin một số ngư dân tại các địa phương chịu tác động bởi thảm họa môi trường do Formosa gây nên đã nhận được tiền bồi thường từ khoản 500 triệu đô la mà nhà máy gang thép này trả cho chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, một số người dân ngay tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh- trung tâm xuất phát thảm họa vào cuối tháng 11 cho biết họ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, và mức bồi thường cũng như cách thức tính toán của địa phương theo họ vẫn không thỏa đáng.
Nếu bồi thường cho (đối tượng) biển thì chồng làm nghề biển, vợ buôn bán ở biển nghe nói chồng được 6 triệu/tháng, vợ được hơn 2 triệu. Nghe vậy thôi chứ chưa ai nhận nên chưa biết được.
-Một phụ nữ tại Vũng Áng
Một phụ nữ tại Vũng Áng vào ngày 28 tháng 11 cho biết thông tin về việc bồi thường cho gia đình chị :
“Nếu bồi thường cho (đối tượng) biển thì chồng làm nghề biển, vợ buôn bán ở biển nghe nói chồng được 6 triệu/tháng, vợ được hơn 2 triệu. Nghe vậy thôi chứ chưa ai nhận nên chưa biết được. Hội đồng xóm cũng thu hộ khẩu đưa lên rồi.
Hầu hết dân ở đây vì thảm họa nên nhiều người phải đi ‘nước (ngoài)’ tìm việc. Như gia đình tôi chồng là trụ cột gia đình nên phải đi (lao động) nước ngoài (sau khi thảm họa xảy ra). Đi (lao động nước ngoài) thì chỉ đi đôi ba năm chứ không phải đi luôn; nếu không bồi thường cho thì chắc không ai lấy.”
Mất kế mưu sinh
Nhiều người dân chịu tác động đều có ý kiến là thời gian chi trả chỉ 6 tháng là bất hợp lý khi môi trường biển vẫn chưa thực sự an toàn và hải sản đánh bắt về vẫn chưa thể tiêu thụ được vì người tiêu dùng còn rất lo ngại về độc tố mà hải sản hấp thu phải.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa môi trường nhiều nhà khoa học tại Việt Nam nói rõ phải mất nhiều chục năm môi trường biển mới có thể trở lại sạch như trước khi xảy ra thảm họa.
Tuy nhiên cần phải có biện pháp tẩy độc chứ không thể chờ môi trường tự làm sạch. Có những hóa chất nằm trong lớp trầm tích, một khi có biến động sẽ lại chuyển động phát tán ra.
Biển Vũng Áng, ảnh minh họa. Courtesy photo
Dù Bộ Tài nguyên- Môi trường nhiều lần lên tiếng khẳng định môi trường biển đã sạch phù hợp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, thể thao dưới nước và du lịch; thế nhưng người dân vẫn không mấy tin tưởng vào khẳng định đó của cơ quan chức năng.
Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên thuộc địa bàn Vũng Áng, Hà Tĩnh cho biết thực trạng mà giáo dân của ông đang phải đối mặt:
“Cho đến nay gia đình họ vẫn cứ điêu đứng, trông chờ một cách vô vọng chỉ chờ vào các nhà hảo tâm, người này- người khác. Chứ không có phương hướng, kế sách, điều kiện khả quan hơn để cải thiện đời sống của họ cả.
Theo tôi nghĩ đời sống của dân ngày càng đi vào ngõ cụt, càng bế tắc. Hẳn nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm với dân, với nước phải có phương pháp để thay đổi. Chứ cứ kiểu đà này thì không ổn, một trình trạng bất ổn cho xã hội khi dân bị đẩy vào đường cùng.
Cha ông ta nói ‘an cư, lạc nghiệp’; nhưng nay có ‘nghiệp’ gì để mà lạc! Có một số thanh niên, trung niên có khả năng thay đổi việc làm, thay đổi vị trí thì họ vào nam hay ra bắc nơi có chỗ thuê thợ lặn, đánh cá… thì họ đi làm thuê. Còn những người lớn tuổi không xin được việc thì chịu ở nhà ngồi không vậy thôi.
Có những hộ nghèo hoặc cận nghèo thì có thể vay được 50 triệu đồng; mà 50 triệu đồng thì làm gì được. Thế nhưng cũng có ai vay được đâu! Còn số nói cho vay mấy trăm (triệu đồng) thì họ đòi thế chấp nên có ai có thế chấp để mà vay đâu! Đến nay có ai vay được xu nào đâu để mà làm gì!”
