Ông Lưu Văn Vịnh (trái) và ông Nguyễn Văn Đức Độ.
Ân xá Quốc tế, ngày 08/11/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Việt Nam đang tiến hành chiến dịch đàn áp dữ dội chống lại người bảo vệ nhận quyền và những nhà hoạt động, những người kêu gọi chính phủ minh bạch và trách nhiệm trong việc xử lý thảm họa môi trường biển miền Trung. Một làn sóng bắt bớ được tiến hành gần đây ở nhiều vùng khác nhau của Việt Nam cùng với sự đe dọa, quấy rối, sách nhiễu và theo dõi những người trên khắp đất nước tham gia vào các hoạt động liên quan đến thảm họa.
Kể từ tháng 4 năm 2016, Việt Nam đã rung chuyển bởi một thảm họa môi trường với việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Các hậu quả do thảm họa được cho là đã ảnh hưởng đến đời sống của 270.000 người tại các tỉnh bị ảnh hưởng. Trong tháng 6, sau những lời kêu gọi công bố thông tin về nguyên nhân của thảm họa, một nhà máy thép thuộc sở hữu của một tập đoàn Đài Loan có tên là Formosa Plastics Group đã nhận trách nhiệm trước chính phủ.
Mặc dù Formosa công khai nhận trách nhiệm về vụ việc và cam kết sẽ trả 500 triệu USD để bồi thường cho những người bị ảnh hưởng, những nhà hoạt động môi trường kêu gọi trách nhiệm và tăng tính minh bạch trong thông tin về thảm họa và sự phân bổ số tiền bồi thường. Những hoạt động này đã được tiến hành liên tục trong nhiều tháng, với những cuộc biểu tình lớn chưa từng có và cơn sốt những bình luận trực tuyến.
Vào ngày 06/11, Lưu Văn Vịnh, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, trở thành nạn nhân mới nhất trong nỗ lực của chính quyền nhằm đàn áp những người chỉ trích về cách xử lý của chính phủ trong thảm họa môi trường. Ông bị bắt ở thành phố Hồ Chí Minh và bị buộc tội “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự, một cáo buộc với mức án từ năm năm đến tù chung thân, hoặc tử hình.
Lưu Văn Vịnh sinh ra ở tỉnh Hải Dương, ông chuyển đến sống ở thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái, nơi ông đã tham gia vào một số cuộc biểu tình, bao gồm cả những cuộc biểu tình có liên quan đến Formosa. Trong tháng 7, ông đã thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết với mục tiêu chấm dứt sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được cho là đã rời khỏi liên minh gần đây.
Ân xá Quốc tế đã nhận được thông tin nói rằng ba người khác có liên quan đến Lưu Văn Vịnh cũng đã bị bắt giữ vào cùng ngày. Đỗ Phi Trường và Tuấn Đoàn được cho là đã bị bắt giữ tại một cuộc họp với Lưu Văn Vịnh, trong khi người thứ ba, Nguyễn Văn Đức Độ, một nhà hoạt động từ thành phố Huế, được cho là đã bị bắt giữ sau khi thăm nhà Lưu Văn Vịnh. Đỗ Phi Trường đang bị giam tại đồn cảnh sát Bình Hòa Hưng, Tuấn Đoàn bị giam tại trạm cảnh sát số 4 Phạm Văn Lưu trong khi Nguyễn Văn Đức Độ bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu ở quận Phú Nhuận.
Vụ bắt giữ này tiếp theo vụ bắt giữ bác sỹ Hồ Văn Hải, một nhà hoạt động trực tuyến sử dụng blog của mình để kêu gọi sự tính minh bạch và trách nhiệm của chính phủ trong thảm họa môi trường ở miền Trung. Bác sỹ Hải đã bị bắt vào ngày 02/11 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ân xá Quốc tế được biết bác sỹ Hải đang đối mặt với cáo buộc theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước”, có thể bị án tù từ ba năm đến 20 năm.
Một blogger khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được gọi là blogger Mẹ Nấm, đã bị bắt vào ngày 10/10 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cô cũng tham gia vào các hoạt động liên quan đến môi trường và cũng đã bị buộc tội theo Điều 88 .
Các vụ bắt giữ cá nhân trên cho thấy Việt Nam đang sử dụng hệ thống tư pháp hình sự để đàn áp người bảo vệ nhân quyền và người hoạt động xã hội bên cạnh việc đe dọa, quấy rối và theo dõi những người hoạt động.
Ngày 5711, cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tâm đã bị câu lưu tại thủ đô Hà Nộivà bị thẩm vấn về chuyến đi gần đây của ông đến Ninh Thuận. Trương Minh Tâm đã tham gia vào các hoạt động liên quan nhằm minh bạch các thông tin về thảm họa biển ở miền Trung. Vào cuối tháng 4, ông bị bắt và bị tra tấn bởi cảnh sát khi ông đến các vùng bị ảnh hưởng để đưa tin.
