Nhà dân bị ngập lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016.
RFA | 19.10.2016
Vụ khủng hoảng môi sinh tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam và cuộc tranh luận ngày nay về lợi ích của toàn cầu hóa tại các nước công nghiệp tiên tiến có liên hệ gì đến nhau không?
Câu trả lời của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa là có. Và thủ phạm chính là việc đưa kinh tế lên hàng ưu tiên mà coi thường yếu tố then chốt là dân chủ chính trị.
Ưu tiên kinh tế
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sáng Thứ Bảy mùng tám Tháng 10 vừa qua, Chánh án Tòa án Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết tòa đã trả lại 506 đơn của người dân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An của Việt Nam khởi kiện Công ty Formosa vì lý do là số đơn đó không hợp lệ và việc trả lại là đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự tại Việt Nam. Phán quyết ấy gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam nên nhiều cuộc biểu tình bất bạo động đã bùng nổ tại các tỉnh miền Trung. Hiển nhiên là một chuyên gia kinh tế như ông có chú ý đến biến cố đó, ông có nhận xét ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thấy biến cố ấy xảy ra trước sự thờ ơ của truyền thông quốc tế là nơi người ta đang ngạc nhiên về trào lưu chống toàn cầu hóa như thể hiện trong cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ sau khi đã xảy ra tại Âu Châu. Vì nghịch lý đó, tôi xin trở lại hiểu lầm tai hại của thế giới công nghiệp hóa là quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Nó xuất phát từ lý luận phải gọi là ngu xuẩn của Karl Marx, theo đó hạ tầng kinh tế sẽ quyết định về thượng tầng chính trị.
Dù chẳng theo tư tưởng Marx, nhiều người và nhiều chính quyền của các nước tư bản đều tin là nếu các nước chuyển hướng theo kinh tế thị trường thì thành quả kinh tế ở dưới tất nhiên dẫn tới chính trị dân chủ ở trên. Một cách phổ thông thì cái nhìn thiển cận ấy được phản ảnh qua tiêu chuẩn kỳ cục là xứ nào có các cửa hàng như Starbucks hay MacDonald’s thì mới là văn minh và hai nước mà cùng ăn MacDonald’s thì khó gây chiến với nhau. Vì sự ngây dại ấy, tổ hợp Formosa hay các công ty thi công của ngoại quốc có thể gây chiến với môi sinh Việt Nam trước sự thờ ơ của thiên hạ!
Người nông cạn hoặc gian manh gọi đó là cái giá của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa theo lối phải chọn giữa cá và thép. Cho nên cuộc tranh luận chống toàn cầu hóa tại các nước dân chủ Tây phương thật ra lại là điều có lợi cho các nước nghèo!
Nguyên Lam: Từ hai chục năm nay, thính giả của chúng ta đã quen với lối nhìn đầy nghịch lý của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa! Nhưng thưa ông, Nguyên Lam xin đề nghị là ông đi từng bước thật chậm để giải thích ra chuỗi lý luận hơi lạ lùng này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ đã lâu giới kinh tế đều hiểu và đồng ý rằng sinh hoạt ngoại thương có đem lại lợi ích cho kinh tế quốc dân. Khi các nước được tự do buôn bán với nhau thì quy luật cạnh tranh vận hành khiến nhà sản xuất thường xuyên cải tiến năng suất và tìm ra lợi thế tương đối là sản xuất cái gì với nguyên vật liệu và kỹ thuật nào là tối hảo để có thể xuất khẩu ra ngoài với giá rẻ nhất. Nếu ngần ấy nhà sản suất và quốc gia đều tính toán theo quy luật tự do thì kết quả chung là người dân xứ nào cũng có cơ hội mua hàng rẻ, nhờ đó dư tiền để mua sản phẩm hay dịch vụ khác. Và nếu các nhà sản xuất đều cải thiện năng suất thì sinh hoạt ngoại thương sẽ tăng sản lượng kinh tế lẫn lương bổng công nhân nên kết cuộc thì mọi người đều có lợi. Từ đó người ta mở rộng việc giao dịch giữa các nước và dẫn tới hiện tượng toàn cầu hóa.
