RFA | 21.10.2016
Hội đồng Liên tôn Việt Nam, gồm đại diện các đạo Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, và Tin Lành, hôm qua ra kháng thư bác bỏ dự luật Tín ngưỡng- Tôn giáo mà theo kế hoạch sẽ được Quốc hội Việt Nam khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ hai hiện diễn ra ở Hà Nội.
Kháng thư do 27 vị chức sắc của 4 tôn giáo vừa nêu ký tên nói rõ ‘mọi giáo hội đều là những tổ chức xã hội dân sự độc lập và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có quyền và nghĩa vụ như mọi tổ chức và mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong hiến pháp và các văn bản dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước Quốc tế về Nhân quyền.’
Những vị chức sắc tôn giáo ký tên vào kháng thư cho rằng một luật riêng cho các giáo hội cà các tín đồ là không cần thiết.
Chánh trị sự Hứa Phi, chức sắc của đạo Cao Đài, ký tên vào kháng thư có ý kiến:
“Từ trước đến nay chính quyền Việt Nam ra rất nhiều văn bản- các dự luật, nghị định… Mà cứ mỗi lần ra là xiết chặt thêm tôn giáo nữa. Tôi nghĩ sắp tới nếu nhà cầm quyền Việt Nam thông qua dự luật về tôn giáo thì cũng thêm phần đàn áp các tôn giáo theo cơ chế xin- cho; áp đặt toàn bộ sự cai trị của người cộng sản lên tôn giáo.”
Tuy ký vào kháng thư bác bỏ dự thảo luật tín ngưỡng- tôn giáo; nhưng hòa thượng Thích Không Tánh, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỏ ra không mấy hy vọng ý kiến được cơ quan chức năng lắng nghe. Ông phát biểu:
“Với tấm lòng, hoài bão chúng ta cũng lên tiếng nhằm mục đích đánh động dư luận có thêm một số nhận thức, còn sự thực không hy vọng gì nhà nước này để tâm tới.”
October 22, 2016
Hội đồng Liên tôn bác dự luật tôn giáo
by HR Defender • [Human Rights]
RFA | 21.10.2016
Hội đồng Liên tôn Việt Nam, gồm đại diện các đạo Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, và Tin Lành, hôm qua ra kháng thư bác bỏ dự luật Tín ngưỡng- Tôn giáo mà theo kế hoạch sẽ được Quốc hội Việt Nam khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ hai hiện diễn ra ở Hà Nội.
Kháng thư do 27 vị chức sắc của 4 tôn giáo vừa nêu ký tên nói rõ ‘mọi giáo hội đều là những tổ chức xã hội dân sự độc lập và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có quyền và nghĩa vụ như mọi tổ chức và mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong hiến pháp và các văn bản dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước Quốc tế về Nhân quyền.’
Những vị chức sắc tôn giáo ký tên vào kháng thư cho rằng một luật riêng cho các giáo hội cà các tín đồ là không cần thiết.
Chánh trị sự Hứa Phi, chức sắc của đạo Cao Đài, ký tên vào kháng thư có ý kiến:
“Từ trước đến nay chính quyền Việt Nam ra rất nhiều văn bản- các dự luật, nghị định… Mà cứ mỗi lần ra là xiết chặt thêm tôn giáo nữa. Tôi nghĩ sắp tới nếu nhà cầm quyền Việt Nam thông qua dự luật về tôn giáo thì cũng thêm phần đàn áp các tôn giáo theo cơ chế xin- cho; áp đặt toàn bộ sự cai trị của người cộng sản lên tôn giáo.”
Tuy ký vào kháng thư bác bỏ dự thảo luật tín ngưỡng- tôn giáo; nhưng hòa thượng Thích Không Tánh, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỏ ra không mấy hy vọng ý kiến được cơ quan chức năng lắng nghe. Ông phát biểu:
“Với tấm lòng, hoài bão chúng ta cũng lên tiếng nhằm mục đích đánh động dư luận có thêm một số nhận thức, còn sự thực không hy vọng gì nhà nước này để tâm tới.”