Vụ câu lưu ông trùng hợp với thời gian của kỳ thi tốt nghiệp khóa luật và ông đã bị lỡ kỳ thi này. Trương Minh Tâm là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm mục tiêu thúc đẩy nhân quyền và những người ủng hộ cải cách chính trị tại Việt Nam.
Cha Đặng Hữu Nam, một linh mục Công giáo đã hỗ trợ 506 ngư dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong việc khiếu nại yêu cầu bồi thường, đã phải chịu sự theo dõi, dọa giết, bắt bớ và đánh đập bởi cảnh sát và an ninh mặc thường phục. Các nỗ lực của ngư dân nộp khiếu nại đã được đáp ứng với sự đe dọa và quấy rối, cũng như những trở ngại nhằm ngăn cản họ đi đến tòa án ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để khiếu kiện. Tất cả 506 khiếu nại cuối cùng đã bị từ chối bởi tòa án Hà Tĩnh bởi thủ tục hành chính.
Những nhà hoạt động khác, những người đã tham gia vào cuộc biểu tình và các hoạt động khác cũng đã phải đối mặt với các mối đe dọa. Nguyễn Văn Tráng là mục tiêu bị bôi nhọ trên phương tiện truyền thông địa phương, trên đài phát thanh và trên loa phóng thanh. Cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Văn Sơn đã phải chịu sự theo dõi, bôi xấu trên phương tiện truyền thông địa phương và bây giờ đang lo lắng cho sự an toàn của mình. Mục sư Nguyễn Trung Tôn và gia đình ông đã phải đối mặt với sự quấy rối liên tục, bao gồm cả theo dõi, bôi xấu nơi công cộng, đập phá cửa hàng thủy sản của gia đình và đe dọa từ những người mặc thường phục.
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam duy trì và tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền tự do lập hội, hội họp ôn hòa và biểu đạt như được quy định bởi Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên.
Các nhà chức trách phải dừng ngay lập tức việc bắt giữ tùy tiện, truy tố, và quấy rối những người bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động môi trường, những người yêu cầu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình về thảm họa môi trường xảy ra vào tháng 4 năm nay.
Ngoài ra, các nhà chức trách Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Đỗ Phi Trường, Tuấn Đoàn, bác sỹ Hồ Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Họ là những tù nhân lương tâm đã bị bắt giữ vì những hoạt động ôn hòa, và hủy tất cả các cáo buộc chống lại họ.
Nguồn: Viet Nam: Crackdown on human rights amidst Formosa related activism
November 10, 2016
Việt Nam: Đàn áp nhân quyền chống lại phong trào bảo vệ môi trường liên quan đến Formosa
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ông Lưu Văn Vịnh (trái) và ông Nguyễn Văn Đức Độ.
Ân xá Quốc tế, ngày 08/11/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Việt Nam đang tiến hành chiến dịch đàn áp dữ dội chống lại người bảo vệ nhận quyền và những nhà hoạt động, những người kêu gọi chính phủ minh bạch và trách nhiệm trong việc xử lý thảm họa môi trường biển miền Trung. Một làn sóng bắt bớ được tiến hành gần đây ở nhiều vùng khác nhau của Việt Nam cùng với sự đe dọa, quấy rối, sách nhiễu và theo dõi những người trên khắp đất nước tham gia vào các hoạt động liên quan đến thảm họa.
Kể từ tháng 4 năm 2016, Việt Nam đã rung chuyển bởi một thảm họa môi trường với việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Các hậu quả do thảm họa được cho là đã ảnh hưởng đến đời sống của 270.000 người tại các tỉnh bị ảnh hưởng. Trong tháng 6, sau những lời kêu gọi công bố thông tin về nguyên nhân của thảm họa, một nhà máy thép thuộc sở hữu của một tập đoàn Đài Loan có tên là Formosa Plastics Group đã nhận trách nhiệm trước chính phủ.
Mặc dù Formosa công khai nhận trách nhiệm về vụ việc và cam kết sẽ trả 500 triệu USD để bồi thường cho những người bị ảnh hưởng, những nhà hoạt động môi trường kêu gọi trách nhiệm và tăng tính minh bạch trong thông tin về thảm họa và sự phân bổ số tiền bồi thường. Những hoạt động này đã được tiến hành liên tục trong nhiều tháng, với những cuộc biểu tình lớn chưa từng có và cơn sốt những bình luận trực tuyến.
Vào ngày 06/11, Lưu Văn Vịnh, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, trở thành nạn nhân mới nhất trong nỗ lực của chính quyền nhằm đàn áp những người chỉ trích về cách xử lý của chính phủ trong thảm họa môi trường. Ông bị bắt ở thành phố Hồ Chí Minh và bị buộc tội “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự, một cáo buộc với mức án từ năm năm đến tù chung thân, hoặc tử hình.
Lưu Văn Vịnh sinh ra ở tỉnh Hải Dương, ông chuyển đến sống ở thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái, nơi ông đã tham gia vào một số cuộc biểu tình, bao gồm cả những cuộc biểu tình có liên quan đến Formosa. Trong tháng 7, ông đã thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết với mục tiêu chấm dứt sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được cho là đã rời khỏi liên minh gần đây.