Nhưng kết quả tốt đẹp ấy chỉ thấy trong lâu dài mà che khuất một thực tế kinh tế là nhiều nhà sản xuất không cạnh tranh nổi nên phá sản hoặc phải đổi ngành, công nhân chẳng thể cải tiến tay nghề, có khi thất nghiệp hoặc phải tìm việc có lương thấp hơn. Tình trạng này càng gia tăng theo đà tiến hóa quá nhanh của khoa học và kỹ thuật sản xuất.
Vì vậy, kết quả tích cực của toàn cầu hóa cũng có mặt trái là nhiều vấn đề xã hội chìm sâu bên dưới. Trong các cuộc bầu cử tại Mỹ và các nước tiên tiến khác, thành phần bị thiệt thòi về tự do mậu dịch mới oán trách tính chất bất công của toàn cầu hóa và phản ảnh điều ấy khiến giới lãnh đạo phải chú ý và cải sửa. Điều đáng lo là phản ứng thái quá có thể dẫn tới chủ trương bảo hộ mậu dịch đầy bất lợi cho các nước nghèo.
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua hoàn cảnh của các nước nghèo hay chưa phát triển như Việt Nam. Thưa ông, trên diễn đàn này từ ba năm trước, ông dự đoán là việc Trung Quốc bước lên trình độ sản xuất cao hơn, với lương bổng đắt hơn, có thể tạo cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh hay Miến Điện tiếp nhận đầu tư từ các nước tiên tiến để phần nào thay thế vai trò công xưởng toàn cầu của Trung Quốc và nhờ đó tiếp thu công nghệ và kỹ thuật hiện đại hơn. Bây giờ, cuộc tranh luận chống toàn cầu hóa hoặc việc Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP lại gặp trở ngại tại Hoa Kỳ có làm thay đổi triển vọng ấy cho Việt Nam không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ năm ngoái, tôi đã cho rằng chưa thể thấy Hiệp ước TPP thành hình trước năm 2017 và cuộc tranh luận hiện nay lại có phần tích cực của nó. Tôi xin giải thích:
Thứ nhất, các nước công nghiệp hóa đã lầm lớn trong việc cải cách kinh tế theo quy luật tự do sau khi đã có chế độ dân chủ. Vì đã có dân chủ từ trước nên họ hạ thấp vai trò của chính trị và tưởng là mọi quốc gia khác đều sẽ thịnh vượng khi đổi mới kinh tế theo quy luật thị trường mà chẳng lý gì đến tình hình chính trị của từng nước. Ngày nay, chính là nền dân chủ của họ mới cảnh tỉnh dư luận rằng kinh tế thị trường hay toàn cầu hóa không nhất thiết dẫn tới phát triển hài hòa và bền vững. Sự thật thì kinh tế không quyết định chính trị mà ngược lại, chính trị mới cho phép người ta thấy ra và cải sửa sự bất toàn của chính sách kinh tế. Vì vậy, dù cuộc tranh luận về toàn cầu hóa hiện nay có biểu hiện cực đoan thái quá nhưng cũng lại có điểm tích cực.
Coi thường dân chủ hóa
Nhà hoạt động dân chủ Lã Việt Dũng bị tấn công ngày 10 tháng bảy năm 2016. AFP photo Nhà hoạt động dân chủ Lã Việt Dũng bị tấn công ngày 10 tháng bảy năm 2016. AFP photo
Nguyên Lam: Thưa ông, điểm tích cực ấy là gì và một cách cụ thể khi bước qua hoàn cảnh của các nước đang phát triển, thì cuộc tranh luận về những tiêu cực của toàn cầu hóa tại các quốc gia Âu Mỹ có lợi gì cho các nước nghèo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Điểm tích cực của cuộc tranh luận này là làm sáng tỏ một sự thật là chính trị dân chủ mới góp phần quyết định cho phát triển kinh tế. Cụ thể là 20 năm trước, Hoa Kỳ tái lập bang giao và muốn Việt Nam tiếp tục đổi mới kinh tế, nhưng lầm tưởng là đổi mới kinh tế sẽ dẫn tới thay đổi chính trị cho dân chủ hơn. Sự thật thì kinh tế Việt Nam có đổi mới mà chính trị thì không và hậu quả là chế độ độc tài khai thác quy luật thị trường cho thiểu số ở trên và xây dựng hệ thống tư bản nhà nước cho tay chân và thân tộc. Người ta có nêu vấn đề khi dân chủ và nhân quyền bị chà đạp mà không tạo sức ép cần thiết cho cải cách chính trị vì tưởng kinh tế phát triển sẽ giải phóng chính trị – là chuyện không hề có sau 30 năm đổi mới.