Cho đến nay gia đình họ vẫn cứ điêu đứng, trông chờ một cách vô vọng chỉ chờ vào các nhà hảo tâm, người này- người khác.
-LM Trần Đình Lai
Từ xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, một vị linh mục quản xứ nơi 99% giáo dân làm nghề biển cũng cho biết tình hình của người dân tại nơi ông phục vụ trước và sau khi thảm họa môi trường Formosa xảy ra:
“Trước thảm họa người dân ở đây có thể nói sống bình yên và đời sống rất hồ hởi. Tôi về đây 3 năm trước đời sống tốt lắm, dân xây nhà, dựng cửa; nhưng khi thảm họa xảy ra thì rất buồn. Đời sống chùng xuống kiểu như mọi người đều đeo tang! Ra biển không có người. Không dám xuống nước; đời sống rất vất vả. Kẻ nam, người bắc đi tìm việc làm để thay đổi. Có người lợi dụng điều đó trục lợi bằng cách cho vay vốn, thao túng… dẫn đến gian lận, rối loạn.
Được cái là (giáo) dân còn biết vâng lời cha xứ, lo xây dựng nhà thờ vì nhà thờ đang xây. Còn bên phía chính quyền, dân không tin tưởng nữa. Họ không nghe cán bộ, thôn xã; chỉ có trên ép xuống chứ không có sự đối thoại lắng nghe.”
Bế tắc & yêu cầu
Nhiều nhà hoạt động xã hội đến tại những vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây nên xác nhận thực trạng cuộc sống của người dân chịu tác động rất đáng quan ngại.
Làng biển với những con tàu phơi mình trên cát vì biển chết và nhiều thành phần còn sức lao động trong làng phải bỏ xứ đi kiếm sống ở phương xa.
Mong muốn lớn nhất hiện nay của người dân trong vùng chịu tác động là Nhà nước làm sao hồi phục lại môi trường biển để ngư dân có nơi kiếm sống cũng như thoát được nguy cơ mà họ nhận ra là mất cả nơi cư trú nếu như không còn biển để mưu sinh theo nghề truyền thống từ bao đời qua.
December 8, 2016
Nạn nhân Formosa gặp nhiều khó khăn vì mất kế mưu sinh
by HR Defender • [Human Rights]
Ngư dân Vũng Áng, ảnh minh họa.
RFA | 07.12.2016
Nhiều người dân chịu tác động của thảm họa môi trường do Formosa gây nên từ tháng tư đến nay vẫn còn gặp bao khó khăn vì mất kế mưu sinh.
Bồi thường chưa đến!
Truyền thông trong nước loan tin một số ngư dân tại các địa phương chịu tác động bởi thảm họa môi trường do Formosa gây nên đã nhận được tiền bồi thường từ khoản 500 triệu đô la mà nhà máy gang thép này trả cho chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, một số người dân ngay tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh- trung tâm xuất phát thảm họa vào cuối tháng 11 cho biết họ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, và mức bồi thường cũng như cách thức tính toán của địa phương theo họ vẫn không thỏa đáng.
Nếu bồi thường cho (đối tượng) biển thì chồng làm nghề biển, vợ buôn bán ở biển nghe nói chồng được 6 triệu/tháng, vợ được hơn 2 triệu. Nghe vậy thôi chứ chưa ai nhận nên chưa biết được.
-Một phụ nữ tại Vũng Áng
Một phụ nữ tại Vũng Áng vào ngày 28 tháng 11 cho biết thông tin về việc bồi thường cho gia đình chị :
“Nếu bồi thường cho (đối tượng) biển thì chồng làm nghề biển, vợ buôn bán ở biển nghe nói chồng được 6 triệu/tháng, vợ được hơn 2 triệu. Nghe vậy thôi chứ chưa ai nhận nên chưa biết được. Hội đồng xóm cũng thu hộ khẩu đưa lên rồi.
Hầu hết dân ở đây vì thảm họa nên nhiều người phải đi ‘nước (ngoài)’ tìm việc. Như gia đình tôi chồng là trụ cột gia đình nên phải đi (lao động) nước ngoài (sau khi thảm họa xảy ra). Đi (lao động nước ngoài) thì chỉ đi đôi ba năm chứ không phải đi luôn; nếu không bồi thường cho thì chắc không ai lấy.”