Ân xá Quốc tế đã nhận được thông tin nói rằng ba người khác có liên quan đến Lưu Văn Vịnh cũng đã bị bắt giữ vào cùng ngày. Đỗ Phi Trường và Tuấn Đoàn được cho là đã bị bắt giữ tại một cuộc họp với Lưu Văn Vịnh, trong khi người thứ ba, Nguyễn Văn Đức Độ, một nhà hoạt động từ thành phố Huế, được cho là đã bị bắt giữ sau khi thăm nhà Lưu Văn Vịnh. Đỗ Phi Trường đang bị giam tại đồn cảnh sát Bình Hòa Hưng, Tuấn Đoàn bị giam tại trạm cảnh sát số 4 Phạm Văn Lưu trong khi Nguyễn Văn Đức Độ bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu ở quận Phú Nhuận.
Vụ bắt giữ này tiếp theo vụ bắt giữ bác sỹ Hồ Văn Hải, một nhà hoạt động trực tuyến sử dụng blog của mình để kêu gọi sự tính minh bạch và trách nhiệm của chính phủ trong thảm họa môi trường ở miền Trung. Bác sỹ Hải đã bị bắt vào ngày 02/11 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ân xá Quốc tế được biết bác sỹ Hải đang đối mặt với cáo buộc theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước”, có thể bị án tù từ ba năm đến 20 năm.
Một blogger khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được gọi là blogger Mẹ Nấm, đã bị bắt vào ngày 10/10 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cô cũng tham gia vào các hoạt động liên quan đến môi trường và cũng đã bị buộc tội theo Điều 88 .
Các vụ bắt giữ cá nhân trên cho thấy Việt Nam đang sử dụng hệ thống tư pháp hình sự để đàn áp người bảo vệ nhân quyền và người hoạt động xã hội bên cạnh việc đe dọa, quấy rối và theo dõi những người hoạt động.
Ngày 5711, cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tâm đã bị câu lưu tại thủ đô Hà Nộivà bị thẩm vấn về chuyến đi gần đây của ông đến Ninh Thuận. Trương Minh Tâm đã tham gia vào các hoạt động liên quan nhằm minh bạch các thông tin về thảm họa biển ở miền Trung. Vào cuối tháng 4, ông bị bắt và bị tra tấn bởi cảnh sát khi ông đến các vùng bị ảnh hưởng để đưa tin.
Vụ câu lưu ông trùng hợp với thời gian của kỳ thi tốt nghiệp khóa luật và ông đã bị lỡ kỳ thi này. Trương Minh Tâm là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm mục tiêu thúc đẩy nhân quyền và những người ủng hộ cải cách chính trị tại Việt Nam.
Cha Đặng Hữu Nam, một linh mục Công giáo đã hỗ trợ 506 ngư dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong việc khiếu nại yêu cầu bồi thường, đã phải chịu sự theo dõi, dọa giết, bắt bớ và đánh đập bởi cảnh sát và an ninh mặc thường phục. Các nỗ lực của ngư dân nộp khiếu nại đã được đáp ứng với sự đe dọa và quấy rối, cũng như những trở ngại nhằm ngăn cản họ đi đến tòa án ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để khiếu kiện. Tất cả 506 khiếu nại cuối cùng đã bị từ chối bởi tòa án Hà Tĩnh bởi thủ tục hành chính.
Những nhà hoạt động khác, những người đã tham gia vào cuộc biểu tình và các hoạt động khác cũng đã phải đối mặt với các mối đe dọa. Nguyễn Văn Tráng là mục tiêu bị bôi nhọ trên phương tiện truyền thông địa phương, trên đài phát thanh và trên loa phóng thanh. Cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Văn Sơn đã phải chịu sự theo dõi, bôi xấu trên phương tiện truyền thông địa phương và bây giờ đang lo lắng cho sự an toàn của mình. Mục sư Nguyễn Trung Tôn và gia đình ông đã phải đối mặt với sự quấy rối liên tục, bao gồm cả theo dõi, bôi xấu nơi công cộng, đập phá cửa hàng thủy sản của gia đình và đe dọa từ những người mặc thường phục.
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam duy trì và tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền tự do lập hội, hội họp ôn hòa và biểu đạt như được quy định bởi Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên.
Các nhà chức trách phải dừng ngay lập tức việc bắt giữ tùy tiện, truy tố, và quấy rối những người bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động môi trường, những người yêu cầu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình về thảm họa môi trường xảy ra vào tháng 4 năm nay.
Ngoài ra, các nhà chức trách Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Đỗ Phi Trường, Tuấn Đoàn, bác sỹ Hồ Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Họ là những tù nhân lương tâm đã bị bắt giữ vì những hoạt động ôn hòa, và hủy tất cả các cáo buộc chống lại họ.
Nguồn: Viet Nam: Crackdown on human rights amidst Formosa related activism