Trên bình diện kinh tế, các doanh nghiệp Tây phương vào làm ăn trong môi trường ấy thì chỉ than phiền khi quyền lợi của họ bị xâm phạm và đòi hỏi sân chơi bình đẳng cho giới đầu tư chứ vẫn lặng thinh khi môi sinh Việt Nam bị hủy hoại, xã hội bị băng hoại và nhân quyền bị đàn áp, và chuyện ấy đã từng xảy ra tại Trung Quốc hay nhiều xứ độc tài khác. Vì vậy, ta thấy ra hai tầng bất công. Trong các nước giàu thì toàn cầu hóa đem lại lợi ích cho thiểu số kinh tế ở trên và thiểu số ấy lại hợp tác với thiểu số chính trị trong các nước nghèo để khai thác thành phần lao động ở dưới trong khi môi sinh bị hủy hoại mà chẳng ai lên tiếng phản đối. Sự im lặng trước thảm họa môi trường tại các tỉnh miền Trung cũng là một bất toàn của toàn cầu hóa.
Nguyên Lam: Nói đến môi sinh hay quyền lợi lao động, thưa ông Hiệp ước TPP có quy định về nhu cầu bảo vệ lao động và môi trường. Liệu rằng điều ấy có lợi cho Việt Nam hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Điều ấy chỉ có lợi khi Việt Nam có dân chủ với Quốc hội có thực quyền để nhân những điều khoản của TPP mà cải sửa lại nhiều tệ nạn đầy dẫy của mình. Thật ra, các nước tiên tiến và định chế quốc tế yểm trợ phát triển đều nhân danh chủ quyền quốc gia mà cho rằng từng nước sẽ tự nhiên chấp hành những cam kết ấy. Nhưng nếu các nước không tuân thủ sự cam kết thì họ làm gì? Như mọi khi, họ sẽ chỉ than phiền về hình thức với ngôn ngữ ngoại giao mà thôi. Chẳng hạn như các báo cáo kinh tế của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, của Ngân hàng Thế giới hay các ngân hàng phát triển địa phương không hề nhắc tới dân chủ chính trị hay bất công xã hội vì coi đó là chuyện nội bộ của các nước cho nên việc giải trừ tham nhũng hay phát huy công bằng không thể có kết quả.
Ưu tiên của thiên hạ là tạo ra sân chơi bình đẳng về đầu tư cho yêu cầu hợp tác kinh tế hơn là cải cách chính trị để quốc gia có sân chơi bình đẳng cho mọi người dân. Mà nếu không cải cách chính trị cho dân chủ hơn thì kinh tế không thể phát triển bền vững. Chúng ta không quên rằng trong các nước đang phát triển thì chỉ có hai quốc gia là Nam Hàn và Đài Loan đã bước vào khối công nghiệp hóa và trở thành quốc gia giàu có là vì họ đã tiến hành dân chủ cùng với phát triển kinh tế. Các nước khác thì chưa và vẫn chỉ thuộc vào loại có lợi tức trung bình thấp mặc dù có tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và được xoa đầu khen tốt!
Nguyên Lam: Như vậy, phải chăng toàn cầu hóa đang bị chống đối tại các nước dân chủ vì đi ngược với trào lưu dân chủ trong khi toàn cầu hóa lại được nhiều nước độc tài đề cao vì họ tưởng rằng chỉ cần áp dụng kinh tế thị trường là đủ? Thưa ông, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy. Ta đều thấy kinh tế thị trường và tự do mậu dịch có đem lại lợi ích kinh tế cho các nước nhưng không giải quyết được mọi vấn đề. Các nước dân chủ quên hẳn sự kiện ấy mà còn tiến xa hơn, họ phó thác cho các cơ chế quốc tế hay siêu quốc gia lấy nhiều quyết định kinh tế cho các quốc gia hội viên và ngày nay mới bị chống đối. Nhìn theo khía cạnh nào đó thì toàn cầu hóa bị đả phá vì đi ngược với dân chủ và tạo cơ hội cho một thiểu số ưu tú trong các nước giàu lấy quyết định cho toàn khối và toàn dân và gây ra bất công. Hiện tượng ấy đã xảy ra trong Liên hiệp Âu châu khiến nhiều nơi nghi ngờ Âu Châu và toàn cầu hóa và cả kinh tế tự do. Vụ khủng hoảng của toàn cầu hóa xuất phát từ đó.
Khi nhìn vào các quốc gia đang phát triển, ta cũng thấy chiều hướng tương tự. Đó là các định chế phát triển quốc tế hay khối công nghiệp hóa chỉ cần các quốc gia này cải cách kinh tế, áp dụng chính sách thuế khóa, hối đoái hay thương mại đáp ứng yêu cầu hợp tác kinh tế mà bất kể tới nạn bất công xã hội mà họ coi là bất ổn chính trị. Thiểu số có quyền và có tiền mà làm nên việc cho doanh nghiệp quốc tế thì được đề cao là có tinh thần đổi mới, chứ về thực chất thì đấy là thiểu số ra sức trục lợi nhờ chế độ độc tài và tham ô.
Trung Quốc và Việt Nam từng được quốc tế ngợi khen như vậy trong khi môi trường sinh sống vả cả quyền sống của người dân không hề được chính quyền của hai xứ này tôn trọng. Và ba chục năm sau cải cách kinh tế thì chế độ độc tài chính trị lại càng được củng cố nhờ có thêm phương tiện kinh tế cho tới khi quần chúng lầm than nổi dậy thì thiên hạ lại ngạc nhiên!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích bất ngờ này.
October 21, 2016
Toàn Cầu Hóa cần Dân Chủ Hóa
by HR Defender • [Human Rights]
Nhà dân bị ngập lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016.
RFA | 19.10.2016
Vụ khủng hoảng môi sinh tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam và cuộc tranh luận ngày nay về lợi ích của toàn cầu hóa tại các nước công nghiệp tiên tiến có liên hệ gì đến nhau không?
Câu trả lời của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa là có. Và thủ phạm chính là việc đưa kinh tế lên hàng ưu tiên mà coi thường yếu tố then chốt là dân chủ chính trị.
Ưu tiên kinh tế
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sáng Thứ Bảy mùng tám Tháng 10 vừa qua, Chánh án Tòa án Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết tòa đã trả lại 506 đơn của người dân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An của Việt Nam khởi kiện Công ty Formosa vì lý do là số đơn đó không hợp lệ và việc trả lại là đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự tại Việt Nam. Phán quyết ấy gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam nên nhiều cuộc biểu tình bất bạo động đã bùng nổ tại các tỉnh miền Trung. Hiển nhiên là một chuyên gia kinh tế như ông có chú ý đến biến cố đó, ông có nhận xét ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thấy biến cố ấy xảy ra trước sự thờ ơ của truyền thông quốc tế là nơi người ta đang ngạc nhiên về trào lưu chống toàn cầu hóa như thể hiện trong cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ sau khi đã xảy ra tại Âu Châu. Vì nghịch lý đó, tôi xin trở lại hiểu lầm tai hại của thế giới công nghiệp hóa là quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Nó xuất phát từ lý luận phải gọi là ngu xuẩn của Karl Marx, theo đó hạ tầng kinh tế sẽ quyết định về thượng tầng chính trị.
Dù chẳng theo tư tưởng Marx, nhiều người và nhiều chính quyền của các nước tư bản đều tin là nếu các nước chuyển hướng theo kinh tế thị trường thì thành quả kinh tế ở dưới tất nhiên dẫn tới chính trị dân chủ ở trên. Một cách phổ thông thì cái nhìn thiển cận ấy được phản ảnh qua tiêu chuẩn kỳ cục là xứ nào có các cửa hàng như Starbucks hay MacDonald’s thì mới là văn minh và hai nước mà cùng ăn MacDonald’s thì khó gây chiến với nhau. Vì sự ngây dại ấy, tổ hợp Formosa hay các công ty thi công của ngoại quốc có thể gây chiến với môi sinh Việt Nam trước sự thờ ơ của thiên hạ!
Người nông cạn hoặc gian manh gọi đó là cái giá của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa theo lối phải chọn giữa cá và thép. Cho nên cuộc tranh luận chống toàn cầu hóa tại các nước dân chủ Tây phương thật ra lại là điều có lợi cho các nước nghèo!
Nguyên Lam: Từ hai chục năm nay, thính giả của chúng ta đã quen với lối nhìn đầy nghịch lý của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa! Nhưng thưa ông, Nguyên Lam xin đề nghị là ông đi từng bước thật chậm để giải thích ra chuỗi lý luận hơi lạ lùng này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ đã lâu giới kinh tế đều hiểu và đồng ý rằng sinh hoạt ngoại thương có đem lại lợi ích cho kinh tế quốc dân. Khi các nước được tự do buôn bán với nhau thì quy luật cạnh tranh vận hành khiến nhà sản xuất thường xuyên cải tiến năng suất và tìm ra lợi thế tương đối là sản xuất cái gì với nguyên vật liệu và kỹ thuật nào là tối hảo để có thể xuất khẩu ra ngoài với giá rẻ nhất. Nếu ngần ấy nhà sản suất và quốc gia đều tính toán theo quy luật tự do thì kết quả chung là người dân xứ nào cũng có cơ hội mua hàng rẻ, nhờ đó dư tiền để mua sản phẩm hay dịch vụ khác. Và nếu các nhà sản xuất đều cải thiện năng suất thì sinh hoạt ngoại thương sẽ tăng sản lượng kinh tế lẫn lương bổng công nhân nên kết cuộc thì mọi người đều có lợi. Từ đó người ta mở rộng việc giao dịch giữa các nước và dẫn tới hiện tượng toàn cầu hóa.
Nhưng kết quả tốt đẹp ấy chỉ thấy trong lâu dài mà che khuất một thực tế kinh tế là nhiều nhà sản xuất không cạnh tranh nổi nên phá sản hoặc phải đổi ngành, công nhân chẳng thể cải tiến tay nghề, có khi thất nghiệp hoặc phải tìm việc có lương thấp hơn. Tình trạng này càng gia tăng theo đà tiến hóa quá nhanh của khoa học và kỹ thuật sản xuất.
Vì vậy, kết quả tích cực của toàn cầu hóa cũng có mặt trái là nhiều vấn đề xã hội chìm sâu bên dưới. Trong các cuộc bầu cử tại Mỹ và các nước tiên tiến khác, thành phần bị thiệt thòi về tự do mậu dịch mới oán trách tính chất bất công của toàn cầu hóa và phản ảnh điều ấy khiến giới lãnh đạo phải chú ý và cải sửa. Điều đáng lo là phản ứng thái quá có thể dẫn tới chủ trương bảo hộ mậu dịch đầy bất lợi cho các nước nghèo.
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua hoàn cảnh của các nước nghèo hay chưa phát triển như Việt Nam. Thưa ông, trên diễn đàn này từ ba năm trước, ông dự đoán là việc Trung Quốc bước lên trình độ sản xuất cao hơn, với lương bổng đắt hơn, có thể tạo cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh hay Miến Điện tiếp nhận đầu tư từ các nước tiên tiến để phần nào thay thế vai trò công xưởng toàn cầu của Trung Quốc và nhờ đó tiếp thu công nghệ và kỹ thuật hiện đại hơn. Bây giờ, cuộc tranh luận chống toàn cầu hóa hoặc việc Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP lại gặp trở ngại tại Hoa Kỳ có làm thay đổi triển vọng ấy cho Việt Nam không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ năm ngoái, tôi đã cho rằng chưa thể thấy Hiệp ước TPP thành hình trước năm 2017 và cuộc tranh luận hiện nay lại có phần tích cực của nó. Tôi xin giải thích:
Thứ nhất, các nước công nghiệp hóa đã lầm lớn trong việc cải cách kinh tế theo quy luật tự do sau khi đã có chế độ dân chủ. Vì đã có dân chủ từ trước nên họ hạ thấp vai trò của chính trị và tưởng là mọi quốc gia khác đều sẽ thịnh vượng khi đổi mới kinh tế theo quy luật thị trường mà chẳng lý gì đến tình hình chính trị của từng nước. Ngày nay, chính là nền dân chủ của họ mới cảnh tỉnh dư luận rằng kinh tế thị trường hay toàn cầu hóa không nhất thiết dẫn tới phát triển hài hòa và bền vững. Sự thật thì kinh tế không quyết định chính trị mà ngược lại, chính trị mới cho phép người ta thấy ra và cải sửa sự bất toàn của chính sách kinh tế. Vì vậy, dù cuộc tranh luận về toàn cầu hóa hiện nay có biểu hiện cực đoan thái quá nhưng cũng lại có điểm tích cực.
Coi thường dân chủ hóa
Nhà hoạt động dân chủ Lã Việt Dũng bị tấn công ngày 10 tháng bảy năm 2016. AFP photo Nhà hoạt động dân chủ Lã Việt Dũng bị tấn công ngày 10 tháng bảy năm 2016. AFP photo
Nguyên Lam: Thưa ông, điểm tích cực ấy là gì và một cách cụ thể khi bước qua hoàn cảnh của các nước đang phát triển, thì cuộc tranh luận về những tiêu cực của toàn cầu hóa tại các quốc gia Âu Mỹ có lợi gì cho các nước nghèo?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Điểm tích cực của cuộc tranh luận này là làm sáng tỏ một sự thật là chính trị dân chủ mới góp phần quyết định cho phát triển kinh tế. Cụ thể là 20 năm trước, Hoa Kỳ tái lập bang giao và muốn Việt Nam tiếp tục đổi mới kinh tế, nhưng lầm tưởng là đổi mới kinh tế sẽ dẫn tới thay đổi chính trị cho dân chủ hơn. Sự thật thì kinh tế Việt Nam có đổi mới mà chính trị thì không và hậu quả là chế độ độc tài khai thác quy luật thị trường cho thiểu số ở trên và xây dựng hệ thống tư bản nhà nước cho tay chân và thân tộc. Người ta có nêu vấn đề khi dân chủ và nhân quyền bị chà đạp mà không tạo sức ép cần thiết cho cải cách chính trị vì tưởng kinh tế phát triển sẽ giải phóng chính trị – là chuyện không hề có sau 30 năm đổi mới.
Trên bình diện kinh tế, các doanh nghiệp Tây phương vào làm ăn trong môi trường ấy thì chỉ than phiền khi quyền lợi của họ bị xâm phạm và đòi hỏi sân chơi bình đẳng cho giới đầu tư chứ vẫn lặng thinh khi môi sinh Việt Nam bị hủy hoại, xã hội bị băng hoại và nhân quyền bị đàn áp, và chuyện ấy đã từng xảy ra tại Trung Quốc hay nhiều xứ độc tài khác. Vì vậy, ta thấy ra hai tầng bất công. Trong các nước giàu thì toàn cầu hóa đem lại lợi ích cho thiểu số kinh tế ở trên và thiểu số ấy lại hợp tác với thiểu số chính trị trong các nước nghèo để khai thác thành phần lao động ở dưới trong khi môi sinh bị hủy hoại mà chẳng ai lên tiếng phản đối. Sự im lặng trước thảm họa môi trường tại các tỉnh miền Trung cũng là một bất toàn của toàn cầu hóa.
Nguyên Lam: Nói đến môi sinh hay quyền lợi lao động, thưa ông Hiệp ước TPP có quy định về nhu cầu bảo vệ lao động và môi trường. Liệu rằng điều ấy có lợi cho Việt Nam hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Điều ấy chỉ có lợi khi Việt Nam có dân chủ với Quốc hội có thực quyền để nhân những điều khoản của TPP mà cải sửa lại nhiều tệ nạn đầy dẫy của mình. Thật ra, các nước tiên tiến và định chế quốc tế yểm trợ phát triển đều nhân danh chủ quyền quốc gia mà cho rằng từng nước sẽ tự nhiên chấp hành những cam kết ấy. Nhưng nếu các nước không tuân thủ sự cam kết thì họ làm gì? Như mọi khi, họ sẽ chỉ than phiền về hình thức với ngôn ngữ ngoại giao mà thôi. Chẳng hạn như các báo cáo kinh tế của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, của Ngân hàng Thế giới hay các ngân hàng phát triển địa phương không hề nhắc tới dân chủ chính trị hay bất công xã hội vì coi đó là chuyện nội bộ của các nước cho nên việc giải trừ tham nhũng hay phát huy công bằng không thể có kết quả.
Ưu tiên của thiên hạ là tạo ra sân chơi bình đẳng về đầu tư cho yêu cầu hợp tác kinh tế hơn là cải cách chính trị để quốc gia có sân chơi bình đẳng cho mọi người dân. Mà nếu không cải cách chính trị cho dân chủ hơn thì kinh tế không thể phát triển bền vững. Chúng ta không quên rằng trong các nước đang phát triển thì chỉ có hai quốc gia là Nam Hàn và Đài Loan đã bước vào khối công nghiệp hóa và trở thành quốc gia giàu có là vì họ đã tiến hành dân chủ cùng với phát triển kinh tế. Các nước khác thì chưa và vẫn chỉ thuộc vào loại có lợi tức trung bình thấp mặc dù có tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và được xoa đầu khen tốt!
Nguyên Lam: Như vậy, phải chăng toàn cầu hóa đang bị chống đối tại các nước dân chủ vì đi ngược với trào lưu dân chủ trong khi toàn cầu hóa lại được nhiều nước độc tài đề cao vì họ tưởng rằng chỉ cần áp dụng kinh tế thị trường là đủ? Thưa ông, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy. Ta đều thấy kinh tế thị trường và tự do mậu dịch có đem lại lợi ích kinh tế cho các nước nhưng không giải quyết được mọi vấn đề. Các nước dân chủ quên hẳn sự kiện ấy mà còn tiến xa hơn, họ phó thác cho các cơ chế quốc tế hay siêu quốc gia lấy nhiều quyết định kinh tế cho các quốc gia hội viên và ngày nay mới bị chống đối. Nhìn theo khía cạnh nào đó thì toàn cầu hóa bị đả phá vì đi ngược với dân chủ và tạo cơ hội cho một thiểu số ưu tú trong các nước giàu lấy quyết định cho toàn khối và toàn dân và gây ra bất công. Hiện tượng ấy đã xảy ra trong Liên hiệp Âu châu khiến nhiều nơi nghi ngờ Âu Châu và toàn cầu hóa và cả kinh tế tự do. Vụ khủng hoảng của toàn cầu hóa xuất phát từ đó.
Khi nhìn vào các quốc gia đang phát triển, ta cũng thấy chiều hướng tương tự. Đó là các định chế phát triển quốc tế hay khối công nghiệp hóa chỉ cần các quốc gia này cải cách kinh tế, áp dụng chính sách thuế khóa, hối đoái hay thương mại đáp ứng yêu cầu hợp tác kinh tế mà bất kể tới nạn bất công xã hội mà họ coi là bất ổn chính trị. Thiểu số có quyền và có tiền mà làm nên việc cho doanh nghiệp quốc tế thì được đề cao là có tinh thần đổi mới, chứ về thực chất thì đấy là thiểu số ra sức trục lợi nhờ chế độ độc tài và tham ô.
Trung Quốc và Việt Nam từng được quốc tế ngợi khen như vậy trong khi môi trường sinh sống vả cả quyền sống của người dân không hề được chính quyền của hai xứ này tôn trọng. Và ba chục năm sau cải cách kinh tế thì chế độ độc tài chính trị lại càng được củng cố nhờ có thêm phương tiện kinh tế cho tới khi quần chúng lầm than nổi dậy thì thiên hạ lại ngạc nhiên!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích bất ngờ này.