Mất kế mưu sinh
Nhiều người dân chịu tác động đều có ý kiến là thời gian chi trả chỉ 6 tháng là bất hợp lý khi môi trường biển vẫn chưa thực sự an toàn và hải sản đánh bắt về vẫn chưa thể tiêu thụ được vì người tiêu dùng còn rất lo ngại về độc tố mà hải sản hấp thu phải.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa môi trường nhiều nhà khoa học tại Việt Nam nói rõ phải mất nhiều chục năm môi trường biển mới có thể trở lại sạch như trước khi xảy ra thảm họa.
Tuy nhiên cần phải có biện pháp tẩy độc chứ không thể chờ môi trường tự làm sạch. Có những hóa chất nằm trong lớp trầm tích, một khi có biến động sẽ lại chuyển động phát tán ra.
Biển Vũng Áng, ảnh minh họa. Courtesy photo
Dù Bộ Tài nguyên- Môi trường nhiều lần lên tiếng khẳng định môi trường biển đã sạch phù hợp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, thể thao dưới nước và du lịch; thế nhưng người dân vẫn không mấy tin tưởng vào khẳng định đó của cơ quan chức năng.
Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên thuộc địa bàn Vũng Áng, Hà Tĩnh cho biết thực trạng mà giáo dân của ông đang phải đối mặt:
“Cho đến nay gia đình họ vẫn cứ điêu đứng, trông chờ một cách vô vọng chỉ chờ vào các nhà hảo tâm, người này- người khác. Chứ không có phương hướng, kế sách, điều kiện khả quan hơn để cải thiện đời sống của họ cả.
Theo tôi nghĩ đời sống của dân ngày càng đi vào ngõ cụt, càng bế tắc. Hẳn nhà cầm quyền, những người có trách nhiệm với dân, với nước phải có phương pháp để thay đổi. Chứ cứ kiểu đà này thì không ổn, một trình trạng bất ổn cho xã hội khi dân bị đẩy vào đường cùng.
Cha ông ta nói ‘an cư, lạc nghiệp’; nhưng nay có ‘nghiệp’ gì để mà lạc! Có một số thanh niên, trung niên có khả năng thay đổi việc làm, thay đổi vị trí thì họ vào nam hay ra bắc nơi có chỗ thuê thợ lặn, đánh cá… thì họ đi làm thuê. Còn những người lớn tuổi không xin được việc thì chịu ở nhà ngồi không vậy thôi.
Có những hộ nghèo hoặc cận nghèo thì có thể vay được 50 triệu đồng; mà 50 triệu đồng thì làm gì được. Thế nhưng cũng có ai vay được đâu! Còn số nói cho vay mấy trăm (triệu đồng) thì họ đòi thế chấp nên có ai có thế chấp để mà vay đâu! Đến nay có ai vay được xu nào đâu để mà làm gì!”
Từ xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, một vị linh mục quản xứ nơi 99% giáo dân làm nghề biển cũng cho biết tình hình của người dân tại nơi ông phục vụ trước và sau khi thảm họa môi trường Formosa xảy ra:
“Trước thảm họa người dân ở đây có thể nói sống bình yên và đời sống rất hồ hởi. Tôi về đây 3 năm trước đời sống tốt lắm, dân xây nhà, dựng cửa; nhưng khi thảm họa xảy ra thì rất buồn. Đời sống chùng xuống kiểu như mọi người đều đeo tang! Ra biển không có người. Không dám xuống nước; đời sống rất vất vả. Kẻ nam, người bắc đi tìm việc làm để thay đổi. Có người lợi dụng điều đó trục lợi bằng cách cho vay vốn, thao túng… dẫn đến gian lận, rối loạn.
Được cái là (giáo) dân còn biết vâng lời cha xứ, lo xây dựng nhà thờ vì nhà thờ đang xây. Còn bên phía chính quyền, dân không tin tưởng nữa. Họ không nghe cán bộ, thôn xã; chỉ có trên ép xuống chứ không có sự đối thoại lắng nghe.”
Bế tắc & yêu cầu
Nhiều nhà hoạt động xã hội đến tại những vùng chịu tác động bởi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây nên xác nhận thực trạng cuộc sống của người dân chịu tác động rất đáng quan ngại.
Làng biển với những con tàu phơi mình trên cát vì biển chết và nhiều thành phần còn sức lao động trong làng phải bỏ xứ đi kiếm sống ở phương xa.
Mong muốn lớn nhất hiện nay của người dân trong vùng chịu tác động là Nhà nước làm sao hồi phục lại môi trường biển để ngư dân có nơi kiếm sống cũng như thoát được nguy cơ mà họ nhận ra là mất cả nơi cư trú nếu như không còn biển để mưu sinh theo nghề truyền thống từ bao đời